Đánh giá tác động môi trường (esia) của các tiểu dự án năm đầu

1. Đồng bằng sông Cửu Long (có diện tích khoảng 40.000 km2) nằm ở phần cuối cùng của

sông Mê Công và phía Tây, Tây Nam và Nam giáp biển (đường bờ biển dài 700 km) là một

khu kinh tế và sinh thái quan trọng của Việt Nam. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có 1

thành phố (TP Cần Thơ) và 12 tỉnh với dân số khoảng 17,5 triệu người vào năm 2014 (chiếm

19,8% dân số cả nước) bao gồm người Kinh (90%), Khmer (6%), Hoa (2%) và người Chăm.

ĐBSCL là khu vực cho sản xuất lúa gạo, nuôi trồng thủy sản, và nuôi tôm chính của cả nước

tuy nhiên gần một nửa diện tích của vùng bị ngập khoảng 3-4 tháng mỗi năm và gây khó khăn

cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân. Tuy nhiên, nguồn nước và

phù sa cũng như biến đổi khí hậu (BĐKH) là những yếu tố quan trọng đối với phát triển nông

nghiệp ở ĐBSCL. Do địa hình thấp nên ĐBSCL được coi là một khu vực có nguy cơ bị tác

động mạnh do BĐKH và nước biển dâng.

2. Chính phủ Việt Nam thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&

PTNT) và Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN & MT) đã chuẩn bị một dự án đầu tư có tên

là Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL (MD-ICRSL hay còn gọi

là Dự án), với mục tiêu tăng cường năng lực quản lý và thích ứng với biến đổi khí hậu thông

qua việc cải thiện quy hoạch, thúc đẩy sinh kế bền vững, và xây dựng hạ tầng thích ứng với

BĐKH tại các tỉnh được lựa chọn ở ĐBSCL. Các hoạt động của dự án sẽ bao gồm một số

khoản đầu tư cơ sở hạ tầng thuỷ lợi cũng các hoạt động phi công trình và hỗ trợ kỹ thuật và sẽ

được thực hiện thông qua 5 hợp phần: (1) Hiện đại hóa hệ thống đo đạc, phân tích và thể chế;

(2) Quản lý lũ ở vùng thượng nguồn; (3) Thích ứng với chuyển đổi mặn ở vùng cửa sông; (4)

Bảo vệ ven biển ở vùng bán đảo; và (5) Quản lý dự án và Hỗ trợ thực hiện. Dự án đang được

đề xuất để được Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ trong thời gian 7 năm (2016-2022) với tổng

kinh phí thực hiện dự án là 403 triệu USD (trong đó vốn Chính phủ là 49,6 triệu USD và vốn

IDA là 333,6 triệu USD).

pdf31 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đánh giá tác động môi trường (esia) của các tiểu dự án năm đầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường (OP / BP 4.01), Nơi cư trú tự nhiên (OP / BP 4.04), Quản lý dịch hại (OP / BP 4.09), Người bản địa (OP / BP 4.10), và tái định cư bắt buộc (OP / BP 4.12) được áp dụng cho các TDA này. TDA cũng đã tuân thủ các yêu cầu của WB về tham vấn cộng đồng và chính sách về tiếp cận thông tin. Việc thực hiện các chính sách về OP/BP 4.10 và OP/BP 4.12 được giải quyết trong Khung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDF) và Khung tái định cư (RPF) của dự án MD-ICRSL, và EMDP và RAP của TDA này. 5. Hiện trạng môi trường nền. Vùng TDA có vị trí địa lý như sau: t 9o28’ đến 10o02’ vĩ độ Bắc và t 104o51’ đến 105o06’ kinh độ Đông. Vùng TDA có diện tích tự nhiên khoảng 60.800 ha, nằm trong địa phận thuộc các xã Tây Yên, Tây Yên A, Nam Yên, Nam Thái, Nam Thái A, Đông Thái và thị trấn Thứ Ba - huyện An Biên; xã Thuận Hòa, Đông Hòa, Tân Thạnh, Đông 23 Hưng, Đông Hưng A, Đông Hưng B, Vân Khánh, Vân Khánh Đông, Vân Khánh Tây và thị trấn Thứ Mười Một - huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. Được xác định như sau: (i) Phía Tây và Tây Bắc: giáp với Biển Tây; (ii) Phía Bắc và Đông Bắc: giáp với sông Cái Lớn; (iii) Phía Đông Nam giám kênh Cán Gáo; (iv)Phía Tây Nam giáp với rạch Tiểu D a. Khu vực vùng TDA hàng năm thường xuyên bị xâm nhập mặn. Theo số liệu của báo cáo kết quả thực hiện chương trình điều tra xâm nhập mặn mùa khô các năm 2011-2012-2013 do Chi cục Thủy lợi tỉnh Kiên Giang thực hiện, diễn biến xâm nhập mặn có đặc điểm chung là: mặn bắt đầu xâm nhập vào đầu tháng 1, kết thúc vào giữa tháng 5. Ranh mặn 4 g/l xâm nhập sâu đến 8÷30 km. Trong mùa khô, mặn xâm nhập vào các cửa sông lớn chưa có cống như: sông Cái Lớn, Cái bé, kênh Cán Gáo chủ yếu theo triều cường, khi triều xuống nồng độ mặn giảm theo. Trong các năm gần đây sự xâm nhập mặn chỉ xày ra ở các sông lớn, các kênh nhánh thông ra biển ngoài một số cống đã và đang xây dựng, chính quyền địa phương hàng năm phải đầu tư hàng trăm đập tạm kinh phí lên đến gần 4 tỷ đồng/năm nhằm góp phần hạn chế được sự xâm nhập của mặn trong vùng dự án. Theo số liệu đo đạc thường xuyên và đánh giá của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, vùng nội đồng phía Tây kênh Xẻo Rô-Cán Gáo thuộc hai huyện An Biên, An Minh, Tân Hiệp bị nước mặn xâm nhập, độ mặn trung bình ở nhiều khu vực trong tỉnh vào mùa khô lên đến 18‰, có nơi độ mặn đo được lên đến 25‰. Đặc biệt, t ngày 16 đến 21/02/2011, do ảnh hưởng triều cường nên nước mặn càng xâm nhập sâu vào nhiều khu vực khác mới trên địa bàn, tác động xấu đến nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp, trong đó có cây lúa và các loại rau màu khác. Đặc biệt là về mùa khô, với điều kiện nắng hạn kéo dài, mặn thường xuyên xâm nhập theo sông Cái Lớn, Cái Bé qua kênh Xẻo Rô-Cán Gáo, phía Cà Mau theo sông Trẹm, công Cái Tàu và t phía Bạc Liêu theo kênh Chủ Chí, Vĩnh Phong, Chợ Hội sang có năm tháng 2 vùng dự án gần như bị mặn hoàn toàn. Ngoài ra, việc không giữ được nguồn nước ngọt trong mùa khô dẫn đến tình trạng thiếu nước cho vụ hè thu làm chậm thời vụ canh tác (do phải chờ mưa xuống mới sản xuất được), làm đảo lộn kế hoạch sản xuất và lịch thời vụ của ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nền khu vực TDA cho thấy:  Chất lượng môi trường không khí khu vực tương đối tốt.  Môi trường đất vùng TDA được phân bố với 3 loại đất chính là: đất bị xâm nhập mặn vào mùa khô, đất phèn nhẹ & trung bình nằm t phía đê biển trở vào kênh Cán Gáo, đất ngập mặn quanh năm nằm nằm ở phía ngoài đê. Đất vùng TDA không bị ô nhiễm kim loại nặng.  Môi trường nước trong khu vực TDA bị nhiễm mặn, có dấu hiệu ô nhiễm t nhẹ đến trung bình, chủ yếu bị ô nhiễm hữu cơ, chất dinh dưỡng và tổng Coliform. Chất lượng nước mặt chưa bị ô nhiễm bởi các hóa chất độc hại như kim loại nặng, thuốc BVTV.  Hệ sinh thái trong khu vực có độ đa dạng khá cao, tập trung chủ yếu ở phía r ng ngập mặn ven biển. Phía trong đã được người dân khai phá làm ao nuôi thủy sản, trồng lúa, trồng màu nên độ đa dạng không cao. Tại tỉnh Kiên Giang, có một số khu vực nhạy cảm về môi trường như như bãi giống thủy sản tự nhiên (nghêu, sò huyết, sò lông, ...) ở khu vực vịnh Rạch Giá, VQG U Minh Thượng, r ng ngập mặn ven biển. Ngoài ra, gần khu vực vùng TDA còn có VQG U Minh Hạ và các cánh r ng ngập mặn liên kết. 6. Tác động và biện pháp giảm thiểu. Nhìn chung TDA sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội: (i) Chủ động được về nguồn nước sản xuất, mở rộng diện tích canh tác, hạn chế rủi do, nâng cao năng suất và sản lượng, hiệu quả sử dụng đất, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của vùng, tạo điều kiện đa dạng hóa trong SXNN, đưa những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, có thị trường ổn định vào nuôi trồng; (ii) Góp phần cải thiện nguồn nước 24 sinh hoạt, thau chua, rửa mặn, trữ ngọt vào các giai đoạn cần thiết t ng bước cải thiện chất nước nước sinh hoạt của nhân dân; (iii) Tăng khả năng phòng chống thiên tai, cải thiện hệ thống giao thông thủy bộ trong vùng, góp phần thúc đẩy dịch vụ phục vụ sản xuất cũng như giải quyết vấn đề đầu ra cho sản xuất; (iv) Bảo vệ môi trường sinh thái, thân thiện, gần gũi với đời sống con người, chủ động hạn chế và ngăn chặn các mầm dịch bệnh; (v)Tạo địa bàn bố trí dân cư, góp phần điều chỉnh lại mật độ phân bố dân cư, giảm áp lực tăng dân số cơ học và các tệ nạn kéo theo của các thị trấn trong khu vực; (vi) Tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần cho nhân dân, giảm thiểu số hộ đói, nghèo. Việc xây dựng 10 cống trên tuyến đê biển An Minh – An Biên sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới 82 hộ dân do bị chiếm dụng và thu hồi đất, trong đó diện tích bị thu hồi vĩnh viễn là 116.000 m 2 và diện tích đất bị ảnh hưởng tạm thời là 116.000 m2, tổng số cây tạp bị ảnh hưởng là 1.018 cây. Không có công trình văn hóa và lịch sử trong khu vực thu hồi đất. Một bản Kế hoạch hành động tái định cư (RAP) đã được chuẩn bị phù hợp với Khung chính sách tái định cư (RPF) của dự án MD-ICRSL. Kế hoạch này sẽ được trình lên WB để xem xét. Thực hiện và giám sát việc thực hiện RAP sẽ được thực hiện phù hợp với chính sách an toàn của dự án MD-ICRSL. CPMU với sự hỗ trợ của các điều phối chính sách xã hội (SSC) và Tư vấn giám sát độc lập RAP (IMC) sẽ giám sát tuân thủ và báo cáo. Định kỳ tham vấn và công bố thông tin đến địa phương cộng đồng sẽ được giám sát chặt chẽ. Tác động môi trường tiêu cực trong giai đoạn thi công bao gồm: - Các nguồn gây tác động là các hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, hoạt động đào đắp chuẩn bị mặt bằng công trường, hoạt động thi công hố móng đúc cống, hoạt động đúc xà lan, lắp đặt cống, thi công cầu và các hoạt động sinh hoạt của công nhân. Trong giai đoạn này, số lượng công nhân tối đa là 200 người/ ngày, tổng khối lượng nước thải phát sinh ra được ước tính khoảng 11,2m3/ngày, rác thải khoảng 80kg rác/ngày trải đều trên 10 hạng mục công trình cống và sẽ được xử lý, thu gom do vậy chất thải sinh hoạt của công nhân trong giai đoạn này là không lớn và chỉ mang tính cục bộ. Khối lượng đất, cát đắp các loại vào khoảng 5.339.166 m3 và khoảng 33.978m3 vật liệu xây dựng thì sẽ cần 13.433 chuyến phương tiện vận chuyển (tính cho sà lan 400 tấn). Việc thi công sẽ diễn ra trong 4 năm, mỗi năm 6 tháng với quãng đường khoảng 80km sẽ tạo ra khoảng 20 kg bụi/ngày. Đồng thời, lượng bụi cũng được phát sinh trong quá trình thi công đào đắp với tải lượng khoảng 208kg/ngày. Tuy nhiên, nguồn thải này chỉ gây ô nhiễm cục bộ và ảnh hưởng đến vùng cuối hướng gió, tác động trực tiếp đến công nhân đang làm việc trong khu vực và một số hộ dân lân cận. Đồng thời, với tổng khối lượng vận chuyển (13.433 chuyến) thi công trong 4 năm, mỗi năm thi công 6 tháng thì mật độ tàu thuyền gia tăng vào khoảng 18 chuyến/ngày, giao thông thủy trong khu vực sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. - Ngoài ra, môi trường trong khu vực còn chịu ảnh hưởng của nước mưa chảy tràn, kéo theo chất thải, cát, bụi t mặt bằng công trường xuống kênh, rạch gây ô nhiễm môi trường nước xung quanh, ảnh hưởng đến các ao nuôi tôm quảng canh gần các vị trí xây dựng công trình. Quá trình thi công hố móng cũng ảnh hưởng đến môi trường nước ngầm tầng nông. - Bên cạnh đó, sự tập trung công nhân (tối đa là 200 người/ngày) cũng làm ảnh hưởng đến an ninh, phát sinh các tệ nạn xã hội, tiêu thụ nhiều hơn nguồn tài nguyên sẵn có trong vùng TDA Tất cả những tác động trên chỉ là tạm thời, cục bộ, và có thể được giảm nhẹ thông qua việc thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý xây dựng tốt như được đề cập trong Quy tắc thực hành môi trường (ECOP) đề xuất cho TDA, giám sát xây dựng và giám sát chất lượng môi trường nước/sinh thái. Tác động tiêu cực trong quá trình vận hành: Sau khi hoàn thành, các cống sẽ được vận hành phục vụ sản xuất cho 54.031 ha đất sản xuất phía trong đê, trong đó có 18.100 ha đất chuyên 25 nuôi trồng thủy sản được chuyển đổi t đất lúa 2 vụ, đất tôm- lúa và 36.031ha đất sản xuất tôm – lúa được chuyển đổi t đất lúa 2 vụ. Khu vực TDA sẽ phát triển theo hướng tăng phát triển trồng thủy sản, t đó sẽ làm gia tăng lượng nước thải t các ao nuôi thủy sản, đặc biệt là bùn thải t các hoạt động sên vét cải tạo ao nuôi gây ô nhiễm môi trường nước, lan tỏa dịch bệnh và bồi lắng lòng kênh. Khi đó sẽ cần phải áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp. Đồng thời, khi các cầu hoàn thành, giao thông bộ trong khu vực sẽ phát triển t đó làm tăng nguy cơ ô nhiễm không khí và tai nạn giao thông.Để giảm thiểu tác động này thì trong thiết kế chi tiết sẽ thiết kế lắp đặt tín hiệu giao thông, đèn đường, biển báo phù hợp với quy định của Chính phủ và thông lệ quốc tế. Trong thời gian hoạt động chính quyền địa phương sẽ thực hiện các quy định an toàn theo trách nhiệm của mình. Ngoài ra, cơ chế giải quyết khiếu nại (GRM) sẽ hoạt động trong quá trình xây dựng và vận hành TDA để đảm bảo rằng người dân địa phương có thể khiếu nại về các tác động xảy ra. Cơ chế này giúp cho người dân dễ dàng tiếp cận và cung cấp thông tin về dự án, mọi khiếu nại được nhanh chóng xử lý và giải quyết ở cấp thấp nhất. Cơ chế này sẽ cung cấp khung giải quyết khiếu nại về môi trường và xử lý vấn đề về an toàn một cách nhanh chóng. GRM sẽ được hoàn tất trong giai đoạn cuối của quá trình thiết kế dự án và được dán ở vị trí thích hợp trước khi thi công. 7. Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội (ESMP). ESMP cho TDA “Hạ tầng kỹ thuật phục vụ nâng cao sinh kế, thích ứng với BĐKH vùng An Minh – An Biên” được chuẩn bị để xác định các tác động tiêu cực tiềm tàng quan trọng và đề xuất các biện pháp giảm thiểu sẽ được thực hiện trong suốt vòng đời TDA (giai đoạn chuẩn bị mặt, xây dựng và vận hành). ESMP đã được thực hiện dưới sự tham vấn chặt chẽ với chính quyền địa phương và cộng đồng, đặc biệt là các hộ bị ảnh hưởng. PPMU Kiên Giang sẽ chịu trách nhiệm thực hiện Kế hoạch quản lý môi trường (ESMP) trong giai đoạn xây dựng. Chi cục Thủy lợi tỉnh Kiên Giang sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn vận hành. Các biện pháp giảm thiểu sẽ được thực hiện được tóm tắt như sau: - PPMU Kiên Giang sẽ thực hiện RAP đã được WB phê duyệt và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động trong giải phóng mặt bằng và xây dựng, bao gồm cả giám sát tuân thủ của Nhà thầu. Cụ thể PPMU sẽ: (a) tích hợp ECOP của TDA vào các tài liệu đấu thầu và hợp đồng thi công; (b) đảm bảo rằng các nhà thầu nhận thức được những nghĩa vụ về an toàn trong hợp đồng của mình và chi phí gói thầu đã bao gồm chi phí thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường; (c) đảm bảo Tư vấn giám sát xây dựng sẽ giám sát việc tuân thủ của Nhà thầu; (d) đảm bảo rằng nguy cơ rủi ro bom mìn đã được giải quyết. Các ECOP yêu cầu các nhà thầu chuẩn bị các kế hoạch môi trường cụ thể liên lạc (CSEP) và chỉ định một cán bộ chịu trách nhiệm trong tham vấn cộng đồng và giải quyết khiếu nại. - PPMU sẽ thuê tư vấn quản lý môi trường (EMC) giám sát việc tuân thủ EMP của nhà thầu cũng như tiến hành quan trắc chất lượng môi trường trong quá trình xây dựng. - Sở NN&PTNT Kiên Giang chịu trách nhiệm thực hiện IPM theo đúng quy định. - Chi cục Thủy lợi Kiên Giang sẽ lập kế hoạch và thực hiện quan trắc chất lượng môi trường/ hệ sinh thái trong 2 năm đầu vận hành công trình. - Văn phòng Ban Quản lý dự án Trung ương tại Cần Thơ (CPMU) sẽ chịu trách nhiệm giám sát và theo dõi tiến độ thực hiện các TDA bao gồm giám sát an toàn và đào tạo chính sách an toàn cho các cán bộ có liên quan. CPMU chỉ định Điều phối viên môi trường (ESC) và Điều phối viên xã hội (SSC) hỗ trợ trong việc phối hợp, giám sát và thực hiện chính sách an toàn. GRM sẽ được dán ở vị trí thích hợp trước khi thi công. 26 8. Kinh phí thực hiện ESMP. Kinh phí thực hiện ESMP là: 870.000.000VND (không bao gồm chi phí bảo vệ môi trường của Nhà thầu, chi phí giám sát xây dựng và chi phí thực hiện RAP). Phân bổ nguồn kinh phí: - Chi phí RAP sẽ lấy t vốn đối ứng của địa phương. - Chi phí cho việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu trong quá trình xây dựng, bao gồm tham vấn cộng đồng địa phương và người sử dụng nước, giám sát chất lượng nước, trầm tích, và bồi thường thiệt hại (nếu có) sẽ là một phần của chi phí xây dựng TDA. - Chi phí cho giám sát tuân thủ của Nhà thầu sẽ là một phần của chi phí giám sát TDA; - Chi phí cho việc thực hiện IPM sẽ là một phần của chương trình IPM của dự án; - Chi phí cho chương trình giám sát bao gồm giám sát chất lượng nước / hệ sinh thái trong quá trình thực hiện TDA sẽ là một phần của chi phí giám sát môi trường; - Chi phí cho đào tạo an toàn các cán bộ kinh phí của TDA hoặc kinh phí quản lý TDA. 9. Tham vấn cộng đồng và công bố thông tin. Trong quá trình chuẩn bị báo cáo CPO cùng với đơn vị tư vấn là Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tổ chức 2 cuộc họp tham vấn vào tháng 10/2015 và tháng 1/2016 tại các xã trong khu vực TDA. Bản thảo báo cáo ESIA cuối cùng, EMDP, RAP sẽ nộp cho WB xem xét và công bố trên trang InfoShop ở Washington và Trung tâm Thông tin Phát triển của WB tại Hà Nội. Phiên bản tiếng Việt của các báo cáo này sẽ được công bố tại Văn phòng CPUM tại Cần Thơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang và các xã trong vùng TDA để cộng đồng dễ dàng tiếp cận. III.4. Tiểu dự án: Tăng cường khả năng thích ứng và quản lý nước cho vùng thượng nguồn sông Cửu Long (tỉnh An Giang) 1. Giới thiệu. Tiểu dự án (Tăng cường khả năng thích ứng và quản lý nước cho vùng thượng nguồn sông Cửu Long (tỉnh An Giang)) là một tiểu dự án thuộc Hợp phần 3 của dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng bằng sông Cửu Long (MD-ICRSL) do Chính phủ Việt Nam đề xuất Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ thực hiện. Ban Quản lý Trung ương các dự án thủy lợi (CPO) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN & PTNT) chịu trách nhiệm quản lý Dự án MD-ICRSL. Mục tiêu phát triển của Dự án là nâng cao, kết hợp quản lý khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển ĐBSCL thông qua nâng cao hệ thống thông tin, tăng cường năng lực và phối hợp thể chế, và đầu tư “ít hối tiếc” tại các tỉnh được lựa chọn. Chủ đầu tư TDA là Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong đó đại diện Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thuỷ lợi 10. Ban quản lý dự án Nông nghiệp và PTNT (PPMU) An Giang sẽ có trách nhiệm trong việc lập kế hoạch và thi công còn Chi cục Thủy lợi tỉnh An Giang sẽ chịu trách nhiệm vận hành TDA. Nguồn vốn thực hiện TDA là vốn đối ứng phía Việt Nam (Trung ương và địa phương) và vốn vay của WB. 2. Các hạng mục/hoạt động đầu tư của TDA được thực hiện trên 3 vùng như sau: a. Đầu tư xây dựng hạng mục công trình thuộc 3 xã vùng Đông sông Hậu - Xây dựng 11 tuyến đê bao phục vụ kiểm soát lũ và phát triển giao thông mùa cạn với tổng chiều dài 60.953m, cao trình đỉnh đê bao t +3 - +4,5m, hệ sô mái là 1,5. Chiều rộng mặt đê 3 m riêng tuyến đê bao phía nam kênh Vĩnh Lợi độ rộng mặt đê là 6,5m. - Xây dựng 15 cống hở phục vụ tiêu thoát nước và giao thông thủy phục vụ sản xuất trong và ngoài vùng đê bao với khẩu độ cống B = 3,0m cao trình đáy cống -1,50m b. Phát triển các mô hình sinh kế cho người dân 27 - Đối với khu vực 3 xã bờ đông sông Hậu: (vùng đê bao lửng - sản xuất 2 vụ lúa) dự kiến xây dựng 04 mô hình sản xuất gồm:  Mô hình 1: Lúa đông xuân (an toàn sinh học không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật) + nuôi tôm càng xanh.  Mô hình 2: Lúa đông xuân + cây màu + thủy sản tự nhiên  Mô hình 3: Lúa mùa nổi kết hợp thủy sản tự nhiên + trồng màu  Mô hình 4: Sản xuất nấm rơm vào mùa lũ - Vùng đã lên đê bao 3 vụ: gồm 2 mô hình  Mô hình 5: Sản xuất 2 vụ lúa  Mô hình 6: Trồng dưa trong nhà kính c. Các hoạt động khác - Đầu tư phát triển hệ thống và công nghệ sản xuất tôm giống càng xanh toàn đực theo công nghệ Iseren cho Trung tâm giống thủy sản An Giang - Đầu tư xây dựng khu nông trại thực nghiệm ứng dụng công nghệ cao cho Đại học An Giang - Xây dựng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) cho lúa tại huyện An Phú – An Giang. - Nâng cao năng lực cho các hợp tác xã. - Nâng cao năng lực cho cán bộ quả lý triển khai thực hiện tiểu dự án. - Xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường cho sản phẩm. 3. Luật lệ môi trường của Việt Nam. Theo quy định của Việt Nam, TDA “Tăng cường khả năng thích ứng và quản lý nước cho vùng thượng nguồn sông Cửu Long (tỉnh An Giang)” là đối tượng cần phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 của Quốc hội ban hành ngày 23/16/2014; Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; và các văn bản luật, nghị định có liên quan khác). Một báo cáo ĐTM đã được lập và sẽ được CPO trình lên Bộ Tài nguyên và Môi trường để phê duyệt. Điển hình tại Việt Nam, một kế hoạch quản lý môi trường bao gồm các biện pháp giảm thiểu được thực hiện bởi nhà thầu, một chương trình giám sát môi trường, tổ chức và kinh phí thực hiện. Có một hệ thống pháp lý của Việt Nam liên quan đến việc chuẩn bị ĐTM, tiêu chuẩn môi trường, bảo vệ và quản lý r ng và di sản văn hóa, và các khía cạnh khác liên quan đến xây dựng và vận hành của phương tiện và cơ sở hạ tầng. 4. Chính sách an toàn của WB có liên quan. Kết quả sàng lọc môi trường và xã hội theo tiêu chí mô tả trong chính sách của Ngân hàng về đánh giá môi trường đã được thực hiện, và kết quả cho thấy các chính sách của WB về đánh giá môi trường (OP / BP 4.01), Quản lý dịch hại (OP / BP 4.09), Tài nguyên văn hóa vật thể (OP/BP 4.11) và tái định cư bắt buộc (OP / BP 4.12) được áp dụng cho các TDA này. TDA cũng đã tuân thủ các yêu cầu của WB về tham vấn cộng đồng và chính sách về tiếp cận thông tin. Việc thực hiện các chính sách về OP/BP 28 4.12 được giải quyết trong Khung tái định cư (RPF) của dự án MD-ICRSL, và EMDP và RAP của TDA này. 5. Hiện trạng môi trường nền. Huyện An Phú, tỉnh Kiên Giang được giới hạn bởi: (i) Phía Đông giáp với Tân Châu (Đồng Tháp); (ii) Phía Nam giáp với Thị xã Châu Đốc; (iii) Phía Tây, Tây Bắc và Bắc giáp với Campuchia. Tuy nhiên, TDA được thực hiện chủ yếu ở khu vực 3 xã ở phía bờ Đông của sông Hậu là Vĩnh Lộc, Vĩnh Hậu và Phú Hữu. Huyện An Phú có địa hình khá bằng phẳng, vào mùa lũ (t tháng 8 đến tháng 12) trong điều kiện tự nhiên gần như toàn bộ diện tích của huyện bị ngập sâu t 2 – 3 m ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và sinh hoạt của người dân. Để hạn chế ảnh hưởng của lũ nhiều khu vực (xã Vĩnh Trường, Đa Phước, TT. An Phú, Vĩnh Hội Đông, Khánh An, Khánh Bình và một phần xã Phú Hữu) trong huyện đã tiến hành lên đê bao triệt để để sản xuất 3 vụ. Các vùng đất còn lại do chưa có điều kiện lên đê bao triệt để nên chỉ làm các bờ bao tạm (đê bao chống lũ tháng VIII) để chủ động hơn trong sản xuất 2 vụ (Đông xuân và hè thu). Do là các bờ bao tạm nên khi lũ về các bờ này thường bị lũ tàn phá, người dân địa phương phải tốn hàng tỷ đồng để tu bổ hàng năm. Một số năm các bờ này bị vỡ ngay t khi lũ mới về gây thiệt hại cho sản xuất lúa Hè Thu. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nền trong khu vực TDA cho thấy:  Chất lượng nguồn nước trong khu vực tương đối tốt, không bị ảnh hưởng do ô nhiễm hữu cơ; nguồn nước không bị chua phèn.  Đất và trầm tích đáy trong vùng dường như không bị nhiễm phèn, và kim loại nặng  Chất lượng môi trường không khí còn rất tốt. 6. Tác động và biện pháp giảm thiểu. - Tác động trong giai đoạn chuẩn bị dự án: Các tác động trong giai đoạn này chủ yếu là việc thu hồi đất (vĩnh viễn 110 ha và 15 ha thu hồi tạm thời) để xây dựng công trình thuộc khu vực 3 xã vùng Đông sông Hậu. Có 23 ngôi mộ của người dân bị thi dời. Do vậy, cần xây dựng kế hoạch đến bù tái định cư đầy đủ đảm bảo người mất đất được bồi thường đầy đủ theo giá thay thế, có được điều kiện để duy trì cuộc sống tối thiểu bằng với hiện tại. - Tác động trong giai đoạn thi công:  Các nguồn gây tác động là việc thi công xây dựng khoảng 60 km đê bao. Do các hạng mục xây dựng trong tiểu dự án đều là các công trình đơn giản (đắp đê bao lửng, xây dựng công nhỏ) và đều phân tán chủ yếu trong khu vực sản xuất nông nghiệp nên các tác động đến môi trường trong giai đoạn thi công đề được đánh giá ở mức thấp.  Hiện vẫn có nhiều người dân di chuyển t khu vực kênh 7 xã và kênh ngang sang khu vực bờ sông hậu bằng các tuyến đê bao hiện hữu (hiện vẫn là đường mòn di chuyển của người dân), Nếu không có phương án thi công phù hợp thì có thể cũng sẽ ảnh hưởng nhỏ đến việc di chuyển của người dân.  Hoạt động vận chuyển vật liệu đều bằng đường sông nên ảnh hưởng t hoạt động này được xác định là nhỏ.  Xây dựng 15 cống nhỏ điều tiết nước đều nằm ở cánh đồng cách xa các khu dân cư nên ảnh hưởng t hoạt động này đến sinh hoạt của người dân được xác định là không có.  Thi công các tuyến đê bao dạng phân tán chủ yếu ở cánh đồng, chỉ có 5 vị trí gần các khu tập trung dân cư tuy nhiên thời gian thi 29 công tại các điểm này chỉ diễn ra trong một số ngày, khoảng cách cũng đều lớn hơn 20 m nên ảnh hưởng t hoạt động này đến người dân được xác định là nhỏ.  Lán trại xây dựng cống (chỉ phục vụ trông coi vật liệu là chính) dự kiến mỗi cống sẽ có 1 lán trại và sẽ có tối đa 3 công nhân thường trực trong lán do vậy ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt đến môi trường t lán trại được dánh giá là nhỏ và chỉ có tính cục bộ.  Dầu thải t máy thi công, nhiên liệu máy có thể là nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường đất, nước nếu không được kiểm soát T đó, một số giải pháp giảm thiểu tác động cần được áp dụng: Khi thi công trên các tuyến đường mòn của người dân cần phải đắp đường tạm để người dân di chuyển. Trong trường hợp không thẻ đắp đường tạm phải có cán bộ hướng dẫn để người dân di chuyện theo các hướng lân cận. Tổ chức khảo sát tuyến luồng trước khi đưa phương tiện vận chuyển vật liệu vào khai thác cung cấp vật liệu thi công. Không vận chuyển vào ban đêm, tại các bến đạu vào ban đêm phải có đèn báo hiệu để tránh va chạm. Tại các lán trại phục vụ xây dựng cống phải có nhà tiêu di động hợp vệ sinh. Các dầu thải phải được thu gom xử lý theo quy định. - Tác động trong giai đoạn vận hành: Hiệu quả của dự án đến ổn định sản xuất và nâng cao sinh kế cho người dân được thể hiện rõ thông qua kiên cố hóa công trình đê bao, sự lan tỏa của tập huấn sản xuất sạch hơn (Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp, mô hình sản xuất “một giảm 5 phải”, các mô hình sinh kế giảm sử dụng phân bón và thốc bảo vệ thực vật góp phần cải thiện môi trường tuy nhiên trong giai đoạn vận hành cũng có thể phát sinh một số yếu tố tác động tiêu cực bao gồm:  Sản xuất trên quy mô lớn vượt quá nhu cầu tiêu thụ của thị trường  Ứng dụng mô hình chuyển đổi không thành công do chưa nắm rõ được quy trình và kỹ thuật  Xung đột về khai thác và sử dụng nguồn nước.  Hoạt động nuôi tôm càng xanh phát triển mạnh trên diện rộng và trên quy mô công nghiệp có thể ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường nước. T các tác động trên, các giải pháp giảm thiểu được đề xuất gồm:  Quy hoạch vùng sản xuất phù hợp với nhu cầu của thị trường.  Tổ chức hướng dẫn và đào tạo cho người dân dựa trên các mô hình trình diễn. Tiếp tục duy trì các chương trình khuyến nông, khuyến ngư để hỗ trợ người dân trong khu vực có nhu cầu học hỏi triển khai áp dụng các mô hình sinh kế.  Quy hoạch các vùng sản xuất có sự khác biệt về sử dụng nước. Các mô hình sản xuất có cùng thời gian sử dụng nước sẽ được quy hoạch trong cùng một khu vực.  Không phát triển đại trà nuôi tôm càng xanh mà quy hoạch theo t ng vùng sản xuất. Trong mỗi vùng sản xuất diện tích nuôi không vượt quá 50% diện tích mặt nước. Không phát triển rộng hình thức nuôi tôm công nghiệp mà chỉ duy trì mô hình nuôi quảng canh cải tiến dựa vào điều kiện lũ. Ngoài ra còn có thể xảy ra các sự cố mô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1455783438885_8202.pdf