Đặt vấn đề: Phẫu thuật điều trị trĩ có nhiều phương pháp, phẫu thuật khâu treo xoắn ốc theo Tagariello là một
sự lựa chọn điều trị trĩ nội độ III.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm của kỹ thuật khâu treo xoắn ốc trong điều trị trĩ độ III.
Kết quả: Có 92 trường hợp phẫu thuật, tuổi trung bình 42,6 ± 13,3. Thời gian nằm viện trung bình: 1,7 ± 0,3
ngày. Sau 3 tháng tỉ lệ đi cầu ra máu 5,4%, không sa trĩ: 97,8%.
Kết luận: Phẫu thuật khâu treo xoắn ốc điều trị trĩ nội độ 3 là một kỹ thuật an toàn, hiệu quả.
Từ khóa: Khâu treo trĩ
7 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đánh giá kết quả sớm của kỹ thuật khâu treo xoắn ốc (tagariello) trong điều trị trĩ nội độ III, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc mổ không có triệu chứng ra máu hậu môn.
Ngoài ra, một trường hợp (0,68%) có biến chứng
chảy máu muộn và nhiều sau mổ phải khâu cầm
máu. Nguyên nhân là do hoại tử niêm mạc trên
đường khâu(10). Cũng theo tác giả, chảy máu sau
mổ trĩ có thể điều trị bằng cách chèn gạc trong
ống hậu môn và trực tràng. Gạc có thể tẩm dầu
bôi trơn và quấn chung quanh một ống thông trực
tràng để không làm tắc hơi. Gạc có thể được chèn
sâu vào bên trong đến trực tràng, để đè ép trực
tiếp lên chỗ chảy máu. Ngoài ra, có thể soi đại
tràng chậu hông lấy bỏ hết máu trong trực tràng
để tránh gây mót rặn và thay đổi vị trí gạc chèn.
Cuối cùng nếu chèn không hiệu quả thì phải tiến
hành mổ lại khâu cầm máu.
Theo nghiên cứu của Kumar S. và cộng sự, tác
giả đã so sánh 2 nhóm bệnh nhân được cắt trĩ và
khâu treo xoắn ốc trong điều trị trĩ nội độ 3, tỉ lệ
chảy máu sau cắt trĩ cao hơn có ý nghĩa thống kê
so với khâu treo xoắn ốc (p< 0,001)(7).
So sánh với các tác giả, tỉ lệ chảy máu sau mổ
trong nghiên cứu của chúng tôi ở mức trung bình,
chấp nhận được.
Rối loạn đi tiểu
Bí tiểu là một trong những biến chứng thường
gặp nhất sau phẫu thuật hậu môn trực tràng, với
tỉ lệ dao động từ 1% đến 52%(13). Tỉ lệ khác nhau
nhiều giữa các nghiên cứu có thể do tiêu chuẩn
chọn mẫu, đối tượng nghiên cứu và định nghĩa
biến chứng(3).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ rối loạn
đi tiểu sau mổ là 26,1%. Đau nhiều sau mổ thì tỉ lệ
rối loạn đi tiểu càng tăng.
Theo Corman, nguyên nhân gây ra bí tiểu có
thể do phương pháp vô cảm gây tê tủy sống, đau
và co thắt trực tràng, thao tác quá nhiều trên các
mô vùng ống hậu môn, cột cao cuống búi trĩ ở
vòng hậu môn trực tràng, sử dụng chỉ khâu lớn,
khâu nhiều mũi chỉ, truyền dịch hoặc cho bệnh
nhân uống quá nhiều nước, đặt gạc vào trực
tràng, mặc quần chật, sử dụng thuốc thuộc nhóm
ức chế phó giao cảm hay nhóm á phiện trong lúc
gây mê và sau mổ(4).
Mót rặn
Một trong những rối loạn đại tiện thường
thấy sau phẫu thuật cắt trĩ là mót rặn. Tỉ lệ xảy ra
của biến chứng này đã được báo cáo từ 1-10%(13).
Theo Kumar S., tác giả thực hiện khâu treo trĩ
xoắn ốc, không có trường hợp nào bị mót rặn sau
mổ(7).
Mót rặn sau mổ của nhóm có tụ máu trong
mổ chiếm tỉ lệ 100%, trong nhóm không có máu tụ
trong mổ là 1,1% (p< 0,001). Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê (Bảng 3).
Như vậy, tụ máu trong mổ là nguyên nhân
gây mót rặn sau mổ. Điều này cho thấy kỹ thuật
khâu treo xoắn ốcphải cẩn thận đối với từng mũi
khâu vàkhoảng cách giữa mỗi vòng khâu nên nhỏ
hơn 5 mm để tránh gây tụ máu trong mổ, giảm
triệu chứng mót rặn sau mổ.
Thời gian nằm viện
Thời gian trung bình nằm viện trong nghiên
cứu của chúng tôi là 1,7 ± 0,3 ngày.
Theo Kumar S., khi so sánh hai phương pháp
khâu treo xoắn ốc và cắt trĩ, thời gian nằm viện
trung bình là 1,5 ngày (có ý nghĩa thống kê)(7).
Đây cũng là một ưu điểm chung của các
phương pháp can thiệp trên đường lược.
Kết quả điều trị sau 3 tháng
Triệu chứng đi cầu ra máu giảm hẳn từ 81,5%
còn 5,4%, và thỉnh thoảng đi cầu ra máu và bệnh
nhân hài lòng với kết quả này (Bảng 4).
Theo Tagariello C., đi cầu ra máu sau thời
gian theo dõi từ 6 đến 34 tháng tỉ lệ còn đi cầu ra
máu là 7,5%.
Triệu chứng sa trĩ trước mổ là 100% trong
chọn mẫu, sau thời gian theo dõi tỉ lệ không sa trĩ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Trưng Vương năm 2015 57
chiếm 97,8%. Sa trĩ còn xuất hiện 2 trường hợp
(2,2%).
Theo Tagariello C., sa trĩ theo dõi từ 6 đến 34
tháng, chiếm tỉ lệ 4,7%.
Sau thời gian theo dõi 3 tháng sau phẫu thuật,
các biến chứng sau mổ không còn ghi nhận. Tỉ lệ
đi cầu ra máu 5,4% và không sa trĩ 97,8%. Sự thay
đổi triệu chứng rất có ý nghĩa đối với phương
pháp khâu treo xoắn ốc.
Kumar S. đã thực hiện khâu treo xoắn ốc cho
25 trường hợp kết quả theo dõi sau 4 tháng cho
thấy như sau: sa trĩ 01 trường hợp chiếm tỉ lệ 4%
và cũng có 1 trường hợp còn đi cầu ra máu chiếm
4%(7).
Bệnh nhân hài lòng với kết quả điều trị.
KẾT LUẬN
Qua kết quả 92 trường hợp phẫu thuật khâu
treo xoắn ốc điều trị trĩ nội độ III là một phương
pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị trĩ nội độ
III. Các tỉ lệ tai biến và biến chứng trong và sau
mổ thấp. Thời gian nằm viện ngắn, tỉ lệ khỏi bệnh
đạt 94,6% và không có các biến chứng khác sau
thời gian theo dõi 3 tháng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bailey HR., Ferguson JA. (1976), “Prevention of urinary retention
by fluid restriction following anorectal operations”, Dis Colon
Rectum, 19(3), pp.250-52.
2. Breivik H., Borchgrevink P. C., et al. (2008), “Assessment of pain”,
Br J Anaesth, 101(1), pp. 17-24.
3. Chik A., Law WL., Choi HK. (2006), “Urinary retention after
haemorrhoidectomy: impact of stapled haemorrhoidectomy”,
Asian J Surg, 29(4), pp. 233-237.
4. Corman ML., Amrani S.J. (2009), “Complications of surgical
hemorrhoidectomy”, Surgical treatment of hemorrhoids, Springer-
Verlag, pp. 117-125.
5. Hussein A.M. (2001), “Ligation anopexy for treatment of advanced
hemorrhoidal disease”, Dis Colon Rectum, 44 (12), pp. 1887-90.
6. Kaidar-Person O., Person B. et al. (2007), “Hemorrhoidal Disease:
A Comprehensive Review”, J Am Coll Surg, 204(1), pp. 102-117.
7. Kumar S., Kafle P., et al. (2013), “Outcome of manual
hemorrhoidopexy in the management of hemorrhoids”, NepJOL,
9(2), pp. 15-19.
8. Morinaga K., Hasuda K., Ikeda T. (1995), “A novel therapy for
internal hemorrhoids: ligation of the hemorrhoidal artery with a
newly devised instrument (Moricorn) in conjunction with a
Doppler flowmeter”, Am J Gastroenterol, 90(4), pp. 610-13.
9. Nguyễn Trung Tín (2006), “Khâu triệt mạch và khâu treo trĩ trong
điều trị trĩ hỗn hợp và trĩ vòng”, Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 10, số
1, tr. 56-59.
10. Nguyễn Trung Tín (2008), “Đánh giá tính khả thi và kết quả của phẫu
thuật khâu treo trong điều trị trĩ vòng”, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học
Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
11. Nguyễn Trung Vinh (2004), “Phẫu thuật khâu treo trong điều trị
trĩ”, Tạp chí hậu môn trực tràng học, (6), tr. 33-38.
12. Nguyễn Văn Hậu (2004), “Thắt động mạch trĩ với siêu âm hướng dẫn
và khâu xếp nếp niêm mạc trực tràng trong điều trị trĩ”, Luận văn Thạc
sĩ Y học, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
13. Ravo B., Amato A., Bianco V., et al. (2002), “Complications after
stapled hemorrhoidectomy: can they be prevented?”, Tech
Coloproctol, 6(2), pp.83-88.
14. Rosen L., Sipe P., et al. (1993), “Outcome of delayed hemorrhage
following surgical hemorrhoidectomy”, Dis Colon Rectum, 36(8),
pp. 743-6.
15. Schuurman JP., Borel Rinkes IH., Go PM. (2012), “Hemorrhoidal
artery ligation procedure with or without Doppler transducer in
grade II and III hemorrhoidal disease: a blinded randomized
clinical trial”, Ann Surg, 255(5), pp. 840-5.
16. Senagore A. (2012), “Hemorrhoidectomy”, Master Techniques in
Colon and Rectal Surgery: Anorectal Operations, Lippincott Williams
A: Wilkins, pp. 1-5.
17. Tagariello C. (2011), “Manual hemorrhoidopexy in the treatment
of hemorrhoidal disease”, Updates Surg, 63(1), pp. 45-50.
18. Toyonaga T., Matsushima T., et al. (2006), “Postoperative urinary
retention after surgery for benign anorectal disease: potential risk
factors and strategy for prevention”, Int J Colorectal Dis, 21(7), pp.
676-82.
Ngày nhận bài báo: 03/8/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 12/8/2015
Ngày bài báo được đăng: 05/10/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 51_57_5405.pdf