Việt Nam chính thức được WTO thông qua làm thành viên ngày 07/11/2006, Đảng
và nhà nước đã có nhiều chủ chương chính sách nhằm chủ động trong việc gia nhập WTO
như Nghị quyết 08-NQ/TW, Nghị quyết 16/2007/NQ-CP. Việc gia nhập WTO đã tác
động lớn đến kinh tế, xã hội Việt Nam như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, làm chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, đến xuất, nhập khẩu, nông nghiệp và tài chính, y tế. Từ đó cũng làm
thay đổi đời sống người dân, khoảng cách người giàu và người nghèo cũng tăng dần lên
và tạo ra những thách thức mới trong đời sống xã hội thời kỳ hội nhập.
Thực hiện các cam kết WTO cũng tạo điều kiện cho các công ty nước ngoài có
điều kiện thuận lợi trong việc kinh doanh hàng hóa tại thị trường Việt Nam. Đối với lĩnh
vực y tế, đây là cơ hội để các bệnh viện có điều kiện tiếp cận thuận lợi hơn các trang thiết
bị, thuốc, công nghệ, kỹ thuật hiện đại ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.
Tuy nhiên đây cũng là những thách thức đối với các doanh nghiệp dược phẩm, các doanh
nghiệp trang thiết bị y tế, sinh phẩm trong việc cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài. Vấn
đề phụ thuộc vào hàng hóa nước ngoài lâu dài cũng là nguy cơ tiềm ẩn trong việc phát
triển kinh tế trong nước và chủ động trong công tác phòng ngừa, điều trị bệnh. Các hàng
hóa về mỹ phẩm, hóa chất sử dụng trong gia dụng và trong y tế, các mặt hàng thực phẩm
đòi hỏi công tác kiểm định và cấp giấy lưu hành sản phẩm. Trên cơ sở bảo vệ sức khỏe
người tiêu dùng cũng đặt ra những khó khăn đối với ngành y tế. Cam kết thực hiện các
điều khoản các Hiệp định về WTO cũng là cơ hội để Việt Nam thu hút các nguồn đầu tư
từ nước ngoài trong việc phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe cho người dân như các
nguồn vốn viện trợ chính thức (ODA), các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI),
các Tổ chức phi chính phủ nước ngoài (NGO)
48 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 712 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đánh giá tồng thể tình hình kinh tế xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập tổ chức thương mại thế giớ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uy đã được cải thiện nhưng còn nhiều hạn chế,
đặc biệt tuyến xã/phường. Tại các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến Trung ương chất lượng
khám chữa bệnh tuy đã được cải thiện rõ rệt nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu về chăm
sóc y tế chất lượng cao, các bệnh viện còn lúng túng trong việc lựa chọn mô hình quản lý
chất lượng bệnh viện. Bộ Y tế sẽ hướng dẫn các bệnh viện theo mô hình quản lý chất
lượng hiệu quả và phù hợp với điều kiện của Việt Nam, đảm bảo xây dựng một nền y tế
Việt Nam “Công bằng - Hiệu quả - Phát triển” theo Nghị quyết 46 – NQ/TW của Ban
Chấp hành Trung ương.
Thời kỳ hội nhập kinh tế, thực hiện Nghị định 43 về tự chủ và tăng cường xã hội
hoá dẫn đến nhiều đơn vị trang bị thiết bị y tế không tương xứng với trình độ chẩn đoán
và điều trị: một số Bệnh viện huyện, tỉnh trang bị máy CT-Scanner, máy siêu âm mầu 3
D; hoặc trang bị máy Gama knife tại cơ sở thiếu bác sỹ chuyên khoa, không đúng chức
năng, nhiệm vụ được giao hoặc không đủ năng lực để bảo đảm an toàn cho người bệnh
29
Việc đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị chưa được điều phối, đôi khi quá với nhu cầu
cần thiết, không đồng bộ với đào tạo người sử dụng, có thể gây lãng phí lớn. Khoảng 20%
trang thiết bị ở một số bệnh viện đa khoa tỉnh nghiên cứu không được sử dụng hết công
suất[35]. Hiện tượng lạm dụng dịch vụ y tế bao gồm cả thuốc và dịch vụ kỹ thuật cao,
cung ứng thuốc và dịch vụ không cần thiết, dẫn đến làm tăng chi phí cho người sử dụng
dịch vụ y tế ở các mức độ khác nhau. Phương thức thanh toán theo phí dịch vụ cũng tạo
động cơ chỉ định sử dụng dịch vụ quá mức cần thiết, đặc biệt đối với các dịch vụ công
nghệ cao, gây lãng phí nguồn lực không nhỏ. Tình trạng chỉ định rộng rãi xét nghiệm,
chẩn đoán hình ảnh, kỹ thuật cao đặc biệt tại các cơ sở có đặt máy liên doanh liên kết, dẫn
đến lãng phí tiền của người dân, ảnh hưởng quỹ BHYT; Quy chế bệnh viện ban hành từ
năm 1997, một số quy chế không còn phù hợp trước tình hình mới cần phải khẩn trương
sửa đổi. Một số hướng dẫn chẩn đoán và điều trị chưa cập nhật kịp thời.
* Các bệnh viện, phòng khám tư
Mặc dù chúng ta đã có các khung pháp lý như Pháp lệnh số 07/2003/PL-
UBTVQH11, Nghị định số 103/2003/NĐ-CP, Quyết định số 44/2005/QĐ-BTC, Thông
tư số 07/2007/TT-BYT. Tuy nhiên, do còn chưa đảm bảo được các khung pháp lý cũng
như việc thanh tra, kiểm tra còn yếu kém, do vậy đã có một số trường hợp mà báo chí đưa
tin như vụ tử vong tại Phòng Khám Maria tại Hà Nội, Phòng Khám Đông Y tại Thành
phố Hồ Chí Minh, An Giang với mức phí cao vượt quá quy định, Điều đó đã gây lên
những ảnh hưởng cho sức khỏe, tiền bạc cho người bệnh và tạo lên những dư luận trong
xã hội. Ngành Y tế cần đảm bảo hoàn thiện các văn bản pháp lý nhằm đảm bảo công tác
quản lý chất lượng dịch vụ cho các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân là vấn đề cấp thiết, trên
cơ sở bảo vệ quyền lợi người dân [37][38][39][40].
3. Công tác phòng, chống dịch, bệnh và công tác quản lý môi trường y tế
Trong những năm qua, đã xuất hiện một số dịch bệnh có nguồn gốc từ nước ngoài
như: SARS, Cúm A (H5N1), Cúm A (H1N1), một số dịch bệnh khác như dịch tả lây
truyền qua biên giới (từ Campuchia năm 2010), Các dịch bệnh khác nguy hiểm như:
Dịch Sốt xuất huyết, viêm màng não mô cầu, tay chân miệngmặc dù chúng ta đã nỗ lực
và khống chế được các ca bệnh, tuy nhiên trước mắt dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp
trên quy mô phạm vi toàn thế giới và có thể lây truyền và bùng phát. Chúng ta đã có được
bài học kinh nghiệm trong việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người dân, dự phòng
thuốc, trang thiết bị, nhân lực trong việc đảm bảo bao vây và khống chế dịch bệnh có hiệu
quả. Chúng ta đã thực hiện tốt công tác huy động toàn thể xã hội tham gia. Đó là những
thành công trong việc khống chế và phòng ngừa dịch bệnh.
Vấn đề xử lý chất thải y tế, nhất là chất thải rắn đang là một thách thức lớn. Nhiều
BV chưa có hệ thống xử lý chất thải hoặc có nhưng không hoàn chỉnh hoặc đã ngừng hoạt
động vì thiếu kinh phí sửa chữa, bảo dưỡng. Theo số liệu báo cáo của Cục Quản lý môi
trường y tế, Bộ Y tế, có khoảng 44% tổng số các bệnh viện tuyến trung ương, tỉnh, huyện
có hệ thống xử lý chất thải y tế. Nếu tính theo tuyến bệnh viện thì có: 76,5% các bệnh
viện tuyến trung ương; 53% các bệnh viện tuyến tỉnh và 37% các bệnh viện tuyến huyện
30
có hệ thống xử lý chất thải y tế. Tuy vậy, hệ thống xử lý chất thải ở nhiều bệnh viện đã
xuống cấp, cần được sửa chữa nâng cấp cho phù hợp với quy mô phát triển, nhu cầu chăm
sóc sức khỏe của nhân dân và bảo đảm quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường [36].
4. Bài học kinh nghiệm trong công tác kiểm định chất lượng sản phẩm
Mặc dù trong những năm qua, ngành y tế đã cung cấp nhiều giấy lưu hành sản
phẩm cho các hàng hóa có nguồn gốc nước ngoài, cũng như các hàng hóa được sản xuất
trong nước. Công tác kiểm định, kiểm nghiệm nhìn chung đạt được những thành tích đáng
kể. Tuy nhiên, đã có những sai sót khi thực hiện việc cấp giấy lưu hành cho một số sản
phẩm khi chưa rõ được các thông tin đầy đủ. Điều đó đã gây ra hậu quả nhất định và đã
tạo một số dư luận trong xã hội. Điểm hình một số trường hợp được nói đến như: Sữa có
nguồn gốc xuất xứ nước ngoài có chứa melamine với nồng độ vượt quá tiêu chuẩn cho
phép gây ra những dư luận trên báo chí, từ đó ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng, ảnh
hưởng đến các doanh nghiệp. Thuốc điều trị cảm cúm có chứa các tiền chất gây nghiện
pseudoephedrine (PSE) được lưu hành gây nên sự lo ngại việc sản xuất chất ma túy, đã
gây ra những dư luận không tốt [42]. Một vài bài viết do Viện Hóa học thuộc Viện Khoa
học Công nghệ Việt Nam cung cấp về bằng chứng về mối nguy hại do việc sử dụng
Chloramine trong phòng chống dịch bệnh [43], một số thuốc diệt côn trùng gây ngộ độc
do tiếp xúc với liều lượng cao đã làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh.
Do vậy, để đảm bảo sức khỏe người dân cũng như người tiêu dùng, ngành y tế cần
thực hiện đầy đủ các quy trình kiểm định, kiểm nghiệm. Cần liên tục cập nhật các thông
tin, hiện đại hóa máy móc, phương tiện phục vụ công tác.
5. Bài học kinh nghiệm trong việc đầu tư ngân sách cho y tế
Mặc dù được sự quan tâm của Đảng và nhà nước trong việc tăng cường đầu tư cho
ngành y tế. Trong những năm qua, ngành y tế không ngừng được quan tâm đầu tư từ
nhiều nguồn kinh phí khác nhau như: Tăng nguồn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực y tế,
tăng nguồn kinh phí từ bảo hiểm y tế và viện phí, tăng nguồn kinh phí từ nguồn vốn vay
và vốn viện trợ ODA,... nhưng đầu tư cho y tế vẫn còn thấp (Chi cho y tế mới chiếm
khoảng 6-7% tổng chi NSNN) [27]. Trước thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người
dân ngày càng tăng thì vấn đề đầu tư nhằm đáp ứng đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết
bị là không dễ thực hiện.
Thực tế vấn đề quá tải bệnh viện là vấn đề phổ biến tại các bệnh viện tuyến Trung
ương và tuyến tỉnh. Việc mở rộng hoạt động dịch vụ theo yêu cầu trong các bệnh viện
công không có giới hạn và theo phương thức “góp vốn – chia lãi”, chủ yếu nhằm cung
ứng dịch vụ y tế cho người có khả năng chi trả, nhất là những người thu nhập cao, có thể
làm xao nhãng việc cung cấp dịch vụ cho các đối tượng có thu nhập thấp và bệnh nhân
BHYT. Tự chủ bệnh viện bao gồm cả tự lựa chọn dịch vụ cung ứng và xác định giá, có xu
hướng đẩy chi phí khám, chữa bệnh của người dân ngày một tăng cao, số gia đình gặp
khó khăn vì chi phí khám, chữa sẽ ngày càng nhiều, trong khi bao phủ BHYT còn hạn
chế và hỗ trợ từ BHYT cũng chỉ được một phần. Việc huy động vốn tư nhân, gắn với thu
31
hồi vốn và lợi nhuận (trong đó có người góp vốn là cán bộ của bệnh viện), có thể tạo ra sự
cách biệt về thu nhập của cán bộ y tế giữa các tuyến y tế, các địa phương, thúc đẩy sự
chuyển dịch cán bộ y tế giỏi từ nông thôn về thành thị, từ tuyến dưới lên tuyến trên, từ y
tế dự phòng sang điều trị [30].
Tình hình trên dẫn đến hậu quả đáng lo ngại là các nguồn tài chính tư (private
revenue) đang ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong các tổng nguồn thu của bệnh
viện. Điều này cho thấy đang có sự gia tăng của cơ chế tài chính không công bằng và việc
thực hiện tự chủ như cách làm hiện nay đang thúc đẩy xu hướng này. Mặt khác, cũng cho
thấy đang có những “bệnh viện tư” trong bệnh viện công [44]. Chính vì vậy, gần đây Bộ
Chính trị đã yêu cầu “kịp thời phát hiện và khắc phục các khuynh hướng biến bệnh viện
công thành bệnh viện tư dưới mọi hình thức”; “tổng kết và có kết luận về việc đầu tư dưới
dạng góp vốn với mọi hình thức trong các cơ sở y tế công lập.” [46].Việc sử dụng nhà,
đất của các bệnh viện công để liên doanh, liên kết, hoặc để xây dựng các khu điều trị theo
yêu cầu, có thể dẫn đến sự lẫn lộn tài sản công và tư, như Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
cảnh báo [45].
Các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển khu vực ngoài công lập (xã
hội hoá) chưa đủ mạnh để có thể huy động tối đa các nguồn lực của xã hội cho chăm sóc
sức khoẻ. Tuy đã có một số chính sách khuyến khích và hỗ trợ nhưng trong quá trình thực
thi vẫn còn có rào cản, chưa được thực hiện đồng đều ở các địa phương, việc xây dựng
quy hoạch còn hạn chế, nhiều mục tiêu quy hoạch khó đạt.
Số đối tượng chính sách xã hội, người cao tuổi, người nghèo, đồng bào dân tộc
thiểu số, trẻ em dưới sáu tuổi...do nhà nước phải đảm bảo ngày càng lớn nhưng mức hỗ
trợ mệnh giá BHYT còn thấp so với chi phí của bệnh viện; cơ sở vật chất, trang thiết bị và
nhân lực tuyến cơ sở, vùng miền núi, vùng khó khăn còn chưa đáp ứng được yêu cầu nên
chất lượng dịch vụ cung cấp cho các đối tượng này chưa cao, ảnh hưởng đến khả năng
cân đối của Quỹ BHYT.Chính sách viện phí chậm đổi mới ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt
động bệnh viện. Cơ chế thanh toán BHYT còn nhiều bất cập, chưa thống nhất gây nhiều
khó khăn cho bệnh viện. Thực hiện Luật BHYT nhằm đảm bảo cho mọi tầng lớp được
tiếp cận với BHYT, tuy nhiên hiện mới bao phủ BHYT trên 60% dân số [26].
Nhân lực y tế, nhân tố quyết định hiệu quả hoạt động mạng lưới KCB, cần 3 yếu
tố: bao phủ, năng lực và động lực làm việc. Tạo nguồn tài chính để bảo đảm thu nhập tăng
thêm cho cán bộ, nhân viên y tế là một khâu quan trọng của đổi mới cơ chế tài chính bệnh
viện, góp phần tạo động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ y tế. Song vấn đề
mấu chốt là thu nhập tăng thêm phải gắn với hiệu quả hoạt động chuyên môn, gồm cả
phòng bệnh, phát hiện sớm, chữa khỏi bệnh (chứ không phải gắn với lợi nhuận từ đầu tư
TTB và số lần xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh... đem lại), đồng thời phải minh bạch và có
sự kiểm soát đầy đủ. Tình trạng thu nhập tăng thêm ở các bệnh viện dựa vào nguồn thu
viện phí trực tiếp cộng với phương thức chi trả theo phí dịch vụ cũng tạo động cơ và điều
kiện cho việc chỉ định xét nghiệm, dịch vụ kỹ thuật cao, hoặc kê đơn thuốc không cần
thiết. Về bản chất đó là một vấn đề về đạo đức nghề nghiệp cần được xem xét.
32
VI. MẶT MẠNH MẶT YẾU VÀ CƠ HỘI, THÁCH THỨC TRONG HNQT
1. Những mặt mạnh và mặt yếu trong tiến trình hội nhập
1.1. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân
Đối với ngành y tế, trong giai đoạn 2002-2006, Trung ương Đảng đã có Nghị quyết
số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị (Khóa IX) về “Công tác bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới” nhằm xây dựng và thực hiện tốt
quy hoạch phát triển hệ thống y tế đến năm 2010 và trong những năm tiếp theo. Trong đó
ưu tiên việc phát triển mạng lưới y tế dự phòng, mạng lưới y tế cơ sở, thừa kế bảo tồn
phát triển y dược học cổ truyền, tăng cường sự kết hợp quân dân y, phát triển ngành dược
là một ngành y tế mũi nhọn, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học, mở rộng và
tranh thủ hợp tác quốc tế.
Trong giai đoạn 2007-2010, các hoạt động ngành y tế từng bước được xây dựng
thành Luật và đã được quốc hội thông qua như: Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số
03/2007/QH12 ngày 21/11/2017, Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008,
Luật Khám, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009, Luật an toàn vệ sinh thực
phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010. Luật Dược số 34/2005/QH11 được ban hành từ
năm 2005 và Luật Phòng, chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễm dịch ở người mắc
phải số 64/2006/QH11 ban hành năm 2006, tuy nhiên đến đến giai đoạn 2007-2011 mới
được thể hiện bằng các quy định hướng dẫn chi tiết. Việc xây dựng các Luật không những
bảo đảm trách nhiệm của toàn xã hội trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân mà còn
bảo đảm sự hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới. Các văn bản còn nhằm đảm bảo cho việc
hội nhập WTO, trong đó thực hiện các cam kết và việc thực hiện có đạt kết quả về kinh
tế, xã hội. Sự hoàn thiện các văn bản pháp luật còn là điều kiện trong việc quản lý các sản
phẩm, các hàng hóa mang tính đặc thù ngành y tế (dược, hóa chất, trang thiết bị y tế),
quản lý các sản phẩm hàng hóa thông thường như các tiêu chuẩn và điều kiện hàng hóa
đối với sức khỏe người dân.
Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và
tầm nhìn đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày
30/6/2006, với mục tiêu Phát triển hệ thống y tế Việt Nam theo hướng tăng cường xã hội
hoá công tác y tế, trong đó y tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo; từng bước đáp ứng nhu
cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân với chất lượng ngày càng cao, phù
hợp với điều kiện kinh tế - xã hội; hướng tới sự công bằng và hiệu quả trong cung cấp và
sử dụng các dịch vụ y tế. Trong giai đoạn này, ngành y tế đã được quan tâm và chú trọng
đến phát triển toàn diện, thể hiện qua Chiến lược quốc gia về y tế dự phòng đến năm 2010
và tầm nhìn đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 255/2006/QĐ-TTg ngày
09/11/2006, Quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh đến năm 2010 và tầm nhìn
đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 30/2008/QĐ-TTg ngày 22/02/2008.
Việc quy hoạch mạng lưới y là cơ sở pháp lý tế đảm bảo cho sự phát triển công tác
kiểm nghiệm, kiểm định, kiểm dịch hàng hóa đạt chất lượng. Các quy hoạch đảm bảo
phát triển các cơ sở đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân, trong đó có sự phát
33
triển các dịch vụ y tế ngoài công lập. Các quy hoạch này tạo điều kiện cho người dân lựa
chọn các dịch vụ y tế phù hợp với khả năng chi trả. Từ đó đảm bảo cho quá trình hội nhập
quốc tế trong đó có hội nhập WTO.
1.2. Hệ thống y tế còn yếu kém đáp ứng được với tiến trình hội nhập
Khi gia nhập WTO chúng ta cần đảm bảo được đủ khả năng trong việc kiểm soát
được dịch, bệnh lây truyền qua biên giới, các nguy cơ từ các hàng hóa. Tuy vậy, mạng
lưới kiểm dịch y tế biên giới còn yếu kém, hiện cả nước có 13 Trung tâm Kiểm dịch Y tế
Quốc tế trong khi cả nước có 41 tỉnh, thành phố có đường biên giới và sân bay. Các Trang
thiết bị phục vụ công tác kiểm dịch còn yếu kém, chưa đủ phục vụ công tác. Hiện tại các
trung tâm kiểm dịch chỉ có một số trang thiết bị đơn giản như máy đo thân nhiệt, một số
máy phun, bình bơm hóa chất. Các trang thiết bị phục vụ xét nghiệm hầu như chưa
có[33].
Công tác kiểm định chất lượng sản phẩm được giao cho một số Viện nghiên cứu.
Tuy nhiên, các Viện còn thiếu nhiều trang thiết bị đặc biệt các trang thiết bị đòi hỏi kỹ
thuật hiện đại. Các tiêu chuẩn Việt Nam hiện nay còn chưa đáp ứng được với nhu cầu đặc
biệt là các tiêu chuẩn về hàng hóa tiêu dùng (thực phẩm, mỹ phẩm), các tiêu chuẩn về
thuốc, trang thiết bị y tế chưa có hoặc chưa đáp ứng được với tiến bộ của khoa học kỹ
thuật. Điều đó là những nguyên nhân của một số hàng hóa không đạt được các tiêu chuẩn
và gây nên những trường hợp đã được báo chí đưa ra.
Công tác khám, chữa bệnh còn chưa đáp ứng được nhu cầu người dân, nhiều bệnh
viện vẫn đang trong tình trạng quá tải, các tiến bộ kỹ thuật y học tuy được áp dụng nhiều,
nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu người dân. Hệ thống y tế còn chưa đảm bảo được
việc quản lý các phòng khám có vốn đầu tư, y bác sỹ nước ngoài, thanh tra Y tế còn chưa
đáp ứng được nhu cầu, điều đó xảy ra một số trường hợp mà báo chí đã nêu tên.
1.3. Ngành công nghiệp dược phẩm, TTB y tế còn non trẻ
Công nghiệp thuốc, trang thiết bị y tế còn kém, gần 60% lượng thuốc phải nhập
khẩu [29], các trang thiết bị y tế hầu hết phải nhập khẩu, đặc biệt các trang thiết bị y tế kỹ
thuật cao chúng ta hoàn toàn chưa sản xuất được trong nước (máy siêu âm, máy chụp cắt
lớp, máy cộng hưởng từ,). Trong khi đó, việc hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta phải
chơi cùng sân với các nước có nền công nghiệp hiện đại. Điều đó làm ảnh hưởng đến việc
phát triển công nghiệp dược phẩm, trang thiết bị trong nước trong nước. Từ đó chúng ta
dễ bị các bẫy phụ thuộc nước ngoài, từ đó về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến việc chủ động
trong công tác phòng, chống bệnh tật.
2. Cơ hội và thách thức trong quá trình HNQT
2.1. Cơ hội hợp tác và phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe
Trong thời kỳ hội nhập các thảm họa tự nhiên như: Sóng thần, bão, lũ lụt, động
đất, núi lửa,đã gắn kết các quốc gia lại trong xu thế toàn cầu hóa. Các vấn đề phòng
chống thảm họa tự nhiên đã được đưa ra trong các hội nghị quốc tế và trở thành những
cam kết hành động chung trong bối cảnh toàn cầu.
34
Hiện nay, chúng ta đã và đang có nhiều hợp tác về y tế với các nước trên thế giới
và khu vực. Việt Nam đã ký hiệp định hợp tác kiểm dịch y tế với các nước có chung
đường biên giới như: Trung Quốc, Lào, Căm pu chia. Trong khu vực, chúng ta cũng đã ký
với các nước trong khu vực ASEAN hiệp định phòng chống thảm họa và ứng phó với các
tình trạng khẩn cấp (AADMER). Ngành y tế Việt Nam cũng đã và đang hợp tác chặt chẽ
với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trong việc phòng chống dịch bệnh, các thảm họa tự
nhiên. Trước thực trạng ấm lên của trái đất do hiệu ứng nhà kính, các nước đã ký Nghị
định thư Kyoto với mục đích cắt lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đã có hiệu lực hơn
170 quốc gia, chiếm 60% khí thải CO2 vào thời điểm 1990 theo Chương trình khung về
vấn đề biến đổi khí hậu. Tuy nhiên đến hội nghị về biến đổi khí hậu Copenhagen năm
2011 đã không đạt được các thỏa thuận nào [47].
Sự hợp tác bước đầu đã đảm bảo được việc chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và hợp
phòng chống dịch, bệnh lây truyền qua biên giới, phòng chống thiên tai thảm họa và đáp
ứng các tình trạng khẩn cấp. Một số hợp tác kỹ thuật với các nước đã đảm bảo được việc
học tập, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cao, từ đó ứng dụng vào công tác chăm sóc sức
khỏe của Việt Nam, từng bước nâng chất chất lượng dịch vụ y tế.
Hàng năm chúng ta nhận được các khoản vốn vay, vốn viện trợ từ các nước như
Nhật Bản thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Nhật Bản (JICA), CHLB Đức thông qua
Ngân hàng Tái thiết Đức, Cơ quan Phát triển Pháp (AFD),, các tổ chức như: Ngân hàng
thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Quỹ Phát triển dầu mỏ quốc tế
(OFID),Đây là nguồn vốn giúp cải thiện đáng kể mạng lưới chăm sóc sức khỏe cho
người dân.
Việt Nam đã và đang thực hiện việc thu hút đầu tư các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Chúng ta đang tạo các điều kiện thuận lợi trong việc thu hút FDI, thời gian qua Cục Quản
lý khám chữa bệnh đã cấp mới và gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y tư
nhân cho 48 bệnh viện và phòng khám có vốn đầu tư nước ngoài. theo Cục Đầu tư nước
ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), cả nước có trên 70 dự án đầu tư nước ngoài trực tiếp vào
lĩnh vực y tế (y, dược, trang thiết bị) với tổng vốn đăng ký là gần 1 tỷ đô la. Hội nhập
quốc tế, là cơ hội lớn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực y tế, nhằm tăng
cường khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân [23].
Gia nhập WTO, các sản phẩm dược phẩm, vắc xin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm, hóa
chất và trang thiết bị y tế mặc dù đang đứng trước nhiều khó khăn về sự cạnh tranh.
nhưng chúng ta cũng đang đứng trước những cơ hội cho sự phát triển chất lượng sản
phẩm, đảm bảo mang lại lợi ích cho người bệnh một cách tốt nhất.
2.2. Những thách thức trong việc hội nhập quốc tế
Dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp và đang có xu thế lây lan giữa các quốc
gia trên thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa. Trong vòng 40 năm qua, bên cạnh việc loại
trừ được một số bệnh truyền nhiễm thì một số bệnh đã quay trở lại, số lượng các trường
hợp mắc sốt xuất huyết đã tăng ít nhất 20 lần và còn xác định thêm 30 bệnh truyền nhiễm
35
mới xuất hiện như HIV/AIDS, Ebola, bò điên, SARS, cúm A(H5N1), cúm
A(H1N1)[33]
Sốt xuất huyết đã lưu hành tại trên 100 quốc gia thuộc các khu vực nhiệt đới và cận
nhiệt đới. Hơn 2,5 tỷ người sống trong khu vực có nguy cơ, hàng năm có khoảng 50-100
triệu người mắc sốt xuất huyết, khoảng 5% trong số đó có thể tử vong. Số trường hợp mắc
sốt xuất huyết trên thế giới có xu hướng tăng gấp đôi qua từng thập kỷ. Trong một tuyên
bố, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết Sốt xuất huyết là một trong những bệnh truyền nhiễm
phát triển nhanh nhất trên thế giới và có hơn 70% dân số của các nước và vùng lãnh thổ
khu vực châu á - Thái Bình Dương có nguy cơ mắc sốt xuất huyết. Một số nước thường
xuyên ghi nhận dịch SXH như: Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Úc, Căm pu chia,
Nepal, Đảo Cook, New Caledonia [32].
Cúm A (H5N1) độc lực cao ở người được ghi nhận lần đầu tiên năm 2003 tại Hồng
Kông đến nay đã có 505 trường hợp mắc tại 15 quốc gia, trong đó có 300 trường hợp tử
vong, số mắc chủ yếu được ghi nhận tại các quốc gia Châu á, Indonesia là nước có số mắc
cao nhất (mắc 168, chết 139). Năm 2010 đã có 37 trường hợp mắc cúm A(H5N1) tại 5
quốc gia là Căm – pu - chia, Trung Quốc, Ai Cập, Indonesia, Việt Nam, trong đó đã có 18
trường hợp tử vong [32].
Dịch tả trong những năm qua đã xảy ra tại nhiều nước trên thế giới như: Iraq,
Bangladesh, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Zimbabwe, Congo, Mozambique. Năm 2010,
dịch tiếp tục xảy ra tại Căm – pu -chia, Zimbabwe, Iraq, Apganistan Congo, Trung Quốc,
Guinea Bissau, Mozambique [32].
Năm 2009, xuất hiện dịch bệnh mới nổi là cúm A (H1N1), trường hợp đầu tiên
được thông báo tại Mêhicô vào tháng 3/2009, sau 4 tháng dịch nhanh chóng lan rộng ra
khắp thế giới, Tổ chức Y tế thế giới công bố một đại dịch mới sau hơn 40 năm. Ngày
10/8/2010, Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra Thông báo: Thế giới không còn trong giai
đoạn đại dịch cúm (giai đoạn 6), đã chuyển sang giai đoạn sau đại dịch. Như vậy sau 14
tháng (kể từ ngày 11/6/2010) tuyên bố đại dịch cúm A(H1N1) trên toàn cầu, Tổ chức Y tế
Thế giới đã khẳng định tình hình cúm A(H1N1) hiện nay đang bước vào giai đoạn thoái
lui. Hiện nay, tại một số nước thuộc khu vực ôn đới của nam bán cầu (Chile, Australia,
New Zealand) và một số vùng của khu vực Nam á (ấn Độ) đang ghi nhận sự lan truyền
mạnh của vi rút cúm A (H1N1) [32].
Bệnh sốt vàng ở Châu Phi và sốt thung lũng Rift ở Nam Phi: Tháng 01/2010,
WHO ghi nhận ổ dịch sốt vàng tại Cote d'Ivoire với 10 trường hợp nghi ngờ (05 ca xét
nghiệm dương tính ) và 06 ca tử vong. Tháng 02/2010, WHO ghi nhận 03 ca tử vong,
dương tính với vi rút gây bệnh sốt vàng ở khu vực miền Tây của Cameroon. Cũng trong
tháng 02/2010, Guinea ghi nhận 01 trường hợp dương tính với vi rút gây bệnh sốt vàng ở
khu vực gần biên giới với Cote d'Ivoire và 06 trường hợp nghi ngờ. Tháng 3/2010, Bộ Y
tế Nam Phi thông báo 63 trường hợp nhiễm sốt thung lũng Rift, trong đó có 02 ca tử vong
[32]
36
Viêm màng não do não mô cầu: Từ 04/01 - 28/3/2010, Bộ Y tế Chad (nước cộng
hòa ở Trung Phi) thông báo ghi nhận 1.531 ca nghi ngờ viêm màng não, trong đó có 151
ca tử vong. Kết quả xét nghiệm sau đó khẳng định 81 mẫu dương tính với não mô cầu
[32].
Bại liệt ở Tajikistan, Angola và Congo: Từ tháng 01/2010 đến ngày 29/4/2010, Bộ
Y tế Tajikistan (nước đã công bố thanh toán Bại liệt từ năm 2002) thông báo ghi nhận 171
ca liệt mềm cấp, tử vong: 12, trong đó 32 trường hợp dương tính với vi rút bại liệt hoang
dại typ I. Tại Angola, ổ dịch bắt đầu từ tháng 4/2007 và có biểu hiện lây truyền mạnh
trong năm nay ở các tỉnh Bie, Huambo, Lunda Norte, Lunda Sul và Uige. Tại Congo dịch
tái bùng phát tại tỉnh Kasai Occidental đây là tỉnh giáp biên giới với Angola (nơi đang ghi
nhận sự bùng phát của vi rút bại liệt) và tỉnh Katanga [32].
Dịch hạch ở Peru và ở Tây Tạng - Trung Quốc: Ngày 10/8/2010, Tổ chức Y tế Thế
giới thông báo Bộ Y tế Peru xác nhận có 17 trường hợp bị bệnh dịch hạch tại tỉnh Ascope
thuộc bang La-Libertad. Trong số này có 04 trường hợp bị bệnh dịch hạch thể phổi, 12
trường hợp thể hạch và 01 trường hợp là thể nhiễm khuẩn huyết. Ngày 26/9/2010, Trung
Quốc đã ban bố tình trạng báo động về y tế tại khu vực Tây Tạng thuộc miền Tây Nam
của nước này sau khi ghi nhận 01 trường hợp mắc và tử vong ngày 23/9/2010 do mắc
dịch hạch thể phổi. Ngoài ra còn 04 trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân tử vong trên bị
bệnh dịch hạch thể phổi đang điều trị cách ly trong tình trạng nguy kịch [32].
Sự phát triển nóng về công nghiệp trong những thập kỷ qua là nguyên nhân của sự
ô nhiễm m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 15_danh_gia_tac_dong_y_te_sau_5_nam_gia_nhap_wto_178.pdf