Giáo dục gắn liền với các vấn đề thực tiễn, giúp sinh viên không chỉ nắm bắt được kiến thức chuyên môn
mà còn có thể học được cách để trở thành những kỹ sư, cử nhân thực sự. Do vậy, thay đổi phương pháp
dạy và học là cần thiết nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng để giải quyết được những
vấn đề phức tạp trong công việc sau khi tốt nghiệp. Sinh viên cần học được làm thế nào nhận định ra
những vấn đề thực sự, xác định các đối tượng liên quan và nhu cầu giải quyết vấn đề của họ, thiết kế, sáng
tạo và lựa chọn giải pháp, thử nghiệm giải pháp vv. Những kỹ năng đó sẽ được hình thành và phát triển
trong quá trình sinh viên làm việc nhóm theo một dự án thực tế xuyên suốt nhờ vào sự hướng dẫn của
giảng viên. Phương pháp học theo dự án này đã được áp dụng tại viện công nghệ Việt Nhật (VJIT) trong
môn học Thiết kế dự án (PD: Project Design). Bài báo này sẽ thảo luận về môn học PD và đánh giá tác
động của môn học tới sinh viên VJIT.
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đánh giá tác động của môn học PD (Project design) đến sinh viên VJIT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
575
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MÔN HỌC PD (PROJECT DESIGN)
ĐẾN SINH VIÊN VJIT
TS. Đoàn Thị Bằng, Th.s Nguyễn Thị Ngọc Anh
Trung tâm đào tạo Thiết kế dự án, Viện Công nghệ Việt Nhật,
Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH)
TÓM TẮT
Giáo dục gắn liền với các vấn đề thực tiễn, giúp sinh viên không chỉ nắm bắt được kiến thức chuyên môn
mà còn có thể học được cách để trở thành những kỹ sư, cử nhân thực sự. Do vậy, thay đổi phương pháp
dạy và học là cần thiết nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng để giải quyết được những
vấn đề phức tạp trong công việc sau khi tốt nghiệp. Sinh viên cần học được làm thế nào nhận định ra
những vấn đề thực sự, xác định các đối tượng liên quan và nhu cầu giải quyết vấn đề của họ, thiết kế, sáng
tạo và lựa chọn giải pháp, thử nghiệm giải phápvv. Những kỹ năng đó sẽ được hình thành và phát triển
trong quá trình sinh viên làm việc nhóm theo một dự án thực tế xuyên suốt nhờ vào sự hướng dẫn của
giảng viên. Phương pháp học theo dự án này đã được áp dụng tại viện công nghệ Việt Nhật (VJIT) trong
môn học Thiết kế dự án (PD: Project Design). Bài báo này sẽ thảo luận về môn học PD và đánh giá tác
động của môn học tới sinh viên VJIT.
Từ khóa: Project design, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo, thiết kế dự án.
1. GIỚI THIỆU
Phương pháp học theo dự án PBL (Project-Based Learning) là một phương pháp dạy và học mà trong đó
sinh viên sẽ tiếp thu và phát triển các kiến thức và kỹ năng khi làm việc nhóm cùng nhau trong một
khoảng thời gian để điều tra và giải quyết một vấn đề thực tiễn. Môn học thiết kế kỹ thuật (Engineering
Design ED1, ED2) áp dụng PBL đã được trường công nghệ Kanazawa KIT (Kanazawa Institute of
Technology) của Nhật Bản đào tạo từ năm 1995. Mục tiêu của môn học cung cấp cho sinh viên không chỉ
năng lực kỹ thuật tốt hơn mà còn giúp sinh viên có thể nhận định và giải quyết các vấn đề còn bỏ ngỏ,
chưa được xác định rõ ràng để tạo ra những khái niệm giải pháp sáng tạo và khác biệt thông qua quá trình
làm việc nhóm theo một quy trình thiết kế kỹ thuật. Hơn thế nữa, ED cũng khuyến khích cho sinh viên
hình thành và phát triển những kỹ năng quan trọng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo và quản lý
thời gian. [1]. Tuy nhiên khi quan sát các lớp học ED tại KIT, sinh viên đã không thu được những kỹ năng
mềm cần thiết bởi vì chỉ tập trung vào phát triển mô hình thử nghiệm hoặc kiểm tra chức năng thiết kế của
mô hình ngoài ra do công nghệ ngày càng phát triển sinh viên có thể tìm mọi thông tin trên internet mà
không cần phân tích diễn giải dẫn tới khả năng tìm tòi giải quyết vấn đề bị hạn chế vì inetnet đã đề xuất
hầu hết các giải pháp. Do vậy KIT đã cập nhật ED thành hệ thống đào tạo thiết kế dự án PDES (Project
Design Education System) năm 2012 đề xuất quy trình liên tục để phát triển kỹ năng mềm và đặc biệt kỹ
năng tư duy, sáng tạo, đổi mới.
Chương trình hợp tác giữa KIT và Viện công nghệ Việt Nhật (VJIT) thuộc Trường đại học Công nghệ
thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH) đã đưa môn học PD tới với sinh viên từ năm 2015. Phương pháp
giảng dạy PD cũng như những tác động tích cực của môn học PD tới sinh viên VJIT sẽ được đề cập và
thảo luận ở những phần tiếp theo của bài báo.
576
2. GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC PD (PROJECT DESIGN)
2.1. Hệ thống giáo dục PD tại KIT
Môn học thiết kế kỹ thuật Engineering Design (ED) với phương pháp học theo dự án bắt đầu thực hiện tại
KIT từ năm 1995. Sau nhiều lần cải tiến, hệ thống giáo dục thiết kế dự án tại học viện công nghệ
Kanazawa được phát triển đầy đủ vào năm 2012 và trở thành lõi chính trong chương trình đào tạo của
KIT. Hình 1 cho thấy toàn bộ hệ thống đào tạo thiết kế dự án của KIT. Năm đầu tiên sinh viên sẽ được học
môn học nhập môn PD theo mỗi khoa ở học kỳ 1 và môn PDI học trộn lẫn sinh viên ở các khoa khác nhau
ở học kỳ 2, nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến cuộc sống của chính bản thân sinh viên. Học kỳ đầu
tiên năm thứ hai sinh viên sẽ được học PD II theo nhóm các sinh viên cùng một khoa để giải quyết các vấn
đề liên quan đến cộng đồng, xã hội. Học kỳ 2 của năm học thứ hai sinh viên sẽ học PD thực hành và hiện
thực hoá các đề tài nghiên cứu thực tế ở nửa đầu năm học thứ 3. Nửa cuối năm học thứ 3 sinh viên sẽ có
những buổi thảo luận với giảng viên chuyên ngành để tìm những hướng nghiên cứu cho học phần PD III.
Toàn bộ năm thứ tư cũng là năm cuối cùng để tốt nghiệp sinh viên KIT sẽ thực hiện PD III theo một quy
trình: phát hiện vấn đề, làm rõ vấn đề, phân tích vấn đề, xác định mục tiêu, đề xuất giải pháp và kiểm tra
giải pháp. [2]
Hình 1. Hệ thống giáo dục thiết kế dự án tại trường KIT
2.2. Đánh giá tác động của PD tới sinh viên VJIT
Cùng với sự hợp tác của KIT và VJIT năm 2015, môn học PD I và II đã được chuyển giao cho VJIT và
bắt đầu đào tạo khoá đầu tiên năm 2015 cho các ngành: kỹ thuật cơ khí, công nghệ kỹ thuật ô tô, kỹ thuật
điều khiển và tự động hoá, Công nghệ thông tin, Công nghệ Thực phẩm, Kỹ thuật Công trình Xây dựng,
Kế toán, Tài chính - Ngân hàng, Quản trị Du lịch và Lữ hành, Quản trị kinh doanh Theo nghiên cứu của
Nguyen-Xuan et al. (2018) đã khảo sát thu thập ý kiến của các đối tượng cả giảng viên và sinh viên đến từ
KIT và VJIT với số lượng như trong bảng 1 về những kỹ năng mà sinh viên có thể đạt được sau khi học
PD được liệt kê trong bảng 2.
577
Bảng 1. Đối tượng khảo sát
TT Đối tượng khảo sát Giảng viên (người) Sinh viên (người)
1 KIT 18 97
2 VJIT 10 206
Bảng 2. Các kỹ năng đạt được sau khi học PD và mức độ hài lòng với môn học của GV/SV
TT Kỹ năng
1 Kỹ năng giải quyết các vấn đề còn bỏ ngỏ trong thực tế
2 Kỹ năng xác định nhu cầu của khách hàng và xã hội
3 Kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề
4 Kỹ năng thuyết trình hiệu quả
5 Kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm
6 Kỹ năng lãnh đạo
7 Kỹ năng thảo luận trong nhóm
8 Kỹ năng giao tiếp hiệu quả
9 Kỹ năng tư duy phản biện, sáng tạo, độc lập và hợp tác nhóm
10 Kỹ năng hiểu quy trình thiết kế
11 Thiết kế những sản phẩm hoặc hệ thống hữu ích cho xã hội
12 Kỹ năng hiện thực hoá những sản phẩm hoặc hệ thống đã thiết kế
13 Kỹ năng vận hành những sản phẩm hoặc hệ thống đã thực hiện
14 Kỹ năng thực hành các tiêu chuẩn đạo đức cao
15 Kỹ năng thích ứng với sự thay đổi (linh hoạt)
16 Kỹ năng học tập liên tục suốt đời
17 Ảnh hưởng của PD đến các môn chuyên ngành
18 Mức độ hài lòng của GV/SV khi dạy và học PD
Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu [2] chỉ ra rằng các giảng viên của VJIT đánh giá kỹ năng mà sinh
viên có thể đạt được cao hơn đánh giá của giảng viên KIT đặc biệt là các kỹ năng số 4, 7, 9 và 11. Giảng
viên KIT đánh giá thấp ảnh hưởng của kỹ năng số 2,12,13 đối với sinh viên, dự đoán có thể là do GV KIT
cho rằng các kỹ năng này có thể đạt được trong khoá học PD thực hành và PDIII tại KIT. Tỷ lệ tương tự
cho cả sinh viên VJIT và KIT cho thấy các kỹ năng ảnh hưởng lớn tới việc học của sinh viên là kỹ năng
vận hành và hợp tác nhóm (5) và kỹ năng thảo luận phát triển nhóm.
Sau những năm đầu tiên áp dụng PDI, II cho tất cả các chuyên ngành, có một số khó khăn cho các sinh
viên khối ngành kinh tế trong khi học PD version 1 thiên về thiết kế kỹ thuật như: sinh viên khó đưa ra
được bộ đặc tính thiết kế kỹ thuật, xác định nhu cầu khách hàng dựa trên điều kiện kỹ thuật của thiết
kế...vv. Do đó PD I, II version 2 đã được KIT cải tiến, chỉnh sửa cho phù hợp với sinh viên của cả chuyên
ngành kinh tế và chuyên ngành kỹ thuật và được triển khai cho sinh viên VJIT từ năm 2017. Sau khi triển
khai version 2 mới, trung tâm PD đã tiến hành khảo sát 236 sinh viên thuộc các ngành kỹ thuật cơ khí,
578
công nghệ ô tô, kỹ thuật điều khiển và tự động hoá, Công nghệ thông tin, Công nghệ Thực phẩm, Kỹ thuật
Công trình Xây dựng, Kế toán, Tài chính - Ngân hàng, Quản trị Du lịch và Lữ hành, Quản trị kinh
doanhKết quả khảo sát từ các biểu đồ dưới đây cho thấy tới trên 71% sinh viên VJIT cảm thấy thích thú
với môn học này (Biểu đồ 1), vì nhiều lý do như được làm việc nhóm, nâng cao khả năng thuyết trình, tính
thực tế không phải học lý thuyết nhiều, mới lạ, sinh động (Hình 3). Biểu đồ 2 chỉ ra rằng 87% cho thấy kỹ
năng thuyết trình được cải thiện một cách rõ rệt. Số liệu từ biểu đồ 3 cho thấy 84 % đồng ý với việc môn
học giúp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm. Biểu đồ 4 thống kê có tới 82% nhận thấy rằng kỹ năng viết của
mình được nâng cao sau khi học môn PD.
Biểu đồ 1. Mức độ yêu thích môn học PD Biểu đồ 2. Mức độ cải thiện kỹ năng thuyết trình
Biểu đồ 3. Mức độ cải thiện khả năng làm việc nhóm Biều đồ 4. Mức độ cải thiện khả năng viết báo cáo
Hình 3. Những điều sinh viên yêu thích từ môn học PD
3. KẾT LUẬN
Bài báo đã giới thiệu hệ thống đào tạo PD tại học viện công nghệ Kanazawa Nhật Bản và tình hình chuyển
giao môn học PDI,II cho VJIT. Bài báo cũng đánh giá tác động của môn học PD I,II version 1 tới việc cải
thiện các năng lực của cả sinh viên VJIT và KIT dưới góc nhìn của giảng viên và sinh viên của cả hai
579
trường. Những tác động của môn học PD I, II version 2 tới sinh viên VJIT cũng được thảo luận và đánh
giá. Nhìn chung hầu hết sinh viên đều yêu thích môn học và nhận thấy rõ rằng năng lực làm việc nhóm, kỹ
năng thuyết trình, khả năng viết báo cáo được cải thiện rất nhiều sau khi học PD. Tuy nhiên số liệu khảo
sát đánh giá còn chưa nhiều và tương lai nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu đánh giá tác động của môn học PD
đến sự phát triển toàn diện của sinh viên VJIT, có xét đến việc đáp ứng các yêu cầu khắt khe của nhà
tuyển dụng Nhật Bản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Masakatsu Matsuishi, Kazuya Takemata, Tetsuro Furukawa and Shigeo Matsumoto (2002) -
Introductory Design Project in Engineering Design Course to Freshmen at Kanazawa Institute of
Technology, session 2793, Page 7.7621-7627. Proceedings of the 2002 American Society for
Engineering Education Annual Conference & Exposition Copyright 2002, American Society for
Engineering Education;
[2] Azilah Saparon; Boon Chye Rudy Ang; Taufiq Ilham Maulana; Nguyen Xuan Hung; Shigeo
Matsumoto - Project design (PD) education system — A model to equip industry-ready engineers:
A case study of project design I - 978-1-4673-6956-5/17©2017 IEEE - 2017 IEEE 9th International
Conference on Engineering Education (ICEED).
[3] Dr. Aruna Shekar, Massey University - Project based Learning in Engineering Design Education:
Sharing Best Practices – 121st ASEE Anuual Conference & Exposition - American Society for
Engineering Education, 2014.
[4] Trung tâm PD – Khảo sát đánh giá tác động của môn học PD đến sinh viên VJIT -
https://docs.google.com/forms/d/1eBdZifIQXE3aNfDrh3iMzkBg18X1hwTP4EQGrRBIp0Q/edit#res
ponses
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_tac_dong_cua_mon_hoc_pd_project_design_den_sinh_vie.pdf