Tóm tắt: Quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông là một vấn đề cấp thiết hiện nay.
Đánh giá khả năng dễ bị tổn thương của tài nguyên nước lưu vực là cơ sở để các nhà khoa học đưa
ra các biện pháp quản lý phù hợp theo hướng phát triển bền vững. Bài báo này có nội dung giới
thiệu kết quả nghiên cứu đánh giá chỉ số tổn thương của nguồn nước lưu vực sông Thạ ch Hãn.
Từ khóa: đánh giá tổn thương, Thạch Hãn.
6 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1207 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đánh giá khả năng dễ bị tổn thương của tài nguyên nước lưu vực sông Thạch Hãn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 176-181
176
Đánh giá khả năng dễ bị tổn thương của tài nguyên nước
lưu vực sông Thạch Hãn
Trịnh Minh Ngọc*
Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN,
334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam
Nhận ngày 29 tháng 4 năm 2011
Tóm tắt: Quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông là một vấn đề cấp thiết hiện nay.
Đánh giá khả năng dễ bị tổn thương của tài nguyên nước lưu vực là cơ sở để các nhà khoa học đưa
ra các biện pháp quản lý phù hợp theo hướng phát triển bền vững. Bài báo này có nội dung giới
thiệu kết quả nghiên cứu đánh giá chỉ số tổn thương của nguồn nước lưu vực sông Thạch Hãn.
Từ khóa: đánh giá tổn thương, Thạch Hãn.
1. Mở đầu1
Nước là một tài nguyên quan trọng nhất của
lưu vực sông. Việc sử dụng nước có mối liên
quan mật thiết với sử dụng đất và ảnh hưởng
đến hệ sinh thái lưu vực nên quản lý nước theo
lưu vực sông sẽ giúp sử dụng và bảo vệ tốt hơn
tài nguyên đất và môi trường. Để thực hiện
chính sách quản lý tổng hợp tài nguyên nước
lưu vực sông hiệu quả, cần thiết phải hiểu và
đánh giá được khả năng dễ bị tổn thương của tài
nguyên nước. Đánh giá khả năng dễ bị tổn
thương của tài nguyên nước là một quá trình
điều tra, khảo sát và phân tích hệ thống tài
nguyên nước, từ đó đánh giá khả năng nhạy
cảm của hệ thống tài nguyên nước trước những
thay đổi của các yếu tố tác động nhằm đề xuất
các biện pháp giảm nhẹ rủi ro.
_______
*
ĐT: 84-4-38584943.
E-mail: ngoctm@vnu.edu.vn
2. Một số đặc điểm về tài nguyên nước lưu
vực sông Thạch Hãn
- Lưu vực sông Thạch Hãn có tổng diện tích
2660 km
2, là lưu vực sông lớn nhất của tỉnh
Quảng Trị, chiếm 56% diện tích toàn tỉnh.
- Lưu vực có địa hình đa dạng, được phân
thành các vùng như sau: vùng cát ven biển
chạy dọc từ cửa Tùng đến bãi biển Mỹ Thủy
theo dạng cồn cát; vùng đồng bằng là các thung
lũng sâu kẹp giữa các giải đồi thấp và cồn cát
hình thành nên các cấu trúc uốn nếp của dãy
Trường Sơn, có nguồn gốc mài mòn và bồi tụ;
vùng núi thấp và đồi có độ đốc bình quân từ 15
– 18 độ; vùng núi cao xen kẽ cụm đá vôi phân
bố phía Tây giáp biên giới Việt Lào theo hướng
Tây Bắc – Đông Nam với bậc địa hình từ 1000-
1700m với bề mặt xâm thực và chia cắt mạnh.
- Ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn
trong toàn lưu vực. Nông nghiệp chủ yếu là tự
cung tự cấp, chưa đẩy mạnh nền công nghiệp
hàng hóa, năng suất nông nghiệp chưa cao dẫn
đến đời sống nhân dân chưa được cải thiện nhiều.
T.M. Ngọc / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 176-181
177
- Trong phạm vi lưu vực sông Thạch Hãn,
chuẩn dòng chảy năm phân phối không đều
theo không gian, biến đổi phù hợp với sự biến
đổi của lượng mưa năm nghĩa là cũng theo xu
thế tăng dần theo độ cao địa hình với phạm vi
biến đổi từ 30 l/skm2 đến 60 l/skm2. Hàng năm,
trên toàn bộ sông suối trên lưu vực sông Thạch
Hãn có tổng lượng dòng chảy trên lưu vực
khoảng 3,92 km3 [1].
3. Cơ sở lỷ thuyết để xác định các thông số
đánh giá khả năng dễ bị tổn thương của tài
nguyên nước
m:
a) : sức ép lên
.
- (RSS):
(1700m
3
:
1700
(R 1700)
1700
0 ( 1700)
S
S
R
CS
CS R
- (RSV):
:
(C 0,3)
0,3
1 ( 0,3)
V
V V
V V
C
RS
RS C
CV
.
b)
(DP)
- (DPS):
cũng như
.
W
W
u
SDP
Wu: c
W:
- (DPd):
.
P
P
d
dDP
Pd:
P:
c) (EH)
- (EHp):
n
.
T.M. Ngọc / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 176-181 178
W
W
u
SDP
- (EHe):
, câ
.
d) (MC):
).
.
-
(MCE): H
3
.
-
(MCS): K
.
.
-
(MCC):
. , năng
.
Dựa
.
.
[2]
0,0 0,25
chung chung
T.M. Ngọc / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 176-181
179
d.
(VI)
.
dựa trên tiêu chí
xác định trọng số của các thông số.
c, sức ép của khai thác sử dụng, khả
năng ô nhiễm, sự thiếu hụt về khả năng quản lý
càng lớn, thì giá trị thông số sức ép càng lớn.
Sau khi xác định được các chỉ số dễ bị tổn
thương c ủa TNN, dựa trên bảng phân cấp
(bảng 3) để đánh giá thực trạng TNN, từ đó
định hướng công tác quản lý tài nguyên nước
trên vùng nghiên cứu.
Bảng 2. Đánh giá lưu vực thông qua chỉ số khả năng
dễ bị tổn thương của hệ thống
Chỉ số khả
năng dễ bị tổn
thương
Diễn giải
Thấp
0,0 - <0,2
Lưu vực bền vững về mặt giàu tài
nguyên, các hoạt động phát triển, tình
trạng hệ sinh thái và năng lực quản lý.
Trung bình
0,2 - <0,4
Lưu vực có điều kiện tốt để quản lý
bền vững nguồn nước. Tuy nhiên, vẫn
phải đối mặt với các sức ép cả về hỗ
trợ về mặt kỹ thuật cũng như xậy dựng
năng lực quản lý.
Cao
0,4 - <0,7
Lưu vực đang chịu sức ép cao, cần có
những nỗ lực để xây dựng một cơ chế
để cung cấp những hỗ trợ về mặt kỹ
thuật và chính sách nhằm giảm nhẹ
các sức ép này.
Rất xấu
0,7 – 1,0
Lưu vực đang bị suy thoái nghiêm
trọng cả về hệ thống tài nguyên nước
cũng như hệ thống quản lý. Việc tái
thiết lập hệ thống quản lý tài nguyên
nước trên lưu vực cần được thực hiện
cả từ phía nhà nước và nhân dân.
3. Xác định các thông số và đánh giá khả
năng dễ bị tổn thương của tài nguyên nước
lưu vực sông Thạch Hãn [3]
a) Thông số sức ép nguồn nước
(1) Hệ số khan hiếm nước: Nằm trong vùng
mưa tương đối lớn của nước ta nên dòng chảy
năm của các sông suối trong lưu vực sông
Thạch Hãn cũng khá dồi dào. Môđun dòng chảy
năm bình quân đạt 44,8 l/skm2, ứng với lớp
dòng chảy hàng năm khoảng 1442,8 mm. Hàng
năm, trên toàn bộ sông suối trên lưu vực sông
Thạch Hãn có tổng lượng dòng chảy trên lưu
vực khoảng 3,92 km3. Như vậy mức đảm bảo
nước cho một người dân trong lưu vực sông
Thạch Hãn là: 12540,79 m3/người.năm. Như
vậy, xét với giá trị đảm bảo nước trung bình
trên thê giới, lưu vực sông Thạch Hãn không bị
khan hiếm về nước. Do đó, hệ số khan hiếm
nước của lưu vực sông RSS= 0.
(2) Hệ số biến động nguồn nước: Xét chuỗi
tài liệu mưa từ năm 1997 – 2004, trên lưu vực
sông Thạch Hãn tính được hệ số biến đổi mưa
năm trung bình Cv là 0,22. Vậy hệ số biến động
nguồn nước RSv được tính như sau:
0,73
0,3
V
V
C
RS
b) Thông số sức ép khai thác, sử dụng nguồn
nước
T.M. Ngọc / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 176-181 180
(1) Hệ số sức ép nguồn nước DPs: Dựa vào
kết quả tính toán cân bằng trên lưu vực sông
Thạch Hãn hiện tại, tổng nhu cầu nước dùng
nước của các ngành trên lưu vực sông Thạch
Hãn là 815,8.106 m
3/năm. Tổng lượng dòng
chảy năm trung bình của lưu vực là 4,099.109
m
3
. Vậy hệ số sức ép nguồn nước (DPs) của lưu
vực hiện nay (tính cho năm 2007) là: 0,19
(2) Hệ số tiếp nhận nguồn nước sạch
(DPD): Tỷ lệ % số dân được tiếp cận nguồn
nước sạch của toàn lưu vực được xác định từ tỷ
lệ % số dân được sử dụng nước sạch đối với
trọng số của từng tỉnh và tỷ lệ % trung bình
theo trọng số toàn lưu vực. Đối với toàn tỉnh
Quảng Trị, miền núi có hơn 73% dân số được
sử dụng nước sạch, vùng trung du và đồng bằng
ven biển lần lượt trên 74 và 85%. Từ số liệu
thống kê, xác định được hệ số tiếp nhận nguồn
nước sạch của lưu vực là 0,61.
c) Thông số sinh thái (EH)
(1) Hệ số ô nhiễm nguồn nước (EHp): Số
liệu tổng lượng nước thải trên toàn lưu vực rất
khó thu thập hay đo đạc được, vì vậy có thế giả
thiết rằng 30% lượng nước dùng cho nông
nghiệp và 80 % lượng nước dùng cho sinh hoạt
và công nghiệp sẽ trở thành lượng nước thải
trên lưu vực. Do đó, có thể ước tính lượng thải
từ nhu cầu nước cho nông nghiệp, sinh hoạt và
công nghiệp và bằng 99,79 km2. Từ đó xác định
được hệ số ô nhiễm nguồn nước là 0,024.
(2) Hệ số suy giảm hệ sinh thái (EHe): Từ
số liệu thống kê về bản đồ sử dụng đất lưu vực
xác định được hệ số EHe của lưu vực sông
Thạch Hãn là 0,036.
d) Thông số khả năng quản lý
(1) Thông số hiệu quả sử dụng nguồn nước:
Hiệu quả sử dụng nước của lưu vực sông Thạch
Hãn là 4,0 USD/m
3
[4]. Vậy so với trung bình
thế giới (8,6) thì thông số hiệu quả sử dụng
nước của lưu vực là 0,53.
(2) Thông số khả năng tiếp cận vệ sinh môi
trường: Theo thống kê của UNDP về các chỉ số
phát triển con người năm 2006, tỷ lệ % dân số
được tiếp cận với vệ sinh môi trường ở Việt
Nam là 61 %. Từ số liệu thống kê số dân có khả
năng tiếp cận vệ sinh môi trường tỉnh Quảng
Trị, có thể xác định thông số khả năng tiếp cận
vệ sinh môi trường của lưu vực là 0,60.
(3) Hệ số năng lực quản lý: đây là một hệ số
thể hiện năng lực quản lý lưu vực sông. Một hệ
thống quản lý tốt có thể được đánh giá thông
qua hiệu quả của nó trong việc sắp xếp thể chế,
thiết lập chính sách, cơ chế cộng đồng và hiệu
quả thực hiện.
Đối với lưu vực sông Thạch Hãn, chưa có
văn bản quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước
thực sự được phê duyệt. Tài nguyên nước lưu
vực được quản lý tập trung theo địa giới hành
chính, chưa chú trọng đến sự tham gia của
người dùng nước. Mặc dù trên phạm vi lưu vực
nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung, nhiều dự
án và đề tài đã được thực hiện nhằm phát triển
bền vững tài nguyên nước nhưng năng lực thực
thi còn hạn chế. Từ những nhận xét trên đây có
thể đánh giá hệ số năng lực quản lý của lưu vực
sông Thạch Hãn là 0,4.
3. G
Thông số
RSS RSV DPS DPD EHP EHE MCE MCS MCC
Giá trị - 0,73 0,19 0,61 0,024 0,036 0,53 0,60 0,4
0,2 0,8 0,4 0,6 0.85 0,15 0,3 0,3 0,4
Giá trị của từng thông số 0,581 0,5795 0,0258 0,499
T.M. Ngọc / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 176-181
181
0,3 0,25 0,1 0,35
VI 0,93
Kết luận
Từ kết quả tính toán cho thấy, lưu vực sông
Thạch Hãn có chỉ số khả năng dễ bị tổn thương
của tài nguyên nước khá cao. Mặc dù không bị
thiếu hụt về nguồn nước, tuy nhiên do khai thác
không hợp lý, chưa có biện pháp quản lý hiệu
quả nên nguồn nước lưu vực sông Thạch Hãn
đang đứng trước nguy cơ phát triển không bền
vững. Bên cạnh đó, thấy rằng chỉ số khả năng
dễ bị tổn thương của lưu vực chủ yếu từ sức ép
sử dụng nguồn nước và năng lực quản lý của
lưu vực còn thấp, ảnh hưởng đến tính bền vững
của lưu vực. Do đó, cần thiết phải xây dựng kế
hoạch quản lý tài nguyên nước lưu vực sông
Thạch Hãn sớm và kết hợp xây dựng các chính
sách đối với lưu vực tập trung theo hướng nâng
cao năng lực quản lý sẵn có và áp dụng khoa
học kỹ thuật để thực hiện quản lý tài nguyên
nước lưu vực hiệu quả.
Lời cảm ơn
Bài báo được hoàn thành với sự hỗ trợ của
đề tài cơ sở TN10.49. và đề tài nhóm A, Đại
học Quốc gia Hà Nội, QGTĐ.10-06
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Thanh Sơn, Quy hoạch tổng thể tài
nguyên nước tỉnh Quảng Trị đến năm 2010 có
định hướng đến năm 2020, 2006.
[2] Huỳnh Thị Lan Hương, Nghiên cứu cơ sở khoa
học và đề xuất giải pháp quản lý tổng hợp tài
nguyên nước lưu vực sông Lô, 2009.
[3] UNDP, Methodologies guidlines, Vulnerability
assessment of freshwater resources to
environment changes, Thailand, 2009.
[4] Ngo Kim Chi, Water related industrial
development and industrial wastewater, Hanoi,
2009.
Vulnerability Assessment of Water Resources Systems
in Thach Han basin
Trinh Minh Ngoc
Faculty of Hydro-Meteorology & Oceanography, Hanoi University of Science, VNU,
334 Nguyen Trai, Hanoi, Vietnam
Nowaday, intergrated river basin management is one of the most nescessary tasks. Vulnerability
Assessment of Water Resources Systems is a basis for scientists generate adequate management
methods in order to subtainable development. This paper presents the result of vulnerabilty indicators
of water resources for Thach Han basin.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_thuy_van_81__649.pdf