Đánh giá hiệu quả kiểm soát lipid máu bằng atorvastatin trên bệnh nhân sau đột quị nhồi máu não cấp

Mục đích: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả kiểm soát lipid máu bằng Atorvastatin trên

bệnh nhân sau đột quị nhồi máu não (NMN) cấp.

Phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 08/2012 đến tháng 04/2013, nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu, so sánh

trước sau thực hiện trên 135 bệnh nhân đột quị NMN cấp nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp. So sánh

hiệu quả kiểm soát lipid máu bằng Atorvastatin trên các chỉ số Cholesterol toàn phần, Triglyceride, LDL‐C,

HLD‐C trước và sau điều trị. Thang điểm Rankin có hiệu chỉnh (mRS) và thang điểm Barthel được sử dụng để

đánh giá tình trạng bệnh nhân sau 3 tháng. Các yếu tố liên quan được xác định qua phân tích đơn biến và phân

tích hồi qui đa biến logistic.

pdf8 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả kiểm soát lipid máu bằng atorvastatin trên bệnh nhân sau đột quị nhồi máu não cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, ở các nước phát triển Châu Âu và Bắc Mỹ  tuổi trung bình cao hơn là trên 70 tuổi. Giới nam  nhiều hơn nữ  (63%  so  với  37%). Tỉ  lệ nam/nữ  1,7. Các nghiên cứu trong và ngoài nước cũng có  kết  quả  tương  tự,  phù  hợp  với  y  văn  tỉ  lệ  nam/nữ ở bệnh nhân đột quị là 1,8 – 2,4.   Hiệu quả kiểm  soát  lipid máu  sau  3  tháng  cho  thấy  các  chỉ  số  lipid máu giảm  có ý nghĩa  thống kê so sánh trước và sau điều trị với giảm  Cholesterol (p = 0,001), giảm LDL‐C (p = 0,001),  giảm  Triglyceride  (p  =  0,001)  và  tăng  HDL‐C  (p=0,001).  Nhiều  nghiên  cứu  đã  chứng  minh,  giảm  nồng  độ  LDL‐C  bằng  HMG  –CoA  reductase  (statin)  có  thể  làm giảm  tỉ  lệ đột quị  trong dân số nguy cơ cao. Bên cạnh giảm mức  LDL‐C,  statin  còn  có  các  cơ  chế  tác  động khác  như cải  thiện chức năng nội mô mạch máu, ổn  định  tính  vẹn  toàn  của  vi mạch,  chống  viêm,  chống kết tập tiểu cầu và điều hòa miễn dịch. Vì  vậy,  điều  trị hạ  lipid máu  là một  tiến bộ quan  trọng  trong phòng ngừa đột quị nhồi máu não  tái  phát,  đặc  biệt  ở  những  bệnh  nhân  xơ  vữa  động mạch  lớn.  So  sánh  trung  bình  các  trị  số  men gan, đường huyết và huyết áp trước và sau  điều trị nhận thấy các trị số trung bình men gan  SGOT, SGPT, đường huyết không thay đổi có ý  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Nội Khoa 500 nghĩa so với  trước và sau điều  trị  (p  lần  lượt =  0,09, 0,07, 0,5). Huyết áp tâm thu và tâm trương  giảm có ý nghĩa so với  trước và sau điều  trị  (p  lần lượt = 0,001 và 0,001).   Mức độ phục hồi vận động có cải thiện đánh  giá qua điểm mRS ở các thời điểm xuất viện, 30  ngày và 90 ngày, khác biệt có ý nghĩa thống kê  với p <0,001. Mức  độ phục hồi vận  động  cũng  cải  thiện  qua  điểm  số Barthel  ở  các  thời  điểm  xuất  viện,  30  ngày  và  90  ngày,  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê  với  p  <0,001.  Các  yếu  tố  liên  quan  đến  mức  độ  phục  hồi  vận  động  sau  3  tháng: Chúng tôi chia điểm mRS từ 0 – 2 là hồi  phục tốt, >2 là hồi phục kém. Khi so sánh các chỉ  số  trung bình  tuổi, huyết áp  tâm  thu, huyết áp  tâm trương và điểm NIHSS với các điểm số mRS  và Barthel sau 3 tháng chúng tôi nhận thấy: mức  độ cải thiện vận động có liên quan với tuổi, tuổi  càng cao khả năng hồi phục càng kém, >60 tuổi  hồi phục kém hơn, khác biệt có ý nghĩa thống kê  cả cho điểm số Rankin và Barthel với p lần lượt  là <0,001 và <0,001. Có mối liên quan có ý nghĩa  thống  kê  giữa  huyết  áp  (cả  tâm  thu  và  tâm  trương) với mức  độ phục hồi vận  động, huyết  áp  càng  cao khả năng hồi phục  càng kém qua  điểm số mRS >2 với p lần lượt là <0.04 và <0,01  và Barthel <90 với p lần lượt là <0,005 và <0,015.  Điểm NIHSS lúc nhập viện cao >10 khả năng hồi  phục vận động kém hơn so với điểm NIHSS <10  đánh  giá  qua  điểm  số mRS  >2  và Barthel  <90,  khác biệt có ý nghĩa (p <0,001). Nghiên cứu của  Di Carlo và cộng sự,  tuổi có  liên quan  đến kết  cục  chức  năng  thần  kinh  sau  3  tháng  ở  bệnh  nhân đột quị nhồi máu não cấp: tuổi cao >80 tuổi  có kết cục xấu hơn đánh giá qua điểm Rankin và  Barthel, khác biệt  có ý nghĩa với  tỉ  suất  chênh  OR = 7,04, p <0,001). Theo y văn, hơn 80%  các  cơn đột quị xảy ra ở người có tuổi (≥65 tuổi) và  kết  cục  bệnh  nhân  sau  đột  quị  ảnh  hưởng do  tuổi là rất cao. Điều này là do sự gia tăng tính dễ  tổn thương của não người cao tuổi liên quan với  một số thay đổi trong não niên. Bệnh nhân cao  tuổi  thường được điều  trị  ít hiệu quả và có kết  quả xấu hơn so với người trẻ tuổi. Mối liên quan  các yếu  tố nguy cơ với phục hồi vận động qua  điểm  mRS:  Kết  quả  phân  tích  đơn  biến,  khả  năng phục hồi vận động qua điểm mRS ở nhóm  hồi phục  tốt 0  ‐ 2  có  liên quan với: nhóm  tuổi  ≤60, nồng độ cholesterol <5,2 mmol/l và  tiền sử  điều trị statin trước nhập viện, có ý nghĩa thống  kê với OR lần lượt là 6,4 (p = 0,001), 6,5 (p = 0,02)  và 2,9  (p = 0,03). Kết quả phân  tích hồi qui  đa  biến,  nhóm  tuổi  và  tăng  cholesterol  là  yếu  tố  nguy cơ có liên quan độc lập với khả năng phục  hồi vận động  tốt sau 3  tháng qua điểm Rankin  có ý nghĩa thống kê với OR 7,2 (p = 0,001) và OR  0,1 (p = 0,015). Mối liên quan các yếu tố nguy cơ  với  phục  hồi  vận  động  qua  điểm  Barthel: Kết  quả phân tích đơn biến, phục hồi vận động kém  theo thang điểm Barthel <90 liên quan với nhóm  tuổi có ý nghĩa thống kê với OR = 6,6 (p = 0.001).  Tuổi  ≤60 khả năng phục hồi  tốt hơn. Phân  tích  hồi qui đa biến, nhóm tuổi >60 là yếu tố nguy cơ  độc  lập  liên quan với phục hồi vận  động kém  với  chỉ  số Barthel  <90  sau  3  tháng,  có  ý nghĩa  thống kê với OR 6,6 (p = 0,001).  Tỉ  lệ NMN  tái phát  trong  90 ngày  là  6,7%.  Nhóm có rối loạn lipid máu chiếm tỉ lệ cao hơn  nhóm không có rối  loạn  lipid máu (7,3% so với  5,0%), không khác biệt  (p = 1,0). Nhiều nghiên  cứu  tiền  cứu  đã  chứng minh  rằng  các  chất  ức  chế HMG‐CoA reductase (statin) làm giảm nguy  cơ đột quị tái phát 20% ‐ 25%. Chúng tôi không  tìm thấy mối liên quan giữa nồng độ trung bình  các chỉ số lipid máu với tỉ lệ tái phát bệnh sau 3  tháng điều trị. Có mối liên quan giữa điểm mRS  >2 và Barthel  <80 với  tỉ  lệ  tái phát bệnh  sau  3  tháng có ý nghĩa thống kê, với p lần lượt là 0,01  và 0,003.   KẾT LUẬN  Kiểm  soát  lipid máu  bằng Atorvastatin  có  hiệu  quả  làm  giảm  các  chỉ  số  lipid máu  có  ý  nghĩa thống kê so sánh trước và sau điều trị với  giảm cholesterol, giảm LDL‐C, giảm triglyceride  và  tăng HDL‐C  (p  đều <0,001). Hiệu quả phục  hồi vận động đánh giá theo thang điểm Rankin  hiệu chỉnh và Barthel so sánh trước và sau điều  trị cải thiện có ý nghĩa thống kê (p <0,001). Các  yếu  tố  có  liên quan  độc  lập  đến phục hồi vận  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Thần Kinh  501 động sau 3 tháng, qua phân tích hồi qui đa biến  với điểm mRS ≤2 gồm nhóm tuổi ≤60 với OR 7,2,  p  =  0,001,  cholesterol máu  <5,2 mmol/l với OR  0,1, p = 0,01 và điểm Barthel <90 với OR 6,6, p =  0,001. Tỉ lệ nhồi máu não tái phát trong vòng 90  ngày  là 6,7%. Tỉ  lệ  tái phát ở nhóm có  rối  loạn  lipid  cao  hơn  nhóm  không  có  rối  loạn  lipdid,  không có ý nghĩa thống kê (p = 1,0). Các yếu tố  có liên quan độc lập với tỉ lệ tái phát sau 3 tháng  qua phân  tích hồi qui đa biến gồm: nhóm  tuổi  >80 với OR 0,24 (p = 0,04).  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Amarenco P, Laubreuche  J, et al  (2009). Lipid management  in  the prevention of stroke: review and updated meta‐analysis of  statins for stroke prevention. Lancet Neurol, 8(5), pp.453‐63.  2. Amarenco P, et al  (2007). Atorvastatin  in prevention of stroke  and  transient  ischemic  attack. Expert Opin Pharmacother,  8(16),  pp.2789‐97.  3. Adams RJ, Albers G, et al (2008). Update to the American Heart  Association/American  Stroke  Association  Council  on  Stroke  (AHA/ASA)  recommendations  for  prevention  of  stroke  in  patients with ischemic stroke or transient ischemic attack. Stroke,  39, pp.1647‐52.  4. Bowman TS, Sesso HD, et al (2003). Cholesterol and the risk of  Ischemic Stroke. Stroke, 34, pp.2930‐34.   5. Boden‐Albala B and Sacco RL (2002). Modifiable risk factors for  stroke:  hypertension,  diabetes  mellitus,  lipids,  tobacco  use,  physical  inactivity,  and  alcohol.  The  prevention  of  stroke,  The  Parthenon Publishing Group, 11 st Edition, pp.32‐48.  6. Catapano A, Reiner Z, et al (2011). ESC/EAS Guidelines for the  management  of  dyslipidemias.  The  Task  Force  on  the  management  of  dyslipidemias  of  the  European  Society  of  Cardiology  (ESC)  and  the  European  Atherosclerosis  Society  (EAS). European Heart Journal, 32, pp.1769‐1818.  7. Di Napoli M (2004). Benefit of statins in cerebrovascular disease.  Current opinion in Investigational Drugs, 5(3), pp.295‐305.  8. Elkind MS, et al (2009). Outcomes after stroke: risk of recurrent  ischemic stroke and other events. Am J Med, 12(4), pp.7‐13.   9. Gaspardone A, Arrca M (2007). Atorvastatin: its clinical role in  cerebrovascular prevention. Drugs, 67, suppl 1, pp.55‐62.  10. Lakhan SE, Bagchi S, Hofer M, et al (2010). Statins and clinical  outcome  of  acute  ischemic  stroke:  a  systematic  review.  International Archives of Medicine, 3: 22 doi:10.1186/1755‐7682.  11. Ní  Chróinín  D,  Asplund  K,  et  al  (2013).  Statin  therapy  and  outcome  after  ischemic  stroke:  systematic  review  and meta‐ analysis of observational studies and randomized trials. Stroke,  44(2), pp.448‐56.  12. Tziomalos K, Athyros VG, et al  (2009). Dyslipidemia as a risk  factor for ischemic stroke. Curr Top Med Chem, 9(14), pp.1291‐7.  13. Vũ Anh Nhị (2012). Chẩn đoán và điều trị tai biến mạch máu  não. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, tr.1‐17.  Ngày nhận bài báo: 01/11/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/11/2013  Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf494_9594.pdf
Tài liệu liên quan