Đánh giá quá trình chuyển đổi của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam

Tài chính vi mô (TCVM) là một cách tiếp cận hiệu quả để xóa đói giảm nghèo thông qua việc cung ứng vốn cho các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp. Chuyển đổi các tổ chức TCVM bán chính thức thành tổ chức TCVM chính thức xuất phát từ xu hướng tái cấu trúc các tổ chức TCVM trên toàn thế giới đồng thời cũng là phương hướng phát triển lâu dài cho hệ thống tài chính Việt Nam. Bài nghiên cứu tổng hợp kinh nghiệm của các tổ chức TCVM đã chuyển đổi thông qua khảo sát, lấy ý kiến của các đối tượng liên quan, kết hợp phỏng vấn chuyên sâu đối với lãnh đạo và phỏng vấn nhóm đối với các nhân viên đã làm việc tại tổ chức với 3 tổ chức TCVM giúp hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuyển đổi của các tổ chức TCVM, phát hiện những hạn chế còn tồn tại, đó là chuyển đổi chưa bền vững, hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời chưa đạt yêu cầu, từ đó đưa ra phương hướng phát triển đúng đắn và đề xuất lộ trình phù hợp cho các tổ chức chưa chuyển đổi có thể chuyển đổi đơn giản và thuận lợi hơn, thực hiện mục tiêu chiến lược của Đảng và nhà nước trong việc xóa đói giảm nghèo

pdf8 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đánh giá quá trình chuyển đổi của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạt được mục đích tiếp cận vốn thương mại, mở ra các cơ hội tham gia vào các quan hệ kinh tế mới (bao gồm cả quan hệ tín dụng). Đối tượng khách hàng mà các tổ chức hướng tới sau chuyển đổi cũng phong phú hơn. Ngoài việc duy trì các khách hàng cũ, tổ chức còn mở rộng thêm cho đối tượng là doanh nghiệp siêu nhỏ như ở TYM, đối tượng là người khuyết tật như ở Thanh Hóa MFI hay tăng số lượng thành viên vay vốn lên ở M7MFI. Đồng thời mở rộng địa bàn hoạt động của các tổ chức để đạt được lượng khách hàng trên; cụ thể: TYM hoạt động từ 10 tỉnh phía Bắc ban đầu thành 12 tỉnh và thêm các xã huyện giúp quan hệ thương mại cải thiện tốt hơn. Hay tại M7MFI ngoài 2 huyện tại Quảng Ninh, 1 huyện ở Sơn La mà tổ chức đang hoạt động còn mở thêm 2 chi nhánh mới tại 1 huyện mới của Quảng Ninh và 1 huyện mới ở tỉnh Sơn La. Và tại Thanh Hóa MFI, tổ chức duy trì địa bàn hoạt động của mình ở Thanh Hóa nhưng mở rộng thêm tới các huyện trong tỉnh. Mở rộng địa bàn hoạt động đồng nghĩa với việc tăng đối thủ, áp lực cạnh tranh của các tổ chức này với các tổ chức cùng hoạt động trong lĩnh vực tín dụng như các NHTM,... hay các tổ chức này cũng sẽ phải cạnh tranh lẫn nhau. Nhưng nhìn chung sau chuyển đổi các tổ chức đã đạt được mục đích tăng phạm vi hoạt động, tăng nhóm khách hàng và số lượng khách hàng nhằm cải thiện hoạt động của các tổ chức. Về mặt hoạt động Sau chuyển đổi, sản phẩm và dịch vụ của các tổ chức được đa dạng và chất lượng hơn để thu hút các nhóm khách hàng khác nhau với nhu cầu đa đạng. Các tổ chức cải tiến các sản phẩm vốn có của 91 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng mình thông qua tăng hạn mức cho vay, tăng kỳ hạn vay của các sản phẩm, bên cạnh đó các tổ chức thiết kế các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với hướng hoạt động của tổ chức. Như TYM thêm sản phẩm vốn vay chính sách vào danh mục sản phẩm vốn vay của tổ chức, phát triển thêm 1 sản phẩm tiết kiệm mới đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng, cùng với đó là thay đổi phương thức cung cấp dịch vụ bảo hiểm tài chính vi mô từ năm 2013; về phía M7MFI các sản phẩm không thay đổi đáng kể, ngoài việc tăng hạn mức và kỳ hạn vay thì sản phẩm vốn vay không thay đổi, tổ chức tăng thêm 1 sản phẩm tiết kiệm mới, giống với TYM bảo hiểm vi mô của tổ chức này cũng thay đổi phương thức cung cấp dịch vụ của sản phẩm; còn Thanh Hóa MFI đã tung ra nhiều sản phẩm mới như: cho vay sản xuất, cho vay giáo dục, cho vay kinh doanh, vay cho người lao động và chủ sở hữu, khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ và sản phẩm tiết kiệm tự nguyện. Khác với TYM và M7MFI thì Thanh Hóa MFI không thay đổi phương thức bảo hiểm vi mô. Về dịch vụ phi tài chính, các tổ chức đều duy trì này. Tăng hạn mức cho vay, kỳ hạn cho vay cùng với mở rộng quy mô hoạt động, đối tượng khách hàng và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ đã khiến tổng dư nợ của các tổ chức tăng lên đáng kể. Tại TYM sau 4 năm chuyển đổi (từ năm 2010 đến năm 2014), tổng dư nợ tăng 42 tỷ đồng lên 750 tỷ đồng; hay ở M7MFI sau 2 năm chuyển đổi (từ 2012 đến năm 2014) tổng dư nợ tăng từ 84 tỷ đồng lên 110 tỷ đồng, tăng tương đối mạnh so với mức độ tăng trước chuyển đổi. Cùng với đó, cơ cấu trong dư nợ tiết kiệm cũng đang có sự thay đổi. Dư nợ tiết kiệm tự nguyện trước chuyển đổi chiếm khoảng 7,1% dư nợ tiết kiệm tại tổ chức TYM nhưng sau chuyển đổi dư nợ tiết kiệm tự nguyện đang dần được cải thiện, chiếm gần 52% trong dư nợ tiết kiệm; về phía M7MFI cơ cấu dư nợ tiết kiệm tự nguyện vẫn chiếm ưu thế nhưng sau chuyển đổi dư nợ tiết kiệm tự nguyện tăng mạnh hơn so với mức tăng của dư nợ tiết kiệm bắt buộc. Mặc dù sau chuyển đổi, các tổ chức được đánh giá tốt ở cơ cấu tổ chức, quy mô hoạt động nhưng chỉ số tự vững hoạt động và hiệu quả tài chính của các tổ chức TCVM chưa thực sự đạt hiệu quả. OSS- Operational Self Sufficiency_ cho biết chỉ số tự vững hoạt động của tổ chức tài chính. Các nhà tài trợ và quản lý MFI sử dụng chỉ số này để đánh giá một MFI đã phát triển như thế nào trong khả năng chi trả chi phí hoạt động so với thu nhập hoạt động của nó. Năm 2011, sau khi TYM chính thức chuyển đổi được 1 năm, chỉ số tự vững của tổ chức đã giảm rất mạnh từ 195% xuống 90%, và của M7MFI từ 137% và xuống đáy 112% vào năm 2013_sau 1 năm chuyển đổi. Nguyên nhân do các tổ chức tăng các khoản chi phí cần thiết để chuyển đổi như chi phí thuê thêm địa điểm, chi phí trả lương cho nhân viên mới và các cán bộ chuyên môn được mời về, làm cho phần chi phí vượt lớn hơn so với các năm trước trong khi thu nhập chưa thực thu. Nhưng ngay sau đó chỉ số này đã tăng mạnh trở lại do cơ cấu hoạt động của các tổ chức đã dần đi vào ổn định, khắc phục quá trình giảm liên tục tại tổ chức M7MFI từ trước chuyển đổi; còn đối với TYM chỉ số có tăng mạnh trở lại ngay năm sau nhưng những năm tiếp đó vẫn có những biến động chưa ổn định. OSS của Thanh Hóa những năm qua cũng đang có sự biến động. Bên cạnh đó, hiệu quả tài chính của các tổ chức TCVM sau chuyển đổi vẫn chưa ổn định, vẫn có những giai đoạn tăng giảm rõ rệt. Điều này cho thấy các tổ chức TCVM chuyển đổi chưa bền vững và chưa thích ứng kịp với những thay đổi này. 3.2. Đánh giá kết quả Với những gì đạt được, trên cương vị là các tổ chức TCVM chính thức, đây cũng được coi là bước chuyển mới cho tài chính vi mô tại Việt Nam. Với những thành tựu đáng kể như: quy mô của các tổ chức được mở rộng, phân khúc khách hàng được đa dạng hóa, đối tượng khách hàng không chỉ co hẹp ở phụ nữ, cá nhân và người có thu nhập thấp mà còn cung cấp thêm cho các doanh nghiệp nhỏ, người khuyết tật,... giúp hoạt động tín dụng của tổ chức dần đi vào quỹ đạo và đạt hiệu quả như mong đợi. Đồng thời, nhờ chuyển đổi mà cơ cấu tổ chức, cơ cấu vốn dần được cải thiện, các tổ chức sẽ có bộ 92 Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD máy hoạt động chuyên nghiệp, hệ thống quản lý nhân sự ngày càng được hoàn thiện chủ động trong kiểm soát vốn và huy động vốn do khách hàng đến với các tổ chức đang tăng lên đáng kể. Từ đó, phát triển lành mạnh theo hướng vay từ tổ chức TCVM góp phần loại bỏ tín dụng đen, gây dựng hệ thống tài chính bền vững, an toàn. Bên cạnh đó, các tổ chức vẫn còn bị vướng mắc trong hành lang pháp lý của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ, do các điều khoản chưa được dứt khoát, thủ tục rườm rà khiến quá trình diễn ra lâu và khó khăn hơn. Tiếp đó, các tổ chức gặp khó trong tìm kiếm nhân sự có đủ điều kiện, năng lực giữ những vị trí quan trọng, chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ tổ chức do cơ cấu sau chuyển đổi được tổ chức mới. Hơn thế nữa, các tổ chức mới chuyển đổi nên nguồn kinh phí hạn hẹp và thiếu cán bộ có kinh nghiệm làm quản lý. Dẫn đến khả năng tự vững của các tổ chưa được đảm bảo, chưa chủ động trong quá trình chuyển đổi, hiệu quả hoạt động chưa thực sự đạt yêu cầu, do đó có thể thấy các tổ chức TCVM chuyển đổi chưa thực sự bền vững. 4. Kết luận Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu phân tích, đánh giá quá trình chuyển đổi của các tổ chức TCVM để thấy hiệu quả chuyển đổi đến các tổ chức nói riêng và đến hệ thống tài chính Việt Nam nói chung. Kết quả tìm được cho thấy, chuyển đổi giúp các tổ chức hoạt động theo chiều hướng tốt, phù hợp với lý thuyết hoạt động của tổ chức tài chính vi mô, đồng thời giải quyết được vấn đề tài chính vi mô tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, tổ chức TCVM chuyển đổi chưa bền vững, điều này chưa đáp ứng với lý thuyết chuyển đổi bền vững, do đó chuyển đổi không phải luôn đạt đến độ bền vững nhất định theo mong muốn. Với những kết quả trên, nghiên cứu có những đóng góp hữu ích đối với Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan liên quan trong việc xây dựng hành lang pháp lý phù hợp, thuận tiện cho các tổ chức chuyển đổi dễ dàng, nhanh chóng. Kết quả tìm được từ nghiên cứu sẽ tác động đến các tổ chức chưa chuyển đổi, có động lực để so sánh đối chiếu với các tổ chức đã chuyển đổi có lộ trình và hướng đi cụ thể, an toàn, thích hợp với tổ chức của mình. Đồng thời cũng giúp chính các tổ chức TCVM được nghiên cứu nhìn ra những tồn tại trong quá trình chuyển đổi để khắc phục và hoàn thiện tổ chức hoạt động hơn nữa. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] ADB 2010, Microfinance Assessment of ADB TA-7499-VIE: Developing Microfinance Sector in Vietnam, Hanoi. [2] CGAP, 2003, Definitions of Selected Financial Terms, Ratios, and Adjustments for Microfinance, Microfinance consensus guidelines, The World Bank Group. [3] Churchill, Frankiewicz, 2006, Managing for improved performance, Making microfinance work, ILO. [4] Conroy, J.D., 2002, Microfinance in Malaysia: Time to rebuild, The Foundation for Development Corporation, Brisbane, Australia. [5] Frank, C., 2008, Stemming the Tide of Mission Drift: Microfinance Transformations and the Double Bottom Line, Women’s WorldBanking. [6] Lê Văn Luyện, 2016, Phát triển bền vững các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam và những vấn đề đặt ra hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về Tài chính vi mô. [7] Ledgerwood, J., 1999, An instutional and Financial perspective, Microfinance handbook, World Bank. [8] Robinson, M., 2002, The Microfinance Revolution, World Bank. Thủ tướng Chính phủ, 2011, Quyết định số 2195/QĐ-TTg, Phê duyệt đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVM Việt Nam đến năm 2020. 93

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_qua_trinh_chuyen_doi_cua_cac_to_chuc_tai_chinh_vi_m.pdf