Đến này hầu như không có một đ ị nh nghĩa chính xác tuyệt đối về trí th ức hoặc
kinh tế trí thức, mỗi một bộ phân dân cư hoặc thậm chí mỗi con người đều có những đị nh
nghĩa ri êng cho mình về tri thức. Đối với đa số thì những người có địa vị trong xã hội
hoặc có học hàm học vị mặc nhiên được coi là trí thức, nhưng đối với m ột bộ phân khác
họ lại không coi là như vậy; tỷ như một vị giáo sư khi đọc truyện Kiều thì cười phá lên và
một bà cụ bán rau khi đọc truyện Kiều thì rơm rớm nước mắt. Như vậy hỏi ai có tri thức
hơn ai? Những vị quan văn thời xưa (và cả thời nay) đều là những người đỗ đạt cả, mũ
cao áo dài nhưng chỉ chăm chăm lựa ý bề trên, nói và viết những điều bề trên thích mà trà
đạp lên sự thật, những người đó có phải trí th ức hay không? Vậy phải chăng đặc tính của
những người trí thức là luôn phản biện? Phản biện mà không có cơ sở khoa học thì cũng
không phải trí thức. Hoặc những người luôn thay đổi quan điểm theo phía mạnh hơn lại
càng không được xem là tri thức. Như vậy có thể thấy đây là một ý niệm, một chuẩn mực
cho riêng từng cá nhân. Người xưa nói đại ý “Người phụ nữ làm đẹp vì người mình yêu;
người quân tử dốc sức vì tri kỷ”
46 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1020 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đánh giá sự phát triển của kinh tế tri thức ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vực doanh nghiệp
tăng, nhưng chủ yếu ở một số ngành lớn như công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm tỷ trọng
44.6%); xây dựng (16%); thương nghiệp (14%); vận tải kho bãi (4.7%); hoạt động chuyên
môn khoa học và công nghệ (3.2%). Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước thu hút nhiều
lao động nhất với 6.7 triệu người (chiếm 61.3%) gấp 2.1 lần so với năm 2006, bình quân
giai đoạn 2006-2011 mỗi năm thu hút thêm 16.7% lao động. Doanh nghiệp FDI có 2.6
triệu lao động (chiếm 22%), gấp 1.8 lần năm 2006, bình quân giai đoạn 2006-2011 mỗi
năm thu hút thêm 12% lao động. Khu vực doanh nghiệp Nhà nước có số lao động giảm,
chỉ còn 1.66 triệu lao động (chiếm 15.3%), giảm 12.4% so với năm 2006, bình quân giai
đoạn 2006-2011 mỗi năm giảm 2.6% lao động.
14.4. Doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên vẫn thu hút
được nhiều lao động, tạo ra lợi nhuận và đóng góp nhiều nhất cho ngân sách nhà nước
Theo kết quả cuộc Tổng điều tra tại thời điểm 31/12/2011, khu vực doanh nghiệp
công nghiệp và xây dựng thu hút 7.1 triệu lao động, chiếm 65% tổng số lao động toàn
khu vực doanh nghiệp; lợi nhuận trước thuế đạt 176.3 nghìn tỷ đồng, chiếm 49.8% và
đóng góp cho ngân sách Nhà nước (thuế và các khoản phí, lệ phí) đạt 292.8 nghìn tỷ
đồng, chiếm 56.6%. Tuy nhiên, tỷ trọng đóng góp của khu vực công nghiệp và xây dựng
đã giảm dần trong giai đoạn 2006-2011. Cụ thể so với năm 2006, tỷ trọng đóng góp của
khu vực này trong năm 2011 như sau: số doanh nghiệp giảm 4.5%; số lao động giảm
5.4%; nguồn vốn giảm 6%; doanh thu giảm 2.4%; lợi nhuận giảm 11.5% và nộp ngân
sách nhà nước giảm 6.5%. Sự sụt giảm tỷ trọng của khu vực doanh nghiệp công nghiệp
và xây dựng năm 2011 so với năm 2006 cho thấy, trong giai đoạn kinh tế toàn cầu suy
giảm, các doanh nghiệp khu vực công nghiệp và xây dựng gặp nhiều khó khăn hơn các
loại doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh khác do thị trường tiêu thụ trong
nước và xuất khẩu bị thu hẹp, tồn kho sản phẩm cao và kéo dài.
14.5. Doanh nghiệp dịch vụ chiếm tỷ lệ cao nhất về số doanh nghiệp, nguồn vốn và
doanh thu, đồng thời là khu vực phát triển nhanh:
Trong khu vực doanh nghiệp dịch vụ, tỷ trọng nhiều chỉ tiêu cơ bản năm 2011 đều
tăng so với năm 2006; trong khi các khu vực còn lại là Nông, lâm nghiệp và thủy sản,
công nghiệp và xây dựng đều giảm.
Số doanh nghiệp đang hoạt động của khu vực này tại thời điểm 31/12/2011 là
212.4 nghìn doanh nghiệp, chiếm 67% toàn bộ khu vực doanh nghiệp. Các ngành có mức
phát triển số lượng doanh nghiệp cao hơn nhiều so với tổng thể gồm: vận tải kho bãi (3
lần); thông tin và truyền thông (3.6 lần); hoạt động kinh doanh bất động sản (3.8 lần);
hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ (4.1 lần); dịch vụ hành chính và hỗ trợ
(3.8 lần) y tế (3.4 lần) giáo dục (3.1 lần)
Nguồn vốn huy động vào khu vực này năm 2011 đạt 9.758 nghìn tỷ đồng, chiếm
65.7% tổng nguồn vốn của khu vực doanh nghiệp; doanh thu thuần đạt 5.870 nghìn tỷ
đồng, chiếm 56.2%. Đồng thời tỷ trọng đóng góp của khu vực này có chiều hướng tăng
lên trong giai đoạn 2006-2011. Cụ thể: số doanh nghiệp của khu vực này tăng 5.4% (từ
62.4% lên 67.8%); số lao động tăng 7% (từ 25.4% lên 32.5%); nguồn vốn tăng 6.7% (từ
59% lên 65.7%); doanh thu thuần tăng 2.8% (từ 52.8% lên 55.5%); lợi nhuận trước thuế
tăng 10.1% (từ 33% lên 43.1%) và nộp ngân sách nhà nước tăng 6.6% (từ 35.7% lên
42.3%).
14.6. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhìn chung chưa cao và có
xu hướng thấp hơn năm 2006:
Theo kết quả của cuộc Tổng điều tra kinh tế hành chính sự nghiệp năm 2012, tỷ lệ
số doanh nghiệp kinh doanh có lãi là 53.9% (năm 2006 là 65.7%).
Tỷ lệ số doanh nghiệp kinh doanh không lãi, không lỗ là 3.2%, tương đương với
năm 2006.
Còn lại 42.9% số doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, cao hơn tỷ lệ 31.1% của năm
2006, nguyên nhân chủ yếu do năm 2011 nền kinh tế toàn cầu và kinh tế Việt Nam đang
trong giai đoạn khủng hoảng và suy giảm.
Xét theo thành phần kinh tế, doanh nghiệp Nhà nước là khu vực có tỷ lệ số doanh
nghiệp kinh doanh có lãi trong năm 2011 đạt cao nhất với 80.8%; còn lại là hai khu vực
doanh nghiệp ngoài nhà nước và FDI, với tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh có lãi tương ứng
là 53.7% và 53.8%.
Bảng 20: Hiệu quả sử dụng lao động, chỉ số nợ và chỉ số quay vòng vốn của doanh nghiệp năm
2006 và 2011
Hiệu suất sử dụng lao
động (lần) Chỉ số nợ (lần)
Chỉ số quay vòng
vốn (vòng)
2006 2011 2006 2011 2006 2011
Tổng số 18.2 17.9 2.2 2.1 0.81 0.85
Chia theo loại hình kinh tế
- DN nhà nước 16.6 18.6 3.3 3.1 0.64 0.82
- DN ngoài nhà nước 20.4 19.1 1.8 1.9 0.63 0.97
- DN có vốn ĐTNN (FDI) 17.5 14.5 1.3 1.5 1.52 0.85
Chia theo khu vực kinh tế
- Nông, lâm nghiệp, thủy sản 4.3 4.4 0.4 0.5 0.36 0.58
- Công nghiệp và xây dựng 13.3 13.6 1.5 1.6 0.25 0.76
- Dịch vụ 29.3 25 3.4 2.5 0.32 0.59
Nguồn: Số liệu Tổng điều tra cơ sở kinh tế hành chính sự nghiệp, Tổng cục Thống kê năm 2012
Xét theo khu vực kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là khu vực có tỷ
lệ doanh nghiệp kinh doanh có lãi năm 2011 đạt cao nhất với 61.5%, tiếp đến là khu vực
công nghiệp và xây dựng 59.3% và cuối cùng là khu vực dịch vụ với 51.3%.
Xét về hiệu suất sử dụng lao động (tính bằng doanh thu bình quân/thu nhập bình
quân một lao động) năm 2011 chung cho toàn khu vực doanh nghiệp đạt 17.9 lần, hay nói
cách khác, doanh nghiệp chi trả 1 dồng cho thu nhập của người lao động thì tạo ra 17.0
đồng doanh thu (thấp hơn mức 18.2 lần của năm 2006).
Chỉ số nợ (tính bằng tổng nợ phải trả/tổng vốn chủ sở hữu) tại thời điểm
31/12/2011 của toàn khu vực doanh nghiệp là 2.1 lần (thấp hơn mức 2.2 lần của năm
2006). Chỉ số nợ năm 2011 cao nhật là khu vực doanh nghiệp Nhà nước (với 3.3 lần);
tiếp đến là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước (1.8 lần); và cuối cùng là khu vực FDI
(1.3 lần). Xét theo khu vực kinh tế, thì khu vực dịch vụ là khu vực có chỉ số nợ cao nhất
với 2.5 lần, trong khi khu vực công nghiệp và xây dựng chỉ có 1.6 lần; và khu vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản chỉ có 0.5 lần.
Chỉ số quay vòng vốn (tính bằng tổng doanh thu /tổng nguồn vốn) năm 2011 của
toàn khu vực doanh nghiệp đạt 0.85 vòng (cao hơn mức tăng 0.81 vòng của năm 2006).
Chia theo thành phần kinh tế, thì khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có chỉ số quay
vòng vốn cao nhất (0.97 vòng); tiếp đến là khu vực FDI (0.85 vòng); và khu vực doanh
nghiệp Nhà nước (0.81 vòng). Chia theo khu vực kinh tế, khu vực công nghiệp và xây
dựng là khu vực có chỉ số quay vòng vốn cao nhất (0.76 vòng); còn lại là hai khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản và dịch vụ có chỉ số quay vòng vốn tương ứng là 0.58 vòng
và 0.59 vòng.
Hiệu suất sinh lời trên tài sản (tính bằng tổng lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản)
trong năm 2011 của khu vực doanh nghiệp đạt 2.5% (thấp hơn mức 5.5% của năm 2006).
Khu vực kinh FDI là khu vực có hiệu suất sinh lời trên tài sản cao nhất trong năm 2011
(4.8%); tiếp đến là khu vực doanh nghiệp Nhà nước (3.2%) và thấp nhất là khu vực
doanh nghiệp ngoài nhà nước (1.2%).
Hiệu suất sinh lời trên doanh thu (tính bằng tổng lợi nhuận trước thuế/tổng doanh
thu của toàn khu vực doanh nghiệp năm 2011 cũng chỉ đạt 3.2% (thấp hơn mức 6.1% của
năm 2006).
14.7. Thực trạng phát triển của khu vực doanh nghiệp trong 10 năm qua (2002-2011)
Theo báo cáo Thường niên do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI) công bố cho năm 2012, xét trong giai đoạn 10 năm từ 2002 đến 2011, doanh
nghiệp Việt Nam có xu hướng “ngày càng nhỏ về lao động nhưng lớn về vốn, trong đó,
vào thời điểm 31/12/2002, số lao động bình quân 1 doanh nghiệp là 74 người, giảm
xuống còn 34 người đến cuối năm 2011; còn nguồn vốn bình quân 1 doanh nghiệp tăng
từ 23 tỷ đồng lên 47 tỷ đồng bình quân 1 doanh nghiệp”. Nếu nhìn thoáng qua, chắc ai
cũng sẽ mừng vì quy mô phát triển doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng đi vào chiều
sâu (ít nhân công đi, vốn tăng lên), nhưng thực chất có đúng như vậy không?
Bảng 21: Quy mô nguồn vốn của khu vực doanh nghiệp theo giá thực tế
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Bình quân chung Doanh nghiệp
Nhà nước
Doanh nghiệp
ngoài Nhà nước
Doanh nghiệp
FDI
2002 22.90 166.91 4.30 133.53
2003 23.95 210.24 5.23 139.64
2004 23.56 264.70 5.90 142.36
2005 23.68 355.04 6.68 142.81
2006 25.75 470.09 7.97 155.32
2007 30.99 615.67 12.38 171.87
2008 32.86 886.36 13.84 193.17
2009 35.50 975.02 17.66 203.47
2010 41.09 1151.71 22.37 262.80
2011 47.00 1584.00 25.00 270.00
Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê
Về nguyên tắc, để đảm bảo tính so sánh một chỉ tiêu liên quan đến tiền tệ giữa các
thời kỳ (như nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận.), phải loại trừ ảnh hưởng của yếu tố giá
để đưa chỉ tiêu cần phân tích về cùng một mặt bằng giá để đảm bảo tính so sánh. Báo cáo
của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã bỏ qua yếu tố này! Từ đó
có thể dẫn đến những ngộ nhận và đôi khi là các nhận định sai lầm.
Để tính toán chỉ số giảm phát cho chỉ tiêu nguồn vốn của doanh nghiệp là rất
phức tạp, tác giả tạm dùng chỉ số lạm phát của giai đoạn 2002-2011 (Bảng 22) nhằm đưa
chỉ tiêu này về mặt bằng giá của năm 2002, kết quả lại đưa đến một thực trạng hoàn toàn
khác.
Bảng 22: Chỉ số lạm phát giai đoạn 2002-2011
Năm Chỉ số lạm phát
2002 3.9
2003 3.18
2004 7.71
2005 8.26
2006 7.34
2007 8.3
2008 22.97
2009 6.88
2010 9.19
2011 8.58
Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê
Xét trong giai đoạn 2002 đến 2011 (tính theo giá năm 2002), nguồn vốn bình
quân 1 doanh nghiệp giảm từ 22.9 tỷ đồng xuống chỉ còn khoảng 8.3 tỷ đồng 1 doanh
nghiệp. Trong đó, quy mô doanh nghiệp Nhà nước tăng từ 167 tỷ đồng lên mức 279 tỷ
đồng 1 doanh nghiệp; doanh nghiệp ngoài Nhà nước dường như vẫn “dậm chân tại chỗ”
với 4.3 tỷ đồng bình quân 1 doanh nghiệp năm 2002 và 4.4 tỷ đồng bình quân 1 doanh
nghiệp năm 2011; còn doanh nghiệp FDI thì lại có sự sụt giảm lớn, từ 134 tỷ đồng vốn
bình quân 1 doanh nghiệp năm 2002 xuống chỉ còn 47 tỷ đồng 1 doanh nghiệp năm 2011
theo giá của năm 2002. Nguồn vốn bình quân 1 lao động của toàn khu vực doanh nghiệp
cũng có sự sụt giảm đáng kể, từ 0.31 tỷ đồng bình quân 1 lao động năm 2002 xuống còn
0.24 tỷ đồng vào năm 2011.
Bảng 23: Quy mô nguồn vốn của khu vực doanh nghiệp theo giá năm 2002
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Bình quân
chung
Doanh
nghiệp
Nhà nước
Doanh nghiệp
ngoài Nhà
nước
Doanh
nghiệp
FDI
2002 22.9 166.9 4.3 133.5
2003 23.2 203.6 5.1 135.2
2004 21.0 235.9 5.3 126.9
2005 19.1 287.1 5.4 115.5
2006 18.9 345.6 5.9 114.2
2007 20.2 401.5 8.1 112.1
2008 13.9 374.4 5.8 81.6
2009 12.6 344.8 6.2 71.9
2010 10.8 301.4 5.9 68.8
2011 8.3 278.6 4.4 47.5
Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả
Tính riêng khu vực doanh nghiệp Nhà nước, số lượng doanh nghiệp chỉ chiếm
khoảng 1%, nhưng lại chiếm tới trên 30% nguồn vốn của toàn bộ khu vực doanh nghiệp.
Quy mô doanh nghiệp của khu vực này nếu xét theo yếu tố vốn vẫn tăng rất cao dù là đã
tính toán theo mặt bằng giá 2002. Bắt đầu từ năm 2007, quá trình cổ phần hóa các doanh
nghiệp Nhà nước diễn ra mạnh mẽ, tuy nhiên vẫn có thể thấy đây là khu vực được hưởng
lợi rất nhiều từ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước nên vẫn “vô tư phát triển về quy mô”.
Khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước là khu vực luôn được hô hào phát triển,
tuy nhiên mới chỉ về mặt số lượng và chưa có một định hướng nào thật sự rõ ràng. Bất
cập xảy ra khi mà ngày càng có nhiều doanh nghiệp được “khai sinh” thì cũng có rất
nhiều doanh nghiệp “chết đi”. Tuy nhiên, vốn mà khu vực này bỏ ra cho sản xuất kinh
doanh lại là thực chất và đóng góp vào trong tăng trưởng là nhiều nhất (chiếm tỷ trọng
gần 50% trong tổng GDP).
Theo nghiên cứu về hiệu quả đầu tư (ICOR) như trên đã trình bày: xét theo 3 giai
đoạn 2000-2012; 2000-2006 và 2007-2012: Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước vẫn là khu
vực đầu tư hiệu quả nhất, tiếp đến là khu vực kinh tế Nhà nước và cuối cùng là khu vực
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng yếu đi, kèm theo
hiệu quả đầu tư cũng của khu vực này cũng không hề được cải thiện, kể cả về lao động
chất lượng cao và khoa học công nghệ cũng không tốt.
Trong vòng 10 năm, số lượng doanh nghiệp tăng hơn 4.5 lần, từ 69 nghìn doanh
nghiệp năm 2002 lên con số 312 nghìn doanh nghiệp vào năm 2011. Nguồn vốn của doanh
nghiệp được hiểu là toàn bộ giá trị bằng tiền của tài sản cố định và tài sản lưu động đầu tư
cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng với thực trạng phát triển và quy mô nguồn vốn
bình quân 1 doanh nghiệp như hiện nay thì dường như việc phát triển doanh nghiệp một
cách ồ ạt trong thời gian qua đã bộc lộ quá nhiều bất cập. Khi nền kinh tế bắt đầu gặp khó
khăn, tổng cầu của nền kinh tế yếu đi, tổng cung vốn đã yếu lại càng yếu. Vấn đề tái cấu
trúc doanh nghiệp là cần thiết, nhưng cần có định hướng dài hạn về ngành, vùng trọng
điểm. Và quan trọng là phải có được “sự bình đẳng thật sự giữa các thành phần kinh tế” để
cùng phát triển. Quy mô khu vực doanh nghiệp Nhà nước cần đi vào thực chất, khu vực
doanh nghiệp ngoài Nhà nước phải có định hướng rõ ràng và chọn lọc, còn khu vực doanh
nghiệp FDI cũng không cần thiết phải thu hút đầu tư bằng mọi giá.
Một điểm cần nhấn mạnh là, vấn đề "Lo sức khỏe" của nền kinh tế được nhiều đại
biểu đề cập tại Hội thảo "Diễn biến giá cả, thị trường Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự
báo 6 tháng cuối năm 2013" do Viện Kinh tế- Tài chính, Học viện Tài chính tổ chức ngày
11-7. Một số ý kiến cho rằng Chính phủ cần phải có chính sách về kích cầu, thậm chí có
vị giáo sư còn cho rằng “một chương trình kích cầu tổng hợp và dài hạn là cần thiết để
tạo đà tăng trưởng cao trong chu kỳ vận động mới khi tình trạng tăng trưởng chấm dứt..”
mới thấy hình như người ta không hiểu rõ thế thế nào là "kích cầu" và quản lý cầu
(demand management). Vào những thập niên 30 của thế kỷ trước, lý thuyết tổng quát của
J.M.Keynes được đưa ra nhằm giải thích hiện tượng khủng hoảng kinh tế thế giới, ông
cho rằng khi làm tăng các nhân tố ở phía cầu sẽ kích thích phía cung tăng trưởng. Cách
làm này thực ra không phải là không tốt nhưng chỉ trong ngắn hạn và mang tính nhất
thời; và một câu nói nổi tiếng của ông đại ý “trong dài hạn tất cả mọi người đều chết” và
khủng hoẳng thế giới trong thời kỳ đó là khủng hoảng về cầu. Ở Việt Nam từ năm 2007
đến nay triền miên với những chính sách về quản lý cầu hết kiềm chế lạm phát lại kích
thích tăng trưởng trong khi nền sản xuất trong nước (phía cung) ngày càng yếu kém thì
việc tăng cường từ phía cầu chỉ làm gia tăng về giá cả mà thôi. Hơn nữa khi gia tăng phía
cầu sẽ dẫn đến đòi hỏi mạnh mẽ từ phía cung, với nền công nghiệp chế biến trong nước
hầu như chỉ là gia công thì nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng cao khi có sự gia tăng ở phía cầu;
như vậy việc gia tăng cầu ngoài việc dẫn đến lạm phát còn dẫn đến thâm hụt cán cân
thương mại, từ đó dẫn đến căng thẳng về tỷ giá và vòng xoáy lạm phát - suy trầm lại tiếp
diễn và tất nhiên càng về sau thì mức độ tăng trưởng càng nhỏ hơn (dù có gia tăng cầu)
và lạm phát cao hơn. Hiện nay có ý kiến của một số vị trong Hội đồng tiền tệ Quốc gia
muốn tăng đầu tư công 200 - 300 nghìn tỷ (khoảng trên 10 tỷ USD) để kích cầu thì không
khác gì tự sát. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân sâu xa của lạm phát chính là do
hiệu quả đầu tư mà đầu tư công là kém hiệu quả nhất, nếu trong giai đoạn 2000 – 2006 để
tăng lên 1 đồng giá trị gia tăng cần 4,9 đồng thì đến giai đoạn 2007 – 2011 tỷ lệ tăng lên
7,7 và khu vực Nhà nước có hiệu quả đầu tư kém và ngày càng kém hơn (từ 7,1 trong giai
đoạn 2000 – 2006 lên 9,9 trong giai đoạn 2007 – 2011), ngoài ra tính toán từ bảng cân
đối liên ngành cho thấy cơ cấu về nhu cầu nhập khẩu giữa các yếu tố của cầu sản phẩm
sản xuất trong nước thay đổi rõ rệt. Trong giai đoạn 2007 đến nay đầu tư kích thích nhập
khẩu nhiều nhất đặc biệt đầu tư công. Nếu đầu tư tăng thêm 1 đơn vị sản phẩm sẽ kích
thích đến nhập khẩu 1,69 đơn vị sản phẩm và đầu tư công là 1,8. Điều này có thể thấy
càng đầu tư không hiệu quả không chỉ gây tăng giá mà còn càng kích thích nhập khẩu
mạnh và đầu tư công là yếu tố gây nên thâm hụt thương mại mạnh nhất, trong khi cung
trong nước dường như đình trệ thì việc kích cầu từ đầu tư công chẳng khác nào lấy tiền
của dân ra để kích thích cho nước khác? Ngoài ra thu ngân sách năm nay hụt rất lớn, theo
báo chí thì riêng Hà Nội hụt thu khoảng 40 nghìn tỷ (trong khi GDP tăng 7 -8% - Nghịch
lý – Vì GDP nếu từ phương pháp thu nhập là cấu thành của 3 yếu tố chính, thu nhập từ
lao động, thu nhập từ vốn và thuế gián thu; nếu thuế gián thu âm thì 2 yếu tố thu nhập của
lao đông và thăng dư sẽ phải tăng xấp xỉ 20% nếu không loại trừ yếu tố giá, mà về cơ bản
cơ quan thống kê tính toán giá trị tăng thêm/GDP từ báo cáo quyết toán của doanh
nghiệp. Như vậy nếu GDP của Hà Nội tăng 7% thì không thể có chuyện hụt thu?), đó là
chưa kể khi kích cầu từ tiền ngân sách sẽ dẫn đến gia tăng nợ nần trong khi (theo tính
toán của chuyên gia kinh tế Vũ Quang Việt thì nợ công đã là 106% GDP); hơn nữa cần
chú ý rằng nếu bỏ lượng kiều hối ra thì để dành chỉ còn khoản 20% GDP. Như vậy nếu
CP VN không khẩn trương quay sang tình thần trọng cung thì nền kinh tế này là vô
phương cứu chữa. Kích cầu trong lúc này không khác gì cho bệnh nhân ưng thư uống
thuốc bổ tưởng người bệnh khoẻ ra nhưng thực chất là nuôi khối u nhanh phình hơn, vỡ
ra và chết.
KẾT LUẬN
Từ những phân tích nêu trên, có thể thấy thực trạng nền kinh tế (hay nền sản xuất) của
Việt Nam qua góc nhìn của kinh tế tri thức là rất kém, cả về năng suất lao động, chất
lượng đầu ra, và hiệu quả đầu tư.
Với mục tiêu cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, quan điểm về
các mục tiêu tổng thể của chính sách phát triển công nghiệp của đất nước đã được thể
hiện rõ ràng:
a) Duy trì mức tăng trưởng của ngành công nghiệp, thực hiện tái cơ cấu để ứng phó
với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế;
b) Tập trung vào phát triển lợi thế cạnh tranh và các ngành công nghiệp thâm dụng lao
động như công-nông nghiệp, thực phẩm, máy móc, cơ khí và vật liệu xây dựng;
c) Phát triển hơn nữa của các ngành công nghiệp chủ đạo, như năng lượng, hóa
chất, luyện kim và cơ khí;
d) Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ để cải thiện chất lượng công nghiệp hóa và đẩy
mạnh phát triển công nghệ.
Tuy mục tiêu, chiến lược phát triển nền kinh tế và công nghiệp nước nhà thì rất rõ
ràng, nhưng trên thực tế, kinh tế Việt Nam trong suốt những năm qua đã yếu lại càng yếu
hơn cả về tổng cung lẫn tổng cầu, hết chú trọng tăng trưởng lại quay sang giải quyết bài
toán kiềm chế lạm phát. Vòng luẩn quẩn như vậy cứ tái diễn thì cũng thật sự rất khó để
có nguồn lực tập trung cho những mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là
kinh tế tri thức.
Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng yếu đi, cũng không phải toàn bộ là do
khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mà vấn đề là ở chỗ, trong thời gian qua hầu hết các chuyên
gia và các nhà tư vấn về các chính sách của Nhà nước tập trung vào vấn đề tiền tệ nhằm
ngăn cản sự gia tăng mạnh của giá cả mà bỏ qua các yếu tố khác. Ngay cả vấn đề lạm
phát thì giải quyết cũng chỉ là giải quyết phần ngọn của vấn đề. Nguyên nhân sâu xa của
lạm phát lại là do việc sản xuất và đầu tư thiếu hiệu quả và năng suất nhân tố tổng hợp
(TFP) giảm mạnh. Hệ số ICOR tiếp tục tăng, từ 5 trong giai đoạn 2000 - 2006 tăng lên
trên 7 trong giai đoạn 2006 - 2012. Trong khi đó, đóng góp của năng suất nhân tố tổng
hợp vào tăng trưởng GDP vào khoảng 22% trong giai đoạn 2000 - 2006 thì đến giai đoạn
2007 - 2012 đóng góp của yếu tố này vào tăng trưởng là khoảng 6.4% (có tính toán cho
rằng đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng chỉ khoảng 1%). Bên cạnh
đó, nếu tính toán từ hệ số giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất nếu trong giai đoạn 2000
đến nay tỷ lệ này ngày càng nhỏ đi. Năm 2000 sản xuất ra 10 đồng sẽ tạo ra trên 4 đồng
giá trị gia tăng, thì đến giai đoạn hiện nay sản xuất 19 đồng giá trị sản xuất chỉ tạo ra
chưa đến 3 đồng giá trị gia tăng. Như vậy một lượng tiền bỏ ra để sản xuất nhưng lại tạo
ra một lượng hàng hoá ít hơn sẽ làm phá vỡ quan hệ tiền - hàng và góp phần làm tăng chi
phí đẩy của hàng hoá sản xuất trong nước. Ngoài ra tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế thông
qua chỉ tiêu để dành (saving) ngày càng giảm sút. Tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế chiếm
trong GDP khoảng 36% trong giai đoạn 2000 - 2006, chỉ tiêu này giảm xuống chiếm
trong GDP chưa tới 30% trong giai đoạn 2007 - 2011, trong khi đầu tư hàng năm ngày
càng chiếm tỷ trọng cao trong GDP, điều này cho thấy nợ nần ngày càng gia tăng mà sử
dụng đồng tiền đi vay không hiệu quả là một rủi ro rất lớn về lâu dài.
Bảng 24: Một số so sánh vĩ mô của giai đoạn 2000-2006 và 2007-2012
2007 - 2012
(%)
2000 - 2006
(%)
Tổng nguồn (cung) 100.00 100.00
Sản phẩm sản xuất trong nước 73.82 79.25
Nhập khẩu 26.18 20.75
Tổng cầu 100.00 100.00
Cầu trung gian 45.32 42.99
Cầu cuối cùng 54.68 57.01
Tiêu dùng ( C + G) 21.28 26.42
Đâu tư/ tích lũy 12.25 10.75
Xuất khẩu 21.15 19.85
Hệ số chi phí trung gian/giá trị sản xuất 62 54
Hệ số giá trị tăng thêm/ giá trị sản xuất 38 46
ICOR 7.09 4.92
Đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế 2.3 23
Tỷ lệ tiết kiệm trên đầu tư 28 36
Tăng trưởng GDP 6.5 7.5
Tỷ trọng đầu tư trên GDP 41 38.5
Việc đánh giá nền kinh tế tri thức tại Việt Nam đã được nhiều nhà nghiên cứu, các tổ
chức trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, khi kết hợp các đánh giá của các
tổ chức có uy tín trên thế giới (World Bank, WIPO....), đồng thời đánh giá nền kinh tế Việt
Nam dưới góc nhìn của kinh tế tri thức, chúng ta sẽ thấy rõ hơn thực trạng của nền kinh tế tri
thức của Việt Nam hiện nay ra sao.
Từ những nhận định đánh giá về kinh tế Việt Nam dưới góc nhìn của kinh tế tri thức
như trên, tác giả đề xuất những giải pháp với mục tiêu nâng cao năng suất lao động và
hiệu quả đầu tư, trọng tâm phát triển kinh tế theo chiều sâu, đồng thời phải xác định
ngành kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế trọng điểm, kết hợp với các chính sách phát triển
kinh tế vĩ mô hợp lý cho từng thời kỳ, có như vậy mới đảm bảo được mục tiêu tăng
trưởng kinh tế bền vững, hiệu quả, và đảm bảo phát triển kinh tế tri thức Việt Nam dựa
trên bốn trụ cột cơ bản:
(1) Môi trường kinh doanh và thể chế:
Xác định lại chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phải ưu tiên cho mục tiêu phát triển
bền vững, đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế và nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia. Đặc biệt cần xem xét lại các chiến lược phát triển ngành, vùng trọng điểm
dựa trên lợi thế so sánh vốn có của tỉnh và vùng đó, không phải tỉnh nào và vùng nào
cũng đặt ra mục tiêu phát triển theo thứ tự Công nghiệp, Dịch vụ và Nông lâm nghiệp.
Ưu tiên chú trọng phát triển khu vực kinh tế tư nhân, và quan trọng là phải có được “sự
bình đẳng thật sự giữa các thành phần kinh tế” để cùng phát triển.
(2) Hệ số đổi mới:
Tập trung phát triển lĩnh vực khoa học nghiên cứu cơ bản làm nền tảng phát triển
khoa học công nghệ của nước nhà. Thuê, mua, ứng dụng các bằng phát minh sáng chế
của thế giới, tận dụng lợi thế của nước đi sau trong phát triển khoa học công nghệ.
(3) Giáo dục và nguồn nhân lực:
Thứ nhất, Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ hai, song song với việc phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn
nhân lực cần đi đôi với xây dựng và hoàn thiện hệ thống giá trị của con người trong thời
đại hiện nay như trách nhiệm công dân, tinh thần học tập, trau dồi tri thức; có ý thức và
năng lực làm chủ bản thân, làm chủ xã hội; sống có nghĩa tình, có văn hóa, có lý tưởng.
Đây cũng là những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, rất cần được tiếp
tục phát huy trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhất là đối với thế hệ trẻ. Thứ ba, phát triển
nguồn nhân lực phải gắn với nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân, chính
sách lương - thưởng, bảo đảm an sinh xã hội. Cần cụ thể hóa những hoạt động của lĩnh
vực này nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu
cầu của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức trong
bối cảnh hội nhập, cạnh tranh gay gắt và yêu cầu cường độ lao động cao. Thứ tư, cải
thiện và tăng cường thông tin về các nguồn nhân lực theo hướng rộng rãi và dân chủ, làm
cho mọi người thấy được tầm quan trọng của vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở nước ta
và trên thế giới. Thứ năm, cần có sự nghiên cứu, tổng kết thường kỳ về nguồn nhân lực
Việt Nam. Thứ sáu, cần đổi mới tư duy, có cái nhìn mới về con người, nguồn nhân lực
Việt Nam.
(4) Công nghệ thông tin và truyền thông:
Ưu tiên phát triển công nghệ thông tin như một phươn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kinh_te_tri_thuc_2107.pdf