Đặt vấn đề: Ung thư bàng quang chưa xâm lấn cơ có tỉ lệ đáng kể còn sót bướu sau cắt đốt nội soi
(CĐNS). Hơn nữa, có từ 4‐25% chẩn đoán sai giai đoạn ở cắt đốt nội soi lần đầu, điều này nói lên rằng cắt đốt
nội soi duy nhất một lần trong điều trị bướu bàng quang chưa xâm lấn cơ thường là chưa đủ và cần phải cắt đốt
nội soi lại sớm.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ sót bướu trong cắt đốt nội soi bướu bàng quang chưa xâm lấn cơ bằng phương
pháp cắt đốt nội soi lại sớm và đánh giá các yếu tố nguy cơ liên quan đến sót bướu sau cắt đốt nội soi bướu bàng
quang chưa xâm lấn cơ.
Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hàng loạt các trường hợp lâm sàng. Tiêu chuẩn
chọn bệnh: các trường hợp bướu bàng quang chưa xâm lấn cơ (Ta,T1) được chẩn đoán qua cắt đốt nội soi lần
đầu tại BV Bình Dân trong thời gian từ 01/2012 đến tháng 08/2013. Tiêu chuẩn loại trừ: các trường hợp không
hợp tác, chảy máu nhiều, có rối loạn đông máu kèm theo. Hẹn CĐNS lại trong vòng 4‐6 tuần. Theo dõi: ghi nhận
các yếu tố như: kích thước, số lượng, vị trí bướu, dạng đại thể, giai đoạn T, độ biệt hóa, có hay không có lớp cơ
trong mẫu bệnh phẩm, thời gian cắt đối nội soi lần đầu và khoảng thời gian giữa 2 lần nội soi. Phân tích xem
những yếu tố nào liên hệ đến sự kiện sót bướu sau cắt đốt lần đầu.
6 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đánh giá tỷ lệ sót bướu trong cắt đốt nội soi bướu bàng quang chưa xâm lấn cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Niệu Khoa 39
ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ SÓT BƯỚU TRONG CẮT ĐỐT NỘI SOI
BƯỚU BÀNG QUANG CHƯA XÂM LẤN CƠ
Phan Đức Hữu*, Đào Quang Oánh**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Ung thư bàng quang chưa xâm lấn cơ có tỉ lệ đáng kể còn sót bướu sau cắt đốt nội soi
(CĐNS). Hơn nữa, có từ 4‐25% chẩn đoán sai giai đoạn ở cắt đốt nội soi lần đầu, điều này nói lên rằng cắt đốt
nội soi duy nhất một lần trong điều trị bướu bàng quang chưa xâm lấn cơ thường là chưa đủ và cần phải cắt đốt
nội soi lại sớm.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ sót bướu trong cắt đốt nội soi bướu bàng quang chưa xâm lấn cơ bằng phương
pháp cắt đốt nội soi lại sớm và đánh giá các yếu tố nguy cơ liên quan đến sót bướu sau cắt đốt nội soi bướu bàng
quang chưa xâm lấn cơ.
Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hàng loạt các trường hợp lâm sàng. Tiêu chuẩn
chọn bệnh: các trường hợp bướu bàng quang chưa xâm lấn cơ (Ta,T1) được chẩn đoán qua cắt đốt nội soi lần
đầu tại BV Bình Dân trong thời gian từ 01/2012 đến tháng 08/2013. Tiêu chuẩn loại trừ: các trường hợp không
hợp tác, chảy máu nhiều, có rối loạn đông máu kèm theo. Hẹn CĐNS lại trong vòng 4‐6 tuần. Theo dõi: ghi nhận
các yếu tố như: kích thước, số lượng, vị trí bướu, dạng đại thể, giai đoạn T, độ biệt hóa, có hay không có lớp cơ
trong mẫu bệnh phẩm, thời gian cắt đối nội soi lần đầu và khoảng thời gian giữa 2 lần nội soi. Phân tích xem
những yếu tố nào liên hệ đến sự kiện sót bướu sau cắt đốt lần đầu.
Kết quả và bàn luận: có 36 trường hợp (TH) gồm 30 nam và 6 nữ thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu, được đưa
vào nghiên cứu. Có 8 TH sót bướu (22,2%), gồm 6/30 TH (20%) ở bệnh nhân nam và 2/6 (33,3%) ở bệnh nhân
nữ.. Trong 8 TH sót bướu, có 1 TH Ta và 7 TH T1. Có 5 TH chẩn đoán lại giai đoạn (13,8%), trong đó 1 TH Ta
chuyển thành T1 và 4 TH T1 chuyển thành T2. Các yếu tố: vị trí, kích thước, và dạng đại thể của bướu không
liên quan đến sót bướu. Các yếu tố liên quan đến sót bướu là: số lượng bướu (≥ 2 bướu), giai đoạn T1, độ biệt
hóa mô học kém (G3) và không có lớp cơ trong mẫu mô CĐNS lần đầu.
Kết luận: Phẫu thuật viên nên tiến hành cắt đốt nội soi lại sớm, đặc biệt là khi có các yếu tố nguy cơ liên
quan đến sót bướu như: số lượng từ 2 bướu trở lên, giai đoạn T1, độ biệt hóa kém và không có cơ trong mẫu
bệnh phẩm cắt đốt nội soi..
Từ khóa: bướu bàng quang chưa xâm lấn cơ, sót bướu, yếu tố nguy cơ
ABSTRACT
ASSESSMENT RESIDUAL TUMORS AFTER TRANSURETHRAL ENDOSCOPIC RESECTION
OF NON‐MUSCLE INVASIVE BLADDER TUMORS
Phan Duc Huu, Dao Quang Oanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 – 2014: 39 ‐ 44
Introduction: Significant percentage of residual tumors has been revealed after transurethral resection
(TUR) of non‐muscle invasive bladder tumors (BT). Moreover, there are 4‐25% misdiagnosed cases after the first
TUR‐BT. This suggests that the second endoscopic look or reTUR‐BT has to be performed soon..
Objectives: Determine the percentage of residual tumors and evaluate related factors based on early
* BV Củ Chi ** Bệnh Viện Bình Dân
Tác giả liên lạc: Ths.Bs Phan Đức Hữu ĐT: 01664724116 Email: phanduchuu83@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Ngoại Khoa 40
endoscopic revision after TUR of non‐muscle invasive bladder tumors.
Patients – Methods: Descriptive, serial clinical cases, cross‐sectional study. All cases of non‐muscle
invasive bladder tumors realized at Urology Department, Binh Dan Hospital during the period from 01/2012 to
08/2013, and submitted to early endoscopic revision in 4‐6 weeks after the first TUR‐BT were included.
Recognition of factors such as: size, number, location, macroscopic apperance of tumors, T stage, grade, whether
or not the presence of mucle in the pathologic specimen, duration‐time of the first TUR‐BT and time interval
between the two endoscopic managements. Analyse to find related risk factors of residual tumors.
Results: Totally 36 cases, including 30 men and 6 women. In 8 cases (1 Ta and 7 T1) of residual tumors
(22.2%), there are 6/30 (20%) cases in male and 2/6 (33.3%) cases in female patients. There are 5 re‐staged cases
(13.8%), in which 1 case Ta to T1 and 4 cases T1 to T2. Factors: location, size, and macroscopic appearance are
not risk factors of residual tumors. Risk factors are: number of tumors (≥2), T1 stage, poorly differentiated grade
(G3) and the absence of muscle in the pathologic specimen.
Conclusions: The surgeon should proceed with early reTUR‐BT, especially when there are risk factors of
residual tumors.
Keywords: non‐muscle invasive bladder tumor, residual tumor, risk factors
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư bàng quang chưa xâm lấn cơ được
điều trị bằng cắt đốt nội soi kết hợp hóa trị tại
chỗ có tỉ lệ đáng kể còn sót bướu. Hơn nữa, có từ
4‐25% chẩn đoán sai giai đoạn ở cắt đốt nội soi
lần đầu, được chẩn đoán xác định khi cắt đốt lại
sớm, điều này nói lên rằng cắt đốt nội soi duy
nhất 1 lần trong điều trị bướu bàng quang chưa
xâm lấn cơ là chưa đủ, đòi hỏi cần phải cắt đốt
nội soi lại sớm(1). Mục đích của cắt đốt lại sớm
ngoài việc đánh giá tỉ lệ sót bướu còn có nhiều ý
nghĩa như làm sạch bướu còn sót, chẩn đoán lại
giai đoạn và độ biệt hóa của bướu, cung cấp
thông tin quan trọng tiên lượng cho sự tái phát
hoặc tiến triển giai đoạn, đồng thời dẫn đến thay
đổi trong điều trị để đạt hiệu quả tốt hơn.
Vấn đề được đặt ra là cần phải xác định tỉ lệ
sót bướu một cách hiệu quả bằng phương pháp
cắt đốt nội soi lại sớm trong khoảng thời gian 4‐6
tuần, làm sạch bướu tốt hơn và đánh giá các yếu
tố liên quan đến sót bướu.
Mục tiêu
Nhằm mục đích điều trị bướu bàng quang
chưa xâm lấn cơ một cách hiệu quả, cải thiện
tiên lượng cho bệnh nhân, chúng tôi thực hiện
nghiên cứu đề tài”đánh giá tỉ lệ sót bướu trong
cắt đốt nội soi bướu bàng quang chưa xâm lấn
cơ” với các mục tiêu sau:
Xác định tỉ lệ sót bướu trong cắt đốt nội soi
bướu bàng quang chưa xâm lấn cơ bằng phương
pháp cắt đốt nội soi lại sớm.
Xác định các yếu tố liên quan đến sót bướu
trong cắt đốt nội soi bướu bàng quang chưa xâm
lấn cơ.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mô tả hàng loạt các trường hợp
lâm sàng. Thực hiện tại BV Bình Dân trong thời
gian từ 01/2012 đến tháng 08/2013.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Các trường hợp bướu bàng quang chưa
xâm lấn cơ (Ta,T1) được chẩn đoán qua cắt đốt
nội soi lần đầu.
Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
Hẹn cắt đốt lại 4 – 6 tuần sau.
Tiêu chuẩn loại trừ
Có rối loạn đông máu kèm theo.
Trường hợp bị tai biến, biến chứng trong
quá trình cắt đốt nội soi như: chảy máu nhiều,
thủng bàng quang.
Các yếu tố ghi nhận
Kích thước, Số lượng, Vị trí bướu, Dạng
đại thể, Giai đoạn T, Độ biệt hóa, lớp cơ trong
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Niệu Khoa 41
mẫu cắt đốt nội soi.
Xử lí số liệu
Xử lí và phân tích số liệu theo phần mềm
thống kê SPSS.16 for Window. Xác định xem các
yếu tố nào liên quan đến”sót bướu” sau cắt đốt
nội soi lần đầu.
KẾT QUẢ
Số liệu chung
Trong thời gian từ 01/2012 đến tháng
08/2013, có 36 trường hợp (30 nam, 6 nữ) thỏa
tiêu chuẩn chọn mẫu, được đưa vào nghiên cứu.
Có 6/30 TH ở bệnh nhân nam bị sót bướu chiếm
tỉ lệ 20% và 2/6 bệnh nhân nữ bị sót bướu chiếm
tỉ lệ 33,3%.
Kết quả cắt đốt nội soi lại sớm
Có 8 TH sót bướu (22,2%), trong đó 1 TH Ta
và 7 TH T1. Có 5 TH chẩn đoán lại giai đoạn
(13,8%), trong đó 1 TH Ta chuyển thành T1 và 4
TH T1 chuyển thành T2.
Bảng 1: Kết quả cắt đốt nội soi lại sớm
Bướu Số lượng Giai đoạn T sau CĐNS lại sớm Số TH (%) Sót bướu (%) Tăng giai đoạn (%)
To Ta T1 T2
Ta 16 15 (93,8) 0 1 (6,2) 0 1 (6,2) 1 (6,2)
T1 20 13 (65) 0 3 (15) 4 (20) 7 (35) 4 (20)
Tổng 36 (100%) 28 (77,7) 0 4 (11,1) 4 (11,1) 8 (22,2) 5 (13,8%)
Đặc điểm của bướu trong nghiên cứu
Vị trí bướu
Vị trí bướu ở thành sau và thành sau kèm
với vị trí khác chiếm tỉ lệ cao. Nhưng, ngược lại,
tỉ lệ sót bướu ở vị trí thành trước lại cao nhất ( 8
TH=22,2%).
Dạng đại thể
Dạng đại thể xâm lấn chiếm tỉ lệ cao hơn các
trường hợp dạng nhú. Dạng xâm lấn có 21
trường hợp (58,4%), dạng nhú 15 trường hợp
(41,6%).
Kích thước của bướu
Bướu có kích thước ≥ 3cm chiếm tỉ lệ cao,
trên 50% số trường hợp. Bướu ≥ 3cm có 22
trường hợp (61,1%), bướu ≤ 3cm có 14 trường
hợp (40,9%).
Số lượng bướu
Số trường hợp tỉ lệ nghịch theo số lượng
bướu. Số TH có 1 bướu chiếm tỉ lệ cao, trong khi
đó số TH có 5 bướu chiếm tỉ lệ thấp nhất. Số TH
≥ 2 bướu có 21 trường hợp (58,4%), số TH ≤ 2
bướu có 15 trường hợp (41,6%).
Giai đoạn T của bướu
Giai đoạn T1 chiếm tỉ lệ hơi nhỉnh hơn Ta
(55,6%). Bướu giai đoạn Ta có 16 trường hợp
(44,4%), T1 có 20 trường hợp (55,6%).
Độ biệt hóa của bướu
Độ biệt hóa trung bình chiếm tỉ lệ > 70%,
trong khi đó độ biệt kém chiếm tỉ lệ chưa tới
20%, độ biệt hóa tốt chiếm tỉ lệ thấp nhất 5,5%.
Có cơ bàng quang trong mẫu giải phẫu bệnh
Có cơ trong mẫu cắt đốt nội soi có 30 trường
hợp chiếm tỉ lệ cao (83,3%), không có cơ có 6
trường hợp (16,7%).
Đánh giá yếu tố liên quan và sự sót bướu.
Bảng 2: Các yếu tố liên quan và sự sót bướu
Yếu tố Sót bướu(+) P
Không Có
Vị trí Thành trước 6 (75%) 2 (25%) 1,000
Phần còn lại 22 (78,6%) 6 (21,4%)
Kích
thước
≥ 3cm 15 (68,2%) 7 (31,8%) 0,115
< 3cm 13 (92,9%) 1 (7,1%)
SL
bướu
1 bướu 16 (94,1%) 1 (5,9%) 0,040
≥ 2 bướu 12 (63,2%) 7 (36,8%)
Dạng đại thể: Nhú 14 (93,3%) 1 (6,7%) 0,104
Xâm lấn 14 (66,7%) 7 (33,3%)
Giai
đoạn T
Ta 15 (93,7%) 1 (6,25%) 0,046
T1 13 (65%) 7 (35%)
Độ biệt
hóa
tốt-vừa 26 (89,7%) 3 (10,3%) 0,03
kém 2 (28,6%) 5 (71,4%)
Lớp cơ
BQ
Có 26 (86,7%) 4 (13,3%) 0,014
Không 2 (33,3%) 4 (66,7%)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Ngoại Khoa 42
Áp dụng phép kiểm Fisher (p < 0,05) thấy
rằng số lượng, giai đoạn, độ biệt hóa mô học
của bướu và không cơ trong mẫu cắt đốt nội
soi là yếu tố nguy cơ đối với sự sót bướu.
Trong khi đó, vị trí, kích thước và dạng đại thể
không phải là yếu tố nguy cơ đối với sự sót
bướu.
BÀN LUẬN
Về kết quả sót bướu chung
0.00%
20.00%
40.00%
60.00%
80.00%
22.20% 25%
36.40% 44%
52%
76%
Biểu đồ 1. So sánh tỉ lệ sót bướu với các tác giả khác.
Nghiên cứu này có 8 trường hợp sót bướu
chiếm tỉ lệ là 22,2% (8/36).
Kết quả thấp hơn các tác giả khác trên thế
giới, dao động trong khoảng 25 – 80%(14,13,9,15,8).
Có thể giải thích rằng trong nghiên cứu này, các
trường hợp cắt đốt lại là có chọn lọc, có sự chú ý
cẩn thận ở lần cắt đốt đầu, nên hạn chế tối đa
yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng lên tỉ lệ sót bướu.
Về các yếu tố liên quan đến sót bướu
Vì giới hạn trong khuôn khổ bài này, chúng
tôi chỉ bàn đến các yếu tố có liên quan đến việc
sót bướu sau cắt đốt lần đầu.
Số lượng bướu
Bảng 3. So sánh tỉ lệ sót bướu phân bố theo số lượng
bướu với các tác giả khác.
Tác giả Số TH Sót bướu
chung (%)
Sót bướu (%)
≥ 2
bướu
< 2
bướu
Schips (2002) (13) 110 35% 43% 29%
Jahnson (2005) (9) 129 44% 61% 31%
Divrik (2006) (4) 80 33,8% 81,2% 18,8%
Schulze (2007) (14) 251 25% 38% 18%
Nghiên cứu này
(2013)
32 22,2% 36,8% 5,9%
Số lượng bướu là một trong nhiều yếu tố
liên quan đến sự sót bướu. Nguy cơ sót bướu
của trường hợp có 1 bướu là 5,9% sẽ tăng lên
36,8% gấp 6 lần nếu trường hợp đó có từ 2
bướu trở lên.
Theo một số tác giả Châu Âu như Schulze
và cộng sự phân tích hồi cứu các trường hợp
có cắt đốt lại sớm, trong đó đặc điểm số lượng
bướu theo tác giả là yếu tố liên quan đối với sự
sót bướu(13). Jahnson cũng cho rằng nhiều
bướu (≥ 2 bướu) sẽ làm tăng nguy cơ sót bướu
hơn là đơn bướu(9).
Schwaibold nghiên cứu cắt đốt nội soi lại
sớm 136 trường hợp cũng có kết luận số lượng
bướu càng nhiều thì càng tăng nguy cơ sót
bướu, nhiều bướu (≥2 bướu) là yếu tố liên
quan đến sót bướu, chứ không phải là độ biệt
hóa hay đường kính là yếu tố liên quan đối với
sót bướu(15). Brausi và cộng sự báo cáo trong
nghiên cứu của Hiệp hội điều trị ung thư Châu
Âu tỉ lệ sót bướu là 7% đối với 1 bướu sẽ tăng
lên 27‐40% đối với từ 2 bướu trở lên(3). Divrik
và cộng sự có báo cáo tỉ lệ sót bướu ở bệnh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Niệu Khoa 43
nhân nhóm từ 2 bướu trở lên là 81,2% so với
nhóm đơn bướu là 18,8%(4).
Giai đoạn T
Bảng 4. So sánh tỉ lệ sót bướu phân bố theo Ta,T1
với các tác giả khác.
Tác giả Số TH Sót bướu
(%)
Sót bướu
Ta T1
Engelhardt
(1998)(5)
75 32% 22% 52%
Grimm (2003)(6) 124 33% 27,1% 52,6%
Schulze (2007)(14) 251 25% 15% 47%
Nghiên cứu này
(2013)
36 22,2% 6,25% 35%
Nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ sót bướu sẽ
tăng theo giai đoạn. T1 có sót bướu tăng gần gấp
6 lần so với các trường hợp Ta: Ta có tỉ lệ sót
bướu 6,25% sẽ tăng lên 35% đối với bướu T1.
Theo các nghiên cứu của các tác giả Châu Âu
như Schulze và cộng sự báo cáo tỉ lệ sót bướu
của Ta là 15% sẽ tăng gấp 3 lần lên 47% đối với
T1(14). Vogeli và cộng sự năm 2002 tại Đức
nghiên cứu 192 trường hợp bướu bàng quang
trong đó bướu bàng quang chưa xâm lấn cơ có
124 trường hợp và 83 trường hợp cắt đốt lại sớm
với tỉ lệ sót bướu trong các trường hợp Ta là 27%
và trong các trường hợp T1 là 53%(16). Các trường
hợp bướu Ta có tỉ lệ sót bướu là rất thấp, việc Ta
không là yếu tố nguy cơ đã được nhiều nghiên
cứu khẳng định, do đó việc cắt đốt lại sớm là
không cần thiết, như là TaG1, TaG2. Điều này
được nói nhiều trong nghiên cứu của Schulze và
cộng sự(14).
Độ biệt hóa mô học
Bảng 5. So sánh tỉ lệ sót bướu phân bố theo độ biệt
hóa với các tác giả khác.
Tác giả Số TH Sót bướu
(%)
Sót bướu
G 1 G 2 G 3
Englhart (1998)(5) 75 32% 0% 23,1%76,9%
Jahnson (2005)(9) 129 44% 0% 26% 74%
Divrik (2006)(4) 80 33,8% 5,8% 38,2%62,5%
Schulze (2007)(14) 251 25% 6% 21% 42%
Han (2008)(7) 56 66,7% 0% 40% 80%
Nghiên cứu này
(2013)
36 22,2% 0% 10,3%71,4%
Kết quả của nghiên cứu cho thấy khi độ
biệt hóa càng kém tỉ lệ sót bướu càng cao. Tỉ lệ
sót bướu theo độ biệt hóa lần lượt là G1: 0%,
G2: 10,3%, G3: 71,4%.
Theo hướng dẫn của hội niệu khoa Châu Âu
thì độ biệt hóa kém được xem như là yếu tố
nguy cơ đối với sự sót bướu, tái phát và tiến
triển, từ đó đưa ra khuyến cáo nên cắt đốt lại
sớm các trường hợp bướu chưa xâm lấn cơ biệt
hóa kém(1).
Kolozsy năm 1991 tiến hành nghiên cứu về
các mẫu giải phẫu bệnh ở những bệnh nhân sau
khi đã cắt đốt nội soi bằng nhiều kỹ thuật khác
nhau có tỉ lệ sót bướu là 35%. Trong đó tỉ lệ sót
bướu tăng lên trong nhóm giai đoạn T1 và độ
biệt hóa kém. Theo tác giả không phải do kỹ
thuật cắt đốt nội soi mà là yếu tố bệnh học, ở
đây xét về mặt mô học thì độ biệt hóa kém là 1
yếu tố nguy cơ liên quan đến khả năng cắt đốt
nội soi không hết dẫn đến sót bướu(10). Divrik
năm 2006 tại Thổ Nhĩ Kỳ nghiên cứu 80 trường
hợp cắt đốt nội soi lại sớm tỉ lệ sót bướu là
33,8%, tỉ lệ sót bướu theo độ biệt hóa lần lượt
như sau: độ biệt hóa tốt‐biệt hóa vừa‐biệt hóa
kém là 5,8%‐38,2%‐62,5%. Nguy cơ sót bướu có
liên quan đến độ biệt hóa kém (p = 0,009)(4).
Schulze cũng cho rằng độ biệt hóa càng kém
tỉ lệ sót bướu càng cao(14).Han và cộng sự nghiên
cứu mối liên hệ độ biệt hóa và sự sót bướu, đi
đến kết luận: trong các trường hợp Ta có độ biệt
hóa tốt, vừa và kém khác nhau không có ý nghĩa
thống kê, trong trường hợp T1 thì khác nhau có
ý nghĩa thống kê giữa độ biệt hóa kém với độ
biệt hóa tốt ‐ trung bình. Hay nói cách khác,
trong các trường hợp T1, độ biệt hóa kém là 1
yếu tố liên quan đối với sót bướu(7).
Thiếu lớp cơ trong mẫu cắt đốt nội soi lần đầu
Bảng 6. So sánh tỉ lệ thiếu cơ bàng quang với các tác
giả khác.
Tác giả Số TH Sót bướu
(%)
Thiếu cơ
bàng quang
Han (2008)(7) 56 66,7% 69,6%
Shen (2009)(12) 125 34,4% 24%
Badalato (2010)(2) 114 56% 20,2%
Mariappan (2012)(11) 473 44,7% 18,8%
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Ngoại Khoa 44
Tác giả Số TH Sót bướu
(%)
Thiếu cơ
bàng quang
Nghiên cứu này (2013) 36 22,2% 16,7%
Trong nghiên cứu này thì tỉ lệ không có cơ
trong mẫu CĐNS so với có cơ là 6:1. Nguy cơ sót
bướu khi không có cơ trong mẫu CĐNS tăng lên
gần 6 lần so với các trường hợp có cơ. Với 6
trường hợp không có cơ trong mẫu cắt đốt, có 4
trường hợp còn sót bướu tỉ lệ là 66,7%. Với 30
trường hợp có cơ trong mẫu cắt đốt, có 4 trường
hợp sót bướu (13,3%). Sự hiện diên cơ bàng
quang trong mẫu mô bướu lấy từ CĐNS đóng
vai trò quan trọng để chẩn đoán chính xác giai
đoạn của bướu và nói lên chất lượng của CĐNS.
Theo hội niệu khoa Châu Âu không có cơ
trong mẫu bệnh phẩm sẽ góp phần tăng tình
trạng CĐNS không hết, vì vậy nó là yếu tố nguy
cơ đối với sự sót bướu, có chỉ định CĐNS lại
sớm(1). Tác giả Shen nghiên cứu trên 125 trường
hợp CĐNS lại sớm, có 30 trường hợp không có
cơ trong mẫu CĐNS, thấy rằng có sự khác nhau
có ý nghĩa thống kê giữa nhóm có cơ trong mẫu
CĐNS và không có cơ đối với tỉ lệ sót bướu (p <
0,05). Thiếu cơ trong mẫu CĐNS là yếu tố liên
quan đến sự sót bướu(12).
Các nghiên cứu khác có kết quả tương
tự(7,2,11,16).
KẾT LUẬN
Tỉ lệ sót bướu trong điều trị cắt đốt nội soi
bướu bàng quang chưa xâm lấn cơ là khá cao
22,2%. Do đó, chúng tôi đề nghị các phẫu thuật
viên nên tiến hành cắt đốt nội soi lại sớm, đặc
biệt là các trường hợp có các yếu tố nguy cơ liên
quan đến sót bướu như: số lượng từ 2 bướu trở
lên, giai đoạn T1, độ biệt hóa kém và không có
cơ trong mẫu bệnh phẩm cắt đốt nội soi
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Babjuk M, Burger M, Zigeuner R, et al (2013), Guidelines on
non‐muscle invasive (Tcis, Ta, T1) bladder cancer, Eur Urol 59
(4): 584‐594.
2 Badalato G, Patel T, Hruby G, et al (2011), Does the presence
of muscularis propria on transurethral resection of bladder
tumour specimens affect the rate of upstaging in cT1 bladder
cancer?, BJU Int 108 (8): 1292‐1296.
3 Brausi M, Collette L, Kurth K, et al (2002), Variability in the
recurrence rate at first follow‐up cystoscopy after TUR in
stage Ta T1 transitional cell carcinoma of the bladder: a
combined analysis of seven EORTC studies, Eur Urol 41: 523‐
531
4 Divrik RT, Yildirim U, Eroglu AS, et al (2006), Is a second
transurethral resection necessary for newly diagnosed pT1
bladder cancer?, J Urol 175 (4):.1258‐1261.
5 Engelhardt P, Riedl C, Pflu H, et al (1998), Is a second look
tur‐b in patients with superficial bladder cancer necessary?, J
Endourol 12 (2): 164‐168.
6 Grimm MO, Steinhoff C, Simon X, et al (2003), Effect of
routine repeat transurethral resection for superficial bladder
cancer: a long‐term observational study, J Urol 170 (2 Pt 1):
433‐437
7 Han KS, Joung JY, Cho KS, et al (2008), Results of repeated
transurethral resection for a second opinion in patients
referred for nonmuscle invasive bladder cancer: the referral
cancer center experience and review of the literature, J
Endourol 22 (12): 2699‐2704.
8 Herr HW (2011),”Role of re‐resection in non‐muscle‐invasive
bladder cancerʺ, Scientific World Journal 11: 283‐288.
9 Jahnson S, Wiklund F, Duchek M, et al (2005), Results of
second‐look resection after primary resection of T1 tumour of
the urinary bladder, Scand J Urol Nephrol 39 (3): 206‐210.
10 Koloszy Z (1991), Histopathological”self control” in
transurethral resection of bladder tumors, Br J Urol 67: 162–
164.
11 Mariappan P, Finney SM, Head E, et al (2012), Good quality
white‐light transurethral resection of bladder tumours (GQ‐
WLTURBT) with experienced surgeons performing complete
resections and obtaining detrusor muscle reduces early
recurrence in new non‐muscle‐invasive bladder cancer:
validation across time and place and recommendation for
benchmarking, BJU Int 109 (11): 1666‐1673.
12 Shen YJ, Ye DW, Yao XD, et al (2009), Repeat transurethral
resection for non‐muscle invasive bladder cancer, Urology 47
(10): 725‐727.
13 Schips L, Augustin H, Zigeuner RE, et al (2002), Is repeated
transurethral resection justified in patients with newly
diagnosed superficial bladder cancer?, Urology 59 (2): 220‐223.
14 Schulze M, Stotz N and Rassweiler J (2007), Retrospective
analysis of transurethral resection, second‐look resection, and
long‐term chemo‐metaphylaxis for superficial bladder cancer:
indications and efficacy of a differentiated approach, J
Endourol 21 (12): 1533‐1541.
15 Schwaibold HE, Sivalingam S, May F, et al (2006), The value
of a second transurethral resection for T1 bladder cancer, BJU
Int 97 (6): 1199‐1201.
16 Vogeli TA, Grimm MO, Simon X, et al (2002), Prospective
study of effectiveness. Reoperation (re‐TUR) in superficial
bladder carcinoma, Urologe A, 41 (5): 470‐474.
Ngày nhận bài báo: 15/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/11/2013
Ngày bài báo được đăng : 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 39_2977.pdf