Theo tiến độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước với nhịp độ sống nhanh
của con người thì ngày nay thời gian được xem là vàng, là bạc và để tiết kiệm
thời gian mọi người đã tìm đến thức ăn đường phố để giải quyết nhu cầu ăn uống.
Bởi thức ăn đường phố luôn mang tính tiện lợi lên hàng đầu, nó đáp ứng hầu hết
các nhu cầu ăn uống như thời gian, giá cả và cả hương vị. Tuy nhiên, bên cạnh
tính tiện lợi to lớn mà thức ăn đường phố mang lại thì nó cũng mang theo hiểm
họa khôn lường khi mà việc kiểm sóa t vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm còn gặp
rất nhiều khó khăn. Mục đích của nghiên cứu là đánh giá sự quan tâm của sinh
viên và hiện trạng ô nhiễm vi khuẩn E. coli, Coliforms và lượng Amoni, Nitrat,
Nitrit có trong một số loại thức ăn đường phố bán trước cổng trường. Kết quả
bước đầu cho thấy tất cả các mẫu thức ăn trước cổng trường đều bị nhiễm khuẩn
và vượt mức quy định cho phép.
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 20/05/2022 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đánh giá sự quan tâm của sinh viên và hiện trạng nhiễm bẩn của thức ăn trước cồng trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học
237
ĐÁNH GIÁ SỰ QUAN TÂM CỦA SINH VIÊN VÀ HIỆN TRẠNG NHIỄM
BẨN CỦA THỨC ĂN TRƯỚC CỒNG TRƯỜNG
Nguyễn Thanh Trúc*, Võ Ngọc Tuyền
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
*Tác giả liên lạc: thanhtruc14dtnmt05@gmail.com
TÓM TẮT
Theo tiến độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước với nhịp độ sống nhanh
của con người thì ngày nay thời gian được xem là vàng, là bạc và để tiết kiệm
thời gian mọi người đã tìm đến thức ăn đường phố để giải quyết nhu cầu ăn uống.
Bởi thức ăn đường phố luôn mang tính tiện lợi lên hàng đầu, nó đáp ứng hầu hết
các nhu cầu ăn uống như thời gian, giá cả và cả hương vị. Tuy nhiên, bên cạnh
tính tiện lợi to lớn mà thức ăn đường phố mang lại thì nó cũng mang theo hiểm
họa khôn lường khi mà việc kiểm sóa t vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm còn gặp
rất nhiều khó khăn. Mục đích của nghiên cứu là đánh giá sự quan tâm của sinh
viên và hiện trạng ô nhiễm vi khuẩn E. coli, Coliforms và lượng Amoni, Nitrat,
Nitrit có trong một số loại thức ăn đường phố bán trước cổng trường. Kết quả
bước đầu cho thấy tất cả các mẫu thức ăn trước cổng trường đều bị nhiễm khuẩn
và vượt mức quy định cho phép.
Từ khóa: Nhiễm khuẩn, thực phẩm, trước cổng trường, sự quan tâm, sinh viên.
ASSESSMENT OF THE CONCERN OF STUDENTS AND THE
PRESENTATION OF FOOD PREVENTION BEFORE THE SCHOOL
Nguyen Thanh Truc*, Vo Ngoc Tuyen
Nguyen Tat Thanh University
*Corresponding Author: thanhtruc14dtnmt05@gmail.com
ABSTRACT
As the pace of industrialization, modernization of the country with the fast pace
of human life, today is considered time is gold, is silver and to save time people
have to find street food to solve The demand for food. Because street food is
always convenient on the top, it meets most of the food needs such as time, price
and taste. However, besides the great convenience that street food brings, it also
carries an immense danger when the control of food hygiene and safety is
difficult. The purpose of the study was to evaluate student interest and the current
status of E. coli, Coliform and Ammonium nitrate and Nitrite levels in some street
foods sold in front of the school gate. Initial results showed that all food samples
at the school gate were contaminated and exceeded the permitted levels.
Keywords: Infection, food, front gate, attention, students.
TỔNG QUAN
Sử dụng thực phẩm bẩn sẽ gây ra
những hậu quả nghiêm trọng đến sức
khỏe con người trước tiên là ngộ độc
cấp tính như đau bụng, nôn ói. Sau đó
là ngộ độc mãn tính gây các bệnh hiểm
nghèo như suy tim mạch, ung thư dạ
dày, vòm họng Nó hủy hoại không
chỉ thế hệ này mà còn đầu độc, di
truyền đến các thế hệ sau, đe doạ
nghiêm trọng đến giống nòi. Tóm lại,
ở các nước trên thế giới đã và đang có
những biện pháp phòng ngừa và giảm
thiểu ngộ độc thực phẩm có hiệu quả
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học
238
như ban hành một số đạo luật, quy định
về an toàn vệ sinh thực phẩm do đó an
toàn vệ sinh thực phẩm được quản lý
và kiểm sóa t một cách nghiêm ngặt.
Còn ở Việt Nam, vấn đề vệ sinh an toàn
thực phẩm đã có những chủ trương,
văn bản pháp luật được ban hành. Do
đó, đề tài “Đánh giá sự quan tâm của
sinh viên và hiện trạng nhiễm bẩn của
thức ăn trước cổng trường” triển khai
nhằm đánh giá sự quan tâm và hiện
trạng mức độ ô nhiễm của các loại thức
ăn mà người dân nói chung và các bạn
sinh viên nói riêng đang sử dụng hàng
ngày để tạo cơ sở khoa học về hiện
trạng nhiễm bẩn thực phẩm cho các
nhà quản lý đề ra chính sách.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khảo sát quan điểm Vệ sinh an toàn
thực phẩm trong thực phẩm trước
cổng trường và tương quan giữa
nhận thức – Thái độ - Áp lực xã hội
Thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991)
(T.Roger 2016) được phát triển từ
Thuyết hành động hợp lý (TRA, Ajzen
& Fishbein, 1977) (Fishbein and Ajzen
1975) giả định rằng một hành vi có thể
được dự báo hoặc giải thích bởi ý định
hành vi để thực hiện hành vi đó. Theo
Ajzen sự ra đời của thuyết hành vi dự
định TPB xuất phát từ giới hạn của
hành vi mà con người có ít sự kiểm soát
dù động cơ của đối tượng là rất cao từ
thái độ và tiêu chuẩn chủ quan nhưng
trong một số trường hợp họ vẫn không
thực hiện hành vi vì có các tác động
của điều kiện bên ngoài lên ý định hành
vi. Lý thuyết này đã được Ajzen bổ
sung từ năm 1991 bằng việc đề ra thêm
yếu tố “Kiểm soát hành vi nhận thức”
(Perceived Behavioral Control).
Theo mô hình TPB, động cơ hay ý định
là nhân tố thúc đẩy cơ bản của hành vi
của cá nhân. Động cơ hay ý định bị dẫn
dắt bởi ba tiền tố cơ bản là “Thái độ”
(Attitudes), “Áp lực xã hội” (Social
pressure) và “Kiểm soát hành vi nhận
thức” (Perceived Behavioral Control):
“Thái độ” là cảm nhận tích cực hay tiêu
cực về việc thực hiện một hành vi và
có thể được quyết định bởi sự dự báo
về kết quả của những hành động của
họ.
“Áp lực xã hội” là nhận thức của một
người rằng hầu hết những người xung
quanh cho rằng họ nên hoặc không nên
thực hiện hành động đó.
“Kiểm soát hành vi nhận thức” phản
ánh việc dễ dàng hay khó khăn của cá
nhân khi thực hiện hành vi, điều này
phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn
lực, việc thực hiện hành vi đó có bị
kiểm soát hay hạn chế hay không.
Mô hình nghiên cứu đề xuất
Mô hình nghiên cứu của luận văn dựa
trên mô hình của TPB nhưng có hiệu
chỉnh để phù hợp với hướng nghiên
cứu của đề tài.
Giữ lại 2 biến nguyên thủy của mô hình
là Thái độ và Áp lực xã hội, nghiên cứu
đề xuất thêm 1 biến là Nhận thức và 3
biến trên sẽ giải thích mức độ ảnh
hưởng đến Sự quan tâm của mọi người
trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
trước cổng trường.
Hình 1. Sơ đồ mô hình nghiên cứu đề xuất
Thái độ
Sự quan tâm Nhận thức
Áp lực xã hội
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học
239
Lấy mẫu và đánh giá ô nhiễm các
loại VSV trong mẫu thực phẩm
trước cổng trường
Tiến hành đánh giá và chọn lựa loại
thực phẩm
Dựa vào các đặc trưng ô nhiễm của
E.coli, Coliform, Amoni và Nitrit,
Nitrat mà lựa chọn các loại thực phẩm
phù hợp. Thứ nhất, E.coli và Coliform
với đặc tính thường xuất hiện trong các
nơi đất, nước bị ô nhiễm và có cả trong
bàn tay của người chế biến thực phẩm
không rửa tay sạch. Thứ hai, Nitrat và
Nitrit thường có trong phân bón đặc
biệt là phân đạm mà người nông dân
thường dùng để kích thích sự phát triển
của rau, củ, quả và cây trồng. Thứ ba,
Amoni thường có trong nước sinh hoạt
và có thể chuyển hóa thành Nitrit.
Đánh giá hiện trạng nồng độ các chất
ô nhiễm và vi sinh trong mẫu thực
phẩm lựa chọn
Tiến hành thực hiện phân tích các mẫu
thực phẩm theo các quy chuẩn E.Coli
và Coliform theo TCVN 9976:2013
Thịt và thủy sản – định lượng
Escherichia Coli bằng phương pháp sử
dụng đĩa đếm PetrifilmTM. Nitrat và
Nitrit theo TCVN 8160-3:2010 EN
12014-3:2005 Thực phẩm - xác định
hàm lượng nitrat và/hoặc nitrit – Phần
3: Xác định hàm lượng nitrat trong sản
phẩm thịt bằng phương pháp đo phổ
sau khi khử nitrat thành nitrit bằng
enzyme. Amoni theo TCVN 6179 – 1:
1996 ISO 7150 – 1: 1984 (E) Chất
lượng nước – Xác định Amoni.
Đánh giá tương quan hiện trạng và
quan điểm của người dùng trong vấn
đề vệ sinh an toàn thực phẩm
Đánh giá các kết quả thu được qua thí
nghiệm thực tế. Các kết quả thí nghiệm
được thu thập, lưu trữ và thống kê xử
lý bằng phần mềm Excel. So sánh giữa
hiện trạng tiêu dùng với suy nghĩ của
người dùng về vấn đề an toàn vệ sinh
thực phẩm. Đánh giá sự ảnh hưởng của
ô nhiễm vi sinh lên thực phẩm đến sức
khỏe người dùng.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Phân tích sự quan tâm của sinh viên
Luận văn đã thực hiện khảo sát trên
250 sinh viên đang học tập từ năm
nhất, năm hai, năm ba, năm tư và trên
năm tư tại 5 trường đại học (Nguyễn
Tất Thành, Tôn Đức Thắng, Sài Gòn,
Sư phạm và Hutech) thuộc các ngành
(Kinh tế - quản trị kinh doanh – thương
mại, Môi trường, Kỹ thuật công nghệ,
Sức khỏe, Khoa học xã hội – văn hóa
nghệ thuật – ngoại ngữ) từ những nhận
định qua kết quả nghiên cứu, thảo luận
quan điểm về vệ sinh an toàn thực
phẩm đã cho thấy sự quan tâm của sinh
viên về vấn đề vệ sinh an toàn thực
phẩm ở 5 trường đại học trên phụ thuộc
vào những nhân tố nào, mức độ bao
nhiêu?
Qua quá trình phân tích EFA và đánh
giá hồi quy đã tìm ra 02 nhân tố tác
động dương có ý nghĩa thống kê đến sự
quan tâm của sinh viên về vấn đề vệ
sinh an toàn thực phẩm đó là Nhận
thức về vấn đề vệ sinh an toàn thực
phẩm với hệ số hồi quy chuẩn hóa là
0.255. Nhân tố Áp lực xã hội 1 về vấn
đề vệ sinh an toàn thực phẩm với hệ số
hồi quy chuẩn hóa là 0.232 và 01 nhân
tố ảnh hưởng âm là Áp lực xã hội 2 về
vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm với
hệ số hồi quy chuẩn hóa là -0.437.
Trong đó, nhân tố Nhận thức có tác
động mạnh nhất và câu hỏi khảo sát có
tỷ lệ ảnh hưởng cao nhất đến nhân tố là
“Có phải hầu hết các quán ăn vặt đều
có khả năng bị nhiễm bụi bẩn đường
phố?”, còn nhân tố Áp lực xã hội 2 có
tác động thấp nhất và câu hỏi khảo sát
có tỷ lệ ảnh hưởng cao nhất đến nhân
tố là “Anh/chị chọn thức ăn đường phố
là do sự giới hạn về ngân sách chi
tiêu?”.
Đánh giá chọn lựa loại thức ăn trước
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học
240
cổng trường
Sau khi khảo sát sinh viên một lượt các
địa điểm trường đại học đã chọn cũng
như xem xét các loại món ăn mà trước
các cổng trường đại học có bán. Từ đó
cho ra được các loại món ăn thông
dụng trước cổng trường được nhiều
người yêu thích. Để lựa chọn ra các
loại thực phẩm để phân tích có thể dựa
vào một số tiêu chí cũng như đặc tính,
đặc điểm của các chỉ tiêu môi trường,
vi khuẩn đã lựa chọn phân tích và dựa
vào % sự yêu thích của sinh viên dành
cho món ăn đó. Từ những phân tích
trên cũng như qua khảo sát sự lựa chọn
ăn uống của mọi người, trong đề này
em chọn một số loại thức ăn, thức uống
để phân tích sau: bánh tráng trộn, bánh
mì, nước mía và sữa đậu nành.
Mức độ nhiễm khuẩn E. coli và
Coliform
Qua kết quả đánh giá, có thể thấy được
nồng độ ô nhiễm E. coli và Coliform
trong nước mía tương đối cao. Trong
đó, nồng độ E. coli của mẫu nước mía
của trường đại học Sư phạm là cao nhất
lên đến 5.000 CFU/m. Còn nồng độ
Coliform thì mẫu nước mía của đại học
Nguyễn Tất Thành là cao nhất với
1.880.000 CFU/ml. Mẫu sữa đậu nành
của cả 5 trường đều không có sự xuất
hiện của vi khuẩn E. coli.
Còn nồng độ Coliform thì mẫu sữa đậu
nành của đại học Tôn Đức Thắng là
cao nhất với 298.800 CFU/ml. Mẫu
bánh tráng trộn của trường đại học Sài
Gòn nhiễm khuẩn E. coli cao nhất có
nồng độ 440.000 CFU/ml, đối với
nhiễm khuẩn Coliform thì mẫu của đại
học Sư phạm nhiễm cao nhất với
3.000.000.000 CFU/ml. Mẫu bánh mì
của trường đại học Nguyễn Tất Thành
có nồng độ của Coliform cao nhất với
50.000.000 CFU/ml, ở nồng độ nhiễm
khuẩn E. Coli thì trường đại học Tôn
Đức Thắng là cao nhất 90.000
CFU/ml.
Hình 2. Tổng số E. coli và Coliform trong các mẫu thức ăn trước cổng trường
Nồng độ ô nhiễm của Nitrit, Nitrat
và amoni trong từng loại thực phẩm
Qua kết quả đánh giá cho thấy rằng
trong mẫu nước mía của cả 5 trường
đại học thì mẫu nước mía của trường
đại học Hutech có nồng độ Amoni cao
nhất với 6.12 mg/L và có nồng độ
Nitrit cao thứ 2 với 0.05 mg/L. Còn
mẫu sữa đậu nành của trường đại học
Sài Gòn có nồng độ của cả 3 chỉ tiêu
đều cao nhất với Amoni là 5.02 mg/L,
Nitrit là 1.16 mg/L và Nitrat là 0.16
mg/L.
Nồng độ Amoni của mẫu bánh tráng
trộn từ trường đại học Sư Phạm là cao
nhất với 5.11 mg/L và cũng có nồng độ
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học
241
Nitrat cao nhất với 0.28 mg/L. Mẫu
bánh mì của trường Sư phạm có nồng
độ Amoni và Nitrit đều rất cao lần lượt
là 4.43 mg/L và 0.20 mg/L.
Hình 3. Nồng độ Nitrit, Nitrat và Amoni trong mẫu nước mía và sữa đậu nành
Hình 4. Nồng độ Nitrit, Nitrat và Amoni trong mẫu bánh tráng trộn và bánh mì
Nồng độ Nitrat mẫu bánh mì tại trường
đại học Nguyễn Tất Thành là cao nhất
so với các trường còn lại 0.04 mg/L.
KẾT LUẬN
Kết quả phân tích cho hệ số ảnh hưởng
của toàn mô hình R Square là 0.230 kết
quả này là phù hợp, có mối tương quan
giữa nhân tố độc lập với nhân tố phụ
thuộc. Nhân tố Nhận thức có ảnh
hưởng mạnh nhất đến sự quan tâm của
sinh viên, hệ số hồi quy chuẩn hóa là
0,255. Nhân tố Áp lực xã hội 2 có tác
động âm thấp nhất có hệ số hồi quy là
-0,437. Sau phân tích cho thấy mẫu
bánh tráng trộn của đại học Sư Phạm
nhiễm Coliform cao nhất với
3.000.000.000 CFU/ml. Nồng độ
E.Coli cao nhất lên đến 440.000
CFU/ml với mẫu bánh tráng trộn ở đại
học Sài Gòn. Các chỉ tiêu Nitrit và
Nitrat trong các mẫu thức ăn và nước
uống đều không vượt mức cho phép.
Tuy nhiên, nồng độ của chỉ tiêu Amoni
của hầu hết tất cả các mẫu phân tích
đều vượt mức quy định là 1.5 mg/L.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
FISHBEIN AND AJZEN (1975). Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned
Action- TRA). From https://bom.to/blMRI.
T. ROGER, J (2016). Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior –
TPB). From https://bom.to/LWQRQ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_su_quan_tam_cua_sinh_vien_va_hien_trang_nhiem_ban_c.pdf