Kết quả giảm nghèo giai đoạn 2005-2012 đã khẳng định thành tựu giảm nghèo đạt được liên tục trong nhiều năm là nền tảng quan trọng để thực hiện mục tiêu giảm nghèo giai đoạn này, đó là kết quả tác động toàn diện của quá trình tăng trưởng kinh tế, các chiến lược, kế hoạch phát triển KT-XH, các chương trình mục tiêu quốc gia và các chính sách trực tiếp đối với mục tiêu giảm nghèo.
18 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 826 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách, chương trình giảm nghèo 2005 - 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO 2005-2012Tiền Giang, tháng 8/2014I. NHỮNG MẶT ĐƯỢC1. Kết quả giảm nghèo giai đoạn 2005-2012 đã khẳng định thành tựu giảm nghèo đạt được liên tục trong nhiều năm là nền tảng quan trọng để thực hiện mục tiêu giảm nghèo giai đoạn này, đó là kết quả tác động toàn diện của quá trình tăng trưởng kinh tế, các chiến lược, kế hoạch phát triển KT-XH, các chương trình mục tiêu quốc gia và các chính sách trực tiếp đối với mục tiêu giảm nghèo.I. NHỮNG MẶT ĐƯỢC (tiếp)2. Hệ thống các chính sách giảm nghèo được xây dựng, bổ sung và dần hoàn thiện, bao phủ nhiều lĩnh vực, tác động nhiều chiều đối với cuộc sống người nghèo, được phân hóa theo vùng miền, đối tượng, được ưu tiên trong phân bổ nguồn lực, theo hướng giảm dần sự ỷ lại, bao cấp từ ngân sách Nhà nước, tăng dần các chính sách hỗ trợ có điều kiện, tăng cơ hội tham gia cho cộng đồng dân cư ở các địa bàn, khơi dậy tốt hơn sự nỗ lực của các hộ gia đình nghèo.I. NHỮNG MẶT ĐƯỢC (tiếp)3. Bộ máy thực hiện chính sách giảm nghèo được lồng ghép trong các cơ quan quản lý Nhà nước, gắn với lĩnh vực được phân công đã tăng cường trách nhiệm của nhiều cơ quan tham gia tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo từ trung ương đến địa phương. Công tác vận động xã hội, cộng đồng tham gia giảm nghèo được đẩy mạnh đã góp phần tăng thêm nguồn lực, nâng cao trách nhiệm, tình cảm của xã hội đối với người nghèo, các địa bàn nghèo. I. NHỮNG MẶT ĐƯỢC (tiếp)4. Với vai trò chủ đạo của Nhà nước, sự nỗ lực của các ngành, các cấp, các tổ chức trong và ngoài nước, các cộng đồng dân cư, hàng triệu người nghèo đã chủ động tham gia vào mục tiêu giảm nghèo, vượt qua khó khăn để thoát nghèo, cải thiện cuộc sống và hòa nhập với xã hội, đóng góp quan trọng vào thành quả giảm nghèo của Việt Nam.II. HẠN CHẾ, THÁCH THỨC1. Mức sống của hộ nghèo và hộ cận nghèo không có sự khác biệt đáng kể nên nguy cơ tái nghèo cao. Một số địa phương có tỷ lệ nghèo giảm nhưng cận nghèo tăng chưa có giải pháp khắc phục.2. Chênh lệch giàu - nghèo có xu hướng gia tăng, theo số liệu công bố mới nhất của Ngân hàng thế giới và Tổng cục thống kê cho thấy hệ số chênh lệch này đã tăng đều từ 8,1 (năm 2002) lên 9,4 (năm 2012). II. HẠN CHẾ, THÁCH THỨC (tiếp)3. Tỉ lệ nghèo trong vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn còn cao, đồng bào DTTS chiếm gần 50% số người nghèo cả nước. Năm 2012, các xã 135 tỉ lệ nghèo vẫn ở mức trên 40% (cá biệt có nơi trên 50%, thậm chí trên 60%-70%) và có khoảng 900 nghìn hộ cận nghèo (trong khi cả nước có hơn 1,4 triệu hộ cận nghèo); thu nhập bình quân đầu người ở các xã này chỉ bằng 30% so với thu nhập chung khu vực nông thôn; cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn vẫn còn nhiều hạn chế. II. HẠN CHẾ, THÁCH THỨC (tiếp)4. Đối với khu vực đô thị, một bộ phận người nghèo, người có thu nhập thấp có xu hướng phát sinh do quá trình đô thị hóa, di cư nông thôn - đô thị, phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong cuộc sống do phải bảo đảm chi phí đắt đỏ cho các dịch vụ y tế, nhà ở, giáo dục, đi lại và sinh hoạt tối thiểu. Ngoài ra, vấn đề nghèo còn chịu ảnh hưởng, tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thiên tai, rủi ro trong cuộc sống và tệ nạn xã hội đang gia tăng.II. HẠN CHẾ, THÁCH THỨC (tiếp)5. Mặc dù chưa có số liệu thống kê, đánh giá toàn diện về tác động của di dân, tái định cư, định canh do xây dựng các công trình thủy điện, khai thác khoáng sản, xây dựng các công trình hạ tầng đối với vấn đề nghèo, song thực tế cho thấy những nguy cơ đang tiềm ẩn đối với nghèo đói từ những vấn đề này.6. Công tác chỉ đạo, điều hành chính sách giảm nghèo của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như nguồn cho chính sách giảm nghèo còn hạn chế. III. NGUYÊN NHÂN1. Nguồn lực hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, nhất là trong những năm chịu tác động của suy thoái kinh tế, lạm phát. 2. Điều kiện kinh tế - xã hội - địa lý của các địa bàn nghèo nhất còn khó khăn (Xuất phát điểm thấp, kinh tế chậm phát triển; khí hậu, thời tiết khắc nghiệt; địa hình chia cắt; đất đai khô cằn, thiếu nguồn nước; trình độ dân trí thấp...), sự tồn tại một số phong tục tập quán lạc hậu trong một số địa bàn đồng bào DTTS là những rào cản đối với mục tiêu giảm nghèo bền vững.III. NGUYÊN NHÂN (tiếp)3. Một số chính sách chưa gắn với điều kiện tham gia của người nghèo nên vẫn tồn tại một số địa phương, một bộ phận cán bộ và người nghèo còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào chính sách của Nhà nước.4. Công tác quản lý nhà nước, phối hợp trách nhiệm giữa các Bộ, ngành trong thực hiện chính sách giảm nghèo còn phân tán, thiếu liên kết, chưa lồng ghép được chính sách đã ảnh hưởng đến hiệu quả giảm nghèo.ĐỊNH HƯỚNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 20201. Năm 2015:a) Giảm tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước còn dưới 5%, các huyện nghèo còn dưới 30%;b) Hoàn thành việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chính sách giảm nghèo và sắp xếp, điều chỉnh theo hướng tập trung chính sách, nguồn lực, khắc phục sự chồng chéo, trùng lắp;ĐỊNH HƯỚNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2020 (tiếp)c) Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015 đồng bộ với các chương trình, mục tiêu quốc gia khác làm cơ sở để lồng ghép các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020;d) Xây dựng chuẩn nghèo mới theo phương pháp tiếp cận đa chiều nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; hoàn thiện tiêu chí phân loại và quy trình xác định đối tượng, địa bàn nghèo. Điều tra, phân loại và công bố tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo mới;đ) Đổi mới có hiệu quả cơ chế điều hành, chủ trì, phân công, phân cấp, phối hợp trong công tác giảm nghèo.ĐỊNH HƯỚNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2020 (tiếp)ĐỊNH HƯỚNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2020 (tiếp)2. Giai đoạn 2016 - 2020:a) Đạt mục tiêu giảm nghèo theo Nghị quyết 5 năm (2016-2020) của Quốc hội, hạn chế thấp nhất tình trạng tái nghèo;b) Tăng nguồn lực đầu tư và cân đối nguồn lực trung hạn của Nhà nước cho các chính sách, chương trình giảm nghèo; lựa chọn chính sách để ưu tiên phân bổ, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực; bảo đảm lồng ghép chính sách và nguồn lực có hiệu quả. Thúc đẩy việc kết nối phát triển kinh tế - xã hội giữa vùng khó khăn với vùng phát triển Thực hiện chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng, hỗ trợ thị trường phù hợp đặc điểm vùng nhằm thu hút doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ, nâng cao khả năng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tại các địa bàn nghèo, địa bàn khó khăn, địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Kết hợp chặt chẽ giữa chính sách giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh; ĐỊNH HƯỚNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2020 (tiếp)c) Thực hiện chính sách hỗ trợ có điều kiện gắn với đối tượng, địa bàn và thời hạn thụ hưởng nhằm tăng cơ hội tiếp cận chính sách và khuyến khích sự tích cực, chủ động tham gia của người nghèo. Duy trì, bổ sung một số chính sách hỗ trợ phù hợp đối với hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo;d) Tăng nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; điều chỉnh đối tượng, mức vay, lãi suất, thời hạn cho vay phù hợp gắn với chính sách khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm.ĐỊNH HƯỚNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2020 (tiếp)Xin chân thành cảm ơn!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_thuc_hien_chinh_sach_giam_ngheo_6097.ppt