Đề tài nghiên cứu, đánh giá thị trường gỗ và sản phẩm gỗ giai đoạn 2001 –2005 đã đạt được
một số thành quả và có ý nghĩa thiết thực góp phần cung cấp tư liệucũng như là cơ sở dữ liệu cho
công tácdự báo thịtrường lâm sản trong giai đoạn tới.
Kết quả 2 năm nghiên cứu và đánh giá thị trường gỗ và sản phẩm gỗtrên địa bàn 12 tỉnh,
thành (trong đó 8 tỉnh thuộc duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng Nam Bộ và 4 tỉnhphía
Bắc). Trong bài viết này đưa ra một sốkết quả nghiên cứu đạt được như sau:
Thực trạng phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam trong giai đoạn 2001 –2005 đã
thể hiện các ưu điểm theo xu hướng như: Tổng cung, tổng cầu đều tăng trưởng khá nhanh; nhiều tỉnh
thành trong cả nước đã ngày càng mở rộng ra nhiều thị trường chính, khó tính, tiềm năng; giảm xuất
thô đáng kể; tăng nhập khẩu gỗ nguyên liệu để tăng xuất khẩu; trồng rừng nguyên liệu đã được chú ý,
hệ thống doanh nghiệp chế biến lâm sản ngày càng phát triển, từng bước đổi mới thiết bị công nghệ
cũng như năng lực cạnh tranhngày càng phù hợp với xu hướng phát triểnthị trường trong nước cũng
như ngoài nước.
Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều hạn chế: Thị trường phát triển thiếu đồng bộ; quy hoạch
trồng rừng nguyên liệu chưa tổng thể; điều kiện phát triển thị trường còn bất cập nhất là chính sách,
khoa học và công nghệ, quản lý Nhà nước; hiệu quả thị trường còn thấp; bảo vệ rừng và môi trường
chưa tốt.
Nhiều luật và chính sách có tác động tích cực đến việc phát triển thị trường, song mức tác
động vẫn còn khiêm tốn, thậm chí có lúc, có nơi còn là “lực cản”:
Các chính sách phát triển kinh tế thị trường vẫn đang bộc lộ rất rõ nét sự thiếu thống nhất và
không rõ ràng dẫn đến những bất cập trong chính sách đầu tư, ưu đãi đối với các doanh nghiệp nhà
nước.
Một số luật mới ban hành gần đây như Luật đầu tư, Luật c
10 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 947 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đánh giá thực trạng và dự báo xu hướng phát triển thị trường lâm sản Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LÂM SẢN VIỆT
NAM
Trần Việt Trung
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu, đánh giá thị trường gỗ và sản phẩm gỗ giai đoạn 2001 – 2005 đã đạt được
một số thành quả và có ý nghĩa thiết thực góp phần cung cấp tư liệu cũng như là cơ sở dữ liệu cho
công tác dự báo thị trường lâm sản trong giai đoạn tới.
Kết quả 2 năm nghiên cứu và đánh giá thị trường gỗ và sản phẩm gỗ trên địa bàn 12 tỉnh,
thành (trong đó 8 tỉnh thuộc duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng Nam Bộ và 4 tỉnh phía
Bắc). Trong bài viết này đưa ra một số kết quả nghiên cứu đạt được như sau:
Thực trạng phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2005 đã
thể hiện các ưu điểm theo xu hướng như: Tổng cung, tổng cầu đều tăng trưởng khá nhanh; nhiều tỉnh
thành trong cả nước đã ngày càng mở rộng ra nhiều thị trường chính, khó tính, tiềm năng; giảm xuất
thô đáng kể; tăng nhập khẩu gỗ nguyên liệu để tăng xuất khẩu; trồng rừng nguyên liệu đã được chú ý,
hệ thống doanh nghiệp chế biến lâm sản ngày càng phát triển, từng bước đổi mới thiết bị công nghệ
cũng như năng lực cạnh tranh ngày càng phù hợp với xu hướng phát triển thị trường trong nước cũng
như ngoài nước.
Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều hạn chế: Thị trường phát triển thiếu đồng bộ; quy hoạch
trồng rừng nguyên liệu chưa tổng thể; điều kiện phát triển thị trường còn bất cập nhất là chính sách,
khoa học và công nghệ, quản lý Nhà nước; hiệu quả thị trường còn thấp; bảo vệ rừng và môi trường
chưa tốt.
Nhiều luật và chính sách có tác động tích cực đến việc phát triển thị trường, song mức tác
động vẫn còn khiêm tốn, thậm chí có lúc, có nơi còn là “lực cản”:
Các chính sách phát triển kinh tế thị trường vẫn đang bộc lộ rất rõ nét sự thiếu thống nhất và
không rõ ràng dẫn đến những bất cập trong chính sách đầu tư, ưu đãi đối với các doanh nghiệp nhà
nước.
Một số luật mới ban hành gần đây như Luật đầu tư, Luật canh tranh, Luật Doanh nghiệp chưa
thực sự có hiệu lực do chưa có đủ các văn bản hướng dẫn thi hành luật.
Việt Nam hiện đang thiếu hệ thống chính sách kiểm soát chất lượng sản phẩm, thiếu chế tài
để điều chỉnh sự sử dụng lâm sản theo hướng bền vững hay kết hợp hài hoà giữa các lợi ích kinh tế,
xã hội và môi trường.
Hệ thống chính sách kiểm soát việc tiêu thụ và chế biến gỗ lậu còn yếu kém. Các chính sách
và chiến lược phát triển hệ thống chế biến, đầu tư phát triển trồng rừng nguyên liệu chưa phù hợp với
thực tế phát triển thị trường.
Từ khóa: Thị trường lâm sản, Chính sách đầu tư và phát triển.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống thị trường từng quốc gia ngày càng trở nên thống nhất,
thông suốt và phát triển. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống thị trường quốc gia tất yếu
phải phù hợp với xu thế vừa hợp tác, vừa cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Thị trường lâm sản của
Việt Nam ngày nay cũng vậy, nó là bộ phận hữu cơ trong hệ thống thị trường của đất nước, hướng
ngoại, cạnh tranh và hợp tác để phát triển bền vững.
Trong vài năm gần đây thị trường lâm sản Việt Nam đã phát triển khá sôi động, đặc biệt là xuất
khẩu đồ gỗ, có mức tăng trưởng rất nhanh (>30%/năm). Nhu cầu gỗ nguyên liệu cũng vì thế mà tăng
nhanh, vì vậy cần phải nhập khẩu và mở ra thị trường cung cấp gỗ lớn nội địa. Tuy nhiên Việt Nam
cũng còn trong tình trạng sơ khai về thị trường nói chung và thị trường lâm sản nói riêng, nên còn kém
lợi thế về nhiều mặt so với các nước. Vì vậy, việc đánh giá thực trạng thị trường lâm sản ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay và tìm hiểu xu hướng phát triển thị trường lâm sản là một yêu cầu tất yếu vừa
có tính cơ bản lâu dài, vừa mang tính cấp thiết trước mắt.
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng Phạm vi
Sản phẩm gỗ: Đồ gỗ, ván nhân tạo và dăm
gỗ.
Nguyên liệu gỗ: Gỗ tròn và gỗ xẻ.
Đà Nẵng, Bình Định, Gia Lai, ĐăkLăk, TP. Hồ Chí
Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Kiên Giang, Phú Thọ,
Quảng Ninh, Bắc Ninh và Nghệ An.
Phương pháp nghiên cứu
Thông tin thứ cấp được thu thập qua nhiều kênh thông tin: Niên giám thống kê, đề án phát triển
kinh tế xã hội của các tỉnh và các tài liệu liên quan.
Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua các phương pháp sau:
- Phương pháp đánh giá và phân tích thị trường
- Phương pháp điều tra bán cấu trúc và cấu trúc để điều tra điểm nghiên cứu, phỏng vấn các
hộ gia đình, các đại lý thu mua, cơ sở chế biến và các cơ quan liên quan bằng bảng câu hỏi thiết kế
sẵn.
- Phương pháp chuyên gia, hội thảo: Gặp gỡ, hội thảo trao đổi để tham khảo ý kiến của chuyên
gia, cán bộ quản lý trên từng lĩnh vực nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê, phân tích: Tổng hợp tài liệu, số liệu thu thập được ở cơ quan trung
ương và địa phương, trên mạng Internet và tài liệu điều tra. Có sử dụng thống kê mô tả và thống kê so
sánh.
- Các phương pháp toán kinh tế: Sử dụng phần mềm Excell trong tính toán xử lý số liệu khảo
sát nghiên cứu; phần mềm oralce để quản lý dữ liệu, thông tin về thị trường lâm sản.
Các bước thực hiện nghiên cứu
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu
Thu thập thông tin, số liệu làm cơ sở cho
đánh giá và dự báo thị trường lâm sản
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thị
trường lâm sản
Đề xuất định hướng và một số giải pháp
Bộ công cụ
Quan sát trực tiếp
Phỏng vấn bán cấu
trúc
Phỏng vấn cấu trúc
Hội thảo cộng đồng
Hội thảo SWOT
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích
Phương pháp phỏng vấn
cấu trúc, bán cấu trúc
Phương pháp dự báo
Phương pháp chuyên gia
Phương pháp kế thừa
Đối tượng nghiên cứu
Các đối tượng có tác động đến thị trường lâm sản:
- Các cơ quan và cán bộ có liên quan
- Hệ thống chính sách liên quan đến thị trường lâm sản trên
địa bàn nghiên cứu
Các tổ chức cá nhân tham gia trực tiếp vào thị trường lâm
sản:
- Cá nhân tiêu dùng sản phẩm và trồng rừng nguyên liệu
- Các tổ chức sản xuất, tiêu thụ, xuất nhập khẩu
Phân tích và xử lý số liệu
Đánh giá thị trường gỗ và sản phẩm gỗ giai đoạn
2001 – 2005, góp phần cung cấp tư liệu và đề xuất
khuyến nghị cho công tác chuyên môn dự báo thị
trường lâm sản trong giai đoạn 2010 - 2020
Nội dung nghiên cứu
Đánh giá thực trạng thị trường
lâm sản
Phân tích, đánh giá các nhân tố
ảnh hưởng đến thị trường lâm
sản
Đề xuất giải pháp ổn định và
phát triển thị trường lâm sản
Thực trạng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 12 tỉnh điều tra
Biểu 2. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 12 tỉnh, thành giai đoạn 2001–2005 (Giá CIF)
Đơn vị tính: triệu USD
Tỉnh, thành Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Đà Nẵng 12,24 14,10 16,82 23,96 28,62
Bình Định 40,3 51,9 82,72 131,46 162,96
Gia Lai 6,10 10,75 15,200 17,750 15,250
ĐăkLăk - 3,6 4,25 3,722 7,851
Bình Dương 85,874 115,356 155,970 457,530 574,408
TP. Hồ Chí Minh 127,458 143,510 333,81 216,046 434,88
Đồng Nai 27,416 43,287 78, 581 148,45 179,850
Kiên Giang - - - - -
Bắc Ninh 0,128 2,702 3,123 4,428 6,020
Nghệ An - 3,050 2,948 6,539 11,357
Quảng Ninh 2,35 3,05 5,679 5,399 5,41
Phú Thọ 0,158 0,478 0,536 0,453 0,755
Tổng kim ngạch xuất
khẩu của 12 tỉnh thành 302,112 388,191 699,642 1.015,739 1.427,364
(Nguồn: Cục Công nghệ thông tin – Tổng cục Hải quan, báo cáo điều tra khảo sát thị trường gỗ và
sản phẩm gỗ 12 tỉnh, thành năm 2006, 2007 và tính toán)
Ghi chú: (-) không có số liệu
Một số đánh giá về tình hình xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm gỗ ở các tỉnh, thành điều tra
Tổng kim ngạch xuất khẩu của 4 tỉnh Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Định
chiếm tỷ lệ xuất khẩu lớn nhất 1,350 tỷ USD chiếm xấp xỉ 95% tổng giá trị xuất khẩu/12 tỉnh thành
điều tra; chiếm 85% so với tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Tổng kim ngạch xuất khẩu của 4 tỉnh phía Bắc (Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Ninh, Nghệ An) năm
2005 là 23,542 triệu USD chiếm tỷ trọng rất nhỏ xấp xỉ 1,65% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của 12
tỉnh thành và chiếm 1,47% so với cả nước. Ví dụ như tỉnh Phú Thọ từ 2001-2004 giá trị xuất khẩu rất
nhỏ, năm 2005 tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh có tăng so với các năm trước nhưng cũng chỉ đạt
0,755 triệu USD.
Thực trạng tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ của các tỉnh điều tra
Bảng 3. Giá trị và khối lượng tiêu thụ nội địa gỗ và sản phẩm gỗ của các tỉnh điều tra giai đoạn
2001- 2005
Tỉnh Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Khối lượng (m3) - - - - -
Bắc Ninh
Giá trị (tr.đ) 4.104 5.250 6.655 6.274 6.450
Tỉnh Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Khối lượng (m3) - - - - -
Phú Thọ
Giá trị (tr.đ) 63.999 88.032 111.949 160.429 217. 831
Khối lượng (m3) 186.199 180.365 188.600 202.241 218.932
Quảng Ninh
Giá trị (tr.đ) 70.755 69.440 75.440 83.930 91.951
Khối lượng (m3) 53.000 54.000 35.000 49.000 57.000
Nghệ An
Giá trị (tr.đ) 172.196 193.774 137.540 206.958 272.006
Khối lượng (m3) 28.797 30.351 33.392 35.776 41.582
Đà Nẵng
Giá trị (tr.đ) 93.560 108.911 126.626 178.116 244.332
Khối lượng (m3) 28.475 30.450 32.890 38.100 41.600
Bình Định
Giá trị (tr.đ) 118.400 126.700 136.850 158.530 173.100
Khối lượng (m3) 160.650 122.135 88.507 113.527 117.860
Gia Lai
Giá trị (tr.đ) 102.336 85.925 90.614 108.236 103.734
Khối lượng (m3) - - - - -
ĐăkLăk
Giá trị (tr.đ) 157.268 231.945 259.573 329.311 399.104
Khối lượng (m3) - - - - -
TP. HCM
Giá trị (tr.đ) - 1.866.902 2.270.100 3.275.914 4.609.253
Khối lượng (m3) - - - - -
Bình Dương
Giá trị (tr.đ) 628.229 986.154 1.546.198 2.431.614 3.095.272
Khối lượng (m3) - - - 27.330 34.512
Đồng Nai
Giá trị (tr.đ) - - - 116.222 127.377
Khối lượng (m3) 40.926 42.180 44.340 45.390 44.400
Kiên Giang
Giá trị (tr.đ) 90.037 105.295 133.020 145.248 164.280
Ghi chú: Giá trị tính theo giá cố định năm 1994
(-) không có số liệu (Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh, thành; Cục Chế biến lâm sản - Bộ
NN&PTNT; các báo cáo thực trạng thị trường gỗ và sản phẩm gỗ 2006, 2007)
Nhìn chung tiêu thụ nội địa của các tỉnh năm 2005 đều tăng so với năm 2001. Khối lượng
cho tiêu thụ nội địa của tỉnh Quảng Ninh tương đối lớn (năm 2005 là 218.932m3 so với năm 2001 là
186.199m3). Các tỉnh Nghệ An, Đà Nẵng, Bình Định khối lượng cho tiêu dùng nội địa tăng dần đều
qua các năm.
Giá trị tiêu thụ nội địa của 12 tỉnh đều gia tăng với tốc độ khá lớn. Thành phố Hồ Chí Minh có
mức tiêu thụ nội địa tăng trưởng lớn nhất (năm 2002 là 1866 tỷ đồng, năm 2005 là trên 4.000 tỷ đồng,
gấp hơn 3 lần so với 2002), tiếp đến là tỉnh Bình Dương năm 2002 là 986 tỷ đồng đến năm 2005 là
trên 3000 tỷ đồng, gấp hơn 2,7 lần so với năm 2002. Các tỉnh khác tốc độ tiêu thụ tăng với lượng
không cao.
Thực trạng thị trường nguyên liệu
Tổng trữ lượng toàn quốc là 811,678 triệu m3, trong đó trữ lượng rừng sản xuất là 281,216 triệu
m3 chiếm 34,6% tổng trữ lượng .Trữ lượng rừng phân theo chức năng của các vùng trong cả nước tại thời
điểm năm 2006 được thống kê trong bảng 4:
Bảng 4. Sản lượng gỗ tròn khai thác của các tỉnh điều tra giai đoạn 2001 - 2005
Sản lượng gỗ tròn khai thác năm (m3)
Tỉnh, thành 2001 2002 2003 2004 2005
Phú Thọ 52.907 57.125 85.998 117.91 160
Quảng Ninh 22.03 24.154 25.851 25.828 56.153
Nghệ An 15.172 14.457 15.726 14.677 19.008
Đà Nẵng 21.025 22.818 13.66 16.6 23.45
Bình Định 117.5 164.282 166.12 200.395 321.989
Gia Lai 160.65 122.135 88.507 113.227 117.86
ĐăkLăk 29.514 30.55 26.99
Đồng Nai - - - 406.992 500.758
Kiên Giang 29.6 124 67.04 - -
Tổng sản lượng gỗ tròn
khai thác từ rừng tự nhiên
và rừng trồng
448.398 559.521 489.892 895.629 1199.218
(Nguồn: Các Niên giám thống kê, báo cáo khảo sát thị trường gỗ và sản phẩm gỗ
các tỉnh thành và xử lý số liệu điều tra 2006, 2007)
Tổng sản lượng khai thác gỗ qui tròn của 9 tỉnh thành điều tra năm 2005 xấp xỉ 1,2 triệu m3,
chiếm 44% tổng sản lượng khai thác của cả nước (2,7 triệu m3). Khối lượng khai thác gỗ tròn của tỉnh
Đồng Nai chiếm tỷ trọng lớn nhất, cụ thể năm 2004 là 406.992 m3 (trong đó gỗ Cao su 92.455 m3, gỗ
rừng trồng 284.349 m3, gỗ rừng tự nhiên 6.612 m3, gỗ từ vườn hộ 23.576 m3)và năm 2005 là 500.758
m3(trong đó gỗ Cao su 114.738 m3, gỗ rừng trồng 354.125 m3, gỗ rừng tự nhiên 5.685 m3, gỗ vườn hộ
26.210 m3), số liệu này chứng tỏ nhu cầu nguyên liệu của tỉnh cho chế biến nội địa và xuất khẩu là rất
lớn và ngày càng tăng.
Thực trạng hệ thống doanh nghiệp
Biểu 5. Thực trạng biến động hệ thống doanh nghiệp chế biến lâm sản
Năm 2000 Năm 2005 Năm 2007
Vùng Số doanh
nghiệp
Cơ cấu
(%)
Số doanh
nghiệp
Cơ cấu
(%)
Số doanh
nghiệp
Cơ cấu
(%)
Cả nước 896 100 1718 100 2526 100
Miền Bắc 351 39,17 906 52,7 497 19,67
Đồng bằng sông Hồng 118 13,16 530 30,85 216 0,84
Đông Bắc 72 8,00 165 9,6 135 5,27
Tây Bắc 10 1.49 20 1,16 216 8,55
Bắc Trung Bộ 151 16,85 191 11,11 127 5,02
Miền Nam 545 60.83 811 47,3 2029 80,32
Duyên hải Nam Trung Bộ 124 13,84 116 6,75 185 7,32
Tây Nguyên 125 13,84 99 5,54 185 7,32
Đông Nam Bộ 254 28,34 476 27,7 1493 59,1
Đồng bằng sông Cửu
Long 42 4,68 101 5,87 166 4,68
(Nguồn: - năm 2000: Bộ NN&PTNT; 2005: FOMIS; 2007: Vifores)
Có sự phát triển rất nhanh số lượng doanh nghiệp trong thời kỳ 2000-2007, số lượng doanh
nghiệp năm 2007 là 2526, gấp 2,8 lần năm 2000, tốc độ tăng bình quân 40%/năm. Ngay 2 năm gần
đây số lượng doanh nghiệp vẫn tăng nhanh, tốc độ tăng của thời kỳ 2005-2007 là 23,5%/ năm. Số
lượng doanh nghiệp của miền Bắc tuy có tăng nhưng chậm hơn miền Nam. Có sự biến đổi sâu sắc
về cơ cấu phân bố doanh nghiệp theo vùng: 80% tổng số doanh nghiệp cả nước tập trung ở miền
Nam và đặc biệt đã hình thành "vùng tam giác" trọng điểm chế biến gỗ: Đồng Nai-Bình Dương - TP
Hồ Chí Minh, có 1440 DN, chiếm tỷ lệ 57% tổng số doanh nghiệp cả nước, hay 96,4% của vùng Đông
Nam Bộ. Công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam đã thu hút mạnh mẽ dòng vốn đầu tư từ các nước
vào Việt Nam. Hiện nay cả nước có 410 dự án đầu tư nước ngoài vào ngành chế biến gỗ, trong đó có
hơn 300 dự án đã thực hiện với vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD. Chỉ tính trong năm 2006, các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài trong chế biến gỗ đã đóng góp hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ 1,93
tỷ USD. Bình Dương, nơi đóng góp gần 40% kim ngạch xuất khẩu gỗ cả nước, có tới 369 doanh
nghiệp chế biến gỗ; trong đó có 194 doanh nghiệp nước ngoài với vốn đầu tư hơn 700 triệu USD.
Các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến phát triển thị trường lâm sản Việt nam
Thu nhập và dân số
Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, GDP thực tế tăng trưởng bình quân khoảng 7%/ năm
trong giai đoạn 1990 đến 2003, 6,5% trong giai đoạn 1995 - 2003 và 5,5% trong 5 năm vừa qua. Thời
gian gần đây, nền kinh tế đã tăng trưởng với tốc độ nhanh đáng kể trung bình khoảng 8,5% trong giai
đoạn 2005-2008. Dự tính tốc độ phát triển GDP sẽ là 7% từ năm 2009 trở đi cho đến 2020.
Theo kết quả điều tra mức sống của tổng cục thống kê thì mức chi tiêu bình quân cho các sản
phẩm gỗ của các hộ gia đình vào khoảng 1,08 triệu đồng/năm (tại thời điểm năm 2004). Theo tính
toán tốc độ chi tiêu hàng năm cho sản phẩm gỗ của các hộ gia đình là 14,47% như vậy khoản chi
hàng năm cho đồ dùng bằng gỗ của hộ gia đình năm 2010 là 2,4 triệu đồng và 9,5 triệu đồng vào năm
2020. Như vậy giá trị tiêu dùng nội địa cho sản phẩm gỗ vào năm 2010 là ước khoảng 2,6 tỷ USD và
trên 13 tỷ USD vào năm 2020.
Bảng 6. Dự báo về Dân số và GDP giai đoạn 2010-2020
Năm
Dân số
(Triệu)
Tăng trưởng
dân số
(%/ năm)
GDP
(tr.đồng)
Tăng
trưởng
GDP
thực tế
(%)
GDP/ đầu
người
tăng trưởng
(%/ năm)
GDP/ đầu
người
(Đồng/USD)
2010 88,8 1,3 6615 7 5,6 740
2015 94,3 1,1 9278 7 5,8 977
2020 99,4 1,0 13011 7 5,9 1300
(Nguồn: Triển vọng thị trường và kịch bản tương lai của ngành lâm nghiệp Việt Nam: Những gợi ý cho
đầu tư- Marko Katila, 2007)
Xu hướng nhu cầu tiêu thụ trong tương lai của ngành chế biến gỗ
Tiêu dùng nội địa giai đoạn 2010-2020 được dự báo dựa trên các dự báo kinh tế đơn giản
phối hợp với các phân tích về lượng tiêu dùng thực tế trước đây và các xu hướng tương lai. Những
dự báo về tiêu thụ gỗ xẻ và ván nhân tạo giai đoạn 2010-2020 được thể hiện trong bảng 06:
Bảng 7. Dự báo tiêu thụ Gỗ xẻ và Ván nhân tạo giai đoạn 2010-2020
Sản phẩm 2010 2015 2020
Tăng
trưởng
hàng năm
(%)
Tiêu thụ
cho 1000
dân năm
2003 (m3)
Tiêu thụ
cho 1000
dân năm
2020 (m3)
Gỗ xẻ (m3) 3588989 5009542 6991506 7 2,73 7,0
Ván sợi (m3) 79600 117400 166400 7-8 0,5 1,3
Ván dăm (m3) 147600 215500 312500 8-9 1,0 2,9
Gỗ dán & gỗ lạng (m3) 18366 26149 37246 7-9 0,1 0,4
Tổng số ván nhân tạo 245566 359049 516146
(Nguồn: Triển vọng thị trường và kịch bản tương lai của ngành lâm nghiệp Việt Nam: Những gợi ý cho
đầu tư- Marko Katila, 2007)
Dự báo tiêu thụ gỗ xẻ và ván nhân tạo giai đoạn 2010-2020 có tốc độ tăng trưởng khá ổn định
từ 7-9%/năm, trong đó tăng trưởng về tiêu thụ gỗ xẻ là 7%/năm, tiêu thụ cho 1000 dân năm 2020 là
11,6 m3, bình quân 0,116 m3/khẩu.
Bảng 8. Dự báo tiêu dùng Giấy và Bìa giai đoạn 2010-2020
Sản phẩm 2010 2015 2020
Tăng
trưởng
hàng năm
(%)
Tiêu thụ
cho 1000
dân năm
2003 (kg)
Tiêu thụ
cho 1000
dân năm
2020
Giấy in báo (tấn) 92.800 133.400 192.00 8-9 0,7 1,9
Giấy in, giấy viết (ấn) 295.200 451.000 690.600 9-11 2,0 6,9
Giấy khác và bìa (tấn) 1.240.900 1.880.900 2.856.400 9-11 8,4 28,7
Khác (tấn) 138.300 209.600 318.400 9-11 1 3,4
Tổng cộng (tấn) 1.767.200 2.674.900 4.057.400 9-11 12,0 40,9
(Nguồn: Triển vọng thị
trường và kịch bản tương
lai của ngành lâm nghiệp
Việt Nam: Những gợi ý cho
đầu tư -Marko Katila,
2007)
Tốc độ tăng trưởng cho
tiêu dùng giấy bìa giai
đoạn 2010-2020 là 9-
11%/năm, trong đó tiêu thụ
cho 1000 dân vào năm
2020 xấp xỉ 41 kg/năm,
Xuất khẩu dăm gỗ được
dự đoán sẽ tăng từ 0,8
triệu tấn khô trong năm
0
2000000
4000000
6000000
8000000
10000000
12000000
14000000
16000000
18000000
20000000
2005 2010 2015 2020
Năm
M
3
Total Industrial Log
Requirements
Small wood for PB,
MDF, and chips
Pulpwood
Requirements
Total Wood
Requirements
Sustainable supply of
logs from natural
forests
Supply of wood from
existings plantations
Tổng nhu cầu gỗ
công nghiệp
Gỗ nhỏ sản xuất
ván dăm, MDF,
và dăm gỗ
Nhu cầu về gỗ
sản xuất bột giấy
Tổng nhu cầu gỗ
Lượng cung gỗ bền
vững từ rừng TN
Lượng cung gỗ từ
rừng trồng hiện có
Đồ thị 1. Ước tính nhu cầu về gỗ
2003 lên khoảng 1,5 triệu tấn khô năm 2015. Sau năm 2015 xuất khẩu dăm gỗ có thể giảm đi vì
nguyên liệu sẽ được sử dụng cho sản xuất ván MDF và ván dăm.
Nhu cầu gỗ trụ mỏ được dự đoán sẽ tăng từ 60.000 m3 năm 2003 đến 200.000 m3 năm 2020.
Những ước tính về nhu cầu gỗ được thể hiện trong đồ thị 1:
Những phát hiện mới về xu hướng phát triển lâm nghiệp của Việt Nam
- Hoạt động trồng rừng và chế biến sản phẩm rừng trồng sẽ đóng vai trò lớn quan trọng hơn
trong việc cung cấp gỗ và lâm sản khác cho nền kinh tế quốc dân. Như đã đề cập ở phần trên, do nhu
cầu về gỗ và lâm sản trong nước tiếp tục duy trì ở mức độ cao, nên giá cả sản phẩm gỗ sẽ tiếp tục
tăng lên tạo ra nhiều lợi nhuận cho những người trồng rừng và đây chính là động lực kích thích các
hoạt động trồng, chế biến lâm sản ở Việt Nam. Mặt khác do ở Việt Nam vẫn còn một diện tích khá lớn
đất trống đồi trọc (khoảng 6 triệu ha), trong thời gian tới với sự kích thích của giá cả sản phẩm lâm
nghiệp diện tích này sẽ nhanh chóng được người dân sử dụng để trồng rừng cung cấp gỗ.
- Tổng giá trị của các sản phẩm do các hoạt động lâm nghiệp tạo ra sẽ duy trì mức đóng góp
từ 4-5% GDP hàng năm của đất nước.
- Hoạt động lâm nghiệp sẽ có vai trò lớn hơn trong việc tạo việc làm, thu nhập cho lực lượng
lao động của đất nước.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Phát triển thị trường lâm sản nói chung và thị trường gỗ và sản phẩm gỗ nói riêng là một yêu
cầu cấp bách của cả nước. Từ đó cần chú ý đến những vấn đề về lý luận và thực tiễn về thị trường
thế giới nhằm phục vụ cho việc phát triển thị trường lâm sản Việt Nam một cách có cơ sở khoa học.
Thực trạng phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2005 đã
thể hiện các ưu điểm theo xu hướng như: Tổng cung, tổng cầu đều tăng trưởng khá nhanh; nhiều tỉnh
thành trong cả nước đã ngày càng mở rộng ra nhiều thị trường chính, khó tính, tiềm năng; giảm xuất
thô đáng kể; trồng rừng nguyên liệu đã được chú ý. Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều hạn chế: Thị
trường phát triển thiếu đồng bộ; quy hoạch trồng rừng nguyên liệu chưa tổng thể; hiệu quả thị trường
chưa thật sự tốt; bảo vệ rừng và môi trường còn nhiều hạn chế.
Một số giải pháp cần lưu tâm như: (1) Nhóm chính sách liên quan đến cung cầu; (2) Nhóm
chính sách liên quan đến lưu thông, phân phối sản phẩm gỗ; (3) Nhóm chính sách khác liên quan.
Nghiên cứu thị trường, hoàn thiện, bổ sung, xây mới cơ chế chính sách đặc biệt là lý luận về vai
trò và vị trí của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam; khoa học và công nghệ; đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực, v.v Nâng cao vai trò Hiệp hội lâm sản và các Hiệp hội chế biến đồ gỗ xuất
khẩu ở các địa phương; nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp trong xúc tiến thương mại và xây
dựng thương hiệu cho gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam,
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cao Lâm Anh, 2005. chuyên đề “Đánh giá thị trường trong nước và xuất khẩu rừng trồng
nguyên liệu” thuộc đề tài “Nghiên cứu một số giải pháp công nghệ phát triển rừng trồng
nguyên liệu”.
2. Bộ NN&PTNT, 2005. Hệ thống thông tin giám sát ngành Lâm nghiệp Việt Nam.
3. Bộ NN&PTNT, 2006. Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2020.
4. Niên giám thống kê 12 tỉnh nghiên cứu – 2005.
5. Tài liệu: “Hội thảo xây dựng chương trình Chế biến gỗ và thương mại lâm sản trong Chiến
lược lâm nghiệp Quốc gia” tại TP. Hồ Chí Minh ngày 9/9/2005
6. Viện điều tra quy hoạch rừng: “Dự thảo Đề án trồng rừng nguyên liệu gỗ phục vụ công nghiệp
chế biến, sản xuất sản phẩm xuất khẩu” 4/2005
7. Các báo cáo khảo sát thị trường gỗ và sản phẩm gỗ của 12 tỉnh điều tra – 2006
8. Các bản tin “Thông tin thương mại” Trung tâm thông tin – Bộ Thương mại
9. Forest product market development- FAO-2000
10. Whiteman,A,in pre, “The outlook for global forest products markets to the year 2010”: report of
the global forest products outlook study, FAO,Rome.
STATUS AND IMPEDIMENTS FOR THE FOREST PRODUCTS SECTOR IN VIETNAM
Tran Viet Trung
Forest Science Institute of Vietnam
SUMMARY
During the period 2001-2005, the market for timber products in Vietnam grew rapidly with markets
expanding in many provinces. However there was a considerable reduction in the supply of local raw
materials, seeing an increase in imported raw materials for manufacture and eventual export of
processed wood products.
The number and sophistication of enterprises involved in forest product processing has resulted in the
upgrading of processing facilities and improved marketing for both the domestic and international
markets. The sector is now well-developed and technologically advanced and is internationally
competitive.
However, there are some limitations and impediments to the further growth of the forest products
sectors:
Implementation methodologies for several new legal documents and laws, such as the
Investment Law, Competition Law, Business, have not been released.
Policies and regulation of quality control standards and systems have not been adequately
developed or implemented
Investment policies and incentives for State owned enterprises requires clarification for
consistency and efficiency
Market development based on policy, science and technology and management by agencies
and institutions needs improvement
The market is often inefficiency
Standards for ecologically sustainable environmental management are currently inadequate.
Use of illegally harvested timber continues and certification and chain of custody polices are
required, especially to meet international standards.
Some existing policies and strategies related to forest products processing systems, investment
and plantation development are require modernising to meets actual market demand.
Keywords: Market for timber products, Investment policies and incentives, Institutions.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 63thi_truong_lam_san_6433.pdf