Đánh giá tác động tổng thể khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO đến thay đổi xuất nhập khẩu và thể chể

Về nguyên tắc, việc thành lập lưới an sinh xã hội như vậy đáp ứng nhu cầu bảo vệngười

lao động trước sựthay đổi của toàn cầu hóa. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến lo ngại rằng quỹ

này sẽchỉdành cho người lao động trong khu vực chính thức, tức là người làm công ăn

lương. Nhóm này chỉchiếm 25% tổng sốlao động. Hơn nữa, việc tăng chi phí lao động

do các doanh nghiệp phải đóng thêm cho quỹ sẽ tác động xấu đến việc chính thức hóa lao

động hiện nay trong khu vực phi kết cấu.Do đó cần phải thiết kế lại kế  hoạch bảo vệ

cảcác nhóm lao động dễ bị tổn thương trong khu vực phi kết cấu, bao gồm cảnhững

người kinh doanh hộgia đình bằng cách hỗ trợ chính thức hóa công việc của họ. Hơn

nữa, do không thể ước tính số lượng đối tượng thụhưởng, cần phải có các văn bản chỉ

đạo hướng dẫn cụ thể việc thực hiện để đảm bảo khả năng tồn tại quỹ.

pdf328 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đánh giá tác động tổng thể khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO đến thay đổi xuất nhập khẩu và thể chể, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.4 1.0 1.3 0.6 0.5 Châu úc 2.1 2.1 2.8 2.6 5.7 4.5 4.4 Các nước khác 102.9 18.6 0.0 25.9 35.0 0.0 71.2 (Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của TCTK, TCHQ Việt Nam) 230 Bảng 16. Xuất khẩu lạc phân theo thị trường (1000 tấn & triệu USD) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị Tổng số 78.2 38.2 105.1 50.8 82.7 48.0 44.8 27.1 54.5 32.9 13.8 10.2 37 30.8 Châu Mỹ 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 Hoa Kỳ 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 Châu Âu 0.5 0.3 0.0 0.0 1.5 1.2 0.2 0.1 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 EU 0.0 0.0 0.0 0.0 0.9 0.7 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 Châu Á 77.1 37.6 105.0 50.9 80.5 47.4 44.5 26.8 54.0 32.6 13.8 10.2 29.0 23.6 ASEAN 75.2 36.5 92.5 44.4 79.0 46.4 43.8 26.4 54.0 32.6 13.4 9.9 28.7 23.4 Trung Quốc + Hong Kong 0.5 0.3 1.8 0.9 0.0 0.0 0.6 0.4 0.0 0.0 0.4 0.3 3.0 3.1 Châu Phi 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 Châu úc 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 Các nước khác 0.5 0.2 0.1 0.7 0.6 0.2 0.1 0.5 0.4 0.0 0.0 8.0 7.2 (Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của TCTK, TCHQ Việt Nam) Bảng 17. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm đồ gỗ phân theo thị trường (1000 tấn & triệu USD) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị Tổng số 337.8 435.5 567.2 1,139.1 1,562.5 1,912.7 2404.1 Châu Mỹ 20.1 51.2 123.2 331.3 584.6 778.3 997.1 Hoa Kỳ 16.1 44.7 115.5 318.9 567.0 744.1 948.5 Châu Âu 99.7 102.2 162.3 386.0 467.5 504.5 672.3 EU 88.5 98.2 158.8 376.2 449.7 497.3 641.2 Châu Á 207.1 257.3 246.8 358.8 433.6 543.2 648.6 ASEAN 17.4 23.3 14.5 37.2 28.9 30.6 23.3 Trung Quốc + Hong Kong 14.8 24.1 22.6 46.5 68.9 101.3 174.7 Châu Phi 0.5 0.2 0.3 1.5 3.8 4.4 2.2 Châu úc 10.3 17.6 27.8 49.0 55.9 70.0 60.2 Các nước khác 0.0 58.1 6.8 12.5 20.9 12.3 23.7 (Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của TCTK, TCHQ Việt Nam) 231 Bảng 18. Xuất khẩu mây tre đan và thảm thực vật phân theo thịu trường (1000 tấn & triệu USD) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị Tổng số 93.9 107.9 136.1 162.3 180.2 186.5 218 Châu Mỹ 2.4 4.7 9.9 23.6 23.9 29.0 31.6 Hoa Kỳ 2.4 4.7 9.9 23.6 22.1 25.5 27.2 Châu Âu 5.1 7.5 12.6 16.0 78.3 98.7 127.9 EU 5.1 7.5 12.6 16.0 73.3 94.5 121.4 Châu Á 42.9 46.4 49.5 43.5 64.2 29.4 48.9 ASEAN 0.0 0.0 0.0 0.0 2.7 6.0 2.1 Trung Quốc + Hong Kong 12.3 12.6 16.3 15.8 17.5 4.6 1.8 Châu Phi 0.0 0.0 0.0 0.0 0.8 1.0 0.8 Châu úc 0.0 0.0 0.0 0.0 5.6 4.3 5.0 Các nước khác 43.5 49.3 64.1 79.2 96.1 24.1 3.8 (Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của TCTK, TCHQ Việt Nam) 232 Bảng 19. Xuất khẩu gạo thê giới và các nước xuất khẩu chủ yếu (Triệu tấn) 2001/02 2002/03 2003/04 2004/05 2005/06 2006/07 (dự đoán.) 2007/08 (dự báo.) Hoa Kỳ 2.95 3.86 3.33 3.33 3.66 2.95 3.42 Ấn Độ 6.3 5.44 2.75 2.5 4.69 4.2 3.4 Paskistan 1.63 1.99 1.78 2 3.66 3 3.2 Thai Lan 7.24 7.55 10 8.25 7.38 8.5 9 Việt nam 3.24 3.8 4.2 3.9 4.71 4.6 5 Thế giới 27.3 28.62 26.01 24.37 30.16 28.65 29.69 (Nguồn: WASDE/USDA) Bảng 20. Xuất khẩu cà phê thê giới và các nước xuất khẩu chủ yếu (1000 bao) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 (từ 11/06 đến 10/07) Brazil 23,810 29,751 24,864 27,465 25,033 28,402 28,755 Việt Nam 11,966 11,555 14,497 13,994 13,218 17,154 18,128 Colombia 10,625 10,478 10,154 11,005 10,743 10,235 11,056 Indonesia 5,173 4,280 4,821 5,822 6,795 4,770 40,630 Guatemala 3,330 3,965 3,306 3,457 3,348 3,504 37,501 Peru 2,638 2,838 2,480 3,305 2,272 4,114 33,780 Honduras 2,617 2,439 2,794 2,395 2,929 3,104 32,362 Ấn Đọ 3,441 3,567 3,826 2,790 3,581 2,878 30,524 Mexico 2,893 2,561 2,422 1,907 2,508 2,687 28,814 Ethiopia 1,939 2,277 2,374 2,620 2,702 2,766 27,444 Các nước khác 17,015 16,296 15,989 14,786 15,093 14,367 15,340 Thế giới 85,447 90,007 87,527 89,546 88,222 93,981 96,386 (Nguồn: Tổ chức cà phê Thế giới), Bảng 21. Xuất khẩu chè của thế giới và của Việt Nam (Triệu tấn) Năm Viet Nam Thế giới 2001 56,000 308,195 2002 75,000 341,060 2003 85,000 362,160 2004 100,000 323,480 2005 95,000 314,270 2006 100,000 289,230 2007(dự đoán.) 90,000 271,000 (Nguồn: VPA) 233 Bảng 22. Xuất khẩu điều của thế giới và các nước xuất khẩu chủ yếu (1000 tấn) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Ấn Độ 81.67 90.4 122.08 98.55 109.87 124.97 Việt Nam 21.07 37.78 54.17 67.85 81.19 81.33 Brazil 33.59 29.36 30.12 41.57 47.44 41.86 Các nước khác 3,331.82 3,312.48 3,150.44 3,325.38 3,360.38 3,245.4 Thế giới 3,468.15 3,470.02 3,356.81 3,533.35 3,598.88 3,493.56 (Nguồn: Thông kê của FAO- FAOSTAT) Bảng 23. Xuất khẩu chè của thế giới và các nước xuất khẩu chủ yếu (1000 tấn) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Kenya 217.29 207.24 88.37 293.75 284.32 313.2 TRung Quốc 238.11 258.64 259.04 266.22 285.69 291.21 Sri Lanka 287.01 293.53 290.57 297.01 298.91 177.32 Ấn Đọ 200.87 177.6 181.67 174.25 174.9 159.15 Indonesia 105.59 99.8 100.19 88.18 98.58 102.3 Argentina 50.01 58.11 57.65 59.09 67.86 67.7 Việt Nam 29.04 31.08 42.65 41.04 70.47 51.1 Uganda 26.41 18.22 30.38 8.07 36.86 36.53 Malawi 64.06 36.59 28.19 36.93 32.74 33.82 Liên hiệp Ả rập 13.92 18.25 27.24 18.98 19.2 31.38 Các nước khác 231.62 256.26 242.5 243.05 222.75 223.89 Thế giới 1,463.93 1,455.32 1,348.45 1,526.57 1,592.28 1,487.6 (Nguồn: Thông kê của FAO- FAOSTAT) Bảng 24. Các nhà sản xuất cao su tự nhiên của thế giới (1000 tấn) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Thái Lan 2,320 2,615 2,876 2,984 2,932 2,900 Indonesia 1,607 1,630 1,792 2,066 2,271 2,367 Malaysia 882 890 986 1,169 1,126 1,165 Ấn Độ 632 641 707 743 772 853 Việt Nam 313 331 364 419 469 560 Trung Quốc 464 468 480 486 428 483 Sri Lanka 86 91 92 95 104 115 Philippines 71 76 84 80 79 74 Các nước khác 878 619 683 707 697 503 Tổng cộng 7,252 7,361 8,063 8,748 8,877 9,019 (Nguồn: Thông kê của FAO- FAOSTAT) 234 Bảng 25. Xuất khẩu cao su tự nhiên trên thế giới và các nước xuất khẩu chủ yếu (1000 tấn) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Thái Lan 2,003.7 1,864.99 2,053.82 2,307.74 2,167.96 2,137.54 Indonesia 1,370.51 1,443.01 1,487.39 1,648.42 1,862.51 2,019.77 Malaysia 886.16 740.43 808.9 868.02 1,360.98 1,091.51 Việt Nam 206.93 222.69 289.71 247.69 190 248.75 Côte d'Ivoire 119.53 125.93 123.53 129.08 121.34 138.03 Philippines 30.68 39.07 44.56 55.24 43.31 61.2 Ấn Độ 3.45 4.94 36.78 42.04 32 48.2 Liberia 32.15 35.97 30.71 33.4 45.29 44.34 Guatemala 17.79 18.23 22.48 24.26 32.11 36.3 Myanmar 30.17 19.56 25.76 16.33 23.22 34.32 Các nước khác 4,394.93 4,590.93 4021.2 3,937.16 3,596.52 3,419.96 Thế giới 9,096 9,105.75 8,944.84 9,309.38 9,475.24 9,279.92 (Nguồn: Thông kê của FAO- FAOSTAT) Bảng 26. Xuất khẩu lạc thế giới và các nhà xuất khẩu chủ yếu (1000 tấn) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Hoa Kỳ 13.85 14.29 13.82 11.72 17.48 21.83 ởung Quốc 9.56 10.44 11.65 12.03 13.1 14.92 Canada 14.9 15.31 14.87 15.09 14.11 14.82 Hà Lan 4.19 5.5 6.99 6.27 4.77 6.4 Việt Nam 1.84 1.82 2.05 1.67 1.97 1.83 Các nước khác 2,260.61 1,956.1 1,955.36 1,958.74 1,957.13 1,945.69 Thế giới 2,304.95 2,003.46 2,004.74 2,005.52 2,008.56 2,005.49 (Nguồn: Thông kê của FAO- FAOSTAT) 235 CHƯƠNG IV: PHẦN I Ý N G H ĨA CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Nội dung: 1. Dẫn nhập; 2. Tác động của WTO đối với Doanh nghiệp: Các vấn đề và Quan điểm: 3. Cải thiện Môi trường Kinh doanh ở Việt Nam; 4. Các Cơ hội Xuất khẩu; 5. Tiếp cận Đầu vào Chi phí thấp và Công nghệ từ Nước ngoài; 6. Đe dọa Cạnh tranh từ Nước ngoài; 7. Thu hút Đầu tư Trực tiếp từ Nước ngoài; 8. Thư mục 1. Dẫn nhập Các quyết định của WTO có liên quan đến các chính sách của chính phủ. Nhưng, cuối cùng, thì những quyết định này tác động đến chiến lược và hoạt động hàng ngày của các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài có hoạt động kinh doanh trong môi trường chính sách được định hình bởi các quy tắc của WTO. Các công ty cũng bị tác động bởi tính năng động sáng tạo trong hệ thống thương mại của WTO được minh họa thông qua các cuộc đàm phán thương mại, giải pháp tranh chấp thương mại, và các mô hình thực hiện các cam kết WTO. Các giám đốc và nhà quản lý đã phản ứng trước những thay đổi thông qua việc điều chỉnh chiến lược (phản ứng chủ động) đối với những diễn biến liên quan đến WTO hoặc bằng việc đi trước trong việc nỗ lực ảnh hưởng đối với tiến trình của các sự kiện của WTO. Lựa chọn thứ hai là khả thi đối với các doanh nghiệp và tổ chức lớn của doanh nghiệp như phòng thương mại hoặc các hiệp hội ngành nghề. Nội dung chương này liên quan đến môi trường kinh doanh nhằm rà soát lại những ý nghĩa của việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đối với cộng đồng doanh nghiệp của đất nước và vì quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngoài để Việt Nam được coi là một địa điểm thiết lập kinh doanh. Những câu hỏi chính được đề cập ở đây là: • Các cam kết WTO của Việt Nam có đóng góp vào việc cải thiện môi trường kinh doanh và vào việc làm cho môi trường kinh doanh trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước không? • Đâu là những cơ hội xuất khẩu mới có thể được gắn với việc Việt Nam gia nhập WTO? • Việc Việt Nam gia nhập vWTO đã cải thiện việc tiếp cận đầu vào chi phí thấp và công nghệ hiện đại cho các công ty đặt tại Việt Nam ở mức độ nào? • Cạnh tranh từ nước ngoài có ảnh hưởng như thế nào đối với các công ty ở Việt Nam? • Bài học nào có thể rút ra từ kinh nghiệm của Trung Quốc và các thành viên mới khác của WTO đối với những nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài và cộng đồng doanh nghiệp ở Việt Nam? 236 2. Tác động của WTO đối với doanh nghiệp: Các Vấn đề và Quan điểm Việt Nam gia nhập WTO có thể được kết thúc chỉ sau nhiều năm đàm phán khó khăn và phức tạp và nhiều cải cách do quá trình gia nhập WTO đòi hỏi sẽ vẫn được tiếp tục. Do đó hai hình thức tác động đối với cộng đồng doanh nghiệp có thể được phân biệt như sau: • Những tác động của việc gia nhập WTO đối với doanh nghiệp và môi trường chính sách, và • Tác động của việc thực hiện những cam kết của Việt Nam sau khi gia nhập và những tiến triển liên quan trong hệ thống thương mại của WTO Cả hai khía cạnh đó đều được xem xét trong báo cáo này. Điểm cuối cùng đặc biệt quan trọng bởi vì rất nhiều các vấn đề pháp lý, chính trị và xã hội đã không được giải quyết theo hướng thực sự thực hiện được những điều khoản của WTO tại thời điểm gia nhập WTO vì những tiến triển sau khi gia nhập hệ thống thương mại WTO rất có thể sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến việc định hình các thể chế ở Việt Nam trong những năm tiếp sau. Các mốc thời gian khác nhau có thể được áp dụng để đánh giá chung về WTO. Ví dụ, việc đánh giá có thể là ngắn hạn (2 đến 5 năm), trung hạn (5 đến 10 năm) hoặc dài hạn. Có nghĩa là có thể xem xét tác động của những cải cách liên tục do WTO đem lại đối với môi trường kinh doanh qua cả một thế hệ. Hộp 1 Ý nghĩa của việc Việt Nam gia nhập WTO: Rà soát Tài liệu Tầm quan trọng của việc Việt Nam gia nhập WTO được thừa nhận và nghiên cứu. Các ấn phẩm như Nghiên cứu của ADETEF (TÊN DỰ ÁN: FSP 2000-148, 2007) đã đưa ra được đánh giá tổng thể về tác động của WTO đối với hệ thống kinh tế của Việt Nam. Các nhà nghiên cứu khác cũng đã tiến hành các nghiên cứu định lượng về tác động của việc tự do hóa thương mại đối với kinh tế Việt Nam. Một số nghiên cứu, bao gồm cả các nghiên cứu của MUTRAP 7, đã phân tích sâu ý nghĩa của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với cộng đồng doanh nghiệp ở cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, hiện nay vẫn chưa có đánh giá mang tính hệ thống ý nghĩa đối với doanh nghiệp của việc Việt Nam gia nhập WTO dựa trên số liệu thực nghiệm như được trình bày trong Chương X của tài liệu này. Đâu là quan hệ giữa môi trường kinh doanh quốc gia và sự phát triển kinh tế? Có đánh giá cho rằng sự phát triển kinh tế là kết quả tổng hợp tùy thuộc vào sự phụ thuộc lẫn nhau của rất nhiều các lựa chọn cá nhân, đã cho thấy thực tế thay đổi thể chế do WTO mang lại ở Việt Nam hoàn toàn là vấn đề trọng tâm cho tiến bộ trong phát triển kinh tế. Sau cùng, những thể chế về bản chất là những công cụ để các thành phần doanh nghiệp khác nhau và các cá nhân cùng kết hợp lại. Đây là một khía cạnh quan trọng bởi sáng tạo công 237 nghệ chưa phải là điều kiện đủ cho phát triển nếu không đi kèm theo đó những thay đổi về tổ chức. Tóm lại, vấn đề là ở các thể chế bởi vì chúng là những cỗ máy có thể khuyến khích hoặc kìm hãm các hoạt động doanh nghiệp. Phần lớn những nước có thu nhập thấp đều có nền kinh tế không hiệu quả do các thể chế yếu làm ảnh hưởng các hoạt động tạo giá trị gia tăng. Những nước này không thể sử dụng vốn vật chất và con người hoặc công nghệ của họ một cách đầy đủ. Trong môi trường thể chế không hiệu quả, các doanh nghiệp, các nhà quản lý hoặc những người chủ không thể thực hiện tốt công việc của mình và tiêu phí những nguồn lực quý giá và thời gian để giải quyết những việc không hiệu quả. Nói một cách đơn giản, một người di cư từ nền kinh tế có thu nhập thấp sang một nước phát triển ngay lập tức trở nên có năng suất khi anh ta đến nơi. Điều đó cho thấy vốn con người không được sử dụng hiệu quả tại khi ở trong nước. Tiến trình gần đây của Việt Nam là một ví dụ tốt về việc cải thiện và vai trò của WTO đối với thay đổi thể chế. Việt Nam trở thành thành viên của WTO đã giúp duy trì động lực cho cải cách trong nước, mà nhìn chung những cải cách này đều cải thiện môi trường kinh doanh cho cả các công ty trong và ngoài nước. Chúng có tác động chủ yếu đối với thương mại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam, trao đổi kiến thức kỹ thuật, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) (hoặc việc xây dựng và mua các nhà máy và công ty ở Việt Nam của các nhà điều hành nước ngoài) và việc đầu tư chéo các tài sản tài chính như cổ phần và trái phiếu. Một phần lớn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là nhằm sản xuất hàng hóa để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Nếu điều này thực sự đúng có nghĩa dòng chảy thương mại và FDI là phụ thuộc lẫn nhau. Đầu tư nước ngoài – cả trực tiếp và cả thông qua các tài sản tài chính – được thừa nhận là có lợi cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Đó là cách tốt nhất để tạo công ăn việc làm và học hỏi công nghệ hiện đại hoặc kỹ năng quản lý. Không giống như đầu tư trên thị trường tài chính, FDI có một lợi thế quan trọng khác: chúng không dễ bị tháo chạy trong nỗi hoảng sợ. Như nhà kinh tế của tờ Financial Time, Tiến sỹ Martin Worf đã nêu: “actories do not walk”. Trái ngược với những suy nghĩ thông thường, một lợi thế quan trọng khác khi Việt Nam hội nhập với thị trường thế giới là quá trình này phá vỡ sức mạnh hiếm hoi của các công ty lớn – cả các công ty đa quốc gia và các công ty lớn thuộc sở hữu nhà nước – bằng việc buộc chúng phải cạnh tranh quốc tế. Hội nhập khuyến khích việc áp dụng cách làm việc mới và công nghệ hiện đại. Rất nhiều chuyên gia cũng cho rằng chính sách mở cửa kinh tế của Việt Nam thúc đẩy hòa bình trong khu vực qua việc đem lại cho những quốc gia đang hưởng những lợi ích từ thương mại và FDI nhiều lý do quan trọng để không rủi ro với những căng thẳng quân sự. Các điều kiện của việc gia nhập WTO của Việt Nam và những cải cách liên quan không phải được xác định một cách xa vời thực tế. Rất nhiều thành viên của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội tham gia vào quá trình này. Những thành phần liên quan quan trọng trong khu vực tư nhân bao gồm các loại hình phòng thương mại, hiệp hội ngành nghề, các công ty lớn thuộc sở hữu nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân. Phần lớn các bên tham gia vào những nhóm làm việc của quốc gia về chính sách thương mại và tham gia vào tư vấn chính sách liên quan đến WTO. Với hơn 90% doanh nghiệp Việt Nam là 238 thuộc nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa, vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp trong các vấn đề bảo vệ doanh nghiệp liên quan đến thương mại là đặc biệt quan trọng trong bối cảnh này. Phần thực nghiệm của dự án này dựa trên phỏng vấn sâu, nghiên cứu tình huống và một loạt các câu hỏi được thực hiện tại các công ty – trong nước và nước ngoài – đang có kinh doanh ở Việt Nam. Các dữ liệu thu thập được chủ yếu thuộc ba loại chính: 1. Các đặc trưng của công ty như loại hình sở hữu, địa điểm, quy mô và mức độ quốc tế hóa, nhận thức về WTO, mức độ sẵn sàng xuất khẩu, kết quả hoạt động của công ty, khả năng điều chỉnh, tiếp cận của công ty tới các tổ chức kinh doanh lớn và nhận thức và sự sẵn sàng trong điều chỉnh cơ cấu. 2. Nhận thức về tác động của WTO đối với môi trường kinh doanh bao gồm các vấn đề như mức độ thay đổi, mức độ rủi ro, cơ cấu chi phí, thái độ của chính phủ đối với doanh nghiệp, khả năng tiên liệu của chính sách kinh tế, mức độ can thiệp của chính phủ, chất lượng dịch vụ công được cung cấp cho các công ty và tác động chung của toàn cầu hóa. 3. Tác động của WTO đối với môi trường đầu tư và kinh doanh: tính ổn định và cải thiện trong việc tiếp cận thị trường, cải thiện về tiếp cận đầu vào chi phí thấp, tăng cạnh tranh và khả năng ảnh hưởng đến quá trình xây dựng chính sách. 3. Môi trường Kinh doanh ở Việt Nam được cải thiện Các chỉ số cho thấy các nhà hoạch định chính sách Việt Nam coi việc đất nước trở thành thành viên của WTO là như là một công cụ để thực hiện các mục tiêu lớn. Một trong những mục tiêu này là đẩy nhanh sự nổi lên một cách hòa bình của Việt Nam như là một quốc gia thương mại quan trọng – và nhằm giảm thiểu căng thẳng về thương mại có liên quan đến mức tăng trưởng xuất khẩu nhanh của đất nước. Các cuộc đàm phán gia nhập cũng đã mở ra quá trình cải cách rộng lớn các luật lệ điều chỉnh các vấn đề thương mại ở Việt Nam, cùng với những cải cách vượt qua cả những vấn đề được quy định một cách hạn hẹp bởi các quy tắc và cam kết WTO. Nghị định thư về Gia nhập WTO của Việt Nam yêu cầu phải có sự thay đổi căn bản trong hệ thống pháp luật của đất nước, đặc biệt là vấn đề công bố chính thức các luật và quy định, tính công bằng về thủ tục trong quá trình ra quyết định, rà soát của tòa án và nguyên tắc không phân biệt đối xử. Hơn nữa, một trong những thách thức đối với môi trường kinh doanh được cải thiện là việc quy định lại trong lĩnh vực ngân hàng được coi là hệ thống thần kinh của nền kinh tế và, do đó, có thể có tác động sâu sắc đến kết quả hoạt động của nền kinh tế (Sam, Thu, 2005) Chỉ số kinh tế tổng thể đối với Việt Nam là ấn tượng kể từ khi đất nước gia nhập WTO. Bùng nổ đầu tư, tiêu dùng và tăng trao đổi thương mại đã thúc đẩy phát triển kinh tế kể từ tháng Một 2007 khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO. (Hộp 2). 239 Hộp 2 Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ sau khi gia nhập WTO của Việt Nam Theo dự báo của ADO (ADO, 2007) thì dự báo tăng trưởng GDP cho năm 2007 và 2008 của Việt Nam là 8,3% và 8,5%. Các ngành công nghiệp thuộc khu vực tư nhân mở rộng nhanh hơn khu vực nhà nước. Đầu tư tăng 14% trong nửa đầu năm 2007 là kết quả được kích thích bởi việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới của Việt Nam và bởi những cải thiện trong môi trường kinh doanh (ADO, 2007). Tăng trưởng được dẫn dắt bởi hai ngành – chế tạo và xây dựng – công nghiệp của Việt Nam dự kiến sẽ tăng khoảng 10,8% trong năm 2008. Các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, bao gồm cả các hàng hóa điện tử cho xuất khẩu, chiếm tỷ lệ ngày càng tăng trong sản xuất nội địa trong ngành chế tạo. Trong khu vực xây dựng những dự án lớn bao gồm xây dựng đường, cảng và các nhà máy phát điện, mở rộng các cơ sở khách sạn và resort nghỉ dưỡng cho ngành du lịch và xây dựng văn phòng và căn hộ cho thuê cao cấp ở các thành phố lớn của Việt Nam. Khu vực dịch vụ của Việt Nam được khích lệ bởi tăng tiêu dùng nội địa và du lịch, cũng như việc nới lỏng dần một số tiểu khu vực cho cạnh tranh nước ngoài, dự kiến sẽ tăng khoảng 8,6% trong năm 2008. Những tiểu khu vực có thể mở rộng nhanh nhất là tài chính và ngân hàng, thương mại, giao thông và thông tin liên lạc, và du lịch. Nông nghiệp rất có thể tăng 3,1% trong năm 2008. Sự vốn hóa của thị trường chứng khoán của các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán của Việt Nam đã tăng tương đương với mức 28% của GDP trong năm 2007, từ chỉ 5% trong năm 2005 và rất có thể sẽ tiếp tục tăng mặc dù có khủng hoảng kinh tế trong năm 2008 ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ. Theo: ADO 2007 Rõ ràng, những xu hướng được nêu trong Hộp 2 có thể gắn với nhiều nhân tố mà việc trở thành thành viên WTO chỉ là một trong những nhân tố đó. Tuy nhiên, phần lớn thành viên cộng đồng doanh nghiệp nhận thức việc trở thành thành viên là một yếu tố quyết định đáng kể trong việc cải thiện môi trường kinh doanh như nêu ở trên. Thực sự, trong những năm đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam và kể từ khi gia nhâp nền kinh tế và môi trường kinh doanh trong nước ở Việt Nam đã có những thay đổi tích cực. Các nguyên tắc của kinh tế thị trường và hoạt động thương mại và đầu tư tự do hơn đã trở thành suy nghĩ phổ biến. Công chúng Việt Nam đã thừa nhập rộng rãi những khái niệm của WTO như minh bạch, quản trị và đối xử quốc gia. Việc làm rõ quyền sở hữu một phần là nhờ các cam kết WTO liên quan đến tư nhân hóa nhiều doanh nghiệp Việt Nam và việc làm rõ vị thế của doanh nghiệp nhà nước. Việc bảo vệ cơ chế thị trường thông qua việc cải thiện các điều kiện cạnh tranh, giảm trợ cấp, giảm kiểm soát giá cả, bảo đảm của nhà nước đối với các hợp đồng thương mại đã đóng góp nhiều vào kết quả hoạt động tốt của nền kinh tế. Những nỗ lực làm giảm quan lieu và tham nhũng, cải thiện các dịch vụ báo cáo tài chính và ngân hàng và việc thực hiện chức năng của tòa án địa phương đã dẫn đến việc giảm chi phí giao dịch. Các công ty nước ngoài bắt đầu được đối 240 xử ngang bằng với doanh nghiệp nhà nước và các công ty trong nước khác cùng với sự tiếp tục đổ vào của dòng vốn FDI. Quy định pháp luật trong nước được sửa đổi theo hướng bao hàm cả các khái niệm về quyền tài sản và nhân quyền. Công dân được tham gia nhiều hơn vào quá trình hoạch định chính sách so với trước đây một phần bởi phương tiện thông tin đại chúng đăng thường xuyên hơn bình luận về chính sách của chính phủ và việc này đã khuyến khích sự thảo luận của công chúng. Hơn nữa, các cơ quan chính phủ còn công bố các dự thảo luật và quy định để lấy ý kiến công chúng và thường tổ chức những buổi lắng nghe ý kiến đóng góp mà các tổ chức doanh nghiệp và các thành viên của các tổ chức Phi Chính phủ được mời tham dự. Những tiến triển này diễn ra trong những năm Việt Nam đang cố gắng gia nhập WTO dường như ủng hộ quan điểm tự do hóa kinh tế và giúp đẩy mạnh sự công khai. Nghiên cứu thực nghiệm của báo cáo này cho thấy giám đốc các công ty hoạt động ở Việt Nam nhận thấy nhiều thay đổi tích cực trong môi trường kinh doanh và hài lòng với những cải các kinh tế gần đây và nhanh chóng thích ứng chiến lược kinh doanh của họ phù hợp với cơ hội và thách thức mới. Họ cũng nhận thức sự cải thiện đáng kể trong thái độ của chính phủ đối với doanh nghiệp và hỗ trợ của chính phủ đối với doanh nghiệp cũng tốt hơn. Phần lớn những giám đốc tham gia điều tra (99%) cho rằng việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra những thay đổi quan trọng trong chính sách kinh tế của đất nước, quan hệ giữa doanh nghiệp với chính phủ (84%) và thực hiện chính sách tốt hơn (56%). Hơn nữa, 83% trong số những người được hỏi cũng cho rằng môi trường đầu tư ở Việt Nam cũng được cải thiện đáng kể nhờ có những thay đổi này. Khoảng 87% giám đốc thể hiện sự lạc quan về những thay đổi gần đây trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam nhưng chỉ khoảng một nửa trong số đó có suy nghĩ là rủi ro kinh doanh tăng lên. Kết quả lạc quan trên dường như cũng được kiểm chứng bởi những nguồn khác. Khảo sát suy nghĩ của doanh nghiệp nhỏ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năm 2008 do ngân hàng HSBC thực hiện cho thấy các doanh nghiệp SME ở Việt Nam đặc biệt lạc quan về triển vọng kinh tế năm 2008 hy vọng tỷ lệ mở rộng doanh nghiệp ở mức cao (69% người trả lời hy vọng tỷ lệ này cao hơn 4%) và đặc biệt là tỷ lệ tăng trưởng thương mại đáng kể với Trung Quốc. Khảo sát chỉ rõ các doanh nghiệp SME Việt Nam tham gia vào thương mại biên giới nhiều hơn so với SME ở Malaysia, Trung Quốc, In đô nê xia hoặc Ấn Độ và 38% doanh nghiệp SME Việt Nam hy vọng thương mại của họ với Trung Quốc Lục địa sẽ tăng trên 20% trong năm 2008 (HSBC, 2008). Khảo sát cũng cho thấy các doanh nghiệp SME của Việt Nam nhất quán đều lạc quan trên các chỉ số chính được xét đến trong khảo sát. Xu hướng tương tự cũng được xác nhận bởi những quan sát của nước ngoài về Việt Nam - Một tổ chức nghiên cứu có uy tín đặt ở Washington và tạp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfjhadgolal;gkuYFHSDPAD[GKAKHFKDAGJA (22).PDF
Tài liệu liên quan