Mục tiêu: Đánh giá kết quả chẩn đoán, chỉ định và điều trị tán sỏi nội soi ngược chiều trên bệnh nhân suy
thận cấp do sỏi niệu quản.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo loạt ca lâm sàng, những trường hợp chẩn đoán suy thận
cấp sau thận do sỏi niệu quản, lâm sàng có thiểu niệu và vô niệu, creatinin huyết thanh lúc nhập viện ≥ 1,5
mg/dL và mức độ tăng creatinin huyết thanh > 0,5 mg/dL. Tất cả bệnh nhân được điều trị tán sỏi nội soi ngược
chiều bằng Holmium YAG laser tại bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện Bình Dân từ tháng 1/ 2012 đến tháng
5/2013.
Kết quả: 27 bệnh nhân, tuổi trung bình 49,19 tuổi (28‐75), 11 nữ (40,7%), 16 nam (59,3%). Nguyên nhân
suy thận cấp do sỏi: sỏi niệu quản 2 bên 40,8%, sỏi niệu quản trên thận độc nhất là 37,0%, sỏi niệu quản trên sỏi
thận đối bên là 7,4%, sỏi niệu quản trên sỏi bể thận là 3,7%, sỏi niệu quản trên hẹp khúc nối bể thận niệu quản
đối bên là 3,7% và sỏi niệu quản trên thận teo là 7,4%. Có 27/27 bệnh nhân thận trướng nước trên siêu âm.
Điều trị tán sỏi nội soi gồm 27 bệnh nhân, thời gian tán sỏi trung bình 27,5 phút (15‐45) với kết quả tán sỏi tốt
22 (81,5%), trung bình 4 (14,8%) và kém 1 (3,7%). Một trường hợp không tiếp cận được sỏi do không tìm được
miệng niệu quản (3,7%) và 26 trường hợp (96,3%) tán sỏi thành công với nồng độ creatinin huyết thanh trở lại
giá trị bình thường, sau 7 ngày xuất viện 7 (26,9%), sau 1 tháng 20 (76,9%) và sau 3 tháng 25 (96,1%). Một
trường hợp sau 3 tháng chức năng thận chưa trở lại giá trị bình thường. Kết quả sau 3 tháng thành công 25
(92,6%) và thất bại 2 (7,4%)
10 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 787 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đánh giá kết quả tán sỏi nội soi ngược chiều trên bệnh nhân suy thận cấp do sỏi niệu quản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tán
sỏi có thể ngắn hơn. Nhưng trang bị chi phí
cao hơn, do đó dựa trên kết quả này các bệnh
viện tuyến tỉnh đã có khoa thận nhân tạo thì có
thể thực hiện tán sỏi niệu quản trên bệnh nhân
suy thận cấp bằng năng lượng xung hơi vẫn có
tỷ lệ thành công cao mà trang bị ít tốn kém và
độ bền cao hơn.Về nguyên nhân thất bại, tham
khảo các tác giả chúng tôi thấy nguyên nhân
thường gặp nhất là do sỏi chạy lên thận trong
quá trình tán sỏi. Ít hơn là nguyên nhân thủng
đứt niệu quản phải xử trí bằng phẫu thuật
khác. Chúng tôi không có trường hợp nào sỏi
chạy lên thận, 01 trường hợp thất bại do không
tìm được miệng niệu quản và không tiếp cận
được hòn sỏi(5,4,3). Trường hợp thất bại của
chúng tôi là bệnh nhân L. Thế T. nhập viện
ngày 22/9/2012 vì lý do tiểu máu + sốt, sau đó
vô niệu, được chẩn đoán là vô niệu do sỏi NQ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Ngoại Khoa 36
1/3 dưới 2 bên, creatinin huyết thanh lúc nhập
viện là 4,7 mg/dL và bạch cầu máu nhập viện
là 15,5 G/L, kết quả siêu âm hệ niệu với thận P
trướng nước độ I, thận T trường nước độ II, sỏi
NQ 1/3 dưới 2 bên kích thước lớn nhất 15mm.
Bệnh nhân được chỉ định tán sỏi nội soi cấp
cứu và kháng sinh trước tán sỏi là ceftaxidin 2
gam tiêm tỉnh mạch. Trong lúc tán sỏi đưa dây
dẫn đường lên niệu quản phải thấy nước tiểu
đục chảy xuống, được xử trí nội soi đặt thông
JJ phải. Tiến hành tìm niệu quản trái, dù cố
gắng nhiều lần nhưng không tìm được miệng
niệu quản trái, ngưng tán sỏi bệnh nhân được
cấy nước tiểu trong lúc tán sỏi và kết quả ngày
1/10/2012 dương tính với vi khuẩn Enterbacter
cloacea nhạy với Imipenem. Bệnh nhân được
tiến hành phẫu thuật lần 2 vào ngày 1/10/2012
với chẩn đoán hẹp niệu quản chậu trái do sỏi,
trong lúc nội soi tìm miệng niệu quản trái có
xẽ niêm mạc bàng quang nhưng vẫn không
tìm thấy miệng niệu quản, ngưng thủ thuật lên
chương trình mổ mở. Bệnh nhân được mổ mở
lấy sỏi niệu quản trái chậu và đặt thông JJ trái
ngày 15/10/2012. Trong lúc mổ, niệu quản trái
trướng nở, sỏi nằm vị trí sát thành bàng
quang, bệnh nhân xuất viện ngày 23/10/2012.
Trong trường hợp này chúng tôi thấy rằng,
bệnh nhân có tình trạng nhiễm trùng niệu đã
lâu do sỏi niệu quản trái chậu gây bế tắc viêm
dính niệu quản dưới sỏi. Nguyên nhân không
tìm thấy miệng niệu quản thường ít gặp
nhưng đây là nguyên nhân khách quan có
nhiều tác giả cũng gặp như: Dương văn Trung,
gặp 2% không tìm được miệng NQ(4). Đặng
Ngọc Anh, Trần Minh Đạo, Sái Văn Đức (2004)
gặp 1/115 (0,9%) trường hợp không tìm thấy
miệng niệu quản(5). Doãn Thị Ngọc Vân gặp
2/144 (1,4%) trường hợp không tìm thấy miệng
niệu quản(3). Tuy nhiên trên bệnh nhân này
chúng tôi nhận thấy, khi chỉ định tán sỏi nội
soi mà tình trạng bệnh nhân nghi ngờ nhiễm
trùng niệu với kích thước sỏi to 15 mm hai
bên, chúng ta nên thận trọng khi chỉ định.
KẾT LUẬN
Chẩn đoán suy thận cấp sau thận do sỏi
niệu quản
27/27 trường hợp có thiểu niệu và vô niệu.
27/27 trường hợp đều có thận trướng nước trên
siêu âm. Creatinin huyết thanh lúc nhập viện ≥
1,5 mg/dL, mức độ tăng creatinin huyết thanh >
0,5 mg/dL. Với sỏi niệu quản 2 bên chiếm tỷ lệ
40,8 %, sỏi niệu quản trên thận độc nhất 37,0%,
sỏi niệu quản và sỏi thận đối bên 7,4%, sỏi niệu
quản và sỏi bể thận đối bên 3,7%, sỏi niệu quản
và hẹp khúc nối bể thận niệu quản đối bên 3,7%,
sỏi niệu quản và thận teo đối bên 7,4%.
Kết quả điều trị trước tán sỏi nội soi
Điều trị hỗ trợ nội khoa trước tán sỏi
Chỉ định lọc máu ngoài thận 01 trường hợp
tỷ lệ 3,7 %, chỉ định điều trị toan hoá máu 01
trường hợp tỷ lệ 3,7 %.
Đánh giá điều trị nhiễm trùng niệu trước tán
sỏi
Không có triệu chứng nhiễm trùng niệu:
dùng kháng sinh tỉnh mạch trước tán sỏi 40,7%
(11 TH). Có triệu chứng nhiễm trùng niệu: dùng
kháng sinh tỉnh mạch 12 – 24 giờ trước tán sỏi
44,5% (12 TH).
Kết quả tán sỏi nội soi ngược chiều
‐ Chỉ định tán sỏi
+ Không có nhiễm trùng niệu hoặc đã được
điều trị ổn định.
+ Mức độ suy thận: Creatinin.HT ≤ 5,3
mg/dL, Kali máu ≤ 5 mmol/L.
+ Kích thước sỏi niệu quản ≤ 12 mm.
+ Vị trí sỏi NQ 1/3 trên (5,3%), 1/3 giữa
(23,7%), 1/3 dưới (71%) và sỏi NQ 2 bên (40,7%).
‐ Về Kết quả thời gian tán sỏi
Thời gian tán sỏi trung bình 27,5 phút (15‐45).
‐ Về kết quả tán sỏi nội soi
Tốt 81,5 %, trung bình 14,8 % và kém 3,7%.
Một trường hợp thất bại không tiếp cận được
sỏi, chiếm tỷ lệ 3,7%.
Kết quả sau tán sỏi nội soi ngược chiều
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Niệu Khoa 37
Về biến chứng gần sau tán sỏi
Có 02 trường hợp xây sát niêm mạc niệu
quản do nong niệu quản, chiếm tỷ lệ 7,4 % và 02
trường hợp tiểu đỏ sau tán sỏi 7,4 %.
Sự hồi phục chức năng thận
Kết quả creatinin huyết thanh bình thường,
sau xuất viện (26,9%), sau 1 tháng (76,9%) và sau
3 tháng (96,1%), Kết quả tán sỏi sau 3 tháng, tỷ lệ
thành công là 92,6 % và thất bại là 7,4%.
Tán sỏi niệu quản nội soi ngược chiều trên
bệnh nhân suy thận cấp sau thận do sỏi NQ là
một phẫu thuật ít xâm hại, hoàn toàn khả thi với
tính an toàn và hiệu quả cao.
KIẾN NGHỊ
Chỉ định tán sỏi
‐ Không có nhiễm trùng niệu hoặc đã được
điều trị ổn định.
‐ Mức độ suy thận: creatinin.HT ≤ 5,3 mg/dL,
Kali máu ≤ 5 mmol/L.
‐ Kích thước sỏi niệu quản ≤ 12 mm.
‐ Vị trí sỏi NQ 1/3 trên, 1/3 giữa, 1/3 dưới và
sỏi niệu quản 2 bên.
Chỉ định lọc máu ngoài thận trước tán sỏi
‐ Khi kali máu >6,5 mmol/L.
Các bệnh viện tuyến tỉnhcó khoa thận nhân
tạo, có thể thực hiện tán sỏi nội soi ngược chiều
trên bệnh nhân suy thận cấp bằng năng lượng
xung hơi vẫn đạt kết quả thành công cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Amed SS, Nabil KB, Udaya K, Mohamed IT, Fathy GE,
Ahmed ME, Medhat AA (2007),” Ureteroscopic holmuim
laser lithotripsyin patients with renal Impairment” in Urol
Neprol (2008) 40, pp. 15‐17.
2 Bagley DH (1988),” Indications for Ureteopyeloscopy”,
Ureteroscopy, W.B. Saunders Company, Philadelphia, pp. 7‐
30.
3 Doãn Thị Ngọc Vân, Phạm Huy Huyên, Ngô Trung Kiên
(2004),” Kết quả tán sỏi niệu quản qua nội soi tại khoa Tiết
niệu‐bệnh viện Saint Paul Hà Nội”, Tạp chí Y học thực hành,
công trình nghiên cứu khoa học hội nghị ngoại khoa toàn
quốc, Bộ Y tế xuất bản, Số 419, tr. 582 ‐ 585.
4 Dương Văn Trung (2009),” Nghiên cứu kết quả và tai biến,
biến chứng trong tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng”,
Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân y, tr. 96 ‐ 108.
5 Đặng Ngọc Anh, Trần Minh Đạo, Sái Văn Đức (2004),” Nhận
xét kết quả tán sỏi niệu quản bằng phương pháp nội soi tại
khoa ngoại – Bệnh viện 198”, Tạp chí Y học thực hành, công
trình nghiên cứu khoa học hội nghị ngoại khoa toàn quốc, Bộ
Y tế xuất bản, số 491, tr. 555 ‐ 558.
6 Hoàng Long, Trần Quốc Hòa, Hà Văn Quyết (2011),” Đánh
giá kết quả phẫu thuật tán sỏi niệu quản nội soingược dòng
bằng xung hơi”, tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, tr. 45 ‐ 62.
7 Jiang H, Wu Z, Qiang D (2008),” Ureteroscopy and Holmium:
YAG lasre lithtripsy as Emergency Treatment for Acute Renal
Failure Caused by Impacted Ureteral Calculi” urology.
2008.05.041, pp. 504‐507.
8 Mohammad AAG, Ibrahim FG, Rami SAA, Osamah BH,
Ibrahim BH, Mohammad AH, Yazian H (2011),” Emergency
ureteroscopic lithotripsy in acute renal colic caused by
ureteral calculi: a retrospective study” Urol Res 2011 ( 39), pp.
497‐501.
9 Mohammad SAK (2011),” Management of calcular anuria in
adults caused by ureteric stones; by using of uerteroscopy
and holmium laser”, ArabJournal of Urology‐volume 9,
September 2011, pp. 179‐182.
10 Nguyễn Mễ (2003),” Sỏi niệu quản”,”Bệnh học tiết niệu”. Nhà
xuất bản Y học, tr. 244 ‐ 248.
11 Nguyễn Minh Quang (2003),”Tán sỏi niệu quản qua nội soi
bằng laser và xung hơi”, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa II,
Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, tr. 32 ‐ 61. [11]
12 Nguyễn Văn Học (2008),” Đánh giá phương pháp tán sỏi nội
soi xung hơi trong sỏi niệu quản khảm”, Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Y học. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, tr. 58 ‐ 59.
13 Si X, Yang MD, Song C, Xia Y, Cheng F, Zhang Z (2011),ʺ
Emergency ureteroscopic treatment for upper urinary tract
calculi obstruction associated with acute renal Failure: feasible
or not?ʺ, 2011. Nov; 24( 11):1721‐4.Epub 2010 Oct 19, Hospital
of Wuhan University, Journal of endourology, pp. 1721‐1724.
14 Strihmaier LW, Schubert G (1999)“ Comparison of
extracorporeal shock wave lithotripsy and ueteroscopy in the
treatment of ureteral calculi: a prospective study”, Eur Urol,
36 ( 5), pp. 376‐379.
15 Tang ZY, Ding J, Peng KL, Zu XB (2006),” Holmium YAG
laser lithotripsy underureteroscopy for treating urinary
calculi combined with acute renal failure”, J Cent South Univ
(Med Sci), 2006, 31 ( 1), pp. 241‐246.
16 Trần Các (1996),” Góp phần nghiên cứu lâm sàng, chẩn đoán
và điều trị phẫu thuật bệnh sỏi thận và niệu quản ở người có
thận đơn độc”, Luận án phó tiến sĩ y học, Học viện Quân y, tr.
67 ‐72.
17 Trần Quán Anh (2003),” Sỏi niệu quản”, Bệnh học Ngoại
khoa, Tập 2, Nhà xuất bản Y học Hà nội, tr. 140‐145.
18 Trần Văn Hinh (2013),” Một số thể đặc biệt của sỏi tiết niệu”,
Các phương pháp chẩn đoán và điều trị sỏi tiết niệu, Nhà
xuất bản Y học Hà Nội. tr. 128 ‐ 139.
19 Trần Văn Sáng (1996),” Sỏi tiết niệu”, Bài giảng bệnh học niệu
khoa, Tài liệu học tập cho Đại Học, Cao Học, Nghiên Cứu
Sinh”, Nhà xuất bản Mũi Cà Mau, tr. 83 ‐ 130.
20 Trần Văn Sáng, Dương Quang Trí (1996),” Vô niệu do sỏi”,
Niệu khoa lâm sàng, Tài liệu học tập cho đại học và trên đại
học, Trường Đại học Y Dược TP.HCM, tr. 45 ‐ 56.
21 Trương Hoàng Minh, Trần Lê Duy Anh, Đỗ Anh Đức
(2010),” Điều trị suy thận cấp sau thận”, Đề tài nghiên cứu
khoa học tại Bệnh viện nhân dân 115. Kỹ yếu Nội khoa số đặc
biệt, Bệnh viện nhân dân 115, tr. 103 – 112.
22 Võ Thị Hồng Liên (1998),” Suy thận dưới thận do sỏi”, Luận
án Thạc sỹ Y học, Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh, tr. 22 ‐ 38.
23 Vũ Đức Huy (2009),” Đánh giá kết quả điều trị ngoại sỏi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Ngoại Khoa 38
đường tiết niệu trên kèm theo nhiễm trùng niệu”, Luận văn
tốt nghiệp Bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Tr. 73 ‐ 81.
24 Vũ Quỳnh Giao (1997),” Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng và kết quả điều trị sỏi niệu quản 2 bên”, Luận văn
tốt nghiệp BS chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội, tr. 136 ‐ 142.
25 Yang X, Zhu GD, Jianghan C, Wu S (2011),” Ureteroscopy in
upper urinary tract obstruction caused by stones and acute
renal failure in clinical application”, March 9, 2011, Chinese
Journal Full‐text Database. Clinical data, pp. 123‐ 130.
Ngày nhận bài báo: 15/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/11/2013
Ngày bài báo được đăng : 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29_1_9188.pdf