Đánh giá tác động môi trường - Ô nhiễm kênh rạch tại TP HCM

Hiện nay, ô nhiễm kênh rạch đang là một vấn đề lớn và khó giải quyết của các ngành chức năng nói riêng và toàn xã hội nói chung.

 

Do mạng lưới kênh rạch chằng chịt gây khó khăn cho việc thoát nước, ảnh hưởng đến việc vận chuyển các chất thải do ứ đọng. Ngoài ra, do gia tăng dân số, đô thị hoá dẫn đến gia tăng lượng nước thải , chất thải, thiếu kinh phí cải tạo và phát triển cơ sở hạ tầng , đặc biệt là hệ thống thoát nước đã quá cũ kỹ và đang bị xuống cấp trầm trọng.

 

ppt26 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 2580 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đánh giá tác động môi trường - Ô nhiễm kênh rạch tại TP HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG KHOA CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BÀI TẬP VỀ NHÀ MÔN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Chủ đề : Ô NHIỄM KÊNH RẠCH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lớp: K13M1 Nhóm 6 SV: Nguyễn Thị Hương Giang Trần Thị Hải Đường Võ Thị Như Hằng Lê Thị Lành Ngô Thảo Ngân TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6 NĂM 2010 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU Hiện nay, ô nhiễm kênh rạch đang là một vấn đề lớn và khó giải quyết của các ngành chức năng nói riêng và toàn xã hội nói chung. Do mạng lưới kênh rạch chằng chịt gây khó khăn cho việc thoát nước, ảnh hưởng đến việc vận chuyển các chất thải do ứ đọng. Ngoài ra, do gia tăng dân số, đô thị hoá dẫn đến gia tăng lượng nước thải , chất thải, thiếu kinh phí cải tạo và phát triển cơ sở hạ tầng , đặc biệt là hệ thống thoát nước đã quá cũ kỹ và đang bị xuống cấp trầm trọng Năm tuyến kênh chính khu vực nội thành đã có hơn 20 nghìn hộ dân đóng cọc, lấn chiếm lòng kênh làm nhà ở. Các hộ này mỗi ngày thải vào hệ thống kênh, rạch của thành phố hàng trăm tấn rác và 70.000m3 nước thải 90% trong số 1,2 triệu m3 nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp chưa qua xử lý xả trực tiếp vào hệ thống kênh, rạch. Theo thống kê của cục Bảo vệ môi trường TP.HCM, có khoảng 70% chiều dài (trong tổng 76km) các tuyến kênh rạch trong nội thành bị ô nhiễm. Với tình trạng ô nhiễm kênh rạch hiên nay thì vấn đề đang được quan tâm đó là: Tình trạng ô nhiễm nước Sức khỏe cộng đồng Bùn lắng Mỹ quan đô thị CHƯƠNG 2 : XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU Tên đề tài nghiên cứu : Vấn đề ô nhiễm kênh rạch tại thành phố Hồ Chí Minh Cơ quan quản lí Đề tài nghiên cứu được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy Vương Quang Việt. Đề tài nghiên cứu được thực hiện bới nhóm 6 – lớp K13M01 3. Cơ quan phối hợp cùng tham gia Cơ quan quản lí, thầy Vương Quang Việt Các thầy cô trong khoa Công nghệ và quản lí môi trường, trường đại học dân lập Văn Lang. Các cơ quan chức năng có liên quan 4.Tình hình nghiên cứu Trong nước Ô nhiễm nước Những dòng kênh đen Sông Sài Gòn cũng không thoát ô nhiễm Vấn đề sức khỏe cộng đồng Bùn lắng Cảnh quan đô thị 5. Mục tiêu của đề tài Hạn chế xả thải Giải tỏa các hộ dân sống hai bờ kênh, kiểm soát chặt đầu ra của các loại nước thải. Rà soát lại các KCN, cơ sở sản xuất, kinh doanh dùng nhiều nước, có khả năng gây ô nhiễm cao, buộc các doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải và ký cam kết bảo vệ nguồn nước Thường xuyên tuyên truyền, vận động các cộng đồng dân cư đề cao ý thức bảo vệ môi trường Khẩn trương xây dựng quy chế bảo vệ môi trường rõ ràng và thành lập một bộ phận đủ mạnh, có thực quyền để xử lý các hành vi nào gây ô nhiễm, xâm hại đến kênh, rạch Xử lý bùn Tiến hành nạo vét nhiều kênh rạch Giải pháp cho bùn thải là chúng ta có thể tái sử dụng nó trồng cây hoặc cải tạo đất nông nghiệp Dùng bùn để sản xuất vật liệu xây dựng như gạch xây tường, gạch lát vỉa hè. Bùn thải là “kho báu” nếu biết xử lý đúng cách 6. Nội dung nghiên cứu chính của vấn đề ô nhiễm kênh rạch Nội dung nghiên cứu: - Thu thập số liệu và tài liệu liên quan đến đề tài; - Xây dựng chỉ số chất lượng nước; - Đánh giá và phân vùng chất lượng nước trong kênh rạch. - Xác định nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, đề xuất các giải pháp kỹ thuật và quản lý để giảm thiểu và hạn chế ô nhiễm kênh rạch. 7. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập và biên hội số liệu; - Các phương pháp lấy mẫu, phân tích chất lượng nước: theo các TCVN tương ứng; - Phương pháp xây dựng chỉ số chất lượng nước (CLN) - Khảo sát lấy ý kiến của người dân. 8. Dự đoán kinh phí theo nội dung nghiên cứu 9. Tiến độ thực hiện CHƯƠNG III : SƠ BỘ TRÌNH BÀY CÁC NGHIÊN CỨU CHÍNH I.Giới thiệu tóm tắt về địa phương, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội 1.Giới thiệu chung Tp Hồ Chí Minh là đô thị phát triển nhất của Việt Nam, là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật quan trọng của cả nước. Tuy nhiên, hiện nay thành phố cũng đang đối mặt với những thách thức lớn từ nhiều vấn đề xã hội. Hạ tầng cơ sở yếu kém, tình trạng ùn tắt giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường đang ngày một phổ biến và trở thành nổi ám ảnh của nhiều người. Việc phát triển tràn lan, không theo quy hoạch và quy hoạch yếu kém đang đặt thành phố trước những khó khăn lớn, khó giải quyết. 2.Điều kiện tự nhiên Vị trí Thành phố  Hồ Chí Minh nằm giữa khu vực đồng bằng sông Cửu long và khu vực Đông Nam Bộ. Địa hình, địa chất Địa hình thuộc dạng đồng bằng thấp, bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng, bị chia cắt mạnh bởi mạng lưới sông ngòi, kênh rạch. Sông ngòi Thành phố nằm giữa hai con sông lớn là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông, nhưng lại chịu ảnh hưởng nhiều bởi hệ thống sông Đồng Nai. Trên địa bàn thành Khí hậu, thời tiết Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. 3.Điều kiện xã hội Dân số & lao động Giao thông / Cơ sở hạ tầng: Thành phố Hồ Chí Minh  có một hệ thống giao thông ngày càng phát triển cả về đường bộ, đường sông, đường sắt cũng như đường hàng không. Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế của cả nước, là địa phương đứng đầu về tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp (FDI), gián tiếp nước ngoài và trong nước II.Vấn đề môi trường đang thách thức Hệ thống kênh rạch có nguy cơ bị gây tắc nghẽn bởi hàng trăm tấn rác xả ra hàng ngày từ các hoạt động của dân cư sống trên và ven kênh rạch; từ các tàu ghe neo đậu; từ các điểm mua bán dừa vứt bừa bãi ra kênh; thậm chí rác được lén đổ từ trên cầu xuống kênh rạch; rác từ các cửa xả thoát nước thải ra… Thêm vào đó, rác các loại trôi nổi trên sông kênh rạch làm mất mỹ quan, gây mùi hôi thối và ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân sống trên và ven kênh rạch. Công tác vớt rác trên các tuyến kênh rạch này với tổng diện tích vớt hiện nay là 540.436 m2, bao gồm trang thiết bị và lao động: 32 ghe, 1 máy vớt, 8 tàu vớt và 117 người III.Quy mô, phạm vi của vấn đề và ảnh hưởng đến môi trường sống Quy mô, phạm vi Ảnh hưởng tới môi trường sống Có 60%-70% chiều dài các tuyến kênh rạch trong TPHCM bị ô nhiễm nặng vì hằng ngày phải gánh chịu khoảng 40 tấn rác và 70.000 m3 nước thải Nước thải từ cơ sở sản xuất bún tươi xả thẳng xuống kênh. Ảnh: Thanh Huyền. Các hộ dân xả nước thải sinh hoạt ra kênh. Ảnh: Thanh Huyền. Ô nhiễm nặng do 40% hộ dân sống là dân tạm trú V. Biện pháp khắc phục đang thực hiện và dự định sẽ thực hiện Biện pháp tạm thời Tăng cường kiểm tra nạo vét, mở rộng Xậy dựng bờ kè dọc theo hai bên bờ kênh Tăng cường công tác kiểm tra nhà máy xí nghiệp gây ô nhiễm. Hạn chế tới mức tối đa hiện tượng xây dựng kiên cố gần kênh Ngăn chặn việc tụ tập buôn bán, chợ trên kênh Di dời khu dân cư ven kênh Cần nghiêm khắc hơn trong việc cưỡng chế giải tỏa, có sự đền bù thỏa đáng cho những khu dan cư tự phát ở hai bên bờ kênh Đối với những nhà máy xí nghiệp muốn thành lập thì cần có hệ thống xử lí nước thải, phải có đánh giá tác động môi trường Biện pháp lâu dài Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền bằng mọi hoạt động thông tin đại chúng, phổ biến các chủ trương chính sách môi trường về ô nhiễm kênh rạch. Quy hoạch phát triển khu công nghiệp để tiếp nhận những xí nghiệp gây ô nhiễm di dời tới, hỗ trợ kinh phí cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc đền bù thỏa đáng Cần thực hiện triệt để việc đô thị hóa hơn nữa Xây dựng cống hộp VI.Kết luận và kiến nghị Kết luận Tình trạng ô nhiễm kênh rạch hiện nay là quá trầm trọng,nguyên nhân chủ yếu là do sự xả rác xả nước bừa bãi của những hộ dân sống dọc hai bên kênh mương, và của những xí nghiệp, nhà máy chưa có hệ thống xử lí nước thải. Kiến nghị Nhà nước phải có những biện pháp tức thời để hạn chế tình trạng ô nhiễm kênh rạch trước khi đưa ra chiến lược kế hoạch lâu dài Thường xuyên nạo vét kênh mương Thực hiện nghiêm ngặt công tác di dời giải tỏa và đền bù thỏa đáng cho những hộ dân cư sống dọc hai bên bờ kênh Buộc các nhà máy xí nghiệp phải có hệ thống xử lí nước thải sơ bộ trước khi thải ra nguồn Kiểm soát chặt chẽ những xí nghiệp nhà máy gây ô nhiễm nghiêm trọng Tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục, vận động nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Thường xuyên đưa ra những hoạt động mang tính bảo vệ môi trường và kêu gọi sự hưởng ứng tham gia của cộng đồng Tăng cường thúc đẩy việc xây dựng hệ thống cấp thoát nước cho khu vực, như hệ thống cống hộp. THE END

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptNhóm 6.ppt