Đặt vấn đề: Trong đa số trường hợp, triệu chứng đường niệu dưới do tăng sinh lành tình TTL (IIL) bao
gồm cả 2 nhóm triệu chứng tắc nghẽn và kích thích. Như vậy, trong điều trị nội khoa, cũng cần thiết sử dụng kết
hợp 2 nhóm thuốc: chẹn α1 và kháng muscarinic.
Mục đích: Đánh giá hiệu quả của sự kết hợp Solefinacin với Tamsulosin trong điều trị triệu chứng đường
niệu dưới do tăng sinh lành tính TTL, trên những bệnh nhân có cả 2 nhóm triệu chứng tắc nghẽn và kích thích,
đã được điều trị bằng Tamsulosin nhưng không cải thiện nhóm triệu chứng kích thích
6 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả của điều trị kết hợp solifenacine và tamsulosin trên “triệu chứng đường niệu dưới” do tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014 366
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA ĐIỀU TRỊ KẾT HỢP SOLIFENACINE
VÀ TAMSULOSIN TRÊN “TRIỆU CHỨNG ĐƯỜNG NIỆU DƯỚI”
DO TĂNG SINH LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT
Đào Quang Oánh*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Trong đa số trường hợp, triệu chứng đường niệu dưới do tăng sinh lành tình TTL (IIL) bao
gồm cả 2 nhóm triệu chứng tắc nghẽn và kích thích. Như vậy, trong điều trị nội khoa, cũng cần thiết sử dụng kết
hợp 2 nhóm thuốc: chẹn α1 và kháng muscarinic.
Mục đích: Đánh giá hiệu quả của sự kết hợp Solefinacin với Tamsulosin trong điều trị triệu chứng đường
niệu dưới do tăng sinh lành tính TTL, trên những bệnh nhân có cả 2 nhóm triệu chứng tắc nghẽn và kích thích,
đã được điều trị bằng Tamsulosin nhưng không cải thiện nhóm triệu chứng kích thích.
Bệnh nhân – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lâm sàng, mô tả cắt ngang. Được đưa vào
nghiên cứu những bệnh nhân nam, tuổi ≥ 50 t, có triệu chứng đường tiết niệu dưới do tăng sinh lành tính
TTL. Tổng điểm IPSS ≥ 10, trong đó tổng điểm nhóm triệu chứng kích thích ≥ 5 và đã được điều trị trong 4
– 6 tuần với Tamsulosin nhưng vẫn còn khó chịu vì tồn tại triệu chứng kích thích bàng quang.Thêm
Solifenacin trong 12 tuần.Sau 12 tuần, đánh giá lại sự thay đổi điểm của các triệu chứng..Ghi nhận tổng
điểm IPSS, tổng điểm tắc nghẽn, tổng điểm chứa đựng, điểm chất lượng sống (QoL), Qmax và thể tích tồn
lưu (PVR). Đánh giá sự thay đổi.
Kết quả: Tổng cộng có 54 bệnh nhân, tuổi TB = 62,5 ± 8,6 t. Sau 12 tuần điều trị kết hợp Solifenacin 5
mg/ngày và Tamsulosin 0,4 mg/ngày: tất cả các triệu chứng chứa đựng (tiểu lắt nhắt, tiểu gấp, tiểu đêm) và triệu
chứng sau tiểu (tiểu không hết) đều cải thiện, có ý nghĩa thống kê. Những triệu chứng tắc nghẽn không thay đổi
nhiều. Sự thay đổi về chất lượng sống có ý nghĩa thống kê. Không thay đổi có ý nghĩa thống kê về Qmax và thể
tích nước tiểu tồn lưu (PVR).
Kết luận: Việc thêm Solifenacine, kết hợp với Tamsulosin có hiệu quả cải thiện triệu chừng kích thích trên
bệnh nhân có triệu chừng đường niệu dưới.
Từ khóa: Solifenacin, Tamsulosin, triệu chứng đường niệu dưới, tăng sinh lành tính TTL..
ABSTRACT
EVALUATION OF THE ADD-ON EFFECT OF SOLIFENACIN TO TAMSULOSIN FOR LOWER
URINARY TRACT SYMPTOMS DUE TO BPH
Dao Quang Oanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 1 - 2014: 366 - 371
Introduction: Irritative or Overactive bladder (OAB) symptoms are commonly observed in men with lower
urinary tract symptoms (LUTS) suggestive of benign prostatic hyperplasia (BPH). Thus, we require
thnhan@ctump.edu.vn d the combination of two drugs: α1-blockers and anti-muscarinic in the medical treatment
Objectives: To investigate the add-on effect of solifenacin in patients with remaining OAB symptoms after
tamsulosin monotherapy for LUTS due to BPH.
Patients – Methods: Descriptive, cross-sectional study. To be included in the study all male patients, aged ≥
* Khoa niệu B, Bệnh viện Bình Dân TpHCM.
Tác giả liên lạc: TS.BS.Đào Quang Oánh ĐT: 0902410255 Email: daoquangoanh53@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014 367
50 years old, with LUTS due to BPH. Total IPSS score ≥ 10, in which the OAB symptoms ≥ 5 and after 4-6 weeks
receiving tamsulosin still have remaining bladder irritative symptoms. Add Solifenacin in 12 weeks.After 12
weeks, re-evaluate the changes of symptoms. Noting total IPSS score, total obstructive symptoms score, total
irritative symptoms score, quality of life (QOL) index, Qmax and post-void residual volume (PVR).
Results: Totally 54 patients, aged 62.5 ± 8.6 years old. After 12 weeks of combined therapy Solifenacin 5 mg
/ day and tamsulosin 0.4 mg / day: all storage symptoms (frequency, urgency, nocturia) and post-micturition
symptom (incomplete emtying) are improved. The obstructive symptoms have not changed much. The change in
QoL is significant. No statistical changes in Qmax and PVR.
Conclusions: The additional administration of solifenacin to patients with LUTS treated with tamsulosin, is
effective in controlling remaining irritative symptoms.
Keywords: Solifenacin, Tamsulosin, LUTS, BPH.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bàng quang tăng hoạt gồm các triệu chứng
tiểu lắt nhắt, tiểu đêm, tiểu gấp... là hiện tượng
thường thấy kết hợp trong triệu chứng đường
niệu dưới do tuyến tiền liệt (TTL) ở bệnh nhân
nam lớn tuổi. Bảng thang điểm quốc tế IPSS cho
thấy cần phải khảo sát và đánh giá mức độ trên
cả 2 nhóm triệu chứng tắc nghẽn và kích thích.
Đây là vấn đề cơ bản trong chọn lựa quyết định
điều trị và đánh giá hiệu quả điều trị. Nhiều
thống kê trên thế giới cho thấy trong đa số các
trường hợp thì kết hợp triệu chứng là thường
gặp nhất.
Tamsulosin là 1 thuốc chẹn α1 chuyên biệt
trên hệ niệu được sử dụng phổ biến trong điều
trị tăng sinh lành tính TTL. Solefinacin là một
thuốc thuộc nhóm kháng nuscarinic thường
dùng để điều trị bàng quang tăng hoạt. Trong
nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng và đánh giá
hiệu quả của Solifenacin trên những bệnh nhân
có triệu chứng đường niệu dưới do tăng sinh
lành tính TTL đã được điều trị bằng Tamsulosin
nhưng qua theo dõi không thấy có thuyên giảm
các triệu chứng kích thích.
Mục tiêu
Đánh giá hiệu quả của sự kết hợp Solefinacin
với Tamsulosin trong điều trị triệu chứng đường
niệu dưới do tăng sinh lành tính TTL, trên
những bệnh nhân có cả 2 nhóm triệu chứng tắc
nghẽn và kích thích, đã được điều trị bằng
Tamsulosin nhưng không cải thiện nhóm triệu
chứng kích thích.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu lâm sàng, mô tả cắt ngang.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Bệnh nhân nam, tuổi ≥ 50t, có triệu chứng
đường tiết niệu dưới do tăng sinh lành tính TTL.
Tổng điểm IPSS ≥ 10, trong đó tổng điểm nhóm
triệu chứng kích thích (tiểu nhiều lần, tiểu gấp,
tiểu đêm) ≥ 5.
- Ghi nhận: điểm chất lượng sống (QoL), thể
tích TTL, Qmax (niệu dòng đồ), thể tích nước
tiểu tồn lưu (PVR, đo bằng siêu âm bụng sau khi
đi tiểu)
- Đã được điều trị trong 4 – 6 tuần với
Tamsulosin 0,4 mg/ngày nhưng vẫn còn khó
chịu vì triệu chứng kích thích bàng quang.
- Được xem như còn triệu chứng kích thích
nhưng không thuyên giảm khi tổng các triệu
chứng chứa đựng (tiểu lắt nhắt nhiều lần, tiểu
gấp, tiểu đêm) vẫn không thuyên giảm, còn ≥
5 điểm.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Khi có tiêu chuẩn chỉ định sinh thiết TTL vì
nghi ngờ ung thư (theo hướng dẫn của hội Tiết
niệu – Thận học VN) như: có nhân cứng khi
thăm khám trực tràng, PSA > 10 ng/ml, PSA = 4 –
10 ng/ml và tỷ lệ PSA tự do/tổng > 20%.
- Thể tích TTL > 40 ml
- Có dấu hiệu tắc nghẽn khá nặng: Qmax< 5
ml/s, hay PVR > 100 ml.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014 368
- Không dung nạp được Solifenacin vì tác
dung phụ (khô miệng, táo bón, bứt rứt...)
Theo dõi và đánh giá kết quả điều trị
- Tiếp tục cho bệnh nhân Tamsulosin 0,4
mg/ngày, và thêm Solifenacin 5 mg/ngày trong
12 tuần
- Sau 12 tuần, đánh giá lại sự thay đổi điểm
của mỗi triệu chứng trong 7 triệu chứng. Ghi
nhận tổng điểm IPSS, tổng điểm tắc nghẽn, tổng
điểm chứa đựng, điểm chất lượng sống (QoL),
Qmax, thể tích tồn lưu (PVR).
- Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.
KẾT QUẢ
Tổng cộng có 54 bệnh nhân, tuổi TB = 62,5 ±
8,6t. Không có bệnh nhân nào bỏ thuốc hay
ngưng điều trị vì tác dụng phụ.
Tổng số điểm IPSS khi chưa điểu trị là 19,6 ±
7,3 (14 – 22), sau 4 – 6 tuần đơn trị bằng
Tamsulosin 0,4 mg/ngày thì giảm còn 15,5 ± 6,2
(10 – 20) (p< 0,01). Thay đổi có ý nghĩa thống kê.
Sự thay đổi của các triệu chứng tắc nghẽn từ 10,4
± 3,6, giảm xuống 6,7 ± 3,7 (p< 0,01).
Sau 12 tuần, điều trị tiếp, kết hợp Solifenacin
và Tamsulosin:
- Tất cả các triệu chứng chứa đựng (tiểu lắt
nhắt, tiểu gấp, tiểu đêm) và triệu chứng sau
tiểu (tiểu không hết) đều cải thiện, có ý nghĩa
thống kê.
- Những triệu chứng tắc nghẽn còn lại không
thay đổi nhiều. Sự thay đổi không có ý nghĩa
thống kê.
- Sự thay đổi về chất lượng sống có ý nghĩa
thống kê
- Không thay đổi có ý nghĩa thống kê về
Qmax và PVR.
Bảng 1: Sự thay đổi của các điểm triệu chứng sau 12
tuần điều trị kết hợp Solifenacin và Tamsulosin
Triệu chứng Trước Sau P
Phải rặn 1,0 ± 1,3 0,8 ± 1,2 P = 0,52
Tia yếu 2,4 ± 1,8 2,0 ± 1,5 P = 0,06
Ngắt quãng 1,5 ± 1,3 1,4 ± 1,3 P = 0,64
Không hết 2,0 ± 1,7 1,4 ± 1,3 P < 0,05
Nhiều lần 2,9 ± 1,4 1,8 ± 1,0 P < 0,01
Tiểu gấp 2,8 ± 1,5 1,3 ± 1,2 P < 0,01
Tiểu đêm 3,1 ± 1,2 2,2 ± 1,2 P < 0,01
IPSS tống xuất 6,7 ± 3,7
8,9 ± 2,8
5,2 ± 3,2
5,3 ± 2,6
P < 0,05
P < 0,01
IPSS chứa đựng 15,5 ±6,2 10,4 ±5,1 P < 0,01
IPSS tổng QoL 4,2 ± 1,2 3,0 ± 1,2 P < 0,05
Bảng 2: Sự thay đổi của Qmax và PVR sau 12 tuần
điều trị kết hợp Solifenacin và Tamsulosin
Trước Sau P
Qmax (ml/giây) 10,9 ± 6,2 13,3 ± 8,9 >0,05
Thể tích tồn lưu (PVR) 32,6 ± 23,3 40,8 ± 22,7 >0,05
BÀN LUẬN
Lý do những triệu chứng tắc nghẽn cải
thiện không đáng kể ở giai đoạn sau, khi
điều trị kết hợp
Những bệnh nhân được chọn đưa vào
nghiên cứu là bệnh nhân đã được cho uống
Tamsulosin trong 4 – 6 tuần trước. Thời gian này
là thời gian đầu tác dụng của thuốc chẹn α1
nhằm cải thiện các triệu chứng thuộc nhóm tắc
nghẽn. Theo nhiều nghiên cứu, các triệu chứng
này giảm nhanh trong vòng 4 – 6 tuần đầu, sau
đó giảm chậm hơn. Số liệu cũng cho thấy, tông
số điểm IPSS, sau 4 – 6 tuần đơn trị bằng
Tamsulosin giảm từ 19,6 ± 7,3 còn 15,5 ± 6,2; và
tổng số điểm tắc nghẽn từ 10,4 ± 3,6, giảm xuống
6,7 ± 3,7. Những thay đổi này có ý nghĩa thống
kê. Nếu tiếp tục điều trị với Tamsulosin thì các
triệu chứng tắc nghẽn cũng sẽ cải thiện chậm ở
thời gian sau.
Sau 12 điều trị tiếp, có thêm Solifenacin 5
mg/ngày, tổng số điểm tắc nghẽn thay đổi chậm
và ít hơn, từ 6,7 ± 3,7 giảm còn 5,2 ± 3,2. Sự thay
đổi này không có ý nghĩa thống kê nếu tính từng
triệu chứng một, tuy nhiên nếu gộp tất cả lại thì
tổng điểm thay đổi có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Nhìn thoáng qua, ta thấy có vẻ như có sự
thay đổi không đồng bộ giữa triệu chứng chủ
quan và dấu hiệu khách quan. Trong cùng thời
gian, các số liệu về điểm triệu chứng cho thấy có
sự cải thiện tốt hơn, dù ít, khi có kết hợp với
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014 369
Solifenacin. Ngược lại, các kết quả khách quan
thể hiện chức năng tống xuất như Qmax và thể
tích tồn lưu nước tiểu thì lại có vẻ xấu đi. Tuy
nhiên, phân tích trên số liệu thì những thay đổi
này cũng không có ý nghĩa thống kê.
Những triệu chứng kích thích cải thiện
đáng kể ở giai đoạn sau, khi thêm
Solifenacin
Những bệnh nhân trong nghiên cứu là bệnh
nhân có triệu chứng đường niệu dưới do tăng
sinh lành tính TTL và có cà 2 nhóm triệu chứng
tắc nghẽn và kích thích, với tổng điểm IPSS
trung bình là 19,6 ± 7,3 (14 – 22 điểm). Như vậy
những bệnh nhân này có điểm IPSS xếp loại từ
trung bình đến nặng, và thiên về hướng nặng là
chủ yếu. Khi sử dụng tamsulosin trong 4 – 6 tuần
thì có sự cải thiện đáng kể các triệu chứng tắc
nghẽn. Những triệu chứng kích thích không
thuyên giảm bao nhiêu và vẫn còn ≥ 5 điểm.
Sau khi thêm Solifenacin 5 mg/ngày trong 12
tuần, tất cả 3 triệu chứng thuộc nhóm kích thích:
tiểu nhiều lần, tiểu gấp và tiểu đêm đều giảm có
ý nghĩa thống kê, và đương nhiên tổng điểm
triệu chứng kích thích cũng giảm rõ. Qmax có
giảm và thể tích nước tiểu tồn lưu có tăng,
nhưng không đáng kể. Cũng không có trường
hợp nảo bị bí tiểu cấp hay bỏ điều trị vì tác dụng
phụ. Việc này cho thấy Solifenacin có hiệu quả
và tương đối an toàn để điều trị triệu chứng
“chứa đựng” đường niệu dưới do tăng sinh lành
tính TTL trong những trường hợp không cải
thiện với thuốc chẹn α1.
Kết quả một số công trình sử dụng điều trị
kết hợp chẹn α1+ kháng muscarinic
Công trình của Lee (2004)(7) thêm Tolterodin
4mg/ngày trên 44 bệnh nhân nam có các triệu
chứng tắc nghẽn kết hợp kích thích (BOO +
OAB), kiểm định bằng niệu động học, đã sử
dụng 2 – 4mg/ngày Doxazosin đơn trị trong 3
tháng. 32 TH (73%) có cải thiện với IPSS giảm
hơn 3 điểm sau khi thêm Tolterodine. Chapple
(2009)(2) báo cáo kết quả một nghiên cứu lâm
sàng ngẫu nhiên, mù đôi và có so sánh với giả
dược, thực hiện trên 652 bệnh nhân, chia làm 2
nhóm: giả dược + chẹn α1 (n = 323) và
tolterodine ER 4mg + chẹn α1 (n = 329) trong 12
tuần. Nhóm sử dụng tolterodine ER có sự cải
thiện rõ về các triệu chứng chứa đựng và chất
lượng sống. Không có thay đổi đáng kể về Qmax
và thể tích tồn lưu PVR.
Kaplan (2009)(5,6) báo cáo hiệu quả và dung
nạp solifenacin trên những trường hợp không
cải thiện triệu chứng kích thích (tiểu lắt nhắt ≥8
lần / 24 giờ và có ít nhất 1 lần tiểu gấp) sau khi đã
điều trị bằng Tamsulosin 0,4mg/ngày trong ≥ 4
tuần. Tổng cộng 398 bệnh nhân chia ngẫu nhiên
làm 2 nhóm, điều trị trong 12 tuần với
solifenacin 5mg + tamsulosin (n = 202) hay giả
dược + tamsulosin (n = 195). Không có sự cải
thiện rõ về triệu chứng tiểu lắt nhắt (−1,05 so
sánh với −0,67, P = 0,135) và tổng điểm chứa
đựng (−2,80 so với −2,33, P = 0,074). Tuy nhiên
triệu chứng tiểu gấp lại giảm rõ (−2,16 so với
−1,10, P < 0,001). Có 7 trường hợp bị bí tiểu cấp
(3%) trong nhóm solifenacin + tamsulosin và
không có trường hợp nào trong nhóm giả dược +
tamsulosin. Tác giả kết luận rằng điều trị kết hợp
solifenacin + tamsulosin được dung nạp khá tốt
nhưng phải cẩn thận đối với những bệnh nhân
có triệu chứng tắc nghẽn nặng và có thể tích tôn
lưu lớn.
Chen (2010)(3), Blake-James (2006)(1),
MacDiarmid(8) tra cứu y văn, nhận thấy có nhiều
loại thuốc kháng muscarinic (oxybutynin,
propiverine, darifenacin, tolteridine, solifenacin)
đã được sử dụng kết hợp với các loại thuốc chẹn
α1 (doxazosin, alfuzosin, tamsulosin) để điều trị
triệu chứng đường niệu dưới trên cà bệnh nhân
nam và nữ. Thuốc chẹn α1 cải thiện triệu chứng
tắc nghẽn, thuốc kháng muscarinic cải thiện triệu
chứng kích thích. Những thuốc kháng
muscarinic thường sử dụng trong điều trị kết
hợp là tolteridine và solifenacin. Cần chú ý
những trường hợp có bế tắc nặng qua khảo sát
niệu động học, và cẩn trọng đối với thể tích tồn
lưu lớn hay tiền sử đã bí tiểu. Tuy nhiên, sự
dung nạp tương đối khá tốt và nguy cơ bí tiểu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014 370
không cao đối với những trường hợp chưa có
dấu hiệu bế tắc nặng(6).
Trong những bệnh nhân tăng sinh lành
tính TTL, hiệu quả nhất trên nhóm nào?
Nên sử dụng liều kháng muscarinic như
thế nào?
Tăng sinh lành tính TTL là hiện tượng xảy ra
trên người lớn tuổi, có thể có nhiều bệnh kết
hợp. Ngoài ra, tăng sinh lành tính TTL cũng là
một bệnh đa dạng, vì vậy, đáp ứng thuốc cũng
khác nhau và hiệu quả cũng khác nhau. Khi
thêm Solifenacin vào kết hợp với Tamsulosin, thì
ai được hưởng lợi nhiều nhất là câu hỏi được
Obata và cs (2013)(9) đặt ra. Nghiên cứu thực hiện
trên 130 bệnh nhân ≥ 45 tuổi đã điều trị bằng
tamsulosin 0,2 mg /ngày trong hơn 8 tuần, sau
đó được cho thêm solifenacin 5 mg/ngày trong
12 tuần. Kết quả là tổng điểm IPSS, chất lượng
sống (QoL), điểm kích thích cải thiện rõ sau khi
thêm Solifenacin. Phân tích đa biến cho thấy thể
tích TTL là yếu tố liên quan. Có sự khác biệt có ý
nghĩa có ý nghĩa thống kê về sự thay đổi trị số
IPSS tổng (−3,5 so sánh với −0,5; P = 0,002) giữa 2
nhóm thể tích TTL 30 ml. Ngoài ra
đái tháo đường cũng là một biến ảnh hưởng,
triệu chứng giảm ít hơn nếu bị đái tháo đường
(−0,6 so với −2,1; P < 0,001). Các tác giả kết luận
rằng điều trị kết hợp chẹn α1 + kháng muscarinic
đạt hiệu quả rõ hơn đối với những trường hợp
có TTL nhỏ và không bị đái tháo đường.
Ngoài ra, đối với những bệnh nhân có triệu
chứng bàng quang kích thích không thuyên
giảm với đơn trị bằng thuốc chẹn α1, khi thêm
thuốc kháng muscarinic thì sử dụng liều như thế
nào để đạt hiệu quả tối đa mà cùng lúc có thể
giảm thiểu tác dụng phụ. Câu hỏi này được Park
và Gon Kim (2012)(10) giải đáp bằng cách so sánh
kết quả ở những công trinh có sử dụng thuốc với
các liều khác nhau. Ví dụ, đối với Solifenacin thì
có các liều đã được sử dụng trong nghiên cứu là
2,5; 5; 6; 9 và 10 mg. Cách sử dụng hợp lý nhất là
khởi sự dùng từ liều thấp nhất. Nếu chưa đạt
hiệu quả như mong muốn thì tăng liều dần cho
đến khi đạt được sự thuyên giảm tối đa mà tác
dụng phụ còn trong mức độ bệnh nhân vẫn chấp
nhận được(4,6,10).
KẾT LUẬN
Đa số các trường hợp “triệu chứng đường
niệu dưới” có sự kết hợp của triệu chứng tắc
nghẽn và kích thich. Điều trị kết hợp cải thiện cả
2 nhóm triệu chứng và tăng chất lượng sống. Sự
kết hợp Tamsulosin và Solifenacin là một chọn
lựa thường được dùng. Tác dụng phụ có thể có
nhưng ít và chấp nhận được. Hiệu quả cao hơn
nếu sử dụng trên những bệnh nhân không có
biểu hiện tắc nghẽn nặng, thể tích TTL đừng lớn
quá, không có bệnh đái tháo đường kết hợp. Nên
áp dụng liều thuốc tăng dần cho đến khi đạt
được hiệu quả mong muốn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Blake-James BT, Rashidian A, Ikeda Y, Emberton M (2006).
The role of anticholinergics in men with lower urinary tract
symptoms suggestive of benign prostatic hyperplasia: a
systematic review and meta-analysis. BJU Int 99: 85-96.
2. Chapple C, Herschorn H, Abrams P, Sun F, Brodsky M, Guan
Z (2009). Tolterodine treatment improves storage symptoms
suggestive of overactive bladder in men treated with α-
blockers. Eur Urol 56(3): 534–543.
3. Chen CY, Kuo HC (2010). Safety and efficacy of addition of an
alpha-blocker to anti-muscarinic treatment in patients with
overactive bladder. Incont Pelvic Floor Dysfunct 4(3): 65-68.
4. Gratzke C, Andersson KE (2013). Alpha-blockers and
antimuscarinics for male Lower Urinary Tract Symptoms: The
search goes on. Eur Urol 63: 166 – 168.
5. Kaplan SA, Roehrborn CG, Rovner ES, Carlsson M,
Bavendam T, Guan Z (2006). Tolterodine and tamsulosin for
treatment of men with lower urinary tract symptoms and
overactive bladder: a randomized controlled trial. JAMA 296:
2319–2328.
6. Kaplan SA, McCammon K, Fincher R, Fakhoury A, He W
(2009). Safety and tolerability of solifenacin add-on therapy to
α-blocker treated men with residual urgency and frequency. J
Urol 182(6): 2825–2830.
7. Lee Y, Kim HK, Lee SJ, Koh JS, Suh HJ, Chancellor MB (2004).
Comparison of doxazosin with or without tolterodine in men
with symptomatic bladder outlet obstruction and an
overactive bladder. BJU Int 94(6):817–820.
8. MacDiarmid SA, Peters KM, Chen A et al (2008). Efficacy and
safety of extended-release oxybutynin in combination with
tamsulosin for treatment of lower urinary tract symptoms in
men: randomized, double-blind, placebo-controlled study.
Mayo Clin Proc 83: 1002–1010.
9. Obata J, Matsumoto K, Yamanaka H, Ninomiya A, Nakamura
S (2013). Who would benefit from Solifenacin add-on therapy
to Tamsulosin for overactive bladder symptoms associated
with benign prostatic hyperplasia? LUTS 5: 145–149.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014 371
10. Park WH, Gon Kim H (2012). Low-dose anticholinergic
combination therapy in male benign prostatic hyperplasia
patients with overactive bladder symptoms. LUTS 4: 102–109.
Ngày nhận bài báo: 28/10/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 02/12/2013
Ngày bài báo được đăng: 20/02/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 366_371_4121.pdf