Trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam, trước yêu cầu
hội nhập quốc tế sâu rộng, việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nói chung và giáo
dục đại học (ĐH) nói riêng là yêu cầu tất yếu. Nâng cao chất lượng giáo dục đại học luôn
gắn liền với nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá (KT-ĐG) và hoàn thiện hệ thống KT-
ĐG kết quả học tập của người học phù hợp với yêu cầu đổi mới. Trong khuôn khổ bài viết
này chúng tôi đề cập đến việc đánh giá học phần; gợi mở về PP, hình thức KT-ĐG, hồ sơ
đánh giá theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng (NNUD) tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội.
9 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đánh giá học phần theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c dễ dàng tiếp cận, tương tác, quản lí, đánh
giá và lưu trữ thông tin. Sinh viên ngoài việc chuẩn bị, trả bài, trình bày các sản phẩm học
tập, có thể tương tác, đưa ra các bình luận đối với việc chuẩn bị bài học và các câu trả lời
của bạn mình, các xem xét và đánh giá khác. Giáo viên theo dõi HS/SV qua sản phẩm công
việc của họ, xem xét, đánh giá và đưa ra các khuyến nghị. Mỗi HS/SV có thể thấy chi tiết
các đánh giá của họ. HS/SV có thể so sánh sản phẩm học tập của họ với sản phẩm của các
HS/SV khác để thấy sự tiến bộ của mình. Việc đánh giá hồ sơ học tập có thể do 3 đối tượng:
bản thân, bạn học, và giảng viên thậm chí cả thị trường lao động. GV cần yêu cầu người học
chuẩn bị đánh giá tổng thể hồ sơ của mình và đánh giá chéo hồ sơ của bạn học theo rubric
hướng dẫn đánh giá hồ sơ học tập bao gồm các tiêu chí đánh giá cụ thể.
2.4.2. Dự án, đồ án học tập
Học tập thông qua đồ án/dự án không phải là một phương pháp học tập mới, nhưng
trong CTĐT POHE, đồ án của SV luôn xuất phát từ các yêu cầu của thực tiễn hay các vấn
đề/câu hỏi đặt ra từ thế giới nghề nghiệp. Đồ án SV là những tình huống thực tế và công việc
cụ thể, được lựa chọn từ thế giới nghề nghiệp và giao cho SV thực hiện. Quá trình thực hiện
dự án đòi hỏi sự sáng tạo, độc lập và tìm tòi của SV trong việc giải quyết vấn đề và cho một
kết quả cụ thể. Hướng tiếp cận nghề nghiệp của đồ án là đi từ giải quyết những vấn đề đơn
giản đến phức tạp của thế giới nghề nghiệp. Thông qua đồ án, SV xác định, phân tích, đánh
giá và học cách giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Đồng thời việc thực hiện đồ án giúp
SV thể hiện được khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng, thái đô vào một tình huống
nghề nghiệp thực tế. Quá trình thực hiện của SV đòi hỏi tính chuyên môn và chuyên nghiệp
trong việc vận dụng và luyện tập các kiến thức và kĩ năng đã học vào thực tiễn, GV vẫn đóng
vai trò hướng dẫn chuyên môn chủ đạo nhưng việc hướng dẫn được thực hiện theo hướng
hỗ trợ để tăng tính chủ động của SV.
Thế giới nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trong các dự án của SV, họ xác định những
80 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
nhu cầu cụ thể trong lĩnh vực công việc đòi hỏi có sự hợp tác với giới học thuật, xác định và
định hình những công việc phù hợp với khả năng gắn kết yêu cầu học thuật và thực tiễn.
Để đánh giá một dự án, GV cần căn cứ vào cả quá trình từ lúc lựa chọn, xây dựng ý tưởng,
thiết kế kế hoạch đến quá trình thực hiện và sản phẩm của dự án. GV cần cho người học tự
đánh giá về dự án của mình. Ngoài sản phẩm dự án, GV có thể tổ chức 1 buổi báo cáo kết
quả dự án để làm rõ về tiến trình, cách thức thực hiện và mức độ hiểu biết của sinh viên về
dự án theo rubric hướng dẫn đánh giá bao gồm các tiêu chí đánh giá cụ thể.
2.4.3. Đánh giá thực hành, thực tập tại cơ sở lao động
Thực hành, thực tập (thực tập môn học hoặc thực tập nghề nghiệp) tại cơ sở lao động là
một hoạt động học tập của sinh viên, trong đó sinh viên trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt
động tại các doanh nghiệp/ tổ chức (các cơ sở thực tập) với tư cách như một thành viên của
tổ chức đó. Việc học tập được thực hiện qua quan sát các thành viên khác, vận dụng những
kiến thức đã học để giải quyết các nhiệm vụ chuyên môn trong thực tế, đúc rút kinh nghiệm
làm việc. Thực hành, thực tập thường được tổ chức cho từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm thường
từ 3 đến 10 sinh viên tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể. Mỗi lần thực tập thường kéo dài hàng
tuần hoặc hàng tháng. Cơ sở thực hành, thực tập là nơi xây dựng môi trường học tập cho
sinh viên với những tình huống, vấn đề và thách thức cụ thể hàng ngày, giúp sinh viên thu
nhận được những kiến thức và kinh nghiệm làm việc. Trong quá trình thực tập, để hoạt động
học tập của SV đạt được các mục tiêu học tập với hiệu quả tốt nhất, SV cần nhận được sự
hỗ trợ, hướng dẫn, đánh giá thường xuyên của cả GV và người hướng dẫn tại cơ sở. Việc
đánh giá cần dựa trên các tiêu chí, đó là các căn cứ để đánh giá việc thực hiện của học sinh.
Chúng bao gồm những đặc điểm tiêu biểu cho sự thành thạo của việc thực hiện cũng như
sản phẩm. Đánh giá thực hành đòi hỏi giáo viên phải xác định các tiêu chí cụ thể, đa dạng
và công khai để đánh giá thành tích của học sinh, từ đó học sinh tự đánh giá khả năng thực
hiện của mình. Như vậy, các tiêu chí chấm điểm xác định bắt đầu từ việc xác định các đặc
điểm quan trọng nhất về việc thực hiện bài tập. Chúng phản ánh mục đích giảng dạy của giáo
viên và có thể quan sát được.
2.4.4. Hướng dẫn xây dựng tiêu chí đánh giá chi tiết (Rubric)
Phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí (Rubric) bao gồm một hoặc nhiều khía cạnh như
năng lực thực hiện được đánh giá, các định nghĩa và/hoặc ví dụ làm sáng tỏ những yếu tố
đang được đánh giá và một thang điểm cho từng khía cạnh. Các khía cạnh thường được gọi
là tiêu chí, thang đánh giá được gọi là mức độ, và định nghĩa được gọi là thông tin mô tả.
Phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí giúp người học trở thành những người có kỹ năng
đánh giá công việc của bản thân và của người khác, đồng thời giảm thiểu lượng thời gian mà
giảng viên cần có để đánh giá năng lực của người học. Phiếu hướng dẫn đánh giá cho hoạt
động tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng (đánh giá lẫn nhau). Giảng viên sử dụng chính phiếu
hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí mà người học sử dụng để đánh giá công việc của mình.
3. KẾT LUẬN
Phát triển năng lực thực hành nghề nghiệp của SV Trường Đại học Thủ đô Hà Nội các
TẠP CHÍ KHOA HỌC - SỐ 43/2020 81
ngành đào tạo theo định hướng NNUD trong và bằng hoạt động đánh giá kết quả học tập của
SV theo ĐHNNUD thực sự cần thiết. Chúng ta cần phát triển và áp dụng xây dựng hồ sơ
đánh giá học phần đối với nhiều học phần thuộc các ngành đào tạo theo ĐHNNUD. Đặc biệt,
đối với những học phần chuyên ngành có tính thực tiễn, cách đánh giá này sẽ giúp người học
nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc sau khi ra trường. Để đánh giá hiệu quả GV
cần nhận thức đúng vai trò của KT-ĐG trong dạy học, có sự đầu tư thích đáng về thời gian
và công sức để xây dựng các bộ công cụ, áp dụng linh hoạt các qui trình biện pháp trong
suốt quá trình dạy học, tìm tòi và sáng tạo các công cụ, kĩ thuật, giải pháp mới phù hợp với
đối tượng và đặc điểm, bối cảnh cụ thể của học phần; SV cần tích cực tự học, tự nghiên cứu,
chủ động, độc lập trong thực hiện các nhiệm vụ KT-ĐG theo ĐHNNUD; tự tin và tích cực
trong các hoạt động trải nghiệm để chứng minh, khẳng định và phát triển năng lực của bản
thân đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng và thị trường lao động. Hy vọng bài viết là tài liệu tham
khảo hữu ích cho GV và SV nói chung và GV, SV Trường Đại học Thủ đô Hà Nội nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tôn Quang Cường (2009), Thiết kế quy trìn h dạy học theo tiếp cận chuẩn quốc tế, Tài liệu tập
huấn dành cho GV các trường THPT chuyên, Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Đặng Thành Hưng (2012), NL và giáo dục theo tiếp cận NL, Tạp chí Quản lí giáo dục số 43 tháng
12, Hà Nội.
3. Phạm Thị Hương, Trần Xuân Hòa, Nguyễn Đức Xuân Chương (2009), Sổ tay GV POHE, Dự án
giáo dục đại học Việt Nam- Hà Lan, Bộ GD-ĐT.
4. Nguyễn Công Khanh (chủ biên), Đào Thị Oanh, Lê Mỹ Dung (2014), KT - ĐG trong giáo dục,
Nxb. Đại học sư phạm Hà Nội.
5. Lâm Quang Thiệp (2012), Đo lường và đánh giá hoạt động học tập trong nhà trường, Nxb. Đại
học sư phạm Hà Nội.
6. Trần Thị Tuyết Oanh (2014), Đánh giá kết quả học tập, Sách chuyên khảo, Nxb. Đại học sư phạm
Hà Nội.
COURSE ASSESSMENT BASED ON PROFESSION – ORIENTED
HIGHER EDUCATION (POHE) AT HA NOI METROPOLITAN
UNIVERSITY
Abstract: In the context of educational renovation in Vietnam and the requirement of
international integration, it is necessary for many universities to enhance their training
quality in general and their higher education quality in particular. These enhancement are
supposed to be associated with the upgrade of testing and evaluating student’s results as
well as the comprehension of this system that could meet some demands for renovation.
This article pays attention to the course assessment and proposes several suggestions for
the method and the form of testing and evaluating, as well as some related documents based
on Profession-Oriented Higher Education (POHE) in Hanoi Metropolitan University.
Keywords: Documents, Method, form of testing and evaluating, POHE.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hoc_phan_theo_dinh_huong_nghe_nghiep_ung_dung_tai_t.pdf