Đánh giá tài nguyên nước mặt thành phố Đà Nẵng có xét đến điều kiện biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xã hội và đề xuất định hướng khai thác sử dụng nước đến 2050

Đà Nẵng là thành phố biển, nằm ở vị trí hạ lưu của sông Vu Gia – Thu Bồn. Đà Nẵng

thường bị lũ lụt và hạn hán gây ra thiệt hại cho dân sinh, kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh biến

đổi khí hậu và phát triển đô thị của thành phố, việc dự báo và lập kế hoạch dùng nước trong

tương lai có một ý nghĩa quan trọng cho thành phố là cơ sở để tham mưu cho thành phố

trong quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên nước. Trong bài viết này chúng tôi đã nghiên

cứu ứng dụng phần mềm WEAP để mô hình hóa lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn, Túy Loan

và Cu Đê nhằm phục vụ công tác đánh giá hiện trạng tài nguyên nước, dự báo dòng chảy

đến, dự báo nhu cầu dùng nước và cân bằng nước đến năm 2020, 2030 và 2050 cho thành

phố Đà Nẵng.

pdf8 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đánh giá tài nguyên nước mặt thành phố Đà Nẵng có xét đến điều kiện biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xã hội và đề xuất định hướng khai thác sử dụng nước đến 2050, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI THẢO KHOA HỌC "CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG TIÊN TIẾN HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG - ATCESD 2015" ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CÓ XÉT ĐẾN ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC SỬ DỤNG NƯỚC ĐẾN 2050. ASSESS SURFACE WATER IN DA NANG CONSIDERING THE CONDITIONS OF CLIMATE CHANGE, SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT AND PROPOSED WATER USE ORIENTATION TO 2050. Hoàng Ngọc Tuấn(1), Thái Phúc Thuận(2) (1),(2)Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên tuan.vientl@gmail.com, phucthuan.thai@gmail.com TÓM TẮT Đà Nẵng là thành phố biển, nằm ở vị trí hạ lưu của sông Vu Gia – Thu Bồn. Đà Nẵng thường bị lũ lụt và hạn hán gây ra thiệt hại cho dân sinh, kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và phát triển đô thị của thành phố, việc dự báo và lập kế hoạch dùng nước trong tương lai có một ý nghĩa quan trọng cho thành phố là cơ sở để tham mưu cho thành phố trong quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên nước.. Trong bài viết này chúng tôi đã nghiên cứu ứng dụng phần mềm WEAP để mô hình hóa lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn, Túy Loan và Cu Đê nhằm phục vụ công tác đánh giá hiện trạng tài nguyên nước, dự báo dòng chảy đến, dự báo nhu cầu dùng nước và cân bằng nước đến năm 2020, 2030 và 2050 cho thành phố Đà Nẵng. ABSTRACT Da nang is a coastal city, located downstream of the Vu Gia - Thu Bon river system. The people's livelihood and socioeconomic development are always being seriously damaged by floods and droughts. In the context of climate change and urban development of the city: water using evaluation and planning for the future is very important. It is a basis to recommend managers for the management and sustainable use of water resources. In this paper, we have applied WEAP (water evaluation and planning) software to modeling the Vu Gia - Thu Bon, Tuy Loan and Cu De river in order to help evaluate the current state of water resources and forecast the flow, water using needs and water balance till 2020, 2030 and 2050 for Danang city. 1. Đặt vấn đề Đà Nẵng là một trung tâm kinh tế có vai trò quan trọng trong khu vực miền Trung. Tuy nhiên, các nhà quy hoạch cũng nhận định rằng thành phố sẽ phải đối mặt với áp lực nghiêm trọng liên quan đến nguồn nước trong các thập kỷ tới do sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số, nhu cầu sử dụng nước ở khu vực thượng nguồn và do các hiểm họa về khí hậu gây ra. Dân số của thành phố hiện nay là trên 1.046.876 người, theo Chiến lược phát triển lồng ghép của thành phố Đà Nẵng và các vùng lân cận, dân số Đà Nẵng sẽ tăng hơn gấp đôi, lên mức trên 2,143 triệu người vào năm 2020. Các dự báo do DACRISS đưa ra dựa trên quy hoạch tổng thể đô thị chỉ ra rằng, nguồn cung nước sạch của thành phố sẽ không thể đáp ứng đủ nhu cầu vào năm 2020 và sẽ chỉ đáp TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ .. 2 ứng được dưới 50% nhu cầu của năm 2025. Hình 1: Hệ thống thủy văn thành phố Đà Nẵng Tuy nhiên, những dự đoán này vẫn chưa tính đến các tác động của biến đổi khí hậu và phát triển khu vực nguồn nước ở khu vực thượng lưu (như xây các hồ đập thủy lợi, thủy điện). Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu của thành phố Đà Nẵng (năm 2012) đã nêu bật nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn cũng như sự gia tăng tần suất và cường độ của các thiên tai cực đoan sẽ đe dọa nguồn nước mặt của thành phố. Như vậy, nhu cầu nước cho Đà Nẵng là rất lớn nhưng nguồn cung cấp nước để đáp ứng cho nhu cầu này lại rất hạn hẹp. Khả năng tiếp cận với những nguồn nước có thể mở rộng và khai thác được còn hạn chế. Hiện nay, thành phố đang dựa chủ yếu vào việc khai thác nước sông Cầu Đỏ (hạ lưu sông Vu Gia) và sông Cu Đê cho các mục đích nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt. Tuy nhiên hiện nay cả hai con sông này đều bị ảnh hưởng bởi việc phát triển dân cư và thủy điện ở vùng thượng nguồn, cũng như hiện tượng xâm nhập mặn vào mùa khô đặc biệt là sông Cầu Đỏ. Theo kết quả nghiên cứu do Viện Công nghệ Môi trường – Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam thực hiện năm 2007 về lưu vực sông Vu Gia đã đề xuất một số cơ chế phối hợp và can thiệp nhằm tối ưu hóa việc cấp nước hiện nay ở vùng lưu vực. Tuy nhiên, các kết quả của nghiên cứu này chỉ mới phản ánh tình trạng hiện tại của lưu vực và nguồn nước, mà không tính đến các ảnh hưởng của đô thị hóa và biến đổi khí hậu trong tương lai. Trong khuôn khổ bài báo này, nhóm tác giả trình bày kết quả ứng dụng mô hình WEAP của Mỹ (Water Evaluation and Planning System; đây là mô hình kết hợp nhiều modul từ phục hồi dòng chảy, tính toán nhu cầu nước, dự báo nguồn nước và dự báo nhu cầu nước) để dự báo tài nguyên nước mặt, nhu cầu nước tương ứng với các kịch bản biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xã hội đến năm 2050 để từ đó đề xuất giải pháp khai thác, sử dụng nước hợp lý, bền vững cho Thành phố Đà Nẵng trong tương lai. 2. Phương pháp nghiên cứu và cơ sở dữ liệu 2.1. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập, phân tích, xử lý thông tin hồi cứu;điều tra phỏng vấn Hình 2: Sơ đồ phương pháp tiếp cận nghiên cứu Bộ dữ liệu Xây dựng mô hình Đánh giá và lập kế hoạc dùng nước Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước của thành phố Dự báo nguồn tài nguyên nước đến Hiệu chỉnh – Kiểm định Dự báo nhu cầu dùng nước Cân bằng nước cho thành phố Đề xuất giải pháp khai thác và quản lý TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ .. 3 - Phương pháp mô hình: + Dự báo dòng chảy đến bằng mô hình mưa-dòng chảy trong Weap để tính toán +Nhu cầu dùng nước: Ngành nông nghiệp (sử dụng phần mềm Crowat – tích hợp trong Weap để tính toán; nhu cầu sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ v.v. tính theo các tiêu chuẩn hiện hành theo quy hoạch phát triển KTXH; 2.2. Cơ sở dữ liệu - Đề tài đã xây dựng lưu vực nghiên cứu bao gồm thành phố Đà Nẵng và một phần tỉnh Quảng Nam (thượng nguồn sông Vu Gia – Thu Bồn). Toàn bộ lưu vực được chia thành 43 tiểu lưu vực; có 6 công trình thủy điện có hồ chứa điều tiết năm là : Sông Tranh 2, Đăk Mi 4, Sông Bung 2, Sông Bung 4, A Vương, Sông Côn 2; 4 hồ chứa thủy lợi: Đồng Nghệ, Hòa trung, Khe Tân, Thạch Bàn; các nhu cầu cấp nước ở thượng lưu tại các thị trấn: Khâm Đức, Ái Nghĩa, Tiên Kỳ, Tân An, Đông Phú và Cụm công nghiệp Đại Tân; nhu cầu dùng nước cho nông nghiệp có xét đến trong từng tiểu lưu vực cụ thể cho hai loại cây trồng chủ yếu là lúa và hoa màu. Trạm đo mưa và khí tượng: thu thập được tài liệu của 15 trạm đo mưa và 3 trạm đo khí tượng với 3 chỉ số nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ gió đảm bảo phục vụ nghiên cứu. Trạm Đà Nẵng (tại Đà Nẵng), trạm Tam Kỳ và Trà My (tại Quảng Nam) thời đoạn đo từ năm 1979 ÷ 2012. Dữ liệu thủy văn (lưu lượng) : Sử dụng số liệu đo lưu lượng, mực nước tại các trạm đo trong khu vực để hiệu chỉnh và kiểm định mô hình mưa – dòng chảy. Các số liệu này do Đài KTTV khu vực Trung Trung Bộ, các nhà máy thủy điện như Sông Bung 4, A Vương, Sông Côn 2, Dawaco .. cung cấp. Đối tượng nghiên cứu: chủ yếu tập trung vào tài nguyên nước hai con sông chính cung cấp nước cho thành phố là sông Cu Đê và sông Cầu Đỏ; và có xét đến ảnh hưởng của quá trình xâm nhập mặn ở hạ du. Sơ đồ nghiên cứu của lưu vực thể hiện ở hình 3. Hình 3: Sơ đồ lưu vực nghiên cứu 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Hiện trạng tài nguyên nước mặt thành phố Kết quả bảng 1 cho thấy hiện trạng tài nguyên nước thành phố Đà Nẵng tập trung chủ yếu trên sông Cầu Đỏ. So với sông Cu Đê thì lưu lượng trên sông Cầu Đỏ dồi dào hơn rất nhiều. Ứng với tần suất cấp nước cho nông nghiệp (85%), lưu lượng nước về trên sông Cầu Đỏ xấp xỉ gấp 8,5 lần lưu lượng trên sông Cu Đê. Ứng với tần suất cấp nước sinh hoạt (95%), lưu lượng nước về trên sông Cầu Đỏ xấp xỉ gấp 9 lần lưu lượng trên sông Cu Đê. Điều này phù hợp với thực trạng hiện nay khi 97% nhu cầu cấp nước của thành phố có nguồn nước thô trên sông Cầu Đỏ (Nguồn thông tin: Báo cáo tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nước mặt cho các hoạt động phát triển kinh tế xã hội do DAWACO). Bảng 1: Lưu lượng dòng chảy trên các sông ứng với các tần suất thiết kế T T Tên Sông Lưu lượng tương ứng 85% 90% 95% 1 Cầu Đỏ 35.71 27.5 18.73 2 Cu Đê 4.21 3.19 2.12 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ .. 4 Kết quả ở hình 4 cho thấy phân phối dòng chảy năm mô hình WEAP cho thấy lưu lượng nước chênh lệch lớn giữa hai mùa. Các sông trên thành phố Đà Nẵng mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 9 hàng năm. Dòng chảy nhỏ nhất phần lớn vào tháng 4, những năm ít hoặc không có mưa tiểu mãn vào tháng 5, tháng 6 thì dòng chảy nhỏ nhất vào tháng 7 và tháng 8. Dòng chảy mùa cạn chiếm 20 ÷ 25% lượng nước cả năm. Hình 4: Phân phối dòng chảy năm trên hai sông Cầu Đỏ và Cu Đê 3.2. Dự báo nguồn tài nguyên nước đến Sau khi xây dựng các giả định ảnh hưởng đến nguồn nước đến cho thành phố gồm có: Biến đổi khí hậu, vận hành hồ chứa ở thượng lưu, thay đổi diện tích rừng, thay đổi diện tích đất nông nghiệp, thay đổi nhu cầu dùng nước ở thượng lưu thì nguồn nước đến cho thành phố Đà Nẵng được dự báo theo ba kịch bản thấp, trung bình và cao theo ngày. 3.2.1. Đối với tài nguyên nươc trên sông Cầu Đỏ Theo kịch bảnng trung bình thì lưu lượng nước mùa kiệt về đến sông Cầu Đỏ trong tương lai đều giảm ở hai thời đoạn 2015 – 2030 và 2031 – 2050, riêng giai đoạn 2021 – 2030 có tăng nhẹ. Bảng 2: Lưu lượng dòng chảy dự báo trên sông Cầu Đỏ ứng với các tần suất thiết kế Giai đoạn Tần suất Kịch bản Thấp Trung Cao 2015 - 2020 85% 48.4 30.34 28.47 90% 39.64 22.62 20.53 95% 29.48 14.65 12.64 2021 - 2030 85% 53.75 42.74 34.77 90% 44.15 32.63 26.87 95% 32.99 21.09 18.34 2031 - 2050 85% 38.51 31.54 17.88 90% 30.25 25.28 12.84 95% 21.14 18.22 7.86 3.2.2. Đối với tài nguyên nươc trên sông Cu Đê Theo kịch bảnng trung bình thì lưu lượng nước mùa kiệt về đến sông Cu Đê trong tương lai đều giảm. Gai đoạn 2015 – 2020 giảm nhiều nhất tiếp đến là giai đoạn 2031 – 2050 và cuối cùng là giai đoạn 2021 – 2030. Bảng 3: Lưu lượng dòng chảy dự báo trên sông Cu Đê ứng với các tần suất thiết kế Giai đoạn Tần suất Kịch bản Thấ Trung Cao 2015 - 2020 85% 4.16 3.27 3.1 90% 3.04 2.39 2.27 95% 1.91 1.5 1.42 2021 - 2030 85% 5.42 3.87 3.54 90% 4.27 2.98 2.68 95% 3 2.02 1.78 2031 - 2050 85% 3.68 2.92 1.57 90% 2.81 2.29 1.59 95% 1.89 1.57 0.63 Mô hình WEAP còn xuất các kết quả dự báo lưu lượng trên sông Cu Đê tại các mặt cắt: Nam Mỹ, Cầu Phò Nam và Cầu Trường Định. Lưu lượng ứng với tần suất cấp nước thì từ Nam Mỹ đến Phò Nam lưu lượng tăng khoảng 15%, từ Nam Mỹ đến Trường Định lưu lượng tăng khoảng 30%. 3.3. Dự báo nhu cầu dùng nước thành phố cho các ngành: Dân sinh, thương mại – dịch vụ, công nghiệp, công cộng 3.3.1. Nhu cầu dùng nước ứng với kịch bản thấp Ứng với kịch bản thấp, nhu cầu nước cho dân sinh năm 2020 là 41,58 (triệu m3/năm) gấp 2,5 lần tổng nhu cầu nước cả năm của ngành công nghiệp. Tổng như cầu nước đến năm 2020 là 62,86 (triệu TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ .. 5 m3/năm) chưa tính đến tổn thất và bản thân nhà máy. Nhu cầu nước cho dân sinh năm 2030 là 47,38 (triệu m3/năm) gấp 1,7 lần tổng nhu cầu nước cả năm của ngành công nghiệp. Tổng như cầu nước đến năm 2030 là 80,63 (triệu m3/năm). Nhu cầu nước cho dân sinh năm 2050 là 61,52 (triệu m3/năm) xấp xỉ bằng tổng nhu cầu nước cả năm của ngành công nghiệp. Tổng như cầu nước đến năm 2050 là 147,35 (triệu m3/năm). Hình 5: Dự báo nhu cầu dùng nước kịch bản thấp 3.3.2. Nhu cầu dùng nước ứng với kịch bản trung bình Ứng với kịch bản trung bình, nhu cầu nước cho dân sinh năm 2020 là 50,78 (triệu m3/năm) gấp ba tổng nhu cầu nước cả năm của ngành công nghiệp. Tổng như cầu nước đến năm 2020 là 73,06 (triệu m3/năm)Nhu cầu nước cho dân sinh năm 2030 là 60,47 (triệu m3/năm) gấp 2,2 lần tổng nhu cầu nước cả năm của ngành công nghiệp. Tổng như cầu nước đến năm 2030 là 95,16 (triệu m3/năm). Nhu cầu nước cho dân sinh năm 2050 là 85,77 (triệu m3/năm) gấp 1,1 lần tổng nhu cầu nước cả năm của ngành công nghiệp. Tổng như cầu nước đến năm 2050 là 174.27 (triệu m3/năm). Hình 6: Dự báo nhu cầu dùng nước kịch bản trung bình 3.3.3. Nhu cầu dùng nước ứng với kịch bản cao Ứng với kịch bản cao, nhu cầu nước cho dân sinh năm 2020 là 66,96 (triệu m3/năm) gấp 4 lần tổng nhu cầu nước cả năm của ngành công nghiệp. Tổng như cầu nước đến năm 2020 là 91,02 (triệu m3/năm). Nhu cầu nước cho dân sinh năm 2030 là 88,6 (triệu m3/năm) gấp 3,2 lần tổng nhu cầu nước cả năm của ngành công nghiệp. Tổng như cầu nước đến năm 2030 là 126,39 (triệu m3/năm). Nhu cầu nước cho dân sinh năm 2050 là 155,17 (triệu m3/năm) gấp đôi tổng nhu cầu nước cả năm của ngành công nghiệp. Tổng như cầu nước đến năm 2050 là 251,3 (triệu m3/năm). Hình 7: Dự báo nhu cầu dùng nước kịch bản cao 3.4. Cân bằng nước giữa nguồn nước đến và nhu cầu dùng nước của thành phố 3.4.1. Lưu vực sông Cầu Đỏ a) Đối với kịch bản thấp Theo kịch bản thấp lượng nước thiếu cả ba giai đoạn đều thấp hơn so với hiện trạng là 9,35 (triệu m3/năm), lượng thiếu hụt là tăng theo các thời đoạn. So với hiện trạng thì giai đoạn 2015 – 2020 giảm 60,5%; giai đoạn 2021 – 2030 giảm 55,9%; giai đoạn 2031 – 2050 giảm 9,4%. Hình 8: Tổng lượng nước thiếu tại Cầu Đỏ ứng với kịch bản thấp TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ .. 6 b) Đối với kịch bản trung bình Theo kịch bản trung bình lượng nước thiếu cả ba giai đoạn có xu hướng thiếu nhiều hơn so với hiện trạng, lượng thiếu hụt tăng theo các thời đoạn. So với hiện trạng thì giai đoạn 2015 – 2020 tăng 10,5%; giai đoạn 2021 – 2030 tăng 41,5%; giai đoạn 2031 – 2050 tăng 138,5%. Hình 9: Tổng lượng nước thiếu tại Cầu Đỏ ứng với kịch bản trung bình c) Đối với kịch bản cao Theo kịch bản cao: So với hiện trạng thì giai đoạn 2015 – 2020 giảm 76,7%; giai đoạn 2021 – 2030 tăng 86,5%; giai đoạn 2031 – 2050 tăng 201,2%. Hình 10: Tổng lượng nước thiếu tại Cầu Đỏ ứng với kịch bản cao 3.4.2. Lưu vực sông Cu Đê a) Tại vị trí Nam Mỹ Tại Nam Mỹ với công suất nhà máy 132.000 (m3/ngđ) tương đương 48,18 (triệu m3/năm). Lượng nước thiếu lớn nhất rơi vào kịch bản cao ở giai đoạn 2031 – 2050 và trung bình chiếm 3,6% tổng công suất cả năm. Lượng nước thiếu thấp nhất rơi vào kịch bản thấp ở giai đoạn 2031 – 2050 và chỉ chiếm 0,0008%. Hình 11: Tổng lượng nước thiếu tại Nam Mỹ ứng với ba kịch bản thấp, trung bình và cao b) Tại vị trí cầu Phò Nam Tương tự, với công suất 48,18 (triệu m3/năm). Lượng nước thiếu lớn nhất rơi vào lịch bản cao ở giai đoạn 2031 – 2050 và chiếm 1,04%. Lượng nước không còn thiếu ở kịch bản thấp. Hình 12: Tổng lượng nước thiếu tại cầu Phò Nam ứng với ba kịch bản thấp, trung bình và cao c) Tại vị trí Cầu Trường Định Tương tự, với công suất 48,18 (triệu m3/năm). Lượng nước thiếu lớn nhất rơi vào lịch bản cao ở giai đoạn 2031 – 2050 và chiếm 0,52%. Lượng nước không còn thiếu ở kịch bản thấp. Hình 13: Tổng lượng nước thiếu tại cầu Trường Định ứng với ba kịch bản thấp, trung bình và cao TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ .. 7 3.5. Đề xuất giải pháp khai thác và quản lý tài nguyên nước thành phố Từ các kết quả của mô hình Weap cho thành phố Đà Nẵng, chúng tôi có một số đề xuất như sau: 3.5.1 Đối với nhà máy nước Cầu Đỏ: Kết quả tính toán thấy trong các giai đoạn tương lai, nguồn nước cấp cho các nhu cầu của thành phố từ nhà máy nước này là không đảm bảo do sự suy giảm về dòng chảy mùa kiệt cũng như tình hình nhiễm mặn ngày càng gia tăng trong khi nhu cầu nước cho các ngành rất lớn. Vì vậy, cần có những giải pháp cụ thể để khắc phục như:  Nhóm giải pháp công trình nhằm hạn chế sự xói lở, bồi lắng trên các sông đặc biệt là các nút phân lưu, nhập lưu đổ về sông Cầu Đỏ để tăng lưu lượng dòng chảy trên sông này.  Qua tính toán dự báo cho thấy, ngoài yếu tố lượng biến đổi khí hậu thì việc vận hành các công trình thủy điện thượng nguồn (đặc biệt là Đắk Mi 4) có tác động rất lớn đến dòng chảy về sông Cầu Đỏ. Vì vậy, để đảm bảo việc phối hợp vận hành giữa các công trình này với nhu cầu nước ở hạ du thì Việc ban hành Quy trình vận hành liên hồ mùa kiệt cần sớm được thực hiện. Ngoài ra, để đảm bảo việc thực hiện quy trình này một cách nghiêm túc, có hiệu quả thì cần phải có các cơ chế để giám sát việc thực hiện.  Điều chỉnh quy trình vận hành công trình đập dâng An Trạch trong đó cần bổ sung nhiệm vụ điều tiết dòng chảy về hạ lưu để đảm bảo lưu lượng đẩy mặn cho nhà máy nước Cầu Đỏ. 3.5.2. Đối với việc XD NMN Hòa Liên: Nhu cầu nước cho thành phố trong các giai đoạn sắp tới sẽ gia tăng rất lớn, vì vậy việc xây dựng nhà máy nước Hòa Liên để khai thác nguồn nước sông Cu Đê là hết rất cần thiết cần sớm được thực hiện. Các kết quả tính toán từ mô hình cho thấy, tại 03 vị trí dự kiến sẽ XD NMN Hòa Liên GĐI với công suất 132.000 m3/ng.đ đều có lưu lượng dòng chảy đảm bảo. Vì vậy, khi đầu tư XD trong giai đoạn này cần so sánh lựa chọn vị trí hợp lý trên cơ sở phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật cũng như đánh giá các tác động khác về mặt môi trường, xã hội của từng phương án để quyết định Sang GĐ II với công suất 264.000 m3/ng.đ thì lưu lượng dòng chảy mùa kiệt dự báo tại các vị trí nghiên cứu đều không đảm bảo, Vì vậy, cần có giải pháp bổ sung nguồn nước thiếu cho NMN này theo hướng ưu tiên sau:  Nghiên cứu sử dụng nguồn nước từ một số hồ chứa trên lưu vực (đặc biệt là hồ Hòa Trung) khi mà nhiệm vụ cấp nước tưới của các hồ này trong tương lai sẽ giảm.  Xây dựng hồ chứa thượng nguồn (hồ Sông Bắc) để tăng khả năng trữ nước đảm bảo cung cấp cho NMN Hòa Liên trong những thời điểm dòng chảy kiệt trên sông không đảm bảo cung cấp. 4. Kết luận Nghiên cứu đã lần đầu tiên ứng dụng thành công phần mềm WEAP – một phần mềm chuyên dụng để đánh giá và lập kế hoạch dùng nước tổng hợp liên quan đến: Biến đổi khí hậu, vận hành hồ chứa, nhu nhu cầu nước cho nông nghiệp, nhu cầu nước cho đô thị, công nghiệp, hợp lưu, phân lưu của các lưu vực sông, chính sách về quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên nước liên tỉnh. Mô hình mô phỏng từ thượng nguồn Vu Gia – Thu Bồn, Túy Loan và Cu Đê cho đến cửa ra là Nam Ô và cửa Hàn. Nghiên cứu đã từng bước đánh giá lại nguồn tài nguyên nước cho thành phố trên hai con sông chính là Cu Đê TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ .. 8 và Cầu Đỏ và tiếp đến đã dự báo được nguồn nước đến trong tương lai trên hai con sông này trong bối cảnh biến đổi khí hậu và phát triển đô thị. Nghiên cứu cũng đã dự báo nhu cầu dùng nước tương ứng theo ba kịch bản thấp, trung bình và cao theo quy hoạch của thành phố, đã cân bằng giữa lượng nước đến và nhu cầu dùng nước, xác định được lượng nước thiếu cho từng tháng, từng năm đến năm 2020, 2030, 2050 và cuối cùng đã đưa ra một số đề xuất về khai thác và quản lý tài nguyên nước thành phố trong tương lai. Kết quả đạt được tương đối tốt và rõ ràng so với các mô hình sử dụng trước đây vì mô hình này tích hợp các mô-đun tính toán nguồn nước đến, vận hành hồ chứa ở thượng lưu và nhu cầu trên một hệ thống cùng với các kịch bản về biến đổi khí hậu và phát triển đô thị. Với những thành công ban đầu này, chúng tôi tin rằng có thể mở rộng phần mềm này cho các lưu vực sông khác ở Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1].Tài liệu tham khảo 1: TYates, D., J. Sieber, D. Purkey, and A. Huber-Lee, (2005). WEAP21 a demand, priority, and preference driven water planning model (WEAP21: Nhu cầu, ưu tiên và mô hình quy hoạch nước vượt trội): Part 1, Model Characteristics, Water International, 30,4, pg 487-500. [2].Tài liệu tham khảo 2: B. Joyce, and M. Rayej, (2009). A Climate-Driven Water Resources Model of the Sacramento Basin, California (Mô hình tài nguyên nước dưới tác động của khí hậu của lưu vực Sacramento, California). J. of Water Resources Planning and Management, 135(5), pp. 303-313. [3].Tài liệu tham khảo 3: Yates, D., Gangopadhyay, S., Rajagopalan, B., and K. Strzepek, (2003). A technique for generating regional climate scenarios using a nearest neighbor algorithm (Kỹ thuật xây dựng kịch bản khí hậu vùng sử dụng thuật toán láng giềng gần nhất), Water Resources Research. 39, 7, 1199, doi:10.1029/2002WR001769 [4].Tài liệu tham khảo 4: Lucci, (tháng 7 năm 2010 đến tháng 7 năm 2015). Dự án nghiên cứu "Sử dụng đất và biến đổi khí hậu tương tác ở miền Trung Việt Nam" [5].Tài liệu tham khảo 5: Viện KHTL MT&TN, (2015). Tính toán xác định tỷ phân lưu tại các điểm ngã 3 sông Vu Gia – Quảng Huế - Ái Nghĩa và Ái Nghĩa – Yên – Lạc Thành. [6]. Tài liệu tham khảo 6: Viện KHTL MT&TN, (2015). Tính toán xác định quan hệ giữa lưu lượng và độ mặn tại vị trí cửa lấy nước nhà máy nước Cầu Đỏ. Thông tin về tác giả 1. Họ và tên: Hoàng Ngọc Tuấn 2. Học hàm, học vị: Tiến sỹ 3. Tên cơ quan: Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên 4. Liên hệ: : 0913545346, tuan.vientl@gmail.com 1. Họ và tên: Thái Phúc Thuận 2. Học hàm, học vị: Thạc sỹ 3. Tên cơ quan: Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên 4. Liên hệ: 0912869456, phucthuan.thai@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_bao_hoang_ngoc_tuan_thai_phuc_thuan_vien_khtlmttn_2325.pdf