Mục tiêu: Bệnh Hirschsprung được chẩn đoán bằng X-Quang đại tràng cản quang, giải phẫu bệnh, và đo áp
lực hậu môn trực tràng (ALHMTT). Tuy nhiên, trong một số trường hợp việc chẩn đoán trên lâm sàng còn gặp
nhiều khó khăn. Ngoài ra, đo ALHMTT là phương pháp đơn giản và không xâm lấn so với 2 phương pháp kia.
Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả bước đầu ứng dụng phương pháp đo ALHMTT để chẩn đoán bệnh
Hirschsprung.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu được thực hiện tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 1/4/2015 đến
30/7/2015. Bệnh nhân có chẩn đoán lâm sàng nghi ngờ bệnh Hirschsprung được chỉ định đo ALHMTT để đánh
giá: phản xạ ức chế cơ thắt hậu môn trực tràng (RAIR – Rectal Anal Inhibitor Reflex), chiều dài ống cơ thắt,
trương lực cơ thắt lúc nghĩ. Bệnh nhân được theo dõi cho đến khi có chẩn đoán cuối cùng. Kết quả mong đợi
nhằm đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm này.
Kết quả: Có 78 trường hợp được đo ALHMTT để chẩn đoán Hirschsprung và có kết quả cuối cùng. Tuổi
trung bình 15,5 ± 27,4 tháng. Nam/nữ: 54/24. Có 49 trường hợp có RAIR, và tỉ lệ không bị Hirschsprung trong
nhóm này là 44/49 (giá trị tiên đoán âm: 89,8%). Không có RAIR trong 29 trường hợp, và tỉ lệ Hirschsprung
trong nhóm này là 19/29 (giá trị tiên đoán dương: 65,5%). Độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 79,17% (KTC
95%: 57,85-92,87) và 81,48% (KTC 95%: 68,57-90,75). Chiều dài ống cơ thắt 1,91 ± 0,29 cm. Trương lực cơ thắt
lúc nghĩ nhóm Hirschsprung là 72,6 ± 21,1 mmHg so với nhóm không Hirschsprung là 64,1 ± 16,6 mmHg
(P>0,05).
Kết luận: Đo ALHMTT là một phương pháp đơn giản, không xâm lấn, hữu ích giúp chẩn đoán bệnh
Hirschsprung. Tuy nhiên vai trò phương pháp này, đặc biệt khi ứng dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cần được
nghiên cứu sâu hơn nữa
7 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 693 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đánh giá kết quả ứng dụng đo áp lực hậu môn trực tràng trong chẩn đoán bệnh hirschsprung tại bệnh viện Nhi Đồng 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 81
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG ĐO ÁP LỰC HẬU MÔN TRỰC TRÀNG
TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH HIRSCHSPRUNG
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Trần Quốc Việt *, Lâm Thiên Kim*, Trần Thanh Trí*, Trương Nguyễn Uy Linh*, Trần Vĩnh Hậu*,
Tania Mahler**, Annie Robert ***, Philippe Goyens**, Henri Steyaert**, Trương Quang Định*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Bệnh Hirschsprung được chẩn đoán bằng X-Quang đại tràng cản quang, giải phẫu bệnh, và đo áp
lực hậu môn trực tràng (ALHMTT). Tuy nhiên, trong một số trường hợp việc chẩn đoán trên lâm sàng còn gặp
nhiều khó khăn. Ngoài ra, đo ALHMTT là phương pháp đơn giản và không xâm lấn so với 2 phương pháp kia.
Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả bước đầu ứng dụng phương pháp đo ALHMTT để chẩn đoán bệnh
Hirschsprung.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu được thực hiện tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 1/4/2015 đến
30/7/2015. Bệnh nhân có chẩn đoán lâm sàng nghi ngờ bệnh Hirschsprung được chỉ định đo ALHMTT để đánh
giá: phản xạ ức chế cơ thắt hậu môn trực tràng (RAIR – Rectal Anal Inhibitor Reflex), chiều dài ống cơ thắt,
trương lực cơ thắt lúc nghĩ. Bệnh nhân được theo dõi cho đến khi có chẩn đoán cuối cùng. Kết quả mong đợi
nhằm đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm này.
Kết quả: Có 78 trường hợp được đo ALHMTT để chẩn đoán Hirschsprung và có kết quả cuối cùng. Tuổi
trung bình 15,5 ± 27,4 tháng. Nam/nữ: 54/24. Có 49 trường hợp có RAIR, và tỉ lệ không bị Hirschsprung trong
nhóm này là 44/49 (giá trị tiên đoán âm: 89,8%). Không có RAIR trong 29 trường hợp, và tỉ lệ Hirschsprung
trong nhóm này là 19/29 (giá trị tiên đoán dương: 65,5%). Độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 79,17% (KTC
95%: 57,85-92,87) và 81,48% (KTC 95%: 68,57-90,75). Chiều dài ống cơ thắt 1,91 ± 0,29 cm. Trương lực cơ thắt
lúc nghĩ nhóm Hirschsprung là 72,6 ± 21,1 mmHg so với nhóm không Hirschsprung là 64,1 ± 16,6 mmHg
(P>0,05).
Kết luận: Đo ALHMTT là một phương pháp đơn giản, không xâm lấn, hữu ích giúp chẩn đoán bệnh
Hirschsprung. Tuy nhiên vai trò phương pháp này, đặc biệt khi ứng dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cần được
nghiên cứu sâu hơn nữa.
Từ khoá: Bệnh Hirschsprung, đo áp lực hậu môn trực tràng (ALHMTT); phản xạ ức chế cơ thắt hậu môn
trực tràng.
ABSTRACT
PRELIMINARY RESULTS OF HIGH RESOLUTION ANORECTAL MANOMETRY IN DIAGNOSIS
OF HIRSCHSPRUNG’S DISEASE IN CHILDREN’S HOSPITAL 2
Tran Quoc Viet, Lam Thien Kim, Tran Thanh Tri,, Truong Nguyen Uy Linh, Tran Vinh Hau, Tania
Mahler, Annie Rober, Philippe Goyens, Henri Steyaert, Truong Quang Dinh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 81 - 87
Objectives: Hirschsprung’s disease is diagnosed by contrast enema, histopathological features, and the
anorectal manometry. However, the diagnosis is still difficult in an important number of cases. Anorectal
* Bệnh Viện Nhi Đồng 2.
**Hôpital Universitaire des Enfants Reine Fabiola -Université Libre de Bruxelles – Belgium.
***Epidemiology and Biostatistics Department, Université Catholique de Louvain – Belgium.
Tác giả liên lạc: BS. Trần Quốc Việt ĐT: 0909490527 Email: dr.tranquocviet@gmail.com.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Nhi 82
manometry is a simple and non invasive as compared with two other tests. This study aims to investigate the
results of High Resolution Anorectal Manometry (HRAM) to diagnose HD in children.
Method: A prospective study was conducted at Children's Hospital 2 from 1/4/2015 to 30/7/2015. Patients
with suspicion of Hirschsprung's disease (HD) were indicated toperform an anorectal manometry (AM) to
investigate RAIR (Rectal Anal Inhibitor Reflex), anal canal lenght, anal resting pressure. And then,patients were
followed upuntil a final diagnosis obtained. The endpoint of this study was to evaluate therole of HRAM in
diagnosis of HD.
Results: 78 cases of HRAM were performed in Nhi Dong 2 and got the final results. The median age was
15.5 ± 27.4 months. Male/ female : 54/24. There were 49 cases represented with RAIR, and the rate of non
Hirschsprung in this group was 44/49 (negative predictive value 89.98%). There were 29 cases were without
RAIR, and the rate of Hirschsprung was in 19/29 (positive predictive value 65.52%). Sensitivity and specificity
were 79.17% (interval CI 95%: 57.85-92.87) and 81.48% (interval CI 95%: 68.57-90.75). Anal canal lenght was
1,91 ± 0.29 cm. Anal resting pressure in Hirschsprung group was 72.6 ± 21.1 mmHg as compared with 64.1 ±
16.6 mmHg in non Hirschsprung (P>0.05).
Conclusions: HRAM is a non-inavsive, new technique, and demonstrated as an useful methode for
screening HD in Nhi Dong 2. However, its role in diagnosis of HD in small infants and newborns remains
controversial and need to be more studied.
Keywords: Hirschsprung’s disease, HRAM (High Resolution Anorectal Manometry), RAIR (Rectal Anal
Inhibitor Reflex).
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh Hirschsprung là một trong những bệnh
lý tắc ruột thường gặp nhất ở lứa tuổi nhũ nhi.
Tần suất khoảng 1/5000 trẻ sinh sống; đặc biệt
thường gặp hơn dân số châu Á tần suất khoảng
2,8/10000 (4 ). Chẩn đoán bệnh Hirschsprung chủ
yếu dựa vào giải phẫu bệnh, đo ALHMTT và X
quang đại tràng cản quang(16).
Bệnh nhân Hirschsprung sẽ không có nhu
động ruột trong đoạn đại tràng vô hạch và
không có RAIR. Phản xạ này là một thành phần
quan trọng trong cơ chế giữ và bài xuất phân.
Trong trường hợp bình thường,cơ thắt trong
luôn trong tình trạng co thắt. Khi bóng trực tràng
căng lên do kích thích của phân thì cơ thắt trong
sẽ dãn ra lập tức và thoáng qua. Phản xạ này là
một phản xạ ngắn, nội thành và đòi hỏi sự toàn
vẹn đám rối hạch thần kinh nội tại của thành
trực tràng và của cơ thắt trong(1).
Ở bệnh nhân bị bệnh Hirschsprung, sự vắng
mặt của các đám rối thần kinh giữa 2 lớp cơ và
dưới niêm làm cho phản xạ này bị mất đi, cơ thắt
trong ở tình trạng co thắt liên tục, trương lực
không hề thay đổi khi áp lực trong bóng trực
tràng gia tăng. Đây chính là nguyên lý chẩn
đoán bệnh Hirschsprung bằng đo ALHMTT để
đánh giá RAIR(9,18).
Đo ALHMTT là phương pháp không xâm
lấn, có thể dùng để chẩn đoán Hirschsprung ở
trẻ lớn (16). Vai trò chẩn đoán ở trẻ sơ sinh và trẻ
nhỏ còn nhiều bàn cải (2). Tuy nhiên, với sự phát
triển của kỹ thuật, phương tiện đo (máy, sonde
đo), nhiều tác giả đã chứng minh vai trò đo
ALHMTT như một phương pháp tầm soát và
giúp chẩn đoán ở cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (18,17,13).
Ở Việt Nam chưa có số liệu chính thức nào
báo cáo về ứng dụng kỹ thuật đo ALHMTT
trong chẩn đoán bệnh Hirschsprung.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá kết quả bước đầu ứng dụng đo
ALHMTT trong chẩn đoán bệnh Hirschsprung
tại bệnh viện Nhi Đồng 2.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiền cứu được tiến hành tại bệnh
viện Nhi Đồng 2 từ 3/2015 – 30/7/2015. Nghiên
cứu này đã được thông qua hội đồng khoa học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 83
công nghệ và y đức của bệnh viện. Đối tượng
nghiên cứu là những bệnh nhân có nghi ngờ
chẩn đoán bệnh Hirschsprung được điều trị và
theo dõi tại bệnh viện Nhi Đồng 2. Bệnh nhân
được đo ALHMTT để chẩn đoán bệnh
Hirschsprung bởi cùng một người đo. Sau đó,
bệnh nhân được theo dõi đến khi có chẩn đoán
cuối cùng.
Kết quả mong đợi nghiên cứu nhằm đánh
giá giá trị đo ALHMTT trong chẩn đoán bệnh
Hirschsprung: độ nhạy, độ đặc hiệu.
Kỹ thuật đo ALHMTT
Chuẩn bị trước đo ALHMTT
Giải thích rõ mục đích và cách thức thực hiện
qui trình đo. Bệnh nhân được chuẩn bị ruột
trước khi đo để làm sạch phân trong bóng trực
tràng (Fleet enema, hoặc thụt tháo). Có thể sử
dụng thuốc nhằm giúp trẻ ngủ yên hoặc an thần
khi đo (sirop promethazine 0,5 mg/kg trước đo
15 phút).
Chuẩn bị dụng cụ
Máy đo ALHMTT HRAM 8 kênh (high
resolution anorectal manometry, water perfused
catheters, air filled balloon- MMS) (Hình 1).
Sonde đo phù hợp với lứa tuổi kích thước 14Fr,
gel bôi trơn KY, găng sạch, bồn hạt đậu, gạc
sạch, bơm 60 ml.
Qui trình đo ALHMTT (dựa theo “Agreed
AGIP Guidelines for High Resolution Anorectal
Manometry– HRAM”).
Bệnh nhân và thân nhân được giải thích rõ
cách tiến hành ngay trước khi thực hiện đo và
cần 5-10 phút để bệnh nhân làm quen với đặt
sonde trực tràng và máy đo.
Thực hiện đo: (1) Chiều dài ống cơ thắt (Anal
canal length) cm; (2) Trương lực cơ thắt lúc nghĩ
(Anal resting pressure): Khi bệnh nhân đã quen
máy và hợp tác, đo và đánh giá trương lực cơ
thắt lúc nghĩ (mmHg) trong 1 phút; (3) Đo phản
xạ ức chế cơ thắt HMTT (RAIR test): Khi bệnh
nhân thư giãn hoàn toàn, bóng được bơm với thể
tích tăng dần (+ 5 hoặc 10 ml, tối đa 60 ml trẻ lớn,
và 30 ml trẻ sơ sinh; sau mỗi lần bơm, xả hết
bóng hoàn toàn) để đánh gía phản xạ RAIR. Nếu
có phản xạ đáp ứng của cơ thắt (RAIR (+)) không
phù hợp với bệnh Hirschsprung (Hình 1-A).
Nếu không có phản xạ, RAIR (-) (Hình 1-B) hoặc
không kết luận được cần đề nghị kết hợp với
lâm sàng và các xét nghiệm pháp chẩn đoán
khác (lâm sàng, x quang đại tràng cản quang
hoặc sinh thiết hút trực tràng)
Định nghĩa các biến số
Chẩn đoán Hirschsprung khi là một trong
những trường hợp sau: (1) có chẩn đoán giải
phẫu bệnh mẫu bệnh phẩm sau phẫu thuật là
bệnh Hirschsprung (có đoạn vô hạch, chuyển
tiếp, và đoạn có hạch); (2) có sinh thiết swenson
và/hoặc sinh thiết khung đại tràng phù hợp với
bệnh Hirschsprung.
Chẩn đoán loại trừ Hirschsprung:khikết quả
GPB có tế bào hạch TK.
Tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu: bệnh nhân
chưa được phẫu thuật bệnh Hirschsprung trước
đó và đã có chẩn đoán bệnh cuối cùng (thoả
A B
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Nhi 84
những tiêu chí nêu trên). Bệnh nhân hợp tác tốt
hoặc nằm yên khi đo ALHMTT.
Phân tích và xử lý số liệu
Các biến số danh định (giới, chẩn đoán, kết
quả xét nghiệm) được mô tả bằng tỉ lệ phần
trăm. Các biến liên tục được mô tả trung bình ±
độ lệch chuẩn (khoảng tin cậy 95%), hoặc trung
vị (min-max). Phép kiểm T test được sử dụng để
so sánh 2 trung bình. Các xét nghiệm chẩn đoán
bệnh được đánh giá: độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị
tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm. Số liệu
được nhập và xử lý bằng Excel và SPSS.
KẾT QUẢ
Từ 1/4/2015 đến 30/7/2015, chúng tôi đã tiến
hành đo ALHMTT trên 129 trường hợp. Trong
đó, 78 trường hợp (60,4%) trường hợp thoả tiêu
chí chọn vào trong nghiên cứu này (là chẩn đoán
mới và có chẩn đoán cuối cùng). Những trường
hợp như: đã mổ Hirschsprng trước đó, chưa có
kết quả cuối cùng, không hợp tác khi đo, hoặc
mất theo dõikhông được đưa vào nghiên cứu
này.
Đặc điểm bệnh nhân được mô tả trong Bảng
1. Trên 60,2% các trường hợp là chẩn đoán
Hirschsprung ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Và 84,6%
trường hợp theo dõi Hirschsprung trên trẻ tiêu
bón kéo dài hoặc chướng bụng kéo dài.
Chiều dài ống cơ thắt trung bình là 1,91 ±
0,29 cm. Trương lực cơ thắt lúc nghĩ là 66,7 ± 18,4
mmHg (Bảng 2). Chúng tôi ghi nhận không có
sự khác biệt về trương lực cơ thắt lúc nghĩ giữa 2
nhóm bệnh và không bệnh Hirschsprung.
Bảng 3 mô tả kết quả đo RAIR để chẩn đoán
bệnh Hirschsprung trên từng nhóm tuổi. Độ
nhạy và độ đặc hiệu của đo ALHMTT lần lượt là
79,17% (KTC 95%: 57,85-92,87) và 81,48% (KTC
95%: 68,57-90,75). Đáng chú ý, độ nhạy và đặc
hiệu nhóm V (>36 tháng)lần lượt là 100% và 90%;
ở nhóm I (dưới 1 tháng tuổi) là 100% và 81,8%;
và thấp nhất ở nhóm II (1- 6 tháng tuổi) là 55,56%
và và 82,61%.
Bảng1: Đặc điểm bệnh nhân (n=78)
Biến số Kết quả
Tuổi (tháng)
Trung bình ± độ lệch chuẩn
Trung vị (khoảng)
< 30 ngày, n (%)
1 tháng – 6 tháng, n (%)
6 tháng – 1 tuổi, n (%)
>1 tuổi – 3 tuổi, n (%)
>3 tuổi, n(%)
Giới, n (%)
Nam
Nữ
Chẩn đoán, n (%)
Tiêu bón
Tắc ruột /HMT
Viêm phúc mạc sơ sinh/HMT
15,5 ± 27,4
7,7 (0,4 – 156,8)
15 (19,2)
32 (41,0)
9 (11,5)
11 (14,1)
11(14,1)
54 (69,2)
24 (30,8)
66 (84,6)
3 (3,9)
9 (11,5)
Bảng 2: Kết quả đo ALHMTT (n=78)
Biến số
Chẩn đoán
Hirschsprung (n=24) Không Hirschsprung (n=54) Chung (n=78)
Chiều dài ống cơ thắt (cm)*
Trương lực cơ thắt (mmHg) #
1,96 ± 0,2
72,6 ± 21,1
1,89 ± 0,31
64,1 ± 16,6
1,91 ± 0,29
66,7 ± 18,4
*: P= 0,32 (T test), chiều dài ống cơ thắt (anal canal length). #: P=0,06 (T test), trương lực cơ thắt lúc nghĩ (anal resting pressure).
Bảng 3: Phản xạ ức chế cơ thắt HMTT (RAIR) khi đo ALHMTT (n=78)
Nhóm tuổi (tháng) Chẩn đoán
Đo ALHMTT
RAIR (-) RAIR (+) Tổng cộng
Nhóm I (n=15)
(0-1 tháng)
Hirschsprung 4 0 4
Không Hirschsprung 2 9 11
Sens. &Spec.(%)* 100(39,76-100) 81,82(48,22-97,72) 15
Nhóm II (n=32)
(>1 - 6 tháng)
Hirschsprung 5 4 9
Không Hirschsprung 4 19 23
Sens. & Spec. (%) 55,56(21,20-86,30) 82,61(61,22-95,05) 32
Nhóm III (n=9)
(>6 -12 tháng)
Hirschsprung 3 0 3
Không Hirschsprung 2 4 6
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 85
Nhóm tuổi (tháng) Chẩn đoán
Đo ALHMTT
RAIR (-) RAIR (+) Tổng cộng
Sens. & Spec. (%) 100(29,24-100) 66,67(22,28-95,67) 9
Nhóm IV (n=11)
(>12 -36 tháng)
Hirschsprung 6 1 7
Không Hirschsprung 1 3 4
Sens. & Spec. (%) 85,71(42,13-99,64) 75(19,41-99,23) 11
Nhóm V (n=11)
(>36 tháng)
Hirschsprung 1 0 1
Không Hirschsprung 1 9 10
Sens. & Spec. (%) 100(2,55-100) 90(55,5-99,75) 11
Tổng Cộng
Hirschsprung 19 5 24
Không Hirschsprung 10 44 54
Sens.& Spec. (%) 79,17(57,85-92,87) 81,48(68,57-90,75) 78
*: Sens. & Spec.: Độ nhạy và độ đặc hiệu (%) và khoảng tin cậy 95%.
BÀN LUẬN
Bệnh Hirschsprung là bệnh lý thường gặp
trong ngoại nhi và đặc biệt ở dân số châu Á(4). Tại
bệnh viện Nhi Đồng 2 Tp.HCM, theo số liệu
chưa báo cáo, hằng năm trung bình chúng tôi
tiếp nhận và điều trị khoảng hơn 200 trường hợp
nghi ngờ bệnh Hirschsprung. Chẩn đoán bệnh
Hirschsprung trong một số trường hợp còn gặp
nhiều khó khăn. Do đó việc kết hợp đa mô thức
trong chẩn đoán bệnh Hirschsprung là cần
thiết(2). Trong đó, đo ALHMTT là một phương
pháp đơn giản, không xâm lấn (9,13). Tại Việt
Nam, chưa có báo cáo chính thức nào về chẩn
đoán bệnh Hirschsprung bằng đo ALHMTT. Do
đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ứng dụng
chẩn đoán bệnh Hirschsprung bằng đo
ALHMTTtại bệnh viện Nhi Đồng 2.
Kết quả bước đầu chúng tôi cho thấy độ
nhạy là 79,17%, và độ đặc hiệu là 81,48%. Theo y
văn, độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp
này lần lượt là 91% và 94% (2). Đo ALHMTT để
chẩn đoán Hirschsprung có vai trò ở trẻ lớn và
người lớn (16,9). Vì phương pháp này cần sự hợp
tác tốt của bệnh nhân, hoặc phải giúp trẻ trong
tình trạng nằm yên nhất có thể. Tuy nhiên
nghiên cứu chúng tôi tại Nhi Đồng 2 chủ yếu ở
những trẻ nhỏ dưới 1 tuổi (71,8%). Nếu trẻ nhỏ
(< 15 ngày tuổi) hoặc sơ sinh non tháng, có thể
do phản xạ chưa hình thành toàn vẹn nên RAIR
vẫn không xuất hiện(2,17,6,5). Trong trường hợp trẻ
táo bón kéo dài, bóng trực tràng dãn to, không có
nhu động, hoặc bóng trực tràng ứ đọng nhiều
phân cũng gây không xuất hiện RAIR, hoặc do
bơm bóng không đủ để kích thích phản xạ xảy
ra(7). Đây chính là lý do giải thích tỉ lệ bệnh
Hirschsprung thật sự trong nhóm RAIR(-) – giá
trị tiên đoán dương là 19/29 (65,5%). Ngược lại,
giá trị tiên đoán âm của xét nghiệm này khá cao
89,8% (44/49). Do đó, xét nghiệm này có giá trị
loại trừ bệnh Hirschsprung cao. Như vậy, những
trường hợp có RAIR (+) sẽ được trì hoàn chỉ định
sinh thiết và theo dõi thêm. Nếu lâm sàng không
cải thiện trẻ sẽ được sinh thiết sau đó(3).
Trong một số trường hợp, có thể ghi nhận
âm tính giả (có RAIR nhưng vẫn là
Hirschsprung). Thường gặp nhất ở những trẻ
quấy khóc làm trương lực cơ thắt thay đổi và
dao động nhiều. Hoặc, vị trí của sonde dịch
chuyển trong quá trình bơm bóng cũng có thể
gây ra những phản xạ giả hiệu. Điều này đòi
hỏi người thực hiện kỹ thuật đo phải có nhiều
kinh nghiệm, dành nhiều thời gian giúp trẻ
quen với máy đo, và/hoặc thậm chí phải dùng
thuốc giúp trẻ ngủ, các liệu pháp an thần(14,8).
Đây cũng chính là lý do còn nhiều bàn cãi về
vai trò chẩn đoán của ALHMTT ở trẻ nhỏ(1,2).
Chúng tôi ghi nhận, độ nhạy trong nhóm I
(dưới 1 tháng tuổi) là 100% và độ đặc hiệu là
81,82%(3). Ở nhóm II (trẻ từ 6-12 tháng) và nhóm
IV (12-36 tháng) có độ đặc hiệu thấp hơn. Thực
tế lâm sàng cho thấy ở nhóm trẻ này thường
quấy, không nằm yên khi đo nên kết quả đo bị
ảnh hưởng; thậm chí không đo được. Cần
nhiều thời gian để giải thích và tập cho trẻ làm
quen với máy đo. Như vậy, theo nghiên cứu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Nhi 86
này, đo ALHMTT có vai trò trong hướng dẫn
chẩn đoán Hirschsprung hoặc loại trừ bệnh
Hirschsprugn ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh(11).
Mặt khác, với đo ALHMTT, chúng tôi có thể
ước lượng được giải phẫu của ống cơ thắt,
trương lực cơ bản lúc nghĩ, chiều dài ống cơ thắt
giúp cho phẫu thuật cũng như theo dõi sau mổ
trong trường hợp trẻ bệnh Hirschsprung có chỉ
định phẫu thuật. Chúng tôi ghi nhận trương lực
cơ thắt lúc nghĩ trung bình trong nhóm
Hirschsprung cao hơn nhóm không
Hirschsprung. Tuy nhiên, sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê(12).
Một số trường hợp kết quả giải phẫu bệnh
không phù hợp với lâm sàng, hoặc không kết
luận được, thì đo ALHMTT là một phương pháp
giúp chúng tôi định hướng chẩn đoán và xử trí
cho trẻ.Ngoài ra, chúng tôi ghi nhận một số
trường hợp có co thắt nghịch thường cơ thắt(10),
được coi là nguyên nhân gây táo bón chức năng
thường gặp ở trẻ em, có thể điều trị được bằng
hướng dẫn tập biofeedback(15). Lập lại đo
ALHMTT sau 3-6 tháng để đánh giá kết quả và
hướng dẫn tập luyện điều trị.
Đây là một nghiên cứu tiền cứu, với số lượng
mẫu khá lớn với kết quả bước đầu cho thấy đo
ALHMTT có vai trò quan trọng trong một số
trường hợp. Tuy nhiên, việc ứng dụng kỹ thuật
này trong chẩn đoán bệnh Hirschsprung ở trẻ
em, đặc biệt là ở sơ sinh và trẻ nhỏ cần được
nghiên cứu nhiều hơn nữa. Và nghiên cứu này
vẫn tiếp tục trong những năm tới.
KẾT LUẬN
Đo ALHMTT là một phương pháp đơn giản,
không xâm lấn, và là phương tiện mới hữu ích
giúp chẩn đoánbệnh Hirschsprung tại Nhi Đồng
2. Tuy nhiên, vai trò của phương pháp này khi
ứng dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được
nghiên cứu sâu hơn nữa.
Lời cảm ơn: Các tác giả đóng góp vai trò quan trong và ý nghĩa
trong việc thực hiện và hoàn thành nghiên cứu này. Trần Quốc
Việt là tác giả lên ý tưởng, tiến hành thu thập, xử lý số liệu, và
hoàn thành bài viết chính cho nghiên cứu. GS Philippe Goyens, GS
Henri Steyaert, Bác Sĩ Tania Mahler là những người thầy từ
Vương Quốc Bỉ,luôn đứng đầu hỗ trợ hết mình về phương diện
vật chất, kỹ thuật, kiến thức trong suốt quá trình thực hiện nghiên
cứu này. Về phía Việt Nam, nghiên cứu này được sự ủng hộ, hỗ
trợ to lớn và rất ý nghĩa từ TS. BS. Trương Quang Định và tập
thể khoa Ngoại Bệnh Viện Nhi Đồng 2. Đặc biệt, Chúng tôi xin
chân thành cảm ơn ông Jan-Willem Van de Wal đã hổ trợ máy
HRAM, trang thiết bị và những kiến thức quý báu để chúng tôi
tiến hành nghiên cứu này.
Viết tắt: STH: sinh thiết hút, HE: Hematoxilin và Eosin,
HMT: hậu môn tạm, ALHMTT: áp lực hậu môn trực
tràng. RAIR: Rectal Anal Inhibitor Reflex.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. De Lorijn F, et al (2005), Diagnosis of Hirschsprung's disease: a
prospective, comparative accuracy study of common tests. J
Pediatr, 146(6): pp. 787-92.
2. De Lorijn F, et al (2006), Diagnostic tests in Hirschsprung
disease: a systematic review. J Pediatr Gastroenterol Nutr,
42(5): pp. 496-505.
3. Enriquez Zarabozo E, et al (2010) (Anorectal manometry in
the neonatal diagnosis of Hirschsprung's disease). Cir Pediatr,
23(1): pp. 40-5.
4. Georgeson KE (2010), Hirschsprung’s disease, in Ashcraft’s
Pediatric Surgery. Elsevier Sauders. p. pp. 456-467.
5. Holschneider AM, et al. (1976), The development of anorectal
continence and its significance in the diagnosis of
Hirschsprung’s disease. J Pediatr Surg Jun 11(2):: pp. 151-6.
6. Ito Y, Donahoe PK (1977), Maturation of the rectoanal
response in premature and perinatal infants. J Pediatr Surg,
Jun 12(3): pp. 477-82.
7. Iwai N, et al (1979), A manometric assessment of anorectal
pressures and its significance in the diagnosis of
Hirschsprung’s disease and idiopathic megacolon. Jpn J Surg,
Sep 9(3): pp. 234-40.
8. Keshtgar AS, et al. (2015)., Anorectal manometry with and
without ketamine for evaluation of defecation disorders in
children. J Pediatr Surg, 50(3): pp. 438-43.
9. Loening-Baucke, V, Pringle KC, EE Ekwo (1985). Anorectal
manometry for the exclusion of Hirschsprung's disease in
neonates. J Pediatr Gastroenterol Nutr, 4(4): pp. 596-603.
10. Meinds RJ, et al (2014), Dyssynergic defecation may play an
important role in postoperative Hirschsprung's disease
patients with severe persistent constipation: analysis of a case
series. J Pediatr Surg, 49(10): pp. 1488-92.
11. Nunez R, et al (2000), (Usefulness of anorectal manometry in
the neonatal diagnosis of Hirschsprung disease). Cir Pediatr,
13(1): pp. 16-9.
12. Osataku S, Patrapinyokul S, (1999)., The diagnostic value of
anorectal manometry as a screening test for Hirschsprung's
disease. Journal of the Medical Association of Thailand =
Chotmaihet thangphaet, 82(11): pp. 1100-5.
13. Osatakul S, Patrapinyokul S (1999). The diagnostic value of
anorectal manometry as a screening test for Hirschsprung's
disease. J Med Assoc Thai, 82(11): pp. 1100-5.
14. Pfefferkorn, et al (2004). Impact of sedation and anesthesia on
the rectoanal inhibitory reflex in children. J Pediatr
Gastroenterol Nutr, 38(3): pp. 324-7.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 87
15. Rao SS (2008). Dyssynergic Defecation and Biofeedback
Therapy. Gastroenterology Clinics of North America, 7(3): pp.
569-586.
16. Tabbers MM, et al (2014), Evaluation and treatment of
functional constipation in infants and children: evidence-
based recommendations from ESPGHAN and NASPGHAN. J
Pediatr Gastroenterol Nutr, 58(2): pp. 258-74.
17. Tamate S, et al (1984). Manometric diagnosis of
Hirschsprung's disease in the neonatal period. J Pediatr Surg,
19(3): pp. 285-8.
18. Tang YF, et al (2014), High-resolution anorectal manometry in
newborns: normative values and diagnostic utility in
Hirschsprung disease. Neurogastroenterol Motil, 26(11): pp.
1565-72.
Ngày nhận bài báo: 24/08/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/08/2015
Ngày bài báo được đăng: 01/10/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 81_87_6894.pdf