Nghiên cứu này đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc thành
phần kinh tế tư nhân, với mẫu khảo sát gồm 212 doanh nghiệp kinh tế tư nhân tại
Cần Thơ. Kết quả phân tích dựa trên phương pháp thống kê mô tả, phương pháp
so sánh, biểu đồ cho thấy các doanh nghiệp kinh tế tư nhân có năng lực cạnh
tranh tương đối cao hơn so với các doanh nghiệp nhà nước, nhưng lại thấp hơn
rất nhiều so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nghiên cứu đề xuất
hai nhóm giải pháp: (1) Các doanh nghiệp kinh tế tư nhân cần chủ động và
chuyên nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh để thích ứng tốt với điều
kiện kinh doanh toàn cầu, và (2) Nhà nước cần tăng cường các chính sách hỗ trợ
để cải thiện môi trường kinh doanh.
7 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh tế tư nhân tại thành phố Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
òn ở mức thấp, dẫn đến khả
năng cạnh tranh về giá thành, mở rộng thị phần và
quy mô hoạt động vẫn còn hạn chế. Mặt khác,
chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa theo kịp
được nhu cầu phát triển trong quá trình hội nhập.
5. GIẢI PHÁP KHUYẾN NGHỊ
Việc nâng cao NLCT của DN KTTN phụ thuộc
rất lớn vào việc nâng cao các năng lực nội tại của
bản thân các DN và các chính sách hỗ trợ từ phía
nhà nước. Dựa vào kết quả phân tích trên, nghiên
cứu đề xuất hai nhóm giải pháp như sau:
Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 30 – 36 Part B: Political Sciences, Economics and Law
35
5.1 Đối với các DN KTTN
Các DN KTTN cần chủ động và chuyên nghiệp
hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh để thích
ứng tốt với điều kiện kinh doanh toàn cầu, cụ thể:
- Tăng cường nghiên cứu và phát triển sản phẩm,
mở rộng chủng loại sản phẩm: nhằm đáp ứng nhu
cầu ngày càng đa dạng và khắt khe của người tiêu
dùng. Vì nếu DN không đáp ứng được yêu cầu
của người mua, thì lẽ đương nhiên là họ sẽ bị mất
khách hàng vào tay đối thủ cạnh tranh có khả
năng đáp ứng tốt hơn.
- Quan tâm đầu tư cho chiêu thị theo hướng đẩy
mạnh công tác nghiên cứu xu hướng tiêu dùng
trong nước và thế giới: nhằm đưa ra chiến lược
làm cho khách hàng nhớ đến thương hiệu, sản
phẩm của DN trong bối cảnh nhu cầu của người
tiêu dùng có nhiều thay đổi mạnh mẽ so với trước
đây.
- Cải tiến, đổi mới phương thức quản trị: nhằm
nâng cao hiệu suất của mọi khâu trong quá trình
sản xuất, kinh doanh để giảm giá thành sản phẩm
và thường xuyên cập nhật các thông tin phản hồi
về chất lượng sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách
hàng, chế độ bảo hành, để đáp ứng ngày càng
tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của DN:
nhằm đáp ứng được yêu cầu nâng cao năng lực
phục vụ khách hàng trên cơ sở đổi mới công nghệ,
đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ, nghiên cứu và
phát triển sản phẩm. Tăng cường đào tạo, bồi
dưỡng, phát triển nguồn nhân lực của DN bằng
cách trang bị những tri thức, kỹ năng mới về
chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, năng lực thu
thập và xử lý thông tin để phù hợp với quy mô
hoạt động trong môi trường kinh doanh toàn cầu.
- Nâng cao sự hiểu biết và năng lực của người
đứng đầu DN về quản trị kinh doanh, quản trị
chiến lược: thường xuyên cập nhật thông tin, tri
thức mới và những kỹ năng cần thiết, như: kỹ
năng quản trị, kỹ năng lãnh đạo, quản lý sự biến
đổi, kỹ năng ứng phó với rủi ro và khủng hoảng
trong kinh doanh, kỹ năng thuyết trình, giao tiếp
và đàm phán, để nâng cao NLCT của DN
KTTN trên thị trường và phát triển thị phần trong
nền kinh tế tri thức.
5.2 Đối với nhà nước
KTTN là thành phần kinh tế có số lượng đông đảo
nhất trong nền kinh tế quốc dân, là thành phần
năng động đóng vai trò quan trọng trong phát
triển kinh tế - xã hội, vì vậy Nhà nước cần tăng
cường các chính sách hỗ trợ để cải thiện môi
trường kinh doanh giúp DN KTTN tiếp tục vươn
lên, cụ thể:
- Hỗ trợ DN KTTN có nhiều cơ hội tiếp cận
nguồn vốn: đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng
của các ngân hàng; khuyến khích các ngân hàng
cải tiến thủ tục cho vay theo hướng đơn giản, rõ
ràng, minh bạch.
- Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh phù hợp
với xu thế kinh doanh toàn cầu: hoàn thiện pháp
luật trong đầu tư, kinh doanh nhằm tạo ra môi
trường cạnh tranh lành mạnh và đảm bảo công
bằng cho các thành phần kinh tế; cung cấp thông
tin cấp nhà nước và cấp quốc tế để hỗ trợ kinh
doanh kịp thời và chính xác; hỗ trợ DN mở thị
trường và xây dựng thương hiệu quốc gia.
- Hỗ trợ về khoa học - công nghệ: tăng cường xúc
tiến thương mại, tư vấn về thiết bị, công nghệ hiện
đại cho các DN; tích cực và chủ động hơn trong
việc tìm kiếm các dự án tài trợ, hợp tác và chuyển
giao khoa học - công nghệ các nước tiên tiến;
khuyến khích và hỗ trợ các viện, trường đại học
nhằm tăng cường nghiên cứu và ứng dụng khoa
học - công nghệ vào sản xuất kinh doanh.
- Hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: tiếp
tục đầu tư, đổi mới đào tạo và dạy nghề phù hợp
với thị trường cung – cầu lao động, giảm sự phụ
thuộc vào lợi thế nhân công giá rẻ, nhằm nâng cấp
chất lượng nguồn nhân lực để nâng cao năng suất
lao động, duy trì và phát huy NLCT của các DN.
- Hỗ trợ cơ sở hạ tầng và dịch vụ kinh doanh: tăng
cường đầu tư để hoàn thiện hệ thống giao thông,
viễn thông, dịch vụ kho bãi, vận tải,; đơn giản
hóa, công khai và minh bạch thủ tục hành chính
nhằm tạo thuận lợi tốt nhất cho các DN KTTN tại
TP Cần Thơ tham gia phát triển sản xuất kinh
doanh, góp phần nâng cao NLCT của TP Cần
Thơ.
6. KẾT LUẬN
Phát triển KTTN trong nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN đã trở thành một xu thế tất yếu, là
bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế
quốc dân thống nhất, được Đảng và Nhà nước ta
quan tâm, ban hành nhiều chủ trương, chính sách
Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 30 – 36 Part B: Political Sciences, Economics and Law
36
để khuyến khích phát triển. Trong thời gian qua
được sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, các DN
KTTN ở Cần Thơ đã, đang và sẽ ngày càng phát
triển, giữ vị thế quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên tiềm năng phát
triển của KTTN còn rất lớn, để DN KTTN có
những đóng góp quan trọng vào quá trình phát
triển của thành phố, cần thực hiện một cách đồng
bộ các giải pháp trên, nhằm tháo gỡ những khó
khăn để tiếp tục nâng cao NLCT của các DN
KTTN, góp phần thúc đẩy TP Cần Thơ sớm trở
thành trung tâm kinh tế - văn hóa, trung tâm giáo
dục - đào tạo và khoa học - công nghệ của vùng
Đồng bằng sông Cửu Long.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Abor, J., & Quatey, P. (2010). Issues in SME
Development in Ghana and South Africa.
Celuch, K. G., & Kasouf, C. J., & Peruvemba, V.
(2002). The effects of perceived market and
learning orientation on assessed organizational
capabilities. Industrial Marketing Management,
31, 545-54.
Chu Văn Gấp. (2012). Nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp trong điều kiện Việt Nam gia
nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Tạp chí
Phát triển & Hội nhập, 12 (22).
Cục Thống kê TP Cần Thơ. (2013). Niên giám Thống
kê TP Cần Thơ 2012. Lưu hành nội bộ.
Eisenhardt, K. M., & Martin, J. A. (2000). Dynamic
capabilities: what are they?. Strategic Management
Journal, 21, 1105-21.
Grant, R. M. (1991). A resource based theory of
competitive advantage: Implications for strategy
formulation. California Management Review,
33(3), 114-35l.
Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2008).
Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Hồ Chí
Minh: Nhà xuất bản Thống kê.
Hồ Trung Thành. (2012). Nghiên cứu tiêu chí và mô
hình đánh giá năng lực cạnh tranh động cho các
doanh nghiệp Ngành Công Thương. Đề tài NCKH
cấp Bộ, mã số: 63.11.RD/HĐ-KHCN.
Hult, G. T. M., Hurley, R. F., & Knight, G. A. (2004).
Innovativeness: Its antecedents and impact on
business performance. Industrial Marketing
Management, 33, 429-38.
Huỳnh Thị Thúy Hoa. (2009). Nghiên cứu mô hình
năng lực cạnh tranh động của công ty TNHH
Siemens Việt Nam. Luận văn thạc sỹ kinh tế trường
ĐH Kinh tế TPHCM.
Michael, E. P. (1990). Lợi thế cạnh tranh quốc gia.
Nhà xuất bản Trẻ.
Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang. (2009).
Một số yếu tố tạo thành năng lực động doanh
nghiệp và giải pháp nuôi dưỡng. Hội thảo “Năng
lực cạnh tranh động của doanh nghiệp” – TP.HCM,
18/04/2009.
Nguyễn Trần Sỹ. (2013). Năng lực động – hướng tiếp
cận mới để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Tạp chí Phát triển
& Hội nhập, 12 (22).
Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ. (2013). Báo cáo
tình hình doanh nghiệp tháng 9/2013. Lưu hành nội
bộ.
Yeniyurt, S. S., Tamer Cavusgil., & G Tomas, M. H.
(2005). A global market advantage framework: the
role of global market knowledge competencies.
International Business Review, 14, 1-19.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_nang_luc_canh_tranh_cua_cac_doanh_nghiep_kinh_te_tu.pdf