B. Russell là nhà triết học, lôgíc học, toán học, xã hội
học và chính luận kiệt xuất của thế kỷ XX, người đoạt
giải thưởng Nobel về văn học. Ông là nhà tư tưởng
luôn khát khao tìm kiếm chân lý, cố gắng sử dụng
những thành tựu của các khoa học khác cho triết học.
Là một nhà hoạt động xã hội nổi tiếng, ông luôn đưa
ra phản ứng mạnh mẽ và tham gia tích cực vào những
sự kiện xã hội diễn ra trên thế giới, hăng hái đấu tranh
chống lại chủ nghĩa quân phiệt, đấu tranh vì hòa bình
và quan hệ công bằng, bình đẳng giữa các quốc gia.
Cho đến nay, các tư liệu viết về B.Russell là rất nhiều và những tư tưởng triết học
của ông vẫn luôn là đề tài được nhiều học giả trên thế giới tiếp tục nghiên cứu(1).
19 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Danh nhân triết học b. russell - Nhà triết học, nhà nhân văn học kiệt xuất của thế kỷ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH NHÂN TRIẾT HỌC
B. Russell - Nhà triết học, nhà nhân văn học kiệt xuất
của thế kỷ XX
B. Russell là nhà triết học, lôgíc học, toán học, xã hội
học và chính luận kiệt xuất của thế kỷ XX, người đoạt
giải thưởng Nobel về văn học. Ông là nhà tư tưởng
luôn khát khao tìm kiếm chân lý, cố gắng sử dụng
những thành tựu của các khoa học khác cho triết học.
Là một nhà hoạt động xã hội nổi tiếng, ông luôn đưa
ra phản ứng mạnh mẽ và tham gia tích cực vào những
sự kiện xã hội diễn ra trên thế giới, hăng hái đấu tranh
chống lại chủ nghĩa quân phiệt, đấu tranh vì hòa bình
và quan hệ công bằng, bình đẳng giữa các quốc gia.
Cho đến nay, các tư liệu viết về B.Russell là rất nhiều và những tư tưởng triết học
của ông vẫn luôn là đề tài được nhiều học giả trên thế giới tiếp tục nghiên cứu(1).
B.Russell sinh ngày 18 tháng 03 năm 1872 trong một gia đình quý tộc Anh lâu
đời. Cha ông - Huân tước B.Emberti là một người cấp tiến, là học trò và bạn vong
niên của John Stuart - tác giả của Phân tích niềm tin tôn giáo. Mặc dù B.Russell là
người nối dõi dòng họ quý tộc cao quý, song ông lại buộc phải bước vào đời bằng
sức lực riêng của bản thân mình, trong khi anh trai ông lại nhận được quyền trở
thành nghị sĩ theo luật lệ nước Anh thời bấy giờ. Sau này, B.Russell đã trở thành
người phản đối chế độ bảo thủ hiện tồn ở nước Anh. Ông bắt đầu truyền bá những
tư tưởng về “xã hội Fabian” (một tổ chức cải cách ở Anh, được thành lập vào năm
1883 -1884 bởi một nhóm trí thức theo khuynh hướng bác bỏ đấu tranh giai cấp và
cách mạng, tuyên truyền cho bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã
hội theo con đường cải cách) và gia nhập Đảng Lao động, công khai vạch trần
những khiếm khuyết của chế độ xã hội tư sản.
Trong lĩnh vực triết học, B.Russell đã trải qua một quá trình tiến hóa lâu dài.
Trong Lịch sử triết học phương Tây (1946), B.Russell đã thừa nhận rằng, chủ
nghĩa duy nghiệm phân tích hiện đại, bao gồm cả triết học của ông, chỉ khác với
chủ nghĩa duy nghiệm duy tâm của Berkley và Hume ở chỗ, nó đã đưa công nghệ
toán học và lôgíc học phát triển vào triết học. Có thể nói, đóng góp cơ bản của
B.Russell trong lĩnh vực triết học là ở chỗ, ông đã đặt ra vấn đề cần phải hợp nhất
triết học với những thành tựu mới nhất của lôgíc học, toán học và quan tâm đến
những kết luận triết học được rút ra từ các nghịch lý lôgíc.
Từ năm 1898 đến năm 1920, B.Russell tự gọi mình là người theo “nguyên tử luận
lôgíc”. Trong những năm tiếp theo, ông là người theo “nhất nguyên luận trung
lập”, sau đó là “chủ nghĩa thực chứng lôgíc”. Tuy nhiên, trong Sự phát triển triết
học của tôi (1959), ông lại thừa nhận mình đã quay lại với học thuyết của Hume
khi đưa vào đó một sự bổ sung mang tính duy thực mới.
Xem xét một cách cụ thể hơn quá trình phát triển tư tưởng triết học của B.Russell,
chúng ta thấy:
Năm 1889, B.Russell theo học tại Đại học Cambridge. Ở đây, ông đã chịu ảnh
hưởng của “chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối” (khách quan). Các nhà triết học thuộc
trường phái này là những người tích cực truyền bá chủ nghĩa duy tâm Hegel mới
và thần học, đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy vật. Ông viết: “Từ năm 1892, tất cả
những gì có ảnh hưởng đến tôi đều là ảnh hưởng từ phía chủ nghĩa duy tâm Đức,
hoặc là của Kant, hoặc là của Hegel”(2). Dưới ảnh hưởng này, B.Russell đã hoàn
thành tác phẩm triết học đầu tay Kinh nghiệm luận chứng hình học vào năm 1898.
Cuối 1898, khi nghiên cứu Bản chất của phán đoán và Bác bỏ chủ nghĩa duy tâm
của J.Moore - những tác phẩm đề cập đến vấn đề quan hệ giữa trực giác với các
đối tượng vật lý, B.Russell đã từ bỏ “chủ ghĩa duy tâm tuyệt đối”. Chính vào thời
kỳ này, chủ nghĩa duy thực mới đã xuất hiện trong triết học Anh - Mỹ dưới ảnh
hưởng của sự phát triển với tốc độ vũ bão của các khoa học nhằm khôi phục xu
hướng thực chứng ở thế kỷ XIX và xây dựng “triết học khoa học” trên cơ sở kết
hợp chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan. Từ 1898 đến
1920, sự tiến hóa triết học của B.Russell đã diễn ra trong khuôn khổ của trào lưu
triết học này. Trong Lược khảo triết học (1910), B.Russell đã đoạn tuyệt với “chủ
nghĩa duy tâm tuyệt đối” của F.Bredli, bác bỏ cái gọi là “lý thuyết quan hệ nội tại”
của F.Bredli nhằm bảo vệ “lý thuyết quan hệ ngoại tại” và thừa nhận chủ nghĩa đa
nguyên bản thể luận. Vào năm 1918, B.Russell đã thừa nhận lập trường chủ yếu
của ông là “chủ nghĩa duy thực”(3). Tuy nhiên, ông lại kết hợp những kết luận duy
thực mới của mình với các chủ đề khác nhằm phản ứng lại những vấn đề mới xuất
hiện trong lôgíc học và toán học thế kỷ XX và bắt tay vào việc xây dựng phương
pháp phân tích để nghiên cứu những vấn đề triết học. Khi đó, phương pháp phân
tích được F.Bacon và T.Hobbes đưa vào triết học đã mang một diện mạo mới do
các khái niệm lôgíc học và toán học quy định và do vậy, khi nói đến phân tích
trước hết có nghĩa là chuẩn xác hóa những định nghĩa nhờ chuyển hóa chúng.
Dưới ảnh hưởng của đơn tử luận Leibniz và hệ thống triết học của nhà triết học
theo chủ nghĩa duy thực mới - A.Meynong, B.Russell đã tiến hành lý giải thế giới
như một kết cấu lôgíc - toán học, trong đó có sự tồn tại độc lập của các mối quan
hệ mà cơ sở của chúng là những “sự kiện tản mạn” được ông hiểu là những tình
huống cảm tính không thể phân chia tiếp được nữa. Trong Những vấn đề của triết
học (1912), B.Russell tuyên bố rằng, việc thừa nhận sự tồn tại của những khách
thể vật lý là một “giả thuyết khoa học”, bởi chúng ta không bao giờ có thể chứng
minh được sự tồn tại của những sự vật khác ngoài bản thân chúng ta và kinh
nghiệm của chúng ta(4). Sau này, quan niệm như vậy về thế giới đã trở thành một
khuynh hướng đặc biệt, khi B.Russell triển khai những vấn đề của lôgíc toán.
Năm 1900, B.Russell đã tích cực tham gia vào Hội nghị toán học ở Paris. Tại đây,
ông đã làm quen với các công trình của nhà toán học người Italia - J.Peano và
những người thuộc trường phái này. Điều này đã khiến ông phải quan tâm đến
những công trình nghiên cứu sâu sắc hơn về sự luận chứng lôgíc học cho toán học
và cho việc ứng dụng các phương pháp của lôgíc toán vào triết học. B.Russell đã
cố gắng chứng minh rằng, triết học cần phải trở thành khoa học giống như toán
học, còn toán học trở thành khoa học giống như lôgíc học. Từ quan niệm này, ông
đã nghiên cứu các tác phẩm của nhiều nhà lôgíc học (A.J.Morgan, J.Boull,
S.Jevons, H.Frege, v.v.) và tiến hành những tìm tòi, nghiên cứu riêng của mình.
Nhờ những tìm tòi ấy, ông đã viết các tác phẩm chuyên sâu về sự luận chứng lôgíc
học cho toán học ở hai thập niên đầu thế kỷ XX.
Năm 1903, B.Russell cho xuất bản Những nguyên lý của toán học, trong đó ông
giữ lập trường duy danh, chứ không phải duy thực đối với các khái niệm của lôgíc
toán. Sau đó vài năm, ông cùng với nhà duy thực nổi tiếng người Anh là
A.N.Whitehead đã biên soạn tác phẩm gồm 3 tập về lôgíc toán cổ điển Principia
Mathematica (1910-1913). “Mục đích của công trình nghiên cứu này, - B.Russell
viết, - là nhằm chỉ ra rằng, toàn bộ toán học thuần tuý đều bắt nguồn từ các tiền đề
lôgíc học thuần tuý và chỉ sử dụng những khái niệm được khẳng định bởi những
thuật ngữ lôgíc học”(5). Động cơ để B.Russell viết tác phẩm này là việc ông phát
hiện ra nghịch lý tập hợp của mọi tập hợp hữu hạn trong hệ thống Frege.
Trong Lời nói đầu cho triết học toán học (1918), B.Russell đã lưu ý tới một thực
tế là, mặc dù toán học và lôgíc học đã hình thành như hai khoa học hoàn toàn khác
nhau, nhưng giờ đây “toán học đã bắt đầu mang tính lôgíc học nhiều hơn, còn
lôgíc học cũng mang tính toán học nhiều hơn”(6). Và, khi xây dựng lôgíc học,
B.Russell đã phân định rành mạch giữa lôgíc học mệnh đề và lôgíc học lớp, phát
triển lý thuyết hàm chân thực và phương pháp ma trận. Những cách tân này là một
bước tiến quan trọng trên con đường phát triển của lôgíc học, đi vào di sản lôgíc
học cổ điển.
Trong Principia Mathematica, B.Russell tuyên bố “hoàn toàn có thể xây dựng
được lôgíc học của toán học mà không dẫn đến những mâu thuẫn”(7) và đi đến kết
luận rằng, để loại bỏ nghịch lý thì cần phải phân biệt rõ các cấp độ ngôn ngữ, và
dựa trên cơ sở đó, cấm áp dụng các đặc trưng của một cấp độ này vào cấp độ khác.
Để đạt được mục đích này, năm 1908, B.Russell đã xây dựng lý thuyết phân cấp
các cấp độ khách thể của thao tác lôgíc và coi đó là cơ sở của hệ thống Principia
Mathematica. Sau đó, tư tưởng này của ông đã kích thích A.Tarssky nghiên cứu
một cách hết sức căn bản về khái niệm tính chân thực trong ngôn ngữ hình thức.
Chủ ý của B.Russell là quy toán học về lôgíc học, tức là xây dựng một hệ thống
lôgíc học toàn vẹn và không có nghịch lý, mà khi xuất phát từ một số những
“mệnh đề nguyên tử” sơ đẳng đã không thể thực hiện được. Theo ông, các nghịch
lý lôgíc bị loại bỏ bằng cái giá là đánh mất các lớp định đề chân thực, không
nghịch lý là điều rất quan trọng đối với toán học. Và, khi không thể chạy trốn khỏi
các tiền đề nằm ngoài lôgíc học, thất bại này còn gắn liền với quan niệm duy tâm
về toán học và lôgíc học. Từ quan niệm này, B.Russell đã lý giải các bộ môn khoa
học này như các khoa học “tiên nghiệm”, tức là hoàn toàn nằm ngoài kinh nghiệm
và không phụ thuộc vào cấu trúc của thế giới khách quan.
Với B.Russell, toán học và lôgíc học là những lĩnh vực độc lập của tồn tại, không
có quan hệ nào với thế giới kinh nghiệm và do vậy, chúng phù hợp với cả chủ
nghĩa duy thực mới lẫn chủ nghĩa thực chứng mới. Quan niệm này đã đưa ông đến
chỗ tách rời cái chung với cái riêng, cảm tính với lý tính, bởi theo ông, cái chung
có thực tại độc lập nên những tư tưởng này là phù hợp với quan niệm gắn liền chủ
nghĩa duy thực mới với quan niệm của Platon về khách thể toán học - lôgíc học.
Coi yếu tố cơ bản của thế giới là “những ý niệm của Platon” hay những khái niệm
chung tồn tại như một cái gì đó nằm ngoài thời gian, B.Russell đã khẳng định:
“Thế giới khái niệm chung, được mô tả như một thế giới tồn tại bất biến, chặt chẽ,
chính xác là cái hấp dẫn không chỉ đối với nhà toán học, với người sáng tạo ra các
hệ thống siêu hình học, mà còn đối với cả những ai yêu thích sự hoàn hảo hơn sự
sống”(8). Theo ông, thế giới khái niệm chung và quan hệ giữa chúng chỉ khả tri
đối với nhận thức “tiên nghiệm”, bởi nó đứng đối lập với thế giới tồn tại nhất thời,
bao gồm những khách thể vật lý cùng với những quan hệ đặc thù của chúng và đời
sống tinh thần. Thế giới phát sinh này là cái được đem lại cho chúng ta thông qua
kinh nghiệm trực tiếp mà B.Russell đã hạn chế nó ở nội dung của các cảm giác.
Bất chấp những luận điểm duy thực mới, trong ý thức của B.Russell vẫn xuất hiện
giải pháp đưa ông đến gần với lập trường của chủ nghĩa thực chứng lôgíc. Cái
đóng vai trò quan trọng, xét về phương diện này, là lý thuyết mệnh đề mô tả “biểu
tượng không đầy đủ” và “kết cấu lôgíc” mà ông đã xây dựng vào năm 1905.
Không dừng lại ở chức năng lôgíc thuần tuý của mệnh đề mô tả, B.Russell còn
biến lý thuyết này thành một quan điểm nhận thức luận và áp dụng nó vào triết
học. Xuất phát từ mong muốn rút ra các kết luận triết học rộng lớn từ các khái
niệm và quan hệ lôgíc, ông đã áp dụng lôgíc học vào triết học, đồng thời hướng
những tìm tòi triết học vào lôgíc học. Trong cuốn Nhận thức của chúng ta về thế
giới bên ngoài như lĩnh vực tác động của phương pháp khoa học trong triết học
(1914), B.Russell đã đi đến quan niệm rằng, “nghiên cứu lôgíc học trở thành
nghiên cứu chủ yếu trong nghiên cứu triết học; nó đem lại phương pháp nghiên
cứu triết học, còn toán học đem lại phương pháp cho vật lý học”(9). Theo ông, đối
tượng của triết học cần phải là sự phân tích các khoa học về mặt lôgíc học; nó có
nhiệm vụ phát hiện ra cấu trúc tối hậu của tư liệu khoa học dưới dạng những sự
kiện đơn giản và có thể ghi nhận được nhờ những mệnh đề đơn giản.
Trong lý thuyết mô tả, phù hợp với định hướng duy danh của mình trong vấn đề
này, B.Russell đã chứng minh rằng, các mệnh đề mô tả có chức năng ký hiệu -
lôgíc khác với tên gọi của nó và không mang nghĩa của bản thân đối tượng. Chúng
là biến thể của các “biểu tượng không đầy đủ”, không có nghĩa xác định. Nếu
mệnh đề này biểu thị một cái gì đó khác với “biểu tượng không đầy đủ” thì nó là
mệnh đề sai. Để thoát ra khỏi bế tắc này, theo ông, cần phải thừa nhận mệnh đề mô
tả không biểu thị denotate (tên gọi), mặc dù điều đó mâu thuẫn với ngôn ngữ hàng
ngày. Thế nhưng, đó lại là sai lầm của trực giác ngôn ngữ, mà theo B.Russell, việc
xác định nó cho phép chúng ta né tránh được những thuật ngữ riêng và giải quyết
được nghịch lý tồn tại của những đối tượng không tồn tại.
Tuy nhiên, những luận điểm ấy đã đưa Russell đến những sai lầm nghiêm trọng về
phương diện triết học. Khi chuyển “tồn tại” sang biểu tượng (quantum) của các
mệnh đề hiện sinh và thay thế vấn đề về tồn tại bằng vấn đề về sự “giả định” có
chung những dấu hiệu nằm trong mệnh đề mô tả, B.Russell đã tuyệt đối hóa một
cách sai lầm ý nghĩa của thao tác này, đã hòa tan các loại hình tồn tại khác nhau về
chất vào khái niệm “tồn tại nói chung” và chuyển dịch một cách sai trái tính không
có vị từ của “tồn tại nói chung” sang mọi loại hình ấy. Không chỉ thế, ông còn
đồng nhất mọi loại hình tồn tại với tồn tại trong ý thức của chủ thể có tư duy lôgíc.
Qua đó, vấn đề tồn tại đã được ông lý giải theo lối duy tâm chủ quan.
Trong Nhận thức của chúng ta về thế giới bên ngoài như những tác động của
phương pháp khoa học trong triết học, B.Russell đã cố gắng giải phóng hoàn toàn
khỏi khái niệm “khách thể vật chất”. Ông phân tích những dữ liệu cảm tính mà,
xét từ góc độ phân tích, được gọi là “dữ liệu tối hậu” về thế giới do tính không quy
giản được của chúng. Quan điểm “nguyên tử luận lôgíc” và “nhất nguyên luận
trung lập” của ông đã bắt đầu hình thành ở đây.
Lý thuyết “nguyên tử luận lôgíc” (“chủ nghĩa đa nguyên tuyệt đối”) được
B.Russell đưa ra trong các bài viết của hợp tuyển Chủ nghĩa thần bí và lôgíc học
(1917) và trong tập bài giảng Triết học của nguyên tử luận lôgíc (1918). Lý thuyết
này “thường xuyên len lách vào triết học thông qua việc nghiên cứu toán học một
cách có phê phán”(10). Cái đã có ảnh hưởng đáng kể đến việc hình thành quan
điểm đa nguyên luận này của B.Russell là Lược khảo lôgíc học - triết học của
L.Wittgenstein. Theo B. Russell, nhiệm vụ của nguyên tử luận lôgíc là sử dụng
những sự kiện tối giản để tạo ra một bức tranh khoa học về cấu trúc một cách phù
hợp với cấu trúc của ngôn ngữ lý tưởng về mặt lôgíc, giống như ngôn ngữ của
“Principia Mathematica”. Song, nguyên tử luận lôgíc lại hóa ra là một sự tư biện
trừu tượng và tất yếu dẫn đến chủ nghĩa duy ngã.
Trong Phân tích tinh thần (1921), Phân tích vật chất (1927) và Lược khảo triết
học (1928), do ảnh hưởng của nhà triết học thực dụng W.Jemes, của những người
theo “chủ nghĩa duy thực mới” và chủ nghĩa Mach ở Mỹ, B.Russell đã phát triển
hệ thống “nhất nguyên luận trung lập” mà theo đó, cơ sở đầu tiên của vạn vật
không phải là vật chất, mà là một “vật liệu trung lập” nào đó và cũng do vậy, ranh
giới giữa cái vật chất và cái tinh thần, cái vật lý và cái tâm lý bị thủ tiêu. Phát triển
quan niệm này, trong Phân tích vật chất, ông đã tuyên bố rằng, “vật chất trở nên ít
có tính vật chất hơn, còn tinh thần - ít có tính tinh thần hơn so với lẽ phải giả
định”(11). Theo ông, tinh thần và vật chất không đối lập nhau, không khác nhau
và do vậy, “không còn tồn tại nhị nguyên luận của vật chất và lý tính: vật chất trở
nên giống với lý tính hơn, lý tính trở nên giống với vật chất hơn”(12). Thực ra,
B.Russell, cũng thừa nhận có một sự khác biệt nào đó giữa cái vật lý và cái tâm lý,
nhưng ông cho đó chỉ là sự khác biệt về quan hệ, chứ không phải về phương diện
bản thể luận của chúng. Theo ông, “vật liệu trung lập” hay các bộ phận của nó
(“những thể thống nhất trung lập”) có thể được tổ chức theo các con đường khác
nhau, theo các loại quan hệ khác nhau, cấu thành vật chất trong một số trường hợp,
còn tinh thần - trong một số trường hợp khác. “Vật lý học nghiên cứu một số quan
hệ, còn tâm lý học thì nghiên cứu một số quan hệ khác”(13).
Vào năm 1940, B.Russell đã xuất bản một công trình nghiên cứu mới của ông -
Nghiên cứu nghĩa và chân lý, trong đó, mặc dù vẫn thể hiện thiện cảm với chủ
nghĩa thực chứng lôgíc và tán thành với nó ở nhiều điểm, song ông không chấp
nhận chủ nghĩa thỏa hiệp và chủ nghĩa vật lý của các nhà thực chứng lôgíc và phê
phán họ ở điểm này. Ông cũng bác bỏ lập trường của E.Mach. Khác với tất cả các
nhà triết học ấy, ông đã cố gắng lý giải khái niệm “sự kiện” như một cái khách
quan và không phụ thuộc vào tư duy của chúng ta. Thế nhưng, ông đã không đi
đến chủ nghĩa duy vật, vì “sự kiện” theo quan niệm của ông, là cái khác với
“những yếu tố kinh nghiệm”, không mang tính chủ quan, nhưng lại phụ thuộc vào
“khách thể” mà xét về thực chất, là những kết cấu lôgíc dựa trên “những yếu tố
kinh nghiệm” và do vậy, không chỉ một vòng tròn luẩn quẩn đã xuất hiện trong
suy luận của ông, mà cả chủ nghĩa hiện tượng cũng xuất hiện.
Trong một tác phẩm lớn - Nhận thức của con người, lĩnh vực và giới hạn của nó
(1948) mà B.Russell đã giành tám năm để hoàn thành nó, dường như ông muốn
tổng kết quá trình hình thành và phát triển quan điểm nhận thức luận của mình.
Trong tác phẩm này, sắc thái của chủ nghĩa hoài nghi và thuyết bất khả tri lại nổi
bật lên. Nếu như, trong Phân tích vật chất, ông đã khẳng định “lập trường duy
nhất hợp lý trong các vấn đề về thế giới vật lý là ở thuyết bất khả tri hoàn toàn đối
với vạn vật”(14), thì trong tác phẩm này, ông đã đưa ra quan niệm về tính bất khả
tri của chân lý. Khi đặt vấn đề liệu chúng ta có hiểu biết chắc chắn về tính chân
thực của các kết luận khoa học hay không, ông cho rằng, “nhận thức chịu sự chi
phối quá lớn của những tiền đề sinh học và do vậy, là ảo tưởng lừa dối”(15). Điều
đó cho thấy B.Russell đã trở nên đặc biệt gần gũi với những quan điểm của Hume.
Thực ra, B.Russell đã cố gắng thoát ra khỏi vũng lầy của sự hoài nghi tuyệt đối,
khi ông thừa nhận niềm tin là cái nằm ngoài kinh nghiệm và sự tồn tại của thế giới
bên ngoài. Theo ông, “nếu loại bỏ niềm tin như vậy sẽ không còn cơ sở nào để
thừa nhận khoa học trong khuôn khổ rộng lớn của nó, mà việc không thừa nhận
khoa học thì lại là điều không hợp lý”(16). Để khoa học trở nên hợp lý, B.Russell
đã đưa ra năm định đề nhận thức lý luận: “tính bất định giả danh của những hiện
tượng, tính độc lập của quan hệ nhân quả, tính liên tục về không - thời gian, định
đề cấu trúc và định đề ngoại tỷ”, mà theo ông, là cần thiết để minh biện cho những
khái quát bằng quy nạp trong khoa học và là những định đề mang tính tiên
nghiệm(17).
Sự phát triển triết học của tôi là công trình kết thúc quá trình hình thành và phát
triển tư tưởng triết học của B.Russell. Ở đây, ông đã một lần nữa cố gắng khắc
phục bất khả tri luận, nhưng lại thất bại. Luận chiến với các đại diện của chủ nghĩa
thực chứng lôgíc và trường phái “phân tích ngôn ngữ”, B.Russell đã chỉ rõ sự bất
đồng chủ yếu giữa ông với họ thể hiện ở sự bất đồng về luận điểm coi việc thừa
nhận sự tồn tại của thế giới bên ngoài là một sự nhảm nhí đã lỗi thời. Theo ông, sự
thất bại về phương diện triết học của họ được thể hiện ở chỗ, họ đã lãng quên lẽ
phải và sa vào chủ nghĩa duy ngã. Rằng, triết học phân tích ngôn ngữ đã “không
căn cứ trên một cơ sở rộng rãi, vững chắc của nhận thức và tách rời khỏi thế giới
mà triết học từ Thalet đến nay vẫn cố gắng hiểu”(18).
Trong thời kỳ thế chiến thứ nhất và sau đó là trước thế chiến thứ hai, B.Russell đã
thể hiện rõ là người theo chủ nghĩa hòa bình, khi phản đối nước Anh tham gia
chiến tranh. Vì lý do này, ông đã từng bị cầm tù trong thời gian thế chiến thứ nhất.
Năm 1920, ông đến Liên Xô và đã tiếp xúc với V.I.Lênin. Trong Tiểu sử của mình
(1968), ông đã ghi lại cuộc gặp gỡ này và khẳng định không tìm thấy tiếng nói
chung giữa hai người. B.Russell cho rằng, V.I.Lênin giữ lập trường mácxít một
cách kiên định, còn ông thì “đã và sẽ là người chống lại chủ nghĩa Mác”(19).
Song, ông rất ấn tượng về V.I.Lênin và đánh giá V.I.Lênin làm một nhà hoạt động
chính trị, một con người rất cao đẹp, bởi ở V.I.Lênin luôn có sự giản dị và niềm tin
sâu sắc vào sự nghiệp của mình. Khi trở về Anh, B.Russell đã viết tác phẩm Thực
tiễn và lý luận của chủ nghĩa Bônsêvích (1920). Tác phẩm này đã cho thấy rõ ông
không hiểu mục đích của những sự kiện trọng đại đang diễn ra ở Nga. Ông tỏ ra sợ
hãi cách mạng xã hội. Trong Con đường dẫn đến tự do (1918), ông đã vội vàng
tuyên bố rằng, thế giới cần được cải biến nhưng chỉ theo con đường hòa bình và
do vậy, cần phải xác lập tình yêu và sự đồng thuận giữa các tầng lớp xã hội khác
nhau.
Những năm đầu chiến tranh thế giới thứ hai, B.Russell coi thành tựu cao nhất của
văn minh nhân loại là “nền dân chủ Anh” và văn hóa Anh. Trong thời gian chiến
tranh và những năm sau đó, ông đã nhiều lần đến Mỹ và viết về những phẩm chất
vượt trội của “lối sống Mỹ”. Năm 1946, trong Những giá trị trong kỷ nguyên
nguyên tử, ông đã bảo vệ tư tưởng về chiến tranh hạt nhân phủ đầu chống lại Liên
Xô. Tuy nhiên, sau đó, ông đã thừa nhận quan điểm này là sai lầm lớn nhất trong
đời mình và lên án chiến tranh hạt nhân.
Trong các tác phẩm được công bố sau thế chiến thứ hai - Quyền lực và cá nhân
(1949), Hy vọng trong thế giới thường biến (1957), B.Russell quan tâm nhiều đến
những vấn đề chiến tranh và hòa bình. Thái độ của ông đối với chiến tranh vẫn
mang tính chất yêu chuộng hòa bình và chứa đựng những mâu thuẫn trái ngược.
Đôi lúc ông còn khẳng định “chiến tranh từ xưa tới nay đều là động lực chủ yếu
của xã hội”(20). Nhưng, trong các tác phẩm được viết vào những năm 60 - Lương
tri và chiến tranh nguyên tử (1960), Con người có tương lai hay không (1961),
Chiến thắng vũ khí (1963), Tội phạm chiến tranh ở Việt Nam (1967), ông đã thể
hiện rõ là người tích cực chống lại chiến tranh. Ông viết: “Trước khi xuất hiện vũ
khí nguyên tử, tôi không phản đối chiến tranh, vì cho rằng chiến tranh có lúc là
cần thiết. Nhưng bây giờ, khi vũ khí hạt nhân xuất hiện, tôi chống lại chiến
tranh”(21).
Để cứu thoát loài người khỏi một cuộc chiến tranh mới, B.Russell đã đưa ra tư
tưởng thành lập một “nhà nước toàn cầu”. Tư tưởng này, về thực chất, mang tính
không tưởng; nó xuất hiện dựa trên hệ thống quan điểm đạo đức học của ông, đặc
biệt là căn cứ trên nguyên tắc về “mệnh lệnh tối cao”: hãy hành động như thế nào
đó để kích thích ở con người những khát vọng mang tính hài hòa lớn hơn những
khát vọng đối kháng. Xuất phát từ nguyên tắc này, trong Xã hội loài người xét từ
góc độ đạo đức và chính trị, ông đã xây dựng một hệ thống những luận cứ đạo đức
học nhằm bảo vệ hòa bình.
Vốn là một nhà nhân văn theo định hướng dân chủ, nhưng cho đến cuối đời,
B.Russell vẫn không khắc phục được những hạn chế trong quan niệm trừu tượng
về chủ nghĩa nhân văn, mặc dù trong những năm cuối đời, ông đã tổ chức những
hoạt động cụ thể nhằm chống lại chính sách hiếu chiến của Mỹ. Luôn tin tưởng
vào “những thiên kiến của người theo chủ nghĩa tự do thủ cựu”, song ông vẫn tỏ
thái độ hoài nghi đối với các quyền tự do mang tính hình thức ở phương Tây. Ông
cho rằng, “trong thế giới tự do, cá nhân luôn bị áp bức bởi cái gọi là “dư luận xã
hội” do các nhóm xã hội thống trị đưa ra”(22). Trong một số tác phẩm viết về đạo
đức, chính trị của mình, ông đã cảm nhận thấy ngày một sâu sắc hơn sự khủng
hoảng của văn hóa phương Tây(23).
Vào những năm 20 của thế kỷ XX, B. B.Russell đã dành nhiều thời gian cho vấn
đề giáo dục. Trong lời nói đầu viết cho tác phẩm Về giáo dục trẻ em ở độ tuổi
trước khi đến trường (1926), B.Russell cho rằng, nếu tình yêu được củng cố bằng
tri thức “trở thành cơ sở hiện thực của giáo dục, thì thế giới sẽ được cải biến”(24).
Trong tác phẩm này cũng như trong Khoa học và nghệ thuật dưới chủ nghĩa xã
hội (1919) và Giáo dục và văn minh (1934), B.Russell đã kịch liệt phê phán hệ
thống giáo dục Anh, chống lại ảnh hưởng của giới đầu sỏ tài chính và Giáo hội
đến hệ thống này, đòi hỏi dân chủ hóa giáo dục và yêu cầu để cho trẻ em tự bộc lộ
những khả năng, tính sáng tạo của mình thay vì kiểu giáo dục áp đặt suy nghĩ của
người lớn đối với chúng. Mặc dù rất tâm huyết với giáo dục, nhưng ông không
biên soạn giáo trình về lý luận giáo dục giống như H.Braudi và J.Dewey. Những
tư tưởng giáo dục của ông khi áp dụng vào thực tiễn đã không đạt được kết quả
như mong muốn.
Bình luận các mục từ “văn minh”, “dân chủ”, “lịch sử”, v.v. trong Từ điển về
những vấn đề nhận thức luận, vật chất và đạo đức, B.Russell đã cho thấy ông
“không bao giờ chấp nhận một lược đồ về phát triển lịch sử giống như lược đồ của
Hegel và của Mác”(25). Đối với ông, sử học không phải là khoa học, mà là nghệ
thuật, mặc dù có thể chỉ ra được một số xu hướng phát triển c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- yt_6668.pdf