Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật cột đường rò gian cơ thắt (lift) trong điều trị rò hậu môn xuyên cơ thắt

Mở đầu: Khởi phát bệnh rò hậu môn đa phần từ sự tắc nghẽn và viêm nhiễm của các tuyến hậu môn. Điều trị

chủ yếu là phẫu thuật với mục tiêu hết bệnh và vẫn bảo tồn được chức năng của cơ thắt. Phẫu thuật cột đường rò

gian cơ thắt (LIFT: Ligation Intersphincteric Fistula Tract) nhằm: đóng thật kín lỗ rò trong, loại bỏ mô tuyến viêm

nhiễm và hầu như không gây tổn hại cơ thắt hậu môn.

Mục tiêu: (1) Xác định tính khả thi và độ an toàn của phẫu thuật LIFT. (2) Đánh giá kết quả sớm của phẫu

thuật LIFT.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu loạt ca, mô tả một phương pháp điều trị phẫu thuật (Case-series). Đối

tượng: rò hậu môn xuyên cơ thắt, được tiến hành phẫu thuật LIFT từ 1/2013 – 6/2014 tại Bệnh viện Cấp cứu Trưng

vương.

Kết quả : Thực hiện phẫu thuật LIFT 31 trường hợp. Tỷ lệ nam/nữ: 3,4/1. Tuổi trung bình: 38 ± 11 tuổi. Rò ở

nửa trước hậu môn 74%. Khoảng cách trung bình từ lỗ rò ngoài đến rìa hậu môn là 3,16 ± 0,94 cm. Xử lý phần

đường rò ngoài: Cắt lấy lõi 80,6%, nạo mô viêm 19,4%. Thời gian thực hiện phẫu thuật: 38,35 ± 10,88 phút. 5/31

đau nhiều (16,1%) trong ngày 1 sau mổ (theo VAS). Tính tự chủ khi đi tiêu không thay đổi (theo CCIS). Không có ca

nào bị chảy máu, bí tiểu, nhiễm trùng, tử vong sau mổ. Theo dõi đến 12 tuần là 28 trường hợp: Tỷ lệ lành: 71,5%

(<8 tuần ), 92,9% ( <12 tuần). Thời gian lành trung bình 5,9 ± 0,46 tuần

pdf8 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 759 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật cột đường rò gian cơ thắt (lift) trong điều trị rò hậu môn xuyên cơ thắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần, dài nhất 12 tuần(14,20,24,25,26,29,30,32,33). Kết quả lành vết mổ Đa số bệnh lý rò hậu môn đều do nguyên nhân viêm nhiễm các tuyến hậu môn. Do đó việc loại bỏ nguyên nhân để điều trị bệnh là phải giải quyết các tuyến viêm nhiễm này. Phẫu thuật LIFT dựa theo cơ sở trên: loại bỏ trực tiếp tổ chức viêm là khởi nguồn tình trạng rò hậu môn. Thêm vào đó với chi tiết cột kín đường rò sát về phía lỗ rò trong đã cắt đứt sự thông thương dịch phân vào đường rò. Hai yêu cầu phẫu thuật LIFT đặt ra đều được giải quyết qua vết mổ vào vùng gian cơ thắt. Có thể đó là điểm mấu chốt để giải thích các kết quả thực hiện phẫu thuật LIFT rất khả quan. Kết quả sớm của nhiều tác giả thực hiện phẫu thuật LIFT, tỷ lệ lành dao động từ 50% đến 100%(9,17,34,35). Kết quả của chúng tôi cũng nằm trong các số liệu chung, tỷ lệ lành 92,9%. Hai trường hợp thất bại (7,1%): -1 trường hợp: nam, đường rò lan khá sâu lên khoang ngồi trực tràng, xử lý kèm theo là nạo mô viêm đường rò. Theo dõi sau 4 tháng vết mổ LIFT đã lành nhưng phần mở da nạo mô viêm phía ngoài chưa lành vẫn tiếp tục rỉ dịch. -1 trường hợp: nữ, xử lý kèm theo cắt lấy lõi đường rò. Theo dõi đến sau 3 tháng, vết mổ phía ngoài cũng còn tiết dịch. Đỗ Đình Công nghiên cứu trên 42 trường hợp thất bại sau mổ rò hậu môn với kết quả: 50% còn lỗ rò trong và 43% còn sót đường rò hay nhánh phụ. Theo tác giả thương tổn còn sót lại, đó là nguyên nhân chính đưa đến thất bại(Error! Reference source not found.). Phẫu thuật LIFT tuy đơn giản, nhưng nếu không lấy hết mô xơ đường rò vùng gian cơ thắt thì kỹ thuật cũng sẽ không thành công. Arun Rojasanakul ghi nhận 1 trường hợp rò xuyên cơ thắt thấp, vết mổ không lành và tác giả cho rằng: có thể do không chính xác trong nhận định đường rò gian cơ thắt nên thương tổn đã chưa được xử lý. Bệnh nhân được phẫu thuật lại cũng với kỹ thuật LIFT thì lành đường rò(26). KẾT LUẬN Phẫu thuật LIFT là phẫu thuật an toàn, kỹ thuật đơn giản, ít đau (83,9% đau ít và vừa trong ngày đầu tiên), không có tai biến hay biến chứng trong và sau mổ. Vẫn có khả năng thực hiện lại phẫu thuật hoặc sử dụng các phương pháp khác nếu thất bại. Kết quả sớm đạt được rất tốt, với tỷ lệ lành bệnh 92,9%. Đặc điểm ưu thế của phẫu thuật là bảo tồn cơ thắt nên tính tự chủ khi đi tiêu cũng hoàn toàn không thay đổi trước và sau phẫu thuật. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abcarian A.M., et al. (2012)."Ligation of intersphincteric fistula tract: early results of a pilot study". Dis Colon Rectum. 55(7): pp. 778-82. 2. Aboulian A., Kaji A.H., and Kumar R.R.. (2011)."Early result of ligation of the intersphincteric fistula tract for fistula-in-ano". Dis Colon Rectum. 54(3): pp. 289-92. 3. Bleier J.I., Moloo H., and Goldberg S.M.. (2010)."Ligation of the intersphincteric fistula tract: an effective new technique for complex fistulas". Dis Colon Rectum. 53(1): pp. 43-6. 4. Breivik H., et al. (2008)."Assessment of pain". British Journal of Anaesthesia. 101(1): pp. 17-24. 5. Bruce W., R. and Marc S. A. (2012) "Anal fistula plug", in Colon and Rectal Surgery, Anorectal Operations Lippincott Williams & Wilkins. pp. 71-78. 6. Cawich S. and al. (2008)."Management of Obstetric Anal Sphincter Injuries at the University Hospital of the West Indies". West Indian Med J. 57(5): pp. 482-485. 7. Đỗ Đình Công. (2007)."Nguyên nhân thất bại của điều trị phẫu thuật bệnh rò hậu môn". Y học TP. Hồ Chí Minh. 11(1): pp. 177-179. 8. Hamalainen K.P. and Sainio A.P.. (1997)."Cutting seton for anal fistulas: high risk of minor control defects". Dis Colon Rectum. 40(12): pp. 1443-1447. 9. Hong K.D., et al. (2014)."Ligation of intersphincteric fistula tract (LIFT) to treat anal fistula: systematic review and meta-analysis". Tech Coloproctol. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Trưng Vương năm 2015 65 10. Husein M., Joshua B. I S, and Stanley G. M. (2012) "Ligation of the intersphincteric fistula tract (LIFT)", in Colon and Rectal Surgery, Anorectal Operations Lippincott Williams & Wilkins. pp. 79-84. 11. Kamal Z.B. (2012)."Fistulotomy Versus Fistulectomy As a Primary Treatment of Low Fistula in Ano". Iraqi postgraduate Medical Journal. 11(4): pp. 510-515. 12. Lehmann J.P. and Graf W. (2013)."Efficacy of LIFT for recurrent anal fistula". Colorectal Dis. 15(5): pp. 592-5. 13. Lentner A. and Wienert V.. (1996)."Long-term, indwelling setons for low transsphincteric and intersphincteric anal fistulas. Experience with 108 cases". Dis Colon Rectum. 39(10): pp. 1097-101. 14. Makhlouf G. and Korany M.. (2013)."LIFT technique for fistula in ano". Egyptian Journal of Surgery. 32(1): pp. 32-36. 15. Memon A.A., et al. (2011)."Treatment of complex fistula in ano with cable-tie seton: a prospective case series". ISRN Surg. 2011: pp. 636952. 16. Mishra A., et al. (2013)."The role of fibrin glue in the treatment of high and low fistulas in ano". J Clin Diagn Res. 7(5): pp. 876-9. 17. Murugesan J., et al. (2014)."Systematic review of efficacy of LIFT procedure in crpytoglandular fistula-in-ano". Journal of Coloproctology. 34(2): pp. 109-119. 18. Nelson R. (2012) "Anorectal fistula", in Contemporary Coloproctology, Springer-Verlag London. pp. 47-66. 19. Nguyễn Đình Hối. (2002) "Rò hậu môn", in Hậu môn trực tràng học, NXB Y học TP HCM. pp. 129-147. 20. Nguyễn Trung Tín. (2011)."Kết quả phẫu thuật LIFT trong điều trị rò hậu môn". Y học TP. Hồ Chí Minh. 15(1): pp. 147-151. 21. Oliveira P.G.d., et al. (2012)."Anal fistula: results of surgical treatment in a consecutive series of patients". Journal of Coloproctology (Rio de Janeiro). 32: pp. 60-64. 22. Ommer A., et al. (2011)."Cryptoglandular anal fistulas". Dtsch Arztebl Int. 108(42): pp. 707-13. 23. Onkelen V.R.S., M.P. Gosselink, and W.R. Schouten. (2013)."Ligation of the intersphincteric fistula tract in low transsphincteric fistulae: a new technique to avoid fistulotomy". Colorectal Dis. 15(5): pp. 587-91. 24. Ooi K., et al. (2012)."Managing fistula-in-ano with ligation of the intersphincteric fistula tract procedure: the Western Hospital experience". Colorectal Dis. 14(5): pp. 599-603. 25. Oswens L.S.H., et al. (2012)."Ligation of intersphincteric fistula tract procedure for the management of cryptoglandular anal fistulas". Surgical Practice. 16(3): pp. 120-121. 26. Rojanasakul A. (2009)."LIFT procedure: a simplified technique for fistula-in-ano". Tech Coloproctol. 13(3): pp. 237-40. 27. Rojanasakul A., et al. (2007)."Total anal sphincter saving technique for fistula-in-ano; the ligation of intersphincteric fistula tract". J Med Assoc Thai. 90(3): pp. 581-6. 28. Sainio P. (1984)."Fistula-in-ano in a defined population. Incidence and epidemiological aspects". Ann Chir Gynaecol. 73(4): pp. 219-24. 29. Shanwani A., Nor A.M., and Amri N. (2010)."Ligation of the intersphincteric fistula tract (LIFT): a sphincter-saving technique for fistula-in-ano". Dis Colon Rectum. 53(1): pp. 39-42. 30. Sirikurnpiboon S., Awapittaya B., and Jivapaisarnpong P.. (2013)."Ligation of intersphincteric fistula tract and its modification: Results from treatment of complex fistula". World J Gastrointest Surg. 5(4): pp. 123-8. 31. Solomon M. and Wright C. (2012) "Flaps (Excision and Closure, Mucosal, Skin)", in Colon and Rectal Surgery, Anorectal Operations Lippincott Williams & Wilkins. pp. 39-50. 32. Tan K.K., et al. (2011)."The anatomy of failures following the ligation of intersphincteric tract technique for anal fistula: a review of 93 patients over 4 years". Dis Colon Rectum. 54(11): pp. 1368-72. 33. Tsunoda A., et al. (2013)."Anal function after ligation of the intersphincteric fistula tract". Dis Colon Rectum. 56(7): pp. 898-902. 34. Vergara-Fernandez O. and Espino-Urbina L. A. (2013)."Ligation of intersphincteric fistula tract: what is the evidence in a review?". World J Gastroenterol. 19(40): pp. 6805-13. 35. Yassin N.A., et al. (2013)."Ligation of the intersphincteric fistula tract in the management of anal fistula. A systematic review". Colorectal Dis. 15(5): pp. 527-35. 36. Yebara S.M., Salum M.R., and Cutait R.. (2007) "Fistula-in-ano and abscesses", in Diseases of the colon, Informa Healthcare USA, Inc. pp. 707-722. Ngày nhận bài báo: 03/8/2015 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 12/8/2015 Ngày bài báo được đăng: 05/10/2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf58_65_2144.pdf
Tài liệu liên quan