Đánh giá tiềm năng đa dạng sinh học và các dịch vụ môi trường rừng phục vụ chi trả dịch vụ môi trường tại huyện ba bể, tỉnh Bắc Kạn

Nghiên cứu này thực hiện nhằm đánh giá đa dạng sinh học và các dịch vụ môi trường rừng qua đó xác định chi

trả dịch vụ môi trường của huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Phỏng vấn cán bộ chủ chốt (n = 6) và điều tra nông hộ (n =

256) là hai phương pháp chủ yếu được sử dụng để thu thập số liệu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng huyện Ba Bể đa

dạng về các loài động thực vật, nhiều loài nằm trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới. Ngoài ra, trên địa bàn huyện

còn đa dạng các hệ sinh thái phân bố ở các kiểu địa hình khác nhau. Sự đa dạng về loài động thực vật và phong phú

về các hệ sinh thái đã cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ môi trường có giá trị. Tuy vậy, các dịch vụ trên chưa

được khai thác và sử dụng hiệu quả nên chưa khuyến khích được các hoạt động bảo tồn tài nguyên rừng trên địa

bàn huyện. Do đó, trong thời gian tới huyện cần thực hiện tốt hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học

nhằm duy trì khả năng cung ứng các dịch vụ môi trường đồng thời đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình chi trả

dịch vụ môi trường tạo ra nguồn thu để phục vụ cho công tác bảo tồn tài nguyên rừng và nâng cao thu nhập cho

người dân địa phương.

Từ khóa: Dịch vụ môi trường rừng, đa dạng sinh học, hệ sinh thái rừng, huyện Ba Bể

pdf11 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 700 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đánh giá tiềm năng đa dạng sinh học và các dịch vụ môi trường rừng phục vụ chi trả dịch vụ môi trường tại huyện ba bể, tỉnh Bắc Kạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một tăng lên từ mức bình quân 32 triệu USD/năm trong giai đoạn 1996 - 2004 lên 51,8 triệu USD năm 2005. Nguồn kinh phí này chủ yếu nhận được từ các nhà tài trợ quốc tế (68%) (Vũ Tấn Phương, 2006). 3.2.3. Các dịch vụ văn hóa * Văn hóa, du lịch Khu vực rừng Ba Bể có cảnh quan thiên nhiên đẹp gồm nhiều địa điểm hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan, nghỉ dưỡng như: Động Puông, Động Tiên, Động Hua Mạ, thác Đầu Đẳng, Đảo Bà Góa... đặc biệt là hồ Ba Bể được xếp hạng là một trong những hồ nước ngọt tự nhiên đẹp nhất thế giới. Bên cạnh đó đây là khu vực sinh sống của các đồng bào dân tộc Tày, Mông, Dao, Kinh nên bản sắc văn hóa dân tộc cũng rất phong phú như: các làn điệu hát then, hát lượn, hát nàng ới; các lễ hội lớn như hội xuân Ba Bể, lễ hội Lồng Tồng với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như chọi bò, đua thuyền độc mộc, bắn nỏ, múa khèn, đánh đàn tính... tạo điều kiện hấp dẫn khác du lịch trong và ngoài nước. Theo thống kê hàng năm huyện Ba Bể tiếp đón khoảng 20,5 nghìn lượt khách tới thăm quan, nghỉ dưỡng, trong đó có 8,1 nghìn lượt khách nước ngoài và 12,4 nghìn lượt khách trong nước, tổng số ngày các du khách cư trú trên địa bàn là 51.320 ngày. Hoạt động du lịch đã góp phần đem lại một nguồn thu lớn cho người dân địa phương. Bảng 7. Các cơ sở văn hóa, tín gưỡng và du lịch Hạng mục Mô tả Các cơ sở văn hóa, tín ngưỡng Di tích thành nhà Mạc trên Động Puông Di chỉ người xưa (hơn 10 nghìn năm) ở Động Tiên Di tích hang Nả Phòng nơi làm việc của Đài tiếng nói Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Đền An Mạ thờ trời, đất, phật Các địa điểm du lịch đẹp: Hồ Ba Bể, động Puông, động Hua Mạ, thác Đầu Đẳng, động Tiên, ao Tiên, đảo Bà Góa. Các làng bản của người Tày, Dao, Mông Loại hình văn hóa đặc sắc Hát then, lượn, nàng ới Đánh đàn tính, múa khèn, chọi bò, đua thuyền độc mộc, bắn nỏ Lễ hội văn hóa, ẩm thực Hội xuân Ba Bể, lễ hội Lồng tồng (Xuống đồng) Tôm chua Ba Bể, cá nướng Cao Trường Sơn, Nguyễn Thanh Lâm, Trần Đức Viên 1953 * Nghiên cứu khoa học, giáo dục Rừng Ba Bể có tính ĐDSH cao, là nơi lưu trữ nhiều nguồn gen quý của Việt Nam và thế giới, đặc biệt là khu vực VQG Ba Bể do đó đây là địa điểm lý tưởng cho các nhà khoa học, sinh viên, học sinh tới làm việc và nghiên cứu. Hiện nay, VQG Ba Bể đã xây dựng Trung tâm Giáo dục và Truyền thông môi trường, tổ chức các cuộc thi môi trường, bảo vệ rừng cho học sinh định kỳ hàng năm vào dịp lễ hội Lồng Tồng. Vườn cũng thường xuyên tiếp nhận các đoàn cán bộ nghiên cứu bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH về làm việc và nghiên cứu. 3.4. Giá trị kinh tế của các DVMT chính Ước tính giá trị kinh tế của các DVMT rừng là một công việc phức tạp và mang tính chất tương đối. Tuy nhiên việc làm này có ý nghĩa quan trong phục vụ quá trình thực hiện chương trình chi trả DVMT. Trong nghiên cứu này chúng tôi tính toán một cách tương đối các loại DVMT theo hướng dẫn NĐ 99/2010. * Dịch vụ cung ứng Giá trị dịch vụ cung ứng của rừng được tính dựa trên số tiền thu được từ hoạt động khai thác rừng. Theo đó, giá trị cung ứng từ rừng huyện Ba Bể năm 2014 là 40.253.304.000 đồng, trong đó số tiền thu được từ hoạt động trồng và chăm sóc rừng là 16.067.704.000 (39,92%) và thu từ bán các sản phẩm rừng là 24.185.600.000 đồng (60,08%). * Dịch vụ hấp thụ carbon Kết quả ước tính giá trị dịch vụ hấp thụ carbon rừng của Ba Bể được thể hiện trong bảng 8. Theo đó, tổng lượng CO2 - eq của các loại rừng là 126.303,86 tấn/năm, tương đương với giá trị hơn 14 tỷ đồng/năm nếu lượng carbon này được bán theo cơ chế phát triển sạch. * Dịch vụ bảo vệ nguồn nước Huyện Ba Bể hiện có 40.158,57 ha rừng nhận được chi trả từ 2 nhà máy thủy điện Na Hang và Chiêm Hóa với tổng số tiền hơn 7,3 tỷ đồng/năm (Bảng 9). * Dịch vụ lưu giữ cảnh quan Do hoạt động du lịch của huyện Ba Bể gắn chặt với hồ Ba Bể nên giá trị của dịch vụ lưu giữ cảnh quan của rừng được ước tính tối đa (2%) dựa vào tổng doanh thu của hoạt động du lịch trên địa bàn huyện. Theo đó, bình quân mỗi năm huyện tiếp đón khoảng 20.473 nghìn lượt khách du lịchtương đươc với giá trị là 438 triệu đồng/năm. Dựa trên các kết quả ước tính rừng Ba Bể cung ứng các DVMT có trị giá hơn 62 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, hiện tại huyện Ba Bể mới khai thác được 76,61% giá trị ước tính nói trên bởi hoạt động chi trả cho dịch vụ hấp thụ carbon theo cơ chế phát triển sạch chưa được triển khai, còn dịch vụ lưu giữ cảnh quan phục vụ du lịch mới chỉ dừng lại ở mức thử nghiệm với số tiền thu được không đáng kể (26 triệu đồng). Bảng 8. Giá trị dịch vụ hấp thụ carbon bề mặt trong rừng Loại rừng Diện tích (ha) Hệ số hấp thụ* (CO2 - eq/ha/năm) Tổng lượng hấp thụ CO2 - eq (tấn/năm) Thành tiền (1.000 đồng/năm) Gỗ giầu 3.561,6 4,92 17.523,07 1.958.554 Gỗ trung bình 5.810,6 3,58 20.801,95 2.325.034 Gỗ nghèo 23.852,7 2,79 66.549,03 7.438.185 Gỗ nghèo kiệt 4.960,2 2,25 11.160,45 1.247.403 Gỗ chưa có trữ lượng 5.769,3 1,78 10.269,35 1.147.806 Tổng 43.954,4 126.303,86 14.116.982 Ghi chú: (*) Hệ số hấp thụ CO2 - eq theo kết quả nghiên cứu của ICRAF, 2011; Giá USD quy đổi 22,354 đồng/USD Đánh giá tiềm năng đa dạng sinh học và các dịch vụ môi trường rừng phục vụ chi trả dịch vụ môi trường tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn 1954 Bảng 9. Giá trị dịch vụ bảo vệ nguồn nước Chủ rừng Diện tích (ha) Đơn giá (1.000 đồng/ha/năm) Thành tiền (1.000 đồng/năm) BQL rừng 5.427,53 182 987.810 Doanh nghiệp nhà nước 1.126,39 182 205.003 Hộ gia đình 10.797,66 182 1.965.174 UBND chưa giao 22.806,99 182 4.150.872 Tổng 40.158,57 7.308.859 Bảng 10. Giá trị dịch vụ lưu giữ cảnh quan Loại hình kinh doanh Doanh thu (1.000 đồng) Tỷ lệ trích chi trả DVMT Thành tiền (1.000 đồng) Dịch vụ lưu trú 9.190.000 2% 183.800 Dịch vụ ăn uống 12.710.000 2% 254.200 Tổng 21.900.000 438.000 Bảng 11. Tổng hợp giá trị DVMT rừng Loại dịch vụ Tiềm năng Thực tế triển khai Số tiền (triệu đồng) (%) Số tiền (triệu đồng) Ghi chú Cung ứng 40.253,39 64,80 40.253,39 Giá trị lâm nghiệp Hấp thụ carbon 14.116,98 22,73 0 Chưa triển khai Lưu trữ, bảo vệ nguồn nước 7.308,86 11,77 7.308,86 Triển khai năm 2015 Lưu giữ cảnh quan 438 0,71 26,00 Thí điểm trên quy mô nhỏ 62.117,23 100 47.588,25 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Ba Bể có diện tích rừng lớn chủ yếu là rừng thường xanh với hệ động, thực vật phong phú, đa dạng, có nhiều loài nằm trong sách đỏ của thế giới và Việt Nam. Tính ĐDSH trong rừng Ba Bể là nền tảng dẫn tới khả năng cung cấp các DVMT như: Dịch vụ cung ứng, dịch vụ kiểm soát và dịch vụ văn hóa. Các DVMT rừng của Ba Bể có giá trị cao khi kết quả ước tính cho 4 loại dịch vụ chính đạt mức gần 47,6 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng các DVMT trên địa bàn huyện còn nhiều tồn tại: Việc đánh giá các DVMT rừng chưa được quan tâm đúng mức; mới chỉ triển khai được 2 loại chi trả DVMT theo NDD99/2010 là dịch vụ cung ứng và dịch vụ lưu trữ, bảo vệ nguồn nước. Trong khi đó, hai loại DVMT khác đã được quy định tại NĐ99 là chi trả dịch vụ hấp thụ carbon và lữu giữ cảnh quan gần như chưa được triển khai; Khả năng cung cấp các DVMT có nguy cơ giảm sút do diện tích rừng bị thu hẹp và tính ĐDSH giảm, mà nguyên nhân chính đến từ những tác động của con người. Với nỗ lực triển khai các chương trình chi trả DVMT huyện Ba Bể đã tạo ra nguồn kinh phí lên tới 47,58 tỷ đồng. Đây là một nguồn kinh phí lớn hỗ trợ cho các hoạt động bảo vệ rừng và nâng cao sinh kế cho người dân, góp phần giảm bớt được áp lực khai thác lên tài nguyên rừng, nâng cao nhận thức của người dân về giá trị của tài nguyên rừng. 4.2. Kiến nghị Đây chỉ là nghiên cứu bước đầu về đánh giá tiềm năng ĐDSH và giá trị DVMT rừng của Cao Trường Sơn, Nguyễn Thanh Lâm, Trần Đức Viên 1955 huyện Ba Bể nên còn nhiều hạn chế. Để thực hiện tốt công tác quản lý và thực hiện hoạt động chi trả DVMT, cần tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn và chi tiết hơn để đánh giá và lượng hóa giá trị ĐDSH và các loại DVMT rừng trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO Brown and Pearce (1994). The economic value of carbon storage in tropical forests. The Economics of Project Appraisal and the Environment, Cheltenham: Edward Elgar, pp. 102 - 23. Camino Liquete, Núria Cid, Denis Lanzanova, Bruna Grizzetti, Arnaud Reynaud (2016). Perspectives on the link between ecosystem services and biodiversity: The assessment of the nursery function. Ecological Indicators, 63: 249 - 257. Chính Phủ Việt Nam (2010). Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Christina von Haaren, Daniela Kempa, Katrin Vogel, Stenfan Ruter (2012). Assessing biodiversity on the farm scale as basis for ecosystem service payments. Journal of Environmental Management, 113: 40 - 50. ICRAF (2011). Báo cáo: Tình hình thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn. MA (2005). Ecosystems and Human Well - being: Synthesis. Island Press, Washington. Tô Đình Mai (2006). Nghiên cứu cơ sở khoa học về giá rừng và ứng dụng trong điều kiện Việt Nam. Báo cáo chuyên đề thuộc đề tài “Nghiên cứu giá rừng Việt Nam”. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội. Pamela. D. McElwee (2012). Payments for environmental services as neoliberal market - based forest conservation in Vietnam: Panacea or problem?. Geoforum, 43: 412 - 426. Vũ Tấn Phương (2006). Giá trị môi trường và dịch vụ môi trường rừng. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 8/2006, trang 7 - 11. Phạm Thu Thủy, Bennet, Vũ Tấn Phương, Brunner, Lê Ngọc Dũng, Nguyễn Đình Tiến (2013). Chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam: Từ chính sách đến thực tiễn. Tóm tắt số 22. Bogor, Indonesia: CIFOR. Tiina Häyhä, Pier Paolo Franzese, Alessandro Paletto, Brian D. Fath (2015). Assessing, valuing, and mapping ecosystem services in Alpine forests. Ecosystem Services, 14: 12 - 23. UBND huyện Ba Bể (2015). Niên giám thống kê huyện Ba Bể 2014.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_12_moi_10_6246.pdf
Tài liệu liên quan