Đánh giá hiệu quả điều trị móng chọc thịt bằng laser co2

Móng chọc thịt là hiện tượng cạnh bên bản móng chọc vào tổ chức phần mền

ở cuốn móng bên làm tổn thương tổ chức này gây nên đỏ, sưng và đau. Các

triệu chứng có xu hướng xấu hơn khi đi giầy, nhiễm khuẩn và móng liên tục

phát triển chọc vào phần mềm ở cuốn móng bên . Móng chọc thịt gây khó

khăn cho bệnh nhân khi đi lại, đặc biệt là những bệnh nhân cần đi giầy mà lại

không đi được vì đau.Các kỹ thuật điều trị móng chọc thịt khá đa dạng và

cho kết quả khác nhau tuỳ từng tác giả. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy

laser CO

2

có hiệu quả cao trong điều trị móng chọc thịt.

pdf15 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị móng chọc thịt bằng laser co2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đánh giá hiệu quả điều trị móng chọc thịt bằng laser co2 Móng chọc thịt là hiện tượng cạnh bên bản móng chọc vào tổ chức phần mền ở cuốn móng bên làm tổn thương tổ chức này gây nên đỏ, sưng và đau. Các triệu chứng có xu hướng xấu hơn khi đi giầy, nhiễm khuẩn và móng liên tục phát triển chọc vào phần mềm ở cuốn móng bên . Móng chọc thịt gây khó khăn cho bệnh nhân khi đi lại, đặc biệt là những bệnh nhân cần đi giầy mà lại không đi được vì đau.Các kỹ thuật điều trị móng chọc thịt khá đa dạng và cho kết quả khác nhau tuỳ từng tác giả. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy laser CO2 có hiệu quả cao trong điều trị móng chọc thịt. I. Đặt vấn đề Việt Nam đã điều trị căn bệnh này, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu có hệ thống nào về móng chọc thịt, đặc biệt là laser trong điều trị móng chọc thịt. Vậy vấn đề điều trị căn bệnh này bằng laser CO2 ở Việt Nam như thế nào ? để góp phần trả lời câu hỏi trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu. (1). Đánh giá hiệu quả điều trị móng chọc thịt bằng laser CO2. (2). Tìm hiểu các yếu tố nguy cơ gây móng chọc thịt.. II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu gồm 45 bệnh nhân được chẩn đoán là móng chọc thịt và được điều trị bằng laser CO2 tại Viện Da Liễu Quốc Gia từ tháng 01 năm 2003 đến tháng 10 năm 2004. 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: Chỉ định mổ tuyệt đối móng chọc thịt ở giai đoạn III, chỉ định tương đối ở giai đoạn II, chỉ định mổ hãn hữu ở giai đoạn I. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân không đồng ý phẫu thuật 2.3. Lựa chọn kỹ thuật: Chúng tôi cắt phần mềm ở cuốn móng bên và bờ bên bản móng bằng giao mổ, diệt matrix tương ứng với phần cắt bằng laser CO2. 2.2. phương pháp nghiên cứu: 2.2.1. Phương pháp mô tả cắt ngang. 2.2.2. Tiêu chuẩn đánh giá: Đánh giá kết quả xa dựa vào. Tốt: Hết viêm, hết đau, không chồi móng ( spicule ), không tái phát, hình dạng móng gần như bình thường. Khá: Hết viêm, hết đau, không chồi móng, không tái phát, hình dạng móng nhỏ hơn bình thường ít. Trung bình: Hết viêm, hết đau, không chồi móng, không tái phát, hình móng nhỏ hơn bình thường ở nmức độ trung bình nhưng bệnh nhân vẫn chấp nhận được. Xấu: Tái phát, chồi móng, viêm, đau, hình dạng móng nhỏ hơn bình thường nhiều. III. Kết quả Từ tháng 01 - 2003 đến tháng 10 - 2004 chúng tôi phẫu thuật bằng laser CO2 cho 45 bệnh nhân có 70 bờ móng chọc thịt. Kết quả được đánh giá vào đợt khám cuối cùng từ tháng 10 - 2004 đến tháng 03- 2006 theo tiêu chuẩn đề ra và xử lý số liệu thu được bằng chương trình EPI INFO 6.0: 3.1. Tuổi Biểu đồ 3.1: tuổi: Thấp nhất 13 tuổi, cao nhất 83 tuổi. 3.2. Giới. Biểu đồ 3.2: giới: 3.3. Nghề nghiệp. Biểu đồ 3.3: Nghề nghiệp: Lao động đi giầy nhiều: Bộ đội, kỹ sư, công an… Lao động đi giầy ít: nội trợ, làm ruộng ( chỉ có 1 bệnh nhân ). 3.4. Địa bàn. Biểu đồ 3.4: Địa bàn: 3.5. Thời gian bị bệnh: Ngắn nhất là 0,5 tháng, dài nhất là 48 tháng, trung bình là 8.62 tháng. 3.6. Thời gian theo dõi sau mổ: Ngắn nhất là 5 tháng, dài nhất là 25 tháng, trung bình là 11,69 tháng 3.7. Yếu tố nguy cơ. Bảng 3.1: Yếu tố nguy cơ: STT Yếu tố nguy cơ Số lượng Tỷ lệ % 1 2 3 4 5 6 7 8 Cắt móng sai Cắt móng sai + các yếu tố khác(sau dẻ tăng cân, ra nhiều mồ hôi, đi giầy chật) Chửa đẻ tăng cân Không Nhiều mồ hôi Giầy chật Chấn thương Di vật 13 13 6 5 4 2 1 1 28.6 28.6 13.2 11 8.8 4.4 2.2 2.2 45 100 3.8. viêm. Bảng 3.2: Mức độ viêm. Mức độ viêm Tổng số Thời gian Nhiều Vừa it Trước mổ Sau mổ < 30 ngày Sau mổ trên 5 tháng 34 0 0 27 7 0 9 1 0 70 8 0 3.10. Đau : Trước mổ 100% bệnh nhân đều có đau, sau mổ 100% bệnh nhân hết đau. 3.11. Biến chứng: Nhiễm khuẩn 8 (11,4%), sẹo xấu 1 (2,2%), móng quá nhỏ 2 (4%). 3.12. Kết quả: Tốt 12 (26,5%), khá 28 (62,2%), trung bình 3 (6,7%), xấu 2 (4,5%). Hình 1: Vũ Phương Q 13 tuổi bị móng chọc thịt ngón cái chân trái. Hình 2: Vũ Phương Q 13 tuổi. Sau mổ bằng laser CO2 14 tháng . IV. Bàn luận 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu - Tuổi: 71,1% bệnh nhân ở độ tuổi từ 16 - 40. Đây là độ tuổi lao động của xã hội. Móng chọc thịt ít nhiều đã cản trở công việc đi lại và lao động của họ. - Giới: Nữ chiếm 62,2%. Phù hợp với nghiên cứu của Serour F (2002) và Ozawa (2005) [4] là phần lớn bệnh xảy ra ở nữ giới. - Nghề nghiệp: 40(86,7%) bệnh nhân là người thường xuyên phải đi giầy nhưng họ lại bị móng chọc thịt, vấn đề này không những cản trở công việc đi lại của họ mà còn ảnh hưởng đến tâm lý khi giao tiếp. - Địa bàn: có 33 (73,3%) bệnh nhân sống ở đô thị và chỉ có 12 (26,7%) bệnh nhân sống ở nông thôn. Vậy có lẽ bệnh này phổ biến ở những người thành thị hơn ở nông thôn. - Thời gian bị bệnh: ngắn nhất là 05 tháng, dài nhất là 48 tháng, trung bình là 8,62 tháng. Do bệnh nhân chưa đến đúng nơi điều trị, và hoặc là tự điều trị hoặc là đến cơ sở không chuyên khoa để điều trị nên bệnh không khỏi mà kéo dài giai giẳng. 4.2. Các yếu tố nguy cơ gây móng chọc thịt - Cắt móng sai: cắt móng sai có 26 (57,2%) bệnh nhân. Nghiên cứu này phù hợp với các tác giả Zuber [6], Thomas [5], Bernard [1] phần lớn móng chọc thịt gây lên bởi cắt móng sai. - Phụ nữ sau đẻ thường tăng cân và móng chọc thịt gặp ở 12 (26,7%) bệnh nhân. Trong số này có 6 (13,2%) bệnh nhân sau đẻ tăng cân và cắt móng sai, còn lại 6 bệnh nhân là không cắt móng sai nhưng vẫn bị móng chọc thịt. Có lẽ việc tăng cân cũng là yếu tố nguy cơ để bệnh phát triển và tăng cân sau đẻ cộng với cắt móng sai là yếu tố nguy cơ gây móng chọc thịt. - Các yếu tố khác như ra nhiều mồ hôi, đi giầy chật, chấn thương, dị vật có 8 (17,8%) trường hợp. Các tác nhân này mặc dù đã được nhiều tác giả đề cập tới, nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi thì nó chỉ là yếu tố phụ gây móng chọc thịt. 4.3. Biến chứng - Sau mổ dưới 30 ngày chúng tôi gặp 8 (11,4%) kẽ móng còn viêm sau mổ. Phải chăng thương tổn vốn đã viêm từ trước và việc can thiệp bằng laser CO2 trong điều trị căn bệnh này cũng không làm sạch được hoàn toàn vi khuẩn tại tổn thương. Tuy nhiên việc điều trị bằng thuốc uống khi có viêm đã làm cho tổn thương hết viêm. Tất cả các bệnh nhân này không có can thiệp ngoại khoa sau đó. Và cuối cùng đều có kết quả khả quan. - Do ngay từ đầu đã chú ý cắt móng thích hợp để vừa điều trị bệnh lại vừa bảo tồn kích thước móng cho nên hiện tượng móng quá nhỏ chỉ có 2 (4,5%) bệnh nhân. Hai trường hợp này là do viêm quá nhiều, tổ chức xung quanh móng phát triển, bị cả hai kẽ móng và đe doạ móng chọc thịt tái phát đã buộc chúng tôi phải cắt móng rộng dẫn đến hiện tượng móng nhỏ sau mổ. - Vì đường mổ hẹp, ngắn và thương tổn ở chân nên thường bệnh nhân không chú ý đến sẹo. Tuy nhiên chúng tôi thấy có 1 bệnh nhân sẹo xấu (lõm, nhăn nhúm) - Không có biến chứng chồi móng, tái phát sau mổ. 4.4. Kết quả: 100% bệnh nhân đến với chúng tôi đều có viêm và đau, nhưng sau mổ 100% hết viêm, hết đau. - Kết quả: Về mặt điều trị bệnh thì kết quả thành công là 100%. Nhưng theo tiêu chuẩn đề ra thì kết quả thành công của chúng tôi là 95,5%. 4.5. so sánh các phương pháp khác của một số tác giả. Bảng 4.1: So sánh với một số tác giả khác. Tên tác giả Herold N 2001 Herold N 2001 Gupta S 2001 Ozawa T 2005 Kiem PC 2006 Kỹ thuật Số bệnh nhân Số kẽ ngón bị móng chọc thịt Tái phát Chồi móng Viêm hậu phẫu Phẫu thuật 55 55 3 (5,5%) 20 (36%) Phenol 55 55 0 4 (7,3%) Nẹp móng 50 68 8 (8/39) (20,5%) 0 Laser CO2 14 19 0 1 (5,3%) Laser CO2 45 70 0 0 8 (11,4%) Theo số liệu trên thì mổ thông thường có tỷ lệ khỏi thấp nhất vì chồi móng gặp 36%, tái phát 5,5%. Phenol điều trị khỏi 92,7%, chồi móng gặp 7,3%. Sử dụng laser CO2 để điều trị cho tỷ lệ khỏi cao nhất 94,7% của Ozawa và 95,5% của chúng tôI [2] [3] [4]. Hình 4.1: Trước và sau mổ. Nguyễn Thị H, 19 tuổi. Móng chọc thịt bờ trong ngón cái chân phải Kết luận 1. Sử dụng laser CO2 để điều trị móng chọc thịt là có hiệu quả khả quan vì 100% bệnh nhân đều khỏi bệnh, không có bệnh nhân nào tái phát hoặc chồi móng sau mổ. Kết quả thành công theo tiêu chuẩn là 95,5%. 2. Cắt tỉa móng không hợp lý là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến móng chọc thịt, kế đến là sau đẻ tăng cân. Đi giầy chật, tăng tiết mồ hôi…. chỉ là yếu tố thứ yếu gây móng chọc thịt. Tài liệu tham khảo 1. Bernard l. Raskin (1996): Nail - Princples and techniques of cutaneous surgury : 264- 281. 2. Gupta, -S; Sahoo, - B; Kumar, - B (2001): Treating ingrown toenail by nail splinting with a flexible tube; An Indian experience; J - Dermatol. Sep; 28 ( 9 ): 285 - 9. 3. Herold, - N; Houshian, -S; Riegels – Nielsen (2001): A prospective comparison of wedge matrix resection with nail matrix phenolization for the treatment of ingrown toenail: J - Foot - Ankle - Sur: Nov - Dec; 40 ( 6 ): 390 -5. 4. Ozawa T; Nose K; Harada T; Muraoka; Ishii M (2005) : Partial matricectomy with a co2 laser for ingrown toenail after nail matrix staining 31 (3), 302 – 5. 5. Thomas Zuber (2002). American Family Physician: Ingrown Toenail Removal: June 15. 6 Zuber, Thomas (2002): Ingrown toenail removal- Am- Fam- Physician: Jun 15; 65(12): 2547 - 52, 2554.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf25_9944.pdf
Tài liệu liên quan