Đặt vấn đề: Diệp hạ châu được nghiên cứu cho thấy có hiệu quả trong điều trị viêm gan siêu vi B mạn.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi muốn thấy hiệu quả của chế phẩm Diệp hạ châu (Diệp hạ châu‐ Xuyên tâm
liên‐ Cỏ mực‐ Bồ công anh) kết hợp với Tenofovir trên bệnh nhân viêm gan siêu vi B mạn đã điều trị Tenofovir
12 tháng có HBV DND âm tính, HBeAg còn dương tính.
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu chuyển đổi huyết thanh HBeAg của chế phẩm Diệp hạ châu kết
hợp với Tenofovir
6 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 697 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đánh giá khả năng chuyển đổi huyết thanh hbeag của chế phẩm diệp hạ châu (diệp hạ châu‐ xuyên tâm liên‐ cỏ mực‐ bồ công anh) kết hợp tenofovir trên bệnh nhân viêm gan b mạn đã điều trị có hbv‐dna âm tính, hbeag còn dương tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 366
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHUYỂN ĐỔI HUYẾT THANH HbeAg
CỦA CHẾ PHẨM DIỆP HẠ CHÂU (DIỆP HẠ CHÂU‐ XUYÊN TÂM LIÊN‐
CỎ MỰC‐ BỒ CÔNG ANH) KẾT HỢP TENOFOVIR TRÊN BỆNH NHÂN
VIÊM GAN B MẠN ĐÃ ĐIỀU TRỊ CÓ HBV‐DNA ÂM TÍNH,
HBeAg CÒN DƯƠNG TÍNH
Lý Chung Huy*, Lê Trung Nam*, Cao Ngọc Nga**, Cao Thị Phi Oanh***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Diệp hạ châu được nghiên cứu cho thấy có hiệu quả trong điều trị viêm gan siêu vi B mạn.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi muốn thấy hiệu quả của chế phẩm Diệp hạ châu (Diệp hạ châu‐ Xuyên tâm
liên‐ Cỏ mực‐ Bồ công anh) kết hợp với Tenofovir trên bệnh nhân viêm gan siêu vi B mạn đã điều trị Tenofovir
12 tháng có HBV DND âm tính, HBeAg còn dương tính.
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu chuyển đổi huyết thanh HBeAg của chế phẩm Diệp hạ châu kết
hợp với Tenofovir.
Phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, ngẫu nhiên, có đối chứng, 63 bệnh nhân viêm gan siêu vi
B mạn được chia thành 2 nhóm: Nhóm 1 dùng chế phẩm Diệp hạ châu kết hợp Tenofovir, nhóm 2 dùng
Tenofovir đơn thuần, dùng trong 6 tháng, đánh giá sự chuyển đổi huyết thanh HBeAg sau 3 tháng, sau 6 tháng
nghiên.
Kết quả: Nhóm dùng chế phẩm Diệp hạ châu kết hợp Tenofovir có tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh HBeAg sau
6 tháng cao hơn so với dùng Tenofovir đơn thuần.
Kết luận: Việc kết hợp chế phẩm Diệp hạ châu và Tenofovir sau 6 tháng nghiên cứu bước đầu ghi nhận có
hiệu quả tốt hơn dùng Tenofovir đơn thuần trong điều trị viêm gan siêu vi B mạn.
Từ khóa: Viêm gan siêu vi B, Diệp hạ châu, Tenofovir, HBeAg.
ABSTRACT
ASSESSMENT OF HBEAG SEROCONVERSION EFFECT OF PRODUCT PHYLLANTHUS URINARIA
(PHYLLANTHUS URINARIA – ANDROGRAPHIS PANICUTATA – ECLIPTAE PROSTRATA –
LACTUCAE INDICA) AND TENOFOVIR ON THE TREATED CHRONIC HEPATITIS B PATIENTS
WITH HBV DNA – NEGATIVE, HBEAG – POSITIVE.
Ly Chung Huy, Le Trung Nam, Cao Ngoc Nga, Cao Thi Phi Oanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 366 ‐ 371
Background/aim: Phyllanthus urinaria has been reported to effect in therapy the chronic hepatitis B. In this
study, we want to show the effect of product Phyllanthus urinaria and Tenofovir on the treated chronic hepatitis
B patients with HBV DNA‐ negative, HBeAg‐ positive.
Objectives: To evaluate HBeAg seroconversion effect of product Phyllanthus urinaria and Tenofovir.
Methods: The first period, accidental and controlled clinical trial, 63 chronic hepatitis B patients who were
treated by Tenofovir in 12 months, HBV DNA – negative, HBeAg – positive. They were assigned into 2 groups:
* Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP. HCM ** Bộ môn Nhiễm, Khoa Y, Đại học Y Dược TP.HCM
*** Bệnh viện đa khoa Quận 2
Tác giả liên lạc: ThS. Lý Chung Huy ĐT: 0989974868 Email: chunghuy83@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Nhiễm 367
Group 1 was used product Phyllanthus urinaria and Tenofovir, group 2 was used pure Tenofovir for 6 months.
To evaluate HBeAg seroconversion three months later and six months later.
Result: HBeAg seroconversion patients 6 months later in group 1 were higher than group 2.
Conclusion: After researching in 6 months, we find that the combination of the product Phyllanthus
urinaria and Tenofovir exerts a better effect in treating chronic hepatitis B patients in comparison to using pure
Tenofovir regading HBeAg seroconversion effect.
Keywords: Chronic hepatitis B, Phyllanthus urinaria, Tenofovir, HBeAg
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ nhiều năm trước, các nhà khoa học thuộc
lĩnh vực Y học cổ truyền đã sử dụng nhiều dược
thảo trong điều trị viêm gan siêu vi B và cũng
nhận xét có kết quả. Diệp hạ châu là một trong
các dược thảo được sử dụng rộng rãi trong điều
trị viêm gan siêu vi B mạn trong lĩnh vực Y học
cổ truyền hiện nay, với tác dụng kháng HBV,
điều hòa miễn dịch, hạ men gan và bảo vệ tế bào
gan. Đây là dược phẩm đầu tiên trong hệ thống
của Ấn Độ đã được cấp bằng chuẩn hóa(1).
Tenoforvir là thuốc được FDA cho phép sử
dụng trong điều trị viêm gan siêu vi B từ 8/2008
và qua nhiều nghiên cứu cho thấy Tenofovir có
hiệu qủa cải thiện mô học, ngay cả đột biến
kháng Lamivudine và Adeforvir, có thể làm mất
HBsAg và chuyển đổi huyết thanh HBeAg.Và
trong điều trị viêm gan B mạn thì việc mong
muốn trong điều trị tốt nhất là mất HBsAg
nhưng hiếm khi có được. Vì vậy đối với điều trị
viêm gan siêu vi B mạn tính có HBeAg dương
tính thì mong mất HBeAg hoặc có sự chuyển đổi
huyết thanh HBeAg, xuất hiện AntiHBe nhằm
làm rút ngắn thời gian điều trị đặc hiệu cho
bệnh nhân. Tuy nhiên trên bệnh nhân Việt Nam
thì tỷ lệ đáp ứng của Tenofovir theo nghiên cứu
của Lê Thanh Phuông, sau 12 tháng điều trị có
64,4% bệnh nhân đạt HBV DNA dưới 400
copies/ml, nhưng tỷ lệ mất HBeAg chỉ chiếm có
4%.
Đã có nhiều nghiên cứu kết hợp thuốc
YHCT và Lamivudine trong điều trị viêm gan B
mạn và chứng minh có hiệu quả hơn so dùng
Lamivudine đơn thuần. Nghiên cứu của Lý
Chung Huy và cộng sự khi kết hợp chế phẩm
Diệp hạ châu và Lamivudine thì hiệu quả
chuyển đổi huyết thanh HBeAg sau 6 tháng
điều trị bệnh nhân viêm gan B mạn chiếm
19%(3).Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về việc
kết hợp thuốc YHCT với Tenofovir nên dựa vào
kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi muốn thực
hiện đề tài kết hợp chế phẩm Diệp hạ châu và
Tenofovir với mục đích xem xét vai trò của chế
phẩm Diệp hạ châu (Diệp hạ châu ‐ Xuyên tâm
liên ‐ Cỏ mực ‐ Bồ công anh) kết hợp với
Tenofovir trong khả năng chuyển đổi huyết
thanh HBeAg như thế nào đối với những bệnh
nhân viêm gan B mạn đã điều trị Tenofovir có
HBV DNA đã âm tính, nhưng HBeAg vẫn còn
dương tính.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Xác định tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh
HBeAg của chế phẩm Diệp hạ châu (Diệp hạ
châu ‐ Xuyên tâm liên ‐ Cỏ mực ‐ Bồ công anh)
kết hợp với Tenofovir trên bệnh nhân viêm gan
siêu vi B mạn.
Mục tiêu cụ thể
Xác định tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh
HBeAg sau 3 tháng, 6 tháng điều trị bằng chế
phẩm Diệp hạ châu kết hợp Tenofovir.
Khảo sát các tác dụng phụ của chế phẩm
Diệp hạ châu kết hợp với Tenofovir sau mỗi 3
tháng điều trị.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn
1, mở có đối chứng sắp xếp ngẫu nhiên. Gồm 2
nhóm: nhóm 1 dùng chế phẩm Diệp hạ châu kết
hợp Tenofovir và nhóm 2 dùng Tenofovir đơn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 368
thuần. Được thực hiện tại bệnh viện Quận 2 và
bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới.
Dân số mẫu
60 bệnh nhân viêm gan siêu vi B mạn ở cả 2
phái nam và nữ, đã điều trị Tenofovir có HBV
DNA âm tính, HBeAg còn dương tính. Chia
thành 2 nhóm, mỗi nhóm 30 bệnh nhân.
Phương tiện nghiên cứu
Gồm hai loại thuốc
Chế phẩm Diệp hạ châu (Diệp hạ châu
800mg ‐ Xuyên tâm liên 200mg ‐ Cỏ mực 200mg
‐ Bồ công anh 200mg) được bào chế dưới dạng
viên nang và sản xuất bởi công ty Khang Minh ‐
Việt Nam, được cấp phép của Bộ y tế và được
lưu hành trên toàn quốc. Liều dùng: 2 viên x 3
lần/ngày.
Tenofovir của công ty STADA Việt Nam,
viên uống với liều 300mg/ngày (ngày 1 lần)
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân tỉnh táo, chịu hợp tác, bệnh nhân
viêm gan siêu vi B mạn đã điều trị Tenofovir 12
tháng có HBV DNA âm tính nhưng HBeAg còn
dương tính. Tuổi >15, không phân biệt giới,
đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân đồng nhiễm HCV, HIV hay các
bệnh viêm gan do các nguyên nhân khác, có
uống rượu. Các bệnh lý nội khoa cấp tính và
mãn tính khác như suy tim, suy thận, bệnh ác
tính hay bệnh gan tiến triển nặng hay bệnh
gan mất bù.
Phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú.
Biến số
Biến số kiểm soát
Là các biến số cần làm trước khi nghiên cứu.
Tuổi (>15 tuổi), giới tính, mức ALT trước khi
điều trị, các chỉ số đường huyết lúc đói, số lượng
bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu, creatinin, AST,
GGT trước khi điều trị, các triệu chứng của bệnh
trước khi điều trị.
Biến số độc lập
Gồm 2 nhóm, nhóm 1: kết hợp chế phẩm
Diệp hạ châu với Tenofovir (DHC ‐ TDF) và
nhóm 2: Điều trị bằng Tenofovir đơn thuần
(TDF).
Biến số phụ thuộc
Gồm ALT, HBeAg, Anti HBe, mật độ HBV
DNA, công thức máu: số lượng bạch cầu, hồng
cầu, tiểu cầu Creatinine máu, đường huyết lúc
đói AST, GGT sau 3 tháng và 6 tháng điều trị, và
các triệu chứng lâm sàng.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm dân số trước nghiên cứu.
Bảng 1: Đặc điểm dân số trước nghiên cứu
Đặc tính Tổng cộng TDF TDF + DHC P
Giới
Nam 37 (58,73%) 18 (58,06%) 19 (59,37%)
>0,05
Nữ 26 (41,27%) 13 (41,94%) 13 (40,63%)
Tuổi
<20 7 (11,1%) 3 (9,6%) 4 (12,5%)
>0,05 20 - 40 45 (71,4%) 24(77,4%) 21 (65,6%)
>40 11 (17,5%) 4 (12,9%) 7 (21,9%)
ALT ban đầu(U/L) 36,87± 12,07 31,21 ± 13,05 P= 0,07
Công thức máu
WBC (K/UL) 6,54 ± 1,40 6,32 ± 1,37 P = 0,53
RBC (M/UL) 4,36 ± 0,53 4,39 ± 0,54 P = 0,86
PLT (K/UL) 234,93 ± 67,08 230,53 ± 65,85 P = 0,79
Creatinin máu (µmol/l) 94,0 ± 10,97 90,31 ± 13,06 P = 0,22
Đường huyết lúc đói
(mmol/l) 5,15 ± 0,40 5,26 ± 0,86 P = 0,51
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Nhiễm 369
63 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, trong đó
có 32 bệnh nhân thuộc nhóm TDF + DHC và 31
bệnh nhân thuộc nhóm TDF. Trong quá trình
thực hiện, không có bệnh nhân nào bỏ dở điều
trị hay không tuân thủ điều trị. Trong đó, giới
nam chiếm đa số là 58,73% và nhóm tuổi chủ
yếu từ 20 đến 40 tuổi chiếm 71,4%, nồng độ ALT
ban đầu, của 2 nhóm cũng khác nhau không có
ý nghĩa thống kê. Các chỉ số trước nghiên cứu về
số lượng bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu, creatine
máu, đường huyết lúc đói của cả 2 nhóm đều đa
số nằm trong giới hạn bình thường và sự khác
biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê.
Đặc điểm men ALT sau điều trị của 2 nhóm
Nồng độ men gan ALT trung bình sau mỗi 3
tháng điều trị của 2 nhóm
Hình 1: Diễn tiến nồng độ men ALT sau mỗi 3 tháng
Sau 3 tháng và 6 tháng nghiên cứu kết quả
men gan ALT trung bình của mỗi nhóm so với
trước nghiên cứu cũng không thay đổi đáng kể
và đều nằm trong giới hạn bình thường (p>0,05).
Khi so sánh giữa 2 nhóm thì sau 3 tháng nồng
độ trung bình men ALT của nhóm nghiên cứu là
30,81 ± 11,43 IU/L và của nhóm chứng là 36,03 ±
11,83 IU/L với sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05). Sau 6 tháng nồng độ trung
bình men ALT của nhóm nghiên cứu 29,09 ±
11,80 IU/L và của nhóm chứng là 31,06 ± 10,37
IU/L với sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05). Không có trường hợp nào có tình trạng
tăng men ALT đột ngột, chứng tỏ bệnh nhân
vẫn đang đáp ứng điều trị.
Tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh của 2 nhóm
sau 3 tháng, 6 tháng điều trị.
Tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh từ HBeAg (+)
sang HBeAg (‐) và xuất hiện Anti HBe (+) sau 3
tháng của nhóm điều trị bằng chế phẩm Diệp hạ
châu kết hợp Tenofovir là 1/32 bệnh nhân chiếm
3,13%, so với nhóm chứng điều trị bằng
Tenofovir có tỷ lệ là 1/31 chiếm 3,25% với sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Sau 6
tháng điều trị tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh từ
HBeAg (+) sang HBeAg (‐) và xuất hiện Anti
HBe (+) của nhóm nghiên cứu tăng lên là 5/32
bệnh nhân, chiếm 15,63%, so với nhóm chứng có
tỷ lệ là 1/31 chiếm 3,25% nhưng sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Điều này có
thể giải thích là có thể bệnh nhân trước khi tham
gia nghiên cứu đã điều trị đặc hiệu Tenofovir 12
tháng nhưng vẫn chưa chuyển đổi huyết thanh
có thể những bệnh nhân này khó đạt được sự
chuyển đổi huyết thanh HBeAg.
Bảng 2: Tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh của 2 nhóm sau 3 tháng, 6 tháng điều trị
Chuyển đổi huyết thanh HBeAg Tổng Số n (%) TDF n (%) TDF -DHC n (%) P
Sau 3
tháng
Có 2 (3,5%) 1 (3,2%) 1 (3,1%)
p >0,05
Không 61 (96,5%) 30 (96,8%) 31 (96,9%)
Sau 6
tháng
Có 6 (9,5%) 1 (3,2%) 5 (15,6%)
p >0,05
Không 57 (90,5%) 30(96,8%) 27 (84,4%)
Ta thấy tỷ lệ % có chuyển đổi huyết thanh
của nhóm nghiên cứu cao hơn của nhóm chứng
sau 6 tháng điều trị là 12,38%, tuy sự khác biệt
không có ý nghĩa về mặt thống kê nhưng có ý
nghĩa về mặt sinh học. Điều này chứng tỏ khi
kết hợp chế phẩm Diệp hạ châu và Tenofovir thì
hiệu quả chuyển đổi huyết thanh có phần cao
hơn khi dùng Tenofovir đơn thuần. Khi so sánh
với nghiên cứu của Ngô Anh Dũng ‐ Phan Quan
Chí Hiếu khi dùng thuốc nước Huỳnh kỳ ‐ Diệp
hạ châu so với Diệp hạ châu trên bệnh nhân
viêm gan siêu vi B mạn trong thời gian từ 4
tháng đến 24 tháng có tỷ lệ chuyển đổi huyết
thanh của nhóm dùng Huỳnh kỳ ‐ Diệp hạ châu
là 27% cao hơn tỷ lệ của chúng tôi(5). Điều này có
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 370
thể do trong nghiên cứu của Ngô Anh Dũng
ngoài Diệp hạ châu có tác dụng chuyển đổi
huyết thanh thì Huỳnh Kỳ cũng có tác dụng
chuyển đổi huyết thanh(4) và nghiên cứu tiến
hành đánh giá trong thời gian dài hơn từ 4 tháng
đến 24 tháng, tuy nhiên khi so với nhóm dùng
Diệp hạ châu của Ngô Anh Dũng ‐ Phan Quan
Chí Hiếu thì tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh là
17%(4) có phần tương đương với nghiên cứu của
chúng tôi.
Khi so sánh với nghiên cứu của Lý Chung
Huy và cộng sự, tuy nghiên cứu là kết hợp giữa
Lamivudine và chế phẩm Diệp hạ châu. Ở nhóm
kết hợp có tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh HBeAg
là 19% cao hơn nhóm đơn thuần dùng
Lamivdine(3) và ở nghiên cứu này của chúng tôi
thì thấy nhóm phối hợp giữa Tenofovir và chế
phẩm Diệp hạ châu cũng có tỷ lệ chuyển đổi
huyết thanh HBeAg là tương đương (15%). Và
so sánh với nghiên cứu của tác giả Lê Thanh
Phuông thì sau khi dùng Tenofovir 12 tháng tỷ
lệ chuyển đổi huyết thanh HBeAg thấp chỉ
chiếm 4%. Qua đó ta thấy khi kết hợp với chế
phẩm Diệp hạ châu có khả năng giúp tỷ lệ
chuyển đổi huyết thanh HBeAg cao hơn so với
khi dùng đơn thuần dù tỷ lệ này cũng không
cao nhưng do chúng tôi nghiên cứu với số lượng
bệnh nhân còn ít (32 bệnh nhân) và chỉ trong 6
tháng. Ta có thể hi vọng nếu ta tiếp tục nghiên
cứu trong thời gian lâu hơn thì kết quả sẽ khả
quan hơn.
Đặc điểm về nồng độ HBV DNA
Bệnh nhân trước nghiên cứu đã điều trị
Tenofovir 12 tháng nên tất cả đều có HBV DNA
dưới ngưỡng phát hiện. Và sau 3 tháng và 6
tháng nghiên cứu thì tải lượng HBV DNA ở tất
cả bệnh nhân tham gia nghiên cứu của cả hai
nhóm cũng đều dưới ngưỡng phát hiện (chiếm
100% HBV DNA <250 copies/ml). Như vậy
chứng tỏ tất cả bệnh nhân của cả hai nhóm,
nhóm dùng chế phẩm Diệp hạ châu kết hợp
Tenofovir và nhóm dùng Tenofovir đơn thuần
đều không có sự bùng phát siêu vi, và vẫn đáp
ứng với điều trị.
Các kết quả đánh giá độ an toàn sau khi
dùng thuốc
Triệu chứng lâm sàng
Chế phẩm Diệp hạ châu (Diệp hạ châu ‐
Xuyên tâm liên ‐ Cỏ mực ‐ Bồ công anh) khi kết
hợp với Tenofovir hầu như không gây tác dụng
phụ đáng kể nào sau 6 tháng điều trị trên bệnh
nhân viêm gan siêu vi B mạn. 1 bệnh nhân
(chiếm 3,13%) trong nhóm nghiên cứu có cảm
giác hơi đau thượng vị, buồn nôn sau khi dùng
thuốc 1 giờ trong tuần đầu. Điều này cũng phù
hợp vì theo tài liệu nghiên cứu của Liu J, Lin H,
Mc Intosh H năm 2001 tại Trung Quốc thì Diệp
hạ châu có tác dụng gây buồn nôn, chán ăn, đau
dạ dày (4%) trong thời gian điều trị 20 ‐ 40
ngày(5).Nhưng sau khi hướng dẫn kỹ bệnh nhân
cách dùng và dùng thêm thuốc điều trị triệu
chứng thì các triệu chứng trên mất. Còn lại
không có trường hợp nào có triệu chứng kích
ứng da hoặc triệu chứng lâm sàng khác liên
quan đến tình trạng dung nạp thuốc. Nhóm
dùng Tenofovir hoàn toàn không có triệu chứng
bất thường nào trước và sau điều trị.
Cận lâm sàng
Trong thời gian sau 3 tháng và 6 tháng điều
trị: các chỉ số về số lượng hồng cầu, bạch cầu,
tiểu cầu, creatinine máu, đường huyết lúc đói
đều không khác biệt so với trước điều trị ở cả 2
nhóm (p>0,05). Còn nồng độ AST và GGT thì
chế phẩm Diệp hạ châu kết hợp với Tenofovir
không làm tăng trị số AST, GGT sau 3 tháng và
6 tháng điều trị và nhóm dùng Tenofovir đơn
thuần cũng không làm tăng trên nồng độ AST,
GGT sau 3 tháng và 6 tháng điều trị.
KẾT LUẬN
Sau 6 tháng nghiên cứu bước đầu chúng tôi
ghi nhận khi dùng chế phẩm Diệp hạ châu và
Tenofovir có tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh
HBeAg không cao ở thời điểm sau 3 tháng điều
trị chỉ chiếm 3,25%, nhưng tỷ lệ này tăng lên sau
6 tháng điều trị là 15,63% và cao hơn so với
dùng Tenofovir đơn thuần tuy nhiên sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Nhiễm 371
Sau 6 tháng nghiên cứu, chế phẩm Diệp hạ
châu kết hợp Tenofovir trên bệnh nhân viêm
gan siêu vi B mạn có đặc điểm: Chưa ghi nhận
tác dụng phụ trên lâm sàng, không làm ảnh
hưởng đến số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu
cầu, chức năng thận, đường huyết. Không có
hiện tượng tăng AST, GGT trong quá trình điều
trị.
KIẾN NGHỊ
Nếu có điều kiện chúng tôi sẽ nghiên cứu đề
tài trong thời gian dài hơn, có thể tiếp tục nghiên
cứu trong 12 tháng, 24 tháng để thấy hiệu quả
về sự chuyển đổi huyết thanh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Huy (2003). Cây thuốc và động vật
làm thuốc Việt Nam. Nxb khoa học và kỹ thuật, tập II, tr. 462,
1138.
2. Liu J, Lin H, Mc Intosh H (2001). “Genus Phyllanthus for
chronic Hepatitis B virus infection: a systemic review”. Journal
of viral Hepatitis, 8(5), pp. 358‐366.
3. Lý Chung Huy (2012) “Hiệu quả điều trị bệnh nhân viêm gan
siêu vi B mạn có HbeAg dương tính của chế phẩm Diệp hạ
châu kết hợp Lamivudine. Tạp chí y học, TPHCM, tr 1‐6.
4. Mc Culloch M, Broffman M, Gao J, Colford JM, Jr (2002),
“Chinese herbal medicine and interferon in the treatment of
chronic hepatitis B: a meta‐analysis of randomized, controlled
trials”. Am J Public Health, 92(10), pp. 1619‐1628.
5. Ngô Anh Dũng, Phan Quan Chí Hiếu (2009). “Hiệu quả
chuyển đổi huyết thanh HBeAg và giảm nồng độ HBV‐DNA
của cao nước “Hoàng kỳ ‐ Diệp hạ châu” trên bệnh nhân
viêm gan vi rút B mạn tính”. Tạp chí y học, TPHCM.
Ngày nhận bài báo: 01/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 26/11/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 366_1_8888.pdf