Đặt vấn đề và mục tiêu:Sử dụng laser Thulium để điều trị hẹp niệu đạo trước chưa được báo cáo tại Việt
Nam. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá kết quả sớm của điều trị hẹp niệu đạo trước bằng laser Thulium
như là phương pháp mới và xâm lấn tối thiểu trong điều trị hẹp niệu đạo trước tại bệnh viện Bình Dân.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:Từ tháng 03/2012 đến tháng 06/2013, tại bệnh viện Bình Dân,
30 bệnh nhân hẹp niệu đạo trước có chiều dài đoạn hẹp nhỏ hơn 2cm được đánh giá bởi hỏi bệnh sử, khám lâm
sàng, đo niệu dòng đồ, chụp niệu đạo bàng quang ngược dòng cản quang trước mổ. Tất cả bệnh nhân hẹp niệu
đạo trước được điều trị bằng laser Thulium, laser Thulium được dùng để cắt mô xơ theo chu vi đoạn hẹp. Quá
trình được thực hiện dưới gây tê tủy sống.Trong đa số trường hợp, thông niệu đạo bàng quang là Foley 18Fr
được lưu từ 2 đến 5 ngày sau mổ. Tất cả bệnh nhân được theo dõi sau 1, 3, 6 tháng bằng niệu dòng đồ và bảng
câu hỏi về chất lượng cuộc sống sau mổ, nếu cần, chụp niệu đạo ngược dòng hay soi niệu đạo được thực hiện
4 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đánh giá kết quả sớm của điều trị hẹp niệu đạo trước bằng laser thulium, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Ngoại Khoa 58
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM CỦA ĐIỀU TRỊ HẸP NIỆU ĐẠO
TRƯỚC BẰNG LASER THULIUM
Lê Văn Hiếu Nhân*, Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng*, Nguyễn Văn Ân**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu:Sử dụng laser Thulium để điều trị hẹp niệu đạo trước chưa được báo cáo tại Việt
Nam. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá kết quả sớm của điều trị hẹp niệu đạo trước bằng laser Thulium
như là phương pháp mới và xâm lấn tối thiểu trong điều trị hẹp niệu đạo trước tại bệnh viện Bình Dân.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:Từ tháng 03/2012 đến tháng 06/2013, tại bệnh viện Bình Dân,
30 bệnh nhân hẹp niệu đạo trước có chiều dài đoạn hẹp nhỏ hơn 2cm được đánh giá bởi hỏi bệnh sử, khám lâm
sàng, đo niệu dòng đồ, chụp niệu đạo bàng quang ngược dòng cản quang trước mổ. Tất cả bệnh nhân hẹp niệu
đạo trước được điều trị bằng laser Thulium, laser Thulium được dùng để cắt mô xơ theo chu vi đoạn hẹp. Quá
trình được thực hiện dưới gây tê tủy sống.Trong đa số trường hợp, thông niệu đạo bàng quang là Foley 18Fr
được lưu từ 2 đến 5 ngày sau mổ. Tất cả bệnh nhân được theo dõi sau 1, 3, 6 tháng bằng niệu dòng đồ và bảng
câu hỏi về chất lượng cuộc sống sau mổ, nếu cần, chụp niệu đạo ngược dòng hay soi niệu đạo được thực hiện.
Kết quả: tuổi trung bình của bệnh nhân là 47,63 ± 18,81(từ 17 đến 84). Tất cả các trường hợp hẹp là do
chấn thương. Chấn thương do thầy thuốc gây ra là 23(36,75%), chấn thương tầng sinh môn là 7(23,3%) trường
hợp. Hẹp niệu đạo hành là 11(36,7%), hẹp niệu đạo dương vật là 19(63,3%) trường hợp. Chiều dài đoạn hẹp nhỏ
hơn 1cm là 17(56,7%), lớn hơn 1cm là 13(43,3%) trường hợp. Đường kính đoạn hẹp nhỏ hơn 5mm là 9(30%),
lớn hơn 5mm là 21(70%) trường hợp.Tỉ lệ tái phát toàn bộ sau 1, 3, 6 tháng tương ứng là 3,3%, 14,3%, 29,4%.
Sau 6 tháng, tỉ lệ thành công ở nhóm bệnh nhân có chiều dài đoạn hẹp nhỏ hơn 1cm là 90,0%, trong khi tỉ lệ
thành công ở nhóm bệnh nhân có chiều dài đoạn hẹp lớn hơn 1cm là 42,9%, sự khác biệt về tỉ lệ thành công giữa
2 nhóm có ý nghĩa thống kê(p=0,036). Kết quả không phụ thộc vào thời gian xuất hiện triệu chứng, nguyên
nhân, đường kính, hay vị trí hẹp. Biến chứng trong và sau mổ chỉ là chảy máu nhẹ.
Kết luận: Xẻ hẹp niệu đạo trước bằng laser Thulium là phương thức điều trị an toàn, hiệu quả và xâm lấn
tối thiểu. Tuy nhiên, cần tiến hành những nghiên cứu ngẫu nhiên với thời gian theo dõi dài hơn để xác định giá
trị lâm sàng của laser Thulium trong điều trị hẹp niệu đạo trước.
Từ khóa: hẹp niệu đạo; mở niệu đạo; phẫu thuật Laser; Laser Thulium
ABSTRACT
USING THULIUM LASER FOR TREATMENT OF ANTERIOR URETHRAL STRICTURE:
OUR PRELIMINARY RESULTS
Le Van Hieu Nhan, Nguyen Phuc Cam Hoang, Nguyen Van An
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 – 2014: 58 ‐ 61
Introduction and objective: The using Thulium laser for treatinganterior urethral stricture had not been
reported in Viet nam. The purpose of this study was to evaluate the preliminary results of treating anterior
urethral stricture by thulium laser as a new method and minimally invasivetreatment for anterior urethral
stricture at Binh Dan hospital.
Materials and methods: Between March 2012 and June 2013, at Binh Dan hospital, thirty patients with
* Bệnh Viện Bình Dân
Tác giả liên lạc: BS CK2 Lê Văn Hiếu Nhân ĐT: 0903328743 Email: winbillvn@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Niệu Khoa 59
an anterior urethral stricture less than 2 cm in length were evaluated by clinical history, physical examination,
uroflowmetry, and retrograde urethrogram preoperatively. All patients were treated with Thulium laser
urethrotomy. Thulium laser was used to circumferentially ablate the scar tissue of the stricture segment. The
procedure was carried out with the patient under spinal anaesthesis. In most cases, 18 Fr Foley urethral catheter
was placed from 2 to 5 days. All patients were followed up for 1, 3, 6 months postoperatively by uroflowmetry,
quality of life questionnaires, and if required, retrograde urethrogram or urethroscopy were done.
Results:The mean age of the patients was 47.63 ± 18.81 years (range, 17 to 84 years).All stricture cases
were due to trauma, iatrogenic trauma in 23(76.7%), pelvic traumain 7(23.3%).Stricture site was bulbous
urethra in 11(36.7%), penile urethra in 19(63.3%). Stricture length was less than 1cm in 17(56.7%), more than
1cm in 13(43.3%). Stricture diameter was less than 5mm in 9(30%), more than 5mm in 21(70%).The overall
recurrence rate was 3.3%, 14.3%, 29.4% after 1, 3, 6 months following‐up, respectively. After 6 months, the
success rate in patients with strictures length less than 1cm was 90.0%, whereas more than1cm was 42.9%
(p=0.036). The results did not depend on age, duration of symptoms, etiology, diameter, or location of
stricture.Intraand post‐operative complication werelight bleeding only.
Conclusion: The Thulium laser urethrotomy was a safeand effective minimally invasive therapeutic
modalityfor enterior urethral stricture.However, randomized studies with longer following‐up are necessary to
determine the clinical value of the Thulium laser in the treatment of enterior urethral strictures.
Key words: urethral stricture; urethrotomy; laser surgery; Thulium laser
ÐẶT VẤN ĐỀ
Hẹp niệu đạo trước là biến chứng tắc nghẽn
niệu đạo thường gặp trong niệu khoa. Các
phương pháp điều trị hẹp niệu đạo có như
nong, xẻ bằng dao lạnh, tạo hình. Tuy nhiên,
vẫn còn những hạn chế của nó. Hiện nay, tại
Bệnh viện Bình Dân đang triển khai phương
pháp xẻ hẹp niệu đạo trước bằng laser Thulium
thu được kết quả đáng khích lệ. Vì vậy chúng tôi
thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá tỉ lệ
thành công và các yếu tố ảnh hưởng đến kết qủa
thành công cũng như độ an toàn của phương
pháp này.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bệnh nhân nam được chẩn đoán hẹp niệu
đạo trước. Chiều dài đoạn hẹp ≤ 2cm.
Tiêu chuẩn loại trừ là những BN bị hẹp
nhiều chỗ; BXO; có bệnh kèm theo: bướu tuyến
tiền liệt, bàng quang thần kinh; có biến chứng rò
niệu đạo trực tràng; áp xe tầng sinh môn.
Phương pháp nghiên cứu là mô tả hàng loạt
trường hợp; bệnh nhân được khai thác tiền sử
chấn thương và các phương pháp can thiệp trên
niệu đạo trước đó; khám lâm sàng; thực hiện các
xét nghiêm chẩn đoán: RUC, niệu dòng đồ,
VCUG(±), soi NĐ(±), cấy nước tiểu‐kháng sinh
đồ(±), tổng phân tích nước tiểu, các xét nghiệm
cơ bản trước mổ.
Tất cả BN được xẻ hẹp NĐ trước bằng laser
Thulium. Vị trí xẻ khởi điểm là 12h, sau đótiếp
tục cắt theo chu vi đoạn hẹp cho đến khi đường
kính đoạn hẹp gần bằng đường kính NĐ bình
thường thì dừng.
Đánh giá kết quả của phương pháp điều trị
sau mỗi 1,3,6 tháng sau mổ dựa trên tiêu chuẩn
của Prajner
Bảng 1
Kết Quả Lâm Sàng Tự Đánh Giá Qmax
Tốt Tiểu kiểm soát hoàn toàn Hài lòng Qmax ≥ 15ml/s
Trung bình Tiểu kiểm soát hoàn toàn Hài lòng 10 ≤ Qmax <15 ml/s
Xấu Tiểu kiểm soát không hoàn toàn Không hài lòng Qmax < 10 ml/s
Chúng tôi chú trọng tiêu chuẩn niệu dòng đồ vì tính khách quan và có thể đưa vào phép
toán thống kê.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Ngoại Khoa 60
Xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm
Statistical Package for Social Sciences (SPSS)
phiên bản 16.0.
KẾT QUẢ
Từ tháng 03/2012 đến 06/ 2013, tại BV Bình
Dân, 30 bệnh nhân bị hẹp NĐ trước được xẻ hẹp
bằng laser Thulium và cho kết quảnhư sau:
Tuổi: TB: 47,63 ± 18,81 (17 – 84), < 30 tuổi:
13,3%, 30 – 55 tuổi: 53,4%, > 55 tuổi: 33,3%.
Các PP điều trị trước mổ
Bảng 2
Các phương pháp N %
Nong NĐ 12 40,0
Xẻ lạnh niệu đạo 7 23,3
Tạo hình niệu đạo 3 10,0
Chưa điều trị 8 26,7
Nguyên nhân hẹp
Bảng 3
N %
Chấn thương TSM 7 23,3
Cắt đốt nội soi TTL 5 16,7
Gắp sỏi 1 3,3
Đặt thông NĐ-BQ lâu ngày 17 56,7
Niệu dòng đồ trước mổ
Qmax = 4,9 ± 1,9 ml/s ( 2ml/s – 9ml/s).
Các thông số điều trị
Bảng 4
Trung bình(ngày) Độ lệch chuẩn Min Max
Thời gian mổ 39,33 13,37 20 60
Thời gian nằm viện 4,59 1,3 3 7
Thời gian lưu thông 3,37 1,13 2 5
Thời gian dùng KS 4,37 1,16 3 7
Tỉ lệ thành công chung sau 1, 3, 6 tháng
Bảng 5
Tốt Xấu %
Sau 1 thaùng 29/30 1 96,70
Sau 3 thaùng 18/21 3 85,7
Sau 6 thaùng 12/17 5 70,6
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả mổ sau
3 tháng
Bảng 6
N = 21 Kết quả PT 3
tháng
Giá trị p
Vị trí NĐ hành
NĐ dương vật
8
9
1
3 0,42
Chiều dài ≤ 1cm
> 1cm
10
7
1
3 0,223
Đường
kính
≤ 5mm
> 5mm
6
11
2
2 0,586
Nguyên
nhân CT
CT TSM
CT Trong
6
11
0
4 0,16
Các yếu tố vị trí, chiều dài, đường kính,
nguyên nhân chấn thương, PT trước Laser
không ảnh hưởng đến kết quả sau 3 tháng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả mổ sau
6 tháng
Bảng 7
N = 17 Kết quả PT 6
tháng
Giá trị p
Vị trí NĐ hành
NĐ dương vật
5
7
2
3 0,949
Chiều dài ≤ 1cm
> 1cm
9
3
1
4 0,036
Đường
kính
≤ 5mm
> 5mm
3
9
3
2 0,169
Nguyên
nhân CT
CT TSM
CT Trong
4
8
1
4 0,582
PT trước
Laser
Có
Không
7
5
1
4 0,149
Yếu tố chiều dài có ảnh hưởng đến kết quả
mổ sau 6 tháng.
BÀN LUẬN
Nguyên nhân hẹp NĐ
Trong nghiên cứu, hẹp NĐ do điều trị
chiếm tỉ lệ cao 76,7%. Điều này lại cảnh báo
chúng ta phải có chỉ định và thao tác đúng
trong các thủ thuật.
+ Gắp sỏi: Hạn chế tối đa gắp sỏi mù mà
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Niệu Khoa 61
thay vào đó là bóp sỏi nội soi, tán sỏi.
+ Cắt đốt nội soi: Phải bôi trơn dụng cụ,
giảm di chuyển vỏ dụng cụ, không nên cột nơ
miệng NĐ sau cắt đốt.
+ Cân nhắc kỹ việc đặt thông NĐ‐BQ lâu
ngày với mở BQ ra da ở những BN cần dẫn
lưu BQ.
Kỹ thuật
Tất cả BN của chúng tôi đều được bắt đầu tại
vị trí 12h. Sau đó tiếp tục xẻ và bốc hơi mô xơ
NĐ theo chu vi đoạn hẹp cho đến khi đường
kính đoạn hẹp gần bằng đường kính NĐ bình
thường => không nong NĐ ngay sau mổ.
Thời gian nằm viện
TB: 4,59 ± 1,30 ngày (3 – 7).Tác giả William
C.(10) xẻ NĐ bằng Laser Argon, tê tại chổ và
cho BN xuất viện trong ngày. Vấn đề BN xuất
viện trong ngày cần xem xét.
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả PT
Trong nghiên cứu chỉ có yếu tố chiều dài
đoạn hẹp và thời gian đặt thông lâu ngày có ảnh
hưởng đến kết quả PT sau 6 tháng. Tác giả
Santosh(7) cho rằng BN hẹp NĐ hành, đoạn hẹp
≤ 1,5 cm, chưa can thiệp NĐ trước đó, không NT
niệu cho kết quả tốt hơn các BN khác.
Tai biến và biến chứng PT
Trong nghiên cứu chỉ ghi nhận đứt dây dẫn
khi mổ( 3 TH), tiểu máu và đau hậu phẫu không
đáng kể, chỉ cần điều trị nội.Tác giả Manzoor(4)
ghi nhận biến chứng sốt (10 TH), chảy máu (3
TH) cần phải truyền máu, NT niệu(3 TH). Tác
giả Mustafa(6), Linhui Wang(4) thì không nghi
nhận biến chứng nào trong và sau mổ.
KẾT LUẬN
Qua 30 trường hợp xẻ hẹp NĐ trước bằng
Laser Thulium chúng tôi ghi nhận như sau: Xẻ
hẹp niệu đạo trước bằng laser Thulium là
phương thức điều trị an toàn, hiệu quả và xâm
lấn tối thiểu. Tuy nhiên, cần tiến hành những
nghiên cứu ngẫu nhiên với thời gian theo dõi
dài hơn để xác định giá trị lâm sàng của laser
Thulium trong điều trị hẹp niệu đạo trước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adkins WC (1988).”Argon Laser Treatment of Urethral
Stricture and Vesical Neck Contracture”, Lasers in Surgery
and Medicine, vol(8), pp:600‐603.
2. Feng FG, Hua L, Guang JW et al (2010).”Transurethral 2‐μm
laser in the treatment of urethral stricture”, World J Urol, vol
28, pp: 173–175.
3. Guazzieri S, Mazzariol C et al (2001).”980‐nm Diode Laser
Treatment for Recurrent Urethral Strictures”, Eur Urol, vol
39(l 2), pp:19–22.
4. Hussain M, Lal M, Askari SH et al (2010).”Holmium laser
urethrotomy for treatment of traumatic strictureurethra: A
review of 78 patients”, J Pak Med Assoc,Vol. 60(10),pp: 829‐
832.
5. JIN Tao, LI Hong, JIANG Li‐hai et al (2010).”Meta analysis,
Safety and efficacy of laser and cold knife urethrotomy for
urethralstricture”, Chinese Medical Journal, vol 123(12),
pp:1589‐1595.
6. Kamal BA (2001).”The use of the diode laser for treating
urethral strictures”, BJU International, vol 87, pp:831‐833.
7. Mustafa A, Volkan H, Zlem T¨rksoy et al (2010).”Low‐power
holmium:YAG laser urethrotomy for urethral stricture
disease: Comparison of outcomes with the cold‐knife
technique”, Kaohsiung Journal of Medical Sciences, vol 27,
pp:503‐507.
8. Santosh K, Ankur K, et al (2012).”Efficacy of Holmium Laser
Urethrotomy in Combination with Intralesional
Triamcinolone in the Treatment of Anterior Urethral
Stricture”, Korean Journal of Urology, vol 53, pp:614‐618.
9. Slawomir A, Dutkiewicz, et al (2011).” Comparison of
treatment results between holmium laser endourethrotomy
and optical internal urethrotomy for urethral stricture.”, Int
Urol Nephrol.
10. Wang L, Wang Z et al (200).“Thulium Laser Urethrotomy for
Urethral Stricture: A Preliminary Report”, Lasers in Surgery
and Medicine, vol 42, pp:620–623.
Ngày nhận bài báo:
Ngày nhận xét phản biện:
Ngày đăng bài báo:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 58_1_7554.pdf