Đặt vấn đề & mục tiêu: đánh giá kết quả điều trị chấn thương thận tại khoa Ngoại Bệnh viện Bạch Mai từ
2010 đến 2012.
Đối tượng & phương pháp: mô tả hồi cứu trên các bệnh nhân chấn thương thận, được điều trị tại Khoa
Ngoại – Bệnh viện Bạch Mai.
Kết quả: tổng số 67 bệnh nhân trong đó nam 48, nữ 19. Độ tuổi mắc cao 20-40 chiếm 63,8%. Nguyên nhân
do tai nạn giao thông 64,2%. Thận phải 31TH, thận trái 36. Tỷ lệ shock 31,3%, đái máu 74,6%. CTT độ I,II
10,4%, III 35,8%, IV 41,8%, V 12,0%. Điều trị bảo tồn 59,7%.
Kết luận: điều trị bảo tồn những trường hợp chấn thương thận cần được theo dõi chặt chẽ tại khoa ngoại.
Khi không có kết quả phải chỉ định can thiệp sớm để giảm bớt tỷ lệ cắt thận.
Từ khóa: điều trị bảo tồn chấn thương thận
6 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đánh giá kết quả điều trị chấn thương thận tại khoa ngoại bệnh viện bạch mai từ 2010 đến 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014 253
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG THẬN
TẠI KHOA NGOẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI TỪ 2010 ĐẾN 2012
Trần Hữu Vinh*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề & mục tiêu: đánh giá kết quả điều trị chấn thương thận tại khoa Ngoại Bệnh viện Bạch Mai từ
2010 đến 2012.
Đối tượng & phương pháp: mô tả hồi cứu trên các bệnh nhân chấn thương thận, được điều trị tại Khoa
Ngoại – Bệnh viện Bạch Mai.
Kết quả: tổng số 67 bệnh nhân trong đó nam 48, nữ 19. Độ tuổi mắc cao 20-40 chiếm 63,8%. Nguyên nhân
do tai nạn giao thông 64,2%. Thận phải 31TH, thận trái 36. Tỷ lệ shock 31,3%, đái máu 74,6%. CTT độ I,II
10,4%, III 35,8%, IV 41,8%, V 12,0%. Điều trị bảo tồn 59,7%.
Kết luận: điều trị bảo tồn những trường hợp chấn thương thận cần được theo dõi chặt chẽ tại khoa ngoại.
Khi không có kết quả phải chỉ định can thiệp sớm để giảm bớt tỷ lệ cắt thận.
Từ khóa: điều trị bảo tồn chấn thương thận.
ABSTRACT
ASSESSMENT RESULTS KIDNEY INJURY AT DEPARTMENT SURGERY OF BACH MAI HOSPITAL
Tran Huu Vinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 1 - 2014: 253 - 258
Introduction & objectives: evaluation of renalinjury treatment at Bach Mai Hospital, Faculty of Surgery
in period 2010 to 2012.
Patients& methods:All 67cases of kidneyinjury was diagnosed and treatedin the Department Surgery in
the hospital BM from 2009to 2012.
Results: total of 67 patients including 48 male, 19 female, 20-40 year-old who accounted for 63.8% higher.
The cause of traffic accidents by 64.2%, right kidney 31, left kidney 36. Shock rate 31.9%, 74.5% hematuria.
Grade I & II 10.4%, III 35.8%, IV 41,8%, V 12.0%, conservation treatment 65.9%.
Conclusion: conservation treatment cases should beclosely monitored in surgery. When no results have
indicatedearly intervention to reducethe rate of nephrectomy.
Keywords: conservation treatment of renal injury.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Số lượng bệnh nhân (BN) bị chấn thương nói
chung và chấn thương thận (CTT) nói riêng ngày
càng gia tăng tại các trung tâm cấp cứu Ngoại
khoa do sự gia tăng phát triển của giao thông,
xây dựng và sinh hoạt. Tỷ lệ CTT chiếm 50%
trong chấn thương hệ tiết niệu và chiếm 8-10%
trong chấn thường bụng kín. Trước đây những
trường hợp (TH) chấn thương thận thường phải
phẫu thuật và tỷ lệ cắt thận khá cao. Ngày nay
nhờ sự tiến bộ của khoa học, trong y học đã có
nhiều phương tiện chẩn đoán hình ảnh như: cắt
lớp vi tính, cộng hưởng từ và nhiều phương tiện
chẩn đoán, điều trị, hồi sức hiện đại khác nên
việc chẩn đoán, theo dõi, điều trị đã đạt được
những tiến bộ vượt bậc. Trong lĩnh vực chấn
thương thận tỷ lệ phải mổ cấp cứu cắt thận giảm.
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm
* Khoa ngoại bệnh viện Bạch Mai
Tác giả liên hệ: TS.Bs Trần Hữu Vinh ĐT: 04.8686988 – 2301 Email: tranvinhknbm@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014 254
mục tiêu đánh giá kết quả của việc điều trị chấn
thương thận tại khoa Ngoại Bệnh viện Bạch Mai
trong giai đoạn từ 2010 đến 2012.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả 67 trường hợp chấn thương thận được
chẩn đoán và điều trị tai khoa Ngoại Bệnh viện
Bạch Mai từ 2010 đến 2012. Không đưa vào
nhóm nghiên cứu những trường hợp vết thương
thận, những trường hợp đã được xử lý phẫu
thuật ở tuyến dưới gửi lên.
Phương pháp nghiên cứu
Hồi cứu mô tả cắt ngang gồm 67 TH chấn
thương thận được chẩn đoán và điều trị tại Khoa
ngoại Bệnh viện BM từ 1/ 2010 đến 12/2012. Tất
cả các BN được ghi chép các biến số nghiên cứu
theo một mẫu bệnh án thống nhất (đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng, các biện pháp điều trị và
theo dõi, kết quả điều trị cũng như các biến
chứng).
Phân độ chấn thương chủ yếu dựa trên hình
ảnh của cắt lớp vi tính, theo phân độ của Hội
phẫu thuật Hoa Kỳ (Moore 1989)
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ 1/2010 đến 12/2012 có 67
(TH) được chẩn đoán xác định và điều trị tại
Khoa ngoại Bệnh viện Bạch Mai chúng tôi ghi
nhận được những kết quả sau:
Đặc điểm chung
Tỷ lệ nam/ nữ
Tỷ lệ nam: nữ là 2,5 (48/19); nam 71,64%, nữ
28,4%.
Độ tuổi
Bảng 1: Độ tuổi của bệnh nhân
Độ tuổi Số BN Tỷ lệ %
< 20 13 19,4
20 - 40 42 62,7
41- 60 7 10,4
61-70 5 7,5
Tổng 67 100
Nhận xét: độ tuổi trung bình: 36,12±12,31,
trong đó độ tuổi 20-40 chiếm tỷ lệ cao nhất
63,8%.
Nguyên nhân chấn thương
Tỷ lệ tai nạn giao thông 43TH chiếm 64,2%,
tai nạn do lao động 13TH chiếm 19,4%, tai nạn
do sịnh hoạt 11TH chiếm 16,4%.
Thận bị chấn thương
Không có trường hợp nào 2 bên, bên phải:
31TH (46,26%), bên trái: 36TH (53,74%). Chấn
thương thận đơn thuần 46TH (68,65%).
Các thương tổn phối hợp
Gồm có 21TH (31,35%):
- Chấn thương sọ não (CTSN): 4TH không
phải can thiệp phẫu thuật sọ não (trong nhóm
CTT độ III).
- Gãy xương: 2 TH trong đó 1 gãy xương đòn
bên phải + CTT độ II, được mổ nẹp vis xương
đòn sau 1 tuần. TH thứ 2 CTT độ III + gãy xương
cẳng tay trái không di lệch được bó bột cánh
cẳng bàn tay.
- Chấn thương ngực: 4 TH trong đó 3 TH
gãy xương sườn không phải can thiệp phẫu
thuật, 1 TH phải nội soi màng phổi hút máu cục
và đốt điện cầm máu động mạch khoang liên
sườn VI.(CTT độ III).
- Chấn thương bụng: 9 TH trong đó có 2 TH
phải mổ cắt lách (1TH cắt lách + cắt thận, 1 TH
cắt lách + khâu thận bảo tồn. 3 TH thủng ruột
non, không mở phúc mạc sau vì CTT độ III. 4 TH
nội soi ổ bụng chỉ có bầm dập mạc nối lớn (đốt
điện cầm máu), không mở phúc mạc sau vì CTT
độ II.
- Chấn thương ngực + CTSN: 2TH không can
thiệp phẫu thuật, trên BN CTT độ III.
Đặc điểm lâm sàng
Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng
Triệu chứng Số BN Tỷ lệ %
Shock 21 31,3
Đái máu 50 74,6
Sưng nề vùng hố thận 59 88,05
HA tụt 21 31,3
Thiếu máu 25 37,3
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014 255
Nhận xét: Tỷ lệ sưng nề vùng hố thận chiếm
88,05%. Tỷ lệ đái máu chiếm 74,6%. Các triệu
chứng này đan xen nhau, không cùng có trên
cùng một BN tất cả bốn triệu chứng. Tỷ lệ shock
chiếm 31,3%.
Đặc điểm cận lâm sàng
Siêu âm
100% BN được siêu âm 2-3 lần (lần đầu,
trong điều trị và trước khi ra viện để kiểm tra).
Chụp cắt lớp vi tính (CT)
100% BN được chụp cắt lớp vi tính lần đầu
để phân loại chấn thương thận và các thương tổn
phối hợp khác 31TH (46,26%) được chụp lần 2
kiểm tra trong và sau điều trị để đánh giá kết
quả.
Các chẩn đoán hình ảnh khác
- Cộng hưởng từ (IRM) 6 TH, có nghi ngờ
thương tổn mạch thận. Chụp động mạch thận
chọn lọc 3TH kết hợp nút mạch, kết quả tốt, 3TH
không chụp được động mạch thận vì có các tổn
thương khác phối hợp, nhưng sau đó BN ổn
định được siêu âm Doppler mạch thận kết quả
thận tưới máu tốt.
- Chụp UIV: 4 TH rò nước tiểu qua dẫn lưu,
sau 2 tuần điều trị thể trạng ổn định chúng tôi
chụp UIV để xác định chẩn đoán (1 bên trái & 3
bên phải) và 1TH (bên trái) có sỏi bên chấn
thương đã được mổ lấy sỏi bể thận niệu quản,
đặt JJ, khâu nhu mô thận
- Chụp UPR: Chỉ định chụp cho 4 TH rò
nước tiểu, qua đó đặt JJ
Thái độ xử trí
Bảng 2: Thái độ xử trí
Độ CT
Xử trí
Độ I &II Độ III Độ IV Độ V
Điểu trị bảo tồn 7 19 11 3
Khâu 1 3
Cắt cực thận 4 4
Cắt thận cấp cứu 7 3
Cắt thận trì hoãn 3 2
Tổng 7 24 28 8
Nhận xét: Tỷ lệ điều trị bảo tồn ở nhóm CTT
độ I&II là 100%, độ III là 79,1%, độ IV là 39,2%,
độ V là 37,5%. Trong đó 3/28 độ IV và 2/8 độ V
phải cắt thận do bảo tồn thất bại.
Thời gian nằm viện
Trung bình: 19,7± 5,86 (7-25 ngày)
Biến chứng sớm
Rò nước tiểu qua dẫn lưu sau mổ khâu bảo
tồn 4TH (trong đó độ III 2TH, độ IV là 2TH),
nhiễm trùng khối máu tụ 5/14 TH phải mổ cắt
thận (2TH độ V & 3TH độ IV). Đái máu kéo dài
phải chụp mạch thận chọn lọc và nút 3 TH (1TH
độ V & 2TH độ IV). Nang niệu không gặp
trường hợp nào.
BÀN LUẬN
Tuổi, giới
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nam 72,3,
nữ 27,7% có độ tuổi trung bình là 36,12±12,31. Độ
tuổi 20 đến 40 chiếm 63,8%, điều này cho thấy
rằng tai nạn thường gặp trong đối tượng lao
động và hoạt động nhiều trong xã hội, đi lại trên
đường, lao động nặng (xây dựng, trèo cao), có
hơi men khi tham gia giao thông, va chạm nhau
trong sinh hoạt, gặp nhiều thương tổn trong tại
nạn nói chung trong đó có chấn thương thận. Tỷ
lệ này của chúng tôi không khác biệt với các
thông báo của các tác giả: Lê Hồng Thịnh có độ
tuổi trung bình là 36,27, trong đó độ tuổi từ 15
đến 45 chiếm 70,7%, tỷ lệ nam/nữ là 4:1. Trần
Thanh Phong có tuổi trung bình là 32,16±13,12,
độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 16 đến 4573,9%,
tỷ lệ nam nữ là 1,5. Hoàng Long: tỷ lệ Nữ/Nam=
1/3, tuổi trung bình 31,95± 14,59, độ tuổi 16-35
chiếm 42,2%(3,4,8).
Nguyên nhân
Nguyên nhân chấn thương thận thường do:
tai nạn giao thông; chúng tôi gặp 43/67 chiếm
64,2% chiếm tỷ lệ cao nhất. Tai nạn lao động
13/67 chiếm 19,4%. Tai nạn sinh hoạt: 11/67
chiếm 16,4% thường là chấn thương độ I,II
chiếm tỷ lệ cao. Chúng tôi không gặp trường
hợp nào chấn thương trên thận bệnh lý như lao,
ung thư. Có 2 trường hợp chấn thương thận độ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014 256
II trên thận có sỏi bể thận niệu quản, hai tuần sau
theo dõi chúng tôi mổ lấy sỏi, kết quả tốt. Tỷ lệ
này so với các tác giả không có sự khác biệt: ghi
nhận của các tác giả: Hoàng Long: tai nạn giao
thông 74,1%, lao động: 18,1%, sinh hoạt 7,8%.
Trần Thanh Phong: tỷ lệ tai nạn giao thông là
60,9%, lao động là 20,3%, sinh hoạt là 7,2%, tai
nạn thể thao là 4,4%. Lê Hồng Thịnh: tỷ lệ tai
nạn giao thông là 74,67%(3,4,6).
Các thương tổn phối hợp
Tỷ lệ CTT kèm theo các thương tổn phối hợp
các cơ quan khác của chúng tôi là 21TH (31,35%).
Những thương tổn này làm gia tăng thêm độ
trầm trọng của BN trong quá trình xử lý CTT. Tỷ
lệ này so với kết quả của các tác giả có khác biệt:
theo MC Aninch và CS là 61%. Vũ Nguyễn Khải
Ca Việt đức là 49,02%, Trần Ngọc Sinh: Bệnh
viện Chợ Rẫy là 35,5%. Trần Thanh Phong Bệnh
viện Nhân dân 115 ghi nhận là 40,6%(1,8,10). Qua
các tài liệu của các tác giả và thực tế công tác
chúng tôi ghi nhận tỷ lệ tai nạn nặng thường tập
trung có ở các trung tâm Ngoại khoa.
Thái độ xử trí đối với chấn thương thận
Điều trị bảo tồn
Do cấu trúc giải phẫu của thận: mạch máu
phân chia theo từng phân đoạn, nhu mô thận
giầu yếu tố mô, các phân tử kích hoạt đông máu
nên tự cầm máu trong chấn thương tốt. Thận
nằm trong khoang phúc mạc sau kín nên hạn
chế việc lan tỏa khối máu tụ. Trước kia chỉ định
phẫu thuật rộng rãi, nhưng nhờ sự tiến bộ của
trang thiết bị y tế nên vấn đề điều trị bảo tồn
thận trong chấn thương thận kín đạt kết quả tốt.
Trên thế giớ kết quả điều trị bảo tồn từ 72,7-
88,1%, tại Việt nam khoảng 51%(3). Bất động tại
giường bệnh trung bình là 7-10 ngày sau chấn
thương, đến khi nước tiểu trong (nếu có đái
máu). Theo dõi dấu hiệu sinh tồn: mạch, huyết
áp, nhiệt độ, nhịp thở và tri giác. Chườm lạnh
vùng hố thắt lưng có CTT. Theo dõi các dấu hiệu
lâm sàng khác như: khối máu tụ, mức độ đau,
phản ứng thành bụng, xét nghiệm máu. Đặt
thông tiểu 100% BN để theo dõi nước tiểu, bơm
rửa bàng quang những trường hợp có máu trong
bàng quang để tránh tắc thông và tránh nhiễm
trùng. Kháng sinh phòng ngừa bội nhiễm. Thuốc
cầm máu: Transamin, Vitamin K. Các tác giả đều
thống nhất quan điểm trên. Kết quả nghiên cứu
của chúng tôi ghi nhận điều trị bảo tồn thành
công 40 BN chiếm 59,7%. Trong đó CTT độ I, II là
7 BN, độ III19/24 BN, độ IV là 11/28 BN, độ V là
3/8 BN. So sánh với kết quả của các tác giả khác
có sự khác biệt, Theo tác giả Hoàng Long ghi
nhận tỷ lệ điều trị bảo tồn trong nghiên cứu là
67,7% với tỷ lệ thành công 91,1%. Lê Hồng Thịnh
có tỷ lệ này là 84%(3,4). Bằng kinh nghiệm thực tế
và tham khảo trên tài liệu chúng tôi thấy rằng:
việc thực hiện điều trị bảo tồn trong CTT phụ
thuộc vào kinh nghiệm, điều kiện trang thiết bị
kỹ thuật của từng cơ sở y tế.
Thái độ xử trí cụ thể từng mức độ của CTT
Chấn thương thận độ I,II,III
Tỷ lệ CTT trong nghiên cứu: độ I & II là 7/67
(10,4%). Độ III là 24/67 (35,8%). Chấn thương
thận ở những mức độ này hiện nay các tác giải
đều thống nhất là điều trị bảo tồn vì đường vỡ
nhu mô từ vỏ thận vào tủy thận nhưng chưa đến
hệ thống đài bể thận, không thoát thuốc cản
quang ra ngoài thận. Chủ yếu là bất động, theo
dõi biến chứng và chỉ can thiệp khi có các biến
chứng xảy ra. Trong nhóm nghiên cứu của
chúng tôi có 19/24 trường hợp CTT độ III được
bảo tồn thành công chiếm 79,1%, BN được xuất
viện sau 2 tuần. Mổ khâu thận bảo tồn 1TH
chiếm 4,1%, cắt cực thận 4 TH chiếm 16,6%.
Không có sự khác biệt lớn so với kết quả của các
tác giả: Hoàng Long: khâu phục hồi ở nhóm CTT
độ II, III là 25,9%. Lê Hồng Thịnh: khâu bảo tồn
là 6,9%(4,6).
Chấn thương thận độ IV
Các tác giả còn có các quan điểm khác nhau
về thái độ xử lý đối với những trường hợp chấn
thương thận độ IV. Ở những nơi có điều kiện hồi
sức, trang thiết bị tốt thì các tác giả có xu hướng
điều trị bảo tồn kết hợp với dẫn lưu qua da và
đặt JJ bể thận niệu quản dưới siêu âm, chỉ can
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014 257
thiệp ngoại khi không có kết quả(6,10). Trong
nhóm nghiên cứu chúng tôi có 28 TH chấn
thương thận độ IV trong đó số được điều trị bảo
tồn là 11TH chiếm 39,2% số phải mổ cấp cứu là
14 THchiếm 50%, trong đó 7TH phải cắt thận,
4TH cắt thận bán phần (cực trên 1 cực dưới 3) và
3TH khâu thận bảo tồn. 3 TH nhiễm trùng khối
máu tụ phải mổ mở cắt thận. So với kết quả của
các nghiên cứu khác có sự khác biệt: Theo Hoàng
Long có tỷ lệ điều trị bảo tồn là 29,9%, khâu phục
hồi là 20,4%, cắt cực thận là 7,4%, cắt thận là
1,8%. Trần Thanh Phong có tỷ lệ điều trị bảo tồn
thành công 18/21TH, Umbreit EC có kết quả điều
trị bảo tồn 72% những trường hợp CTT độ IV(9).
Theo chúng tôi nếu đánh giá đúng mức độ
thương tổn trên CT scaner và điều trị phẫu thuật
sớm thì tỷ lệ cắt thận sẽ được hạn chế. Chúng tôi
có 5 TH cắt thận trì hoãn sau điều trị bảo tồn thất
bại (3 TH độ IV và 3 TH độ III) nếu mổ sớm thì
có thể khâu bảo tồn hoặc cắt cực thận.
Chấn thương thận độ V
CTT độ V trong nhóm nghiên cứu của
chúng tôi là 8TH chiếm 10,7% . BN nhập viện
trong tình trạng mất máu, thường là do chấn
thương trực tiếp. Trong đó 3TH mổ cắt thận
cấp cứu, trong đó 2TH mổ bán cấp cứu sau
24h hồi sức không có kết quả, số máu phải
truyền lên đến 10 đơn vị, 1TH nút mạch thất
bại. Trong 5 TH điều trị bảo tồn thì có 2TH
phải mổ cắt thận sau 5-7 ngày do nhiễm trùng
khối máu tụ. Theo chúng tôi vấn đề điều trị
bảo tồn CTT độ V chỉ còn đặt ra khi là chấn
thương đơn lẻ của thận, không có thương tổn
khác phối hợp và khi huyết động luôn ổn
định. Nếu có thương tổn khác phối hợp thì
làm cho việc theo dõi gặp rất nhiều khó khăn.
Kết quả của chúng tôi so với kết quả của các
tác giả không có sự khác biệt. Theo tác giả
Hoàng Long có tỷ lệ khâu phục hồi là 3,6%, cắt
cực thận là 1,8%, cắt thận là 20,4%, ghép ĐMT
là 1,8%. Theo Abdelkader ghi nhận trên 5 TH
CTT độ V có tỷ lệ cắt thận là 20%, cắt cực thận
là 60%. Theo Altman AL thông báo 13 trường
hợp CTT độ V được điều trị bảo tồn, tác giả
chia làm 2 nhóm: nhóm I: hồi sức nội khoa
(6BN), nhóm II thăm dò (7BN)(1,8).
Vì số lượng BN được bảo tồn trong nhóm
này còn ít, thời gian theo dõi ngắn nên chúng tôi
chưa đưa ra được quan điểm về hướng điều trị
này một cách cụ thể. Nhưng trước mắt thấy sự
thành công rất may rủi và tốn kém với người
bệnh, việc theo dõi cũng rất vất vả cùng với thời
gian nằm viện trung bình 21 ngày.
Kết quả về tỷ lệ độ chấn thương thận của
nhóm nghiên cứu so sánh với các tác giả có khác
nhau.Theo chúng vì ở các trung tâm Ngoại khoa
lớn thì thường nhận những BN có mức độ
thương tổn nặng hơn của các tuyến chuyển lên,
những trường hợp nhẹ thì sau sơ cứu lại chuyển
về tuyến dưới. Kết quả của Hoàng Long Bệnh
viện Việt Đức: CTT độ I không có trường hợp
nào, độ II 13,8%, độ III 24,1%, độ IV là 42,2%, độ
V là 19,8%, và tỷ lệ CTT đi kèm tổn thương tạng
là 62,9%. Lê Hồng Thịnh Bệnh viện Cần Thơ: tỷ
lệ độ I là 45,3%, độ II là 38,7%, độ III là: 13,3%, độ
IV là 2,7%. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy: tỷ lệ phẫu
thuật chiếm 73,21% trong đó thương tổn phối
hợp là: 23,21% trong đó trường hợp nhiều nhất
là 4 cơ quan đi kèm(3,4,8).
Thái độ xử lý của các tác giả cũng đồng quan
điểm như chúng tôi là điều trị bảo tồn tối đa, khi
mổ thì vấn đề khâu bảo tồn hoặc cắt cực thận
cũng là một việc cần phải lựa chọn, chỉ cắt thận
hoàn toàn khi không còn cơ hội giữ được 2/3
thận. Kết quả nghiên cứu của Hoàng Long:
152/116, trong số phẫu thuật: khâu: 58,6%, cắt
một phần 16,4%, tại Bệnh viện Chợ Rẫy số khâu
thận bảo tồn chiếm 53,57%(3,10).
Biến chứng sớm
Các BN được phẫu thuật của chúng tôi sau
mổ không có biến chứng nào ảnh hưởng đến sự
hồi phục của BN. Biến chứng sớm trong nhóm
được điều trị bảo tồn thường xảy ra không
nhiều.Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có
gặp 3 loại biến chứng: nhiễm trùng khối máu tụ
quanh thận 5 TH (2TH độ V&3TH độ IV), chảy
máu kéo dài 3 TH phải nút mạch (1TH độ V& 2
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014 258
TH độ IV), rò nước tiểu 4 TH (1TH độ III sau
khâu, 3TH độ IV sau cắt cực thận). Biến chứng
muộn sau điều trị bảo tồn của các trường hợp
chấn thương thận chúng tôi có trong nghiên cứu
tiếp theo.Theo kết quả của các tác giả Trần
Thanh Phong có tỷ lệ nhiễm trùng khối máu tụ
quanh thận là 11,6%, chảy máu kéo dài 2,9%.
Theo Hoàng Long: có tỷ lệ chảy máu là 6,9%
trong đó 7 TH nút mạch kết quả tốt, rò nước tiểu
là 6%. Theo Umbreit EC có tỷ lệ urinoma là 17%,
tác giả dẫn lưu qua, đặt JJ niệu quản thành công
81%, phải can thiệp phẫu thuật 19%(8,9).
KẾT LUẬN
Chấn thương thận kín gặp tỷ lệ cao ở nam
giới 71,64%, lứa tuổi 20-40 chiếm 63,8%. Biểu
hiện lâm sàng chính là đái máu và khối máu tụ
vùng hố thận. Tỷ lệ điều tri bảo tồn đạt 59,7%..
Biến chứng nhiễm trùng khối máu tụ 5TH, rò
nước tiểu 4TH, đái máu kéo dài 3TH. Những
biến chứng xa sau điều trị bảo tồn CTT cần có
thời gian nghiên cứu thêm để rút ra chỉ định
điều trị cụ thể hơn.
Sau nghiên cứu này chúng tôi thấy rằng
những trường hợp dẫn lưu máu tụ và nước tiểu
chậm tiến triển thì nên mổ sớm trước một tuần
vì để muộn hơn khi mở ra đều hóa mủ từng
phần hay toàn bộ, đi vào khối này rất dính, chảy
máu và đều phải cắt thận vì không còn khả năng
khâu bảo tồn. Một số tác giả cũng có ý kiến
tương tự(1,7,9).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abdelkader SAIDI (2004), Les traumatismes fermes du rein:
10 ans d experience;, Progres en Urologie (2004) 14; 1125-1131.
2. Altman AL, Haas C (2000), Selective nonoperative
management of blunt grad 5 renal injury, J Urol Jul,164(1): 27-
30.
3. Hoàng Long (2008), Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu
thuật bảo tồn chấn thương thận, Luận án Tiến sỹ Y học;
Trường Đại học Y Hà nội.
4. Lê Hông Thịnh (2012), Kết quả điều trị chấn thương thận kín
tại Bệnh viện đa khoa Cần thơ; Y học TP. Hồ Chí Minh; Tập
16(3) 2012: tr 30912.
5. Moudouni SM (2001), A conservative approach to majior
blunt renal lacerations with urinary extravations and
devitalized renal segments B.J.U, Int 2001;87: 290-294.
6. Nguyễn Phương Hồng (2005), Những chỉ định phẫu thuật
trong chấn thương thận, Y học Việt nam tháng 8-2005; tập 313:
tr 639-45.
7. Phạm Văn Bùi (2005), Vai trò của chụp cắt lớp điện toán trong
chẩn đoán và điều trị chấn thương và vết thương thận, Y học
Việt nam tháng 8-2005; tập 313: tr 639-45.
8. Trần Thanh Phong (2010), Kết quả điều trị không phẫu thuật
chấn thương thận kín nặng tại Bệnh viện Nhân dân 115;Tạp
chí Y học Việt nam 11/2010, tập 375: tr 404-411.
9. Umbreit EC, Routh JC (2009), Nonoperative management of
nonvascular grad IV blunt renal trauma in children: meta-
analysis and systematic review, Urology. 2009 Sep, 74(3):579-
582.
10. Vũ Nguyễn Khải Ca, Hoàng Long và cs (2000), Chấn thương
thận kín nhân 190 trường hợp tại Bệnh viện Việt Đức; Báo cáo
Hội nghị Ngoại khoa tháng 12 -2000.
Ngày nhận bài báo: 05/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 02/12/2013
Ngày bài báo được đăng: 20/02/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 253_258_5326.pdf