Theo tiến độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước với nhịp độ sống nhanh của con người
thì ngày nay thời gian được xem là vàng, là bạc và để tiết kiệm thời gian mọi người đã tìm đến
thức ăn đường phố để giải quyết nhu cầu ăn uống. Bởi thức ăn đường phố luôn mang tính tiện lợi
lên hàng đầu, nó đáp ứng hầu hết các nhu cầu ăn uống như thời gian, giá cả và cả hương vị. Tuy
nhiên, bên cạnh tính tiện lợi to lớn mà thức ăn đường phố mang lại thì nó cũng mang theo hiểm
họa khôn lường khi mà việc kiểm soát vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm còn gặp rất nhiều khó
khăn. Mục đích của nghiên cứu là Đánh giá được hiện trạng ô nhiễm vi khuẩn E.coli, Coliforms
và lượng Amoni, Nitrat, Nitrit có trong một số loại thức ăn đường phố bán trước cổng trường.
Kết quả bước đầu cho thấy tất cả các mẫu thức ăn trước cổng trường đều bị nhiễm khuẩn và vượt
mức quy định cho phép.
10 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 20/05/2022 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đánh giá hiện trạng nhiễm khuẩn của thức ăn thông dụng trước cổng trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
102
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NHIỄM KHUẨN CỦA THỨC ĂN
THÔNG DỤNG TRƯỚC CỔNG TRƯỜNG
*Võ Ngọc Tuyền; Nguyễn Thanh Trúc; Lê Đức Anh;
Hồ Hữu Lộc; Trần Thành
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Email: *vongoctuyen1506@gmail.com
TÓM TẮT
Theo tiến độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước với nhịp độ sống nhanh của con người
thì ngày nay thời gian được xem là vàng, là bạc và để tiết kiệm thời gian mọi người đã tìm đến
thức ăn đường phố để giải quyết nhu cầu ăn uống. Bởi thức ăn đường phố luôn mang tính tiện lợi
lên hàng đầu, nó đáp ứng hầu hết các nhu cầu ăn uống như thời gian, giá cả và cả hương vị. Tuy
nhiên, bên cạnh tính tiện lợi to lớn mà thức ăn đường phố mang lại thì nó cũng mang theo hiểm
họa khôn lường khi mà việc kiểm soát vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm còn gặp rất nhiều khó
khăn. Mục đích của nghiên cứu là Đánh giá được hiện trạng ô nhiễm vi khuẩn E.coli, Coliforms
và lượng Amoni, Nitrat, Nitrit có trong một số loại thức ăn đường phố bán trước cổng trường.
Kết quả bước đầu cho thấy tất cả các mẫu thức ăn trước cổng trường đều bị nhiễm khuẩn và vượt
mức quy định cho phép.
Từ khóa: Nhiễm khuẩn, thực phẩm, trước cổng trường.
GIỚI THIỆU
Thực phẩm bẩn luôn là vấn nạn nhức nhối trong cuộc sống hiện nay. Thành phố Hồ Chí Minh với
số dân hơn 7,1 triệu người, cộng với gần hai triệu khách tạm trú vãng lai, mỗi ngày tiêu thụ hàng
triệu tấn thịt, cá, rau, củ, quả các loại. Mặc dù thành phố đã có nhiều cố gắng trong công tác quản
lý vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) nhưng tình trạng ngộ độc từ nguồn thực phẩm vẫn xảy
ra, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Nhà nước ban hành một số Nghị định và Quy
định về việc hướng dẫn và công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm như Nghị định 38/2012/
NĐ – CP: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm hay Quyết định số
2349/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm
thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên việc áp dụng các quyết định này vẫn còn nhiều bất cập do đó
công tác quản lý vẫn còn gặp nhiều khó khăn [1]. Trong những năm gần đây, nền kinh tế của
nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước
ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản
xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước
giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai. Nhiều loại thịt
bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
103
đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã
đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra [2].
Do đó, đề tài “Đánh giá hiện trạng nhiễm khuẩn của thức ăn thông dụng trước cổng trường” triển
khai nhằm đánh giá hiện trạng mức độ ô nhiễm của các loại thức ăn mà người dân nói chung và
các bạn sinh viên nói riêng đang sử dụng hàng ngày để tạo cơ sở khoa học về hiện trạng nhiễm
bẩn thực phẩm cho các nhà quản lý đề ra chính sách.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu đã tiến hành phân tích các chỉ tiêu E.Coli và Coliform, Amoni, Nitrit và Nitrat
trong 20 mẫu thực phẩm trong giai đoạn thành phẩm và các mẫu được lấy từ 5 trường Đại học
được lựa chọn ngẫu nhiên trên địa bàn thành phố Hố Chí Minh.
Phương pháp lấy mẫu đúng theo tiêu chuẩn số 14/2011/TT-BYT về Hướng dẫn chung về lấy mẫu
thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tiến trình thực hiện đề tài mô tả như sau:
Phương pháp thống
kê số liệu
ND2: Đánh giá hiện trạng
nồng độ các chất ô nhiễm và vi
sinh trong mẫu thực phẩm lựa
chọn
Kết luận - Kiến nghị
Phân tích đánh giá
tổng hợp kết quả
ND3: Đánh giá tương quan hiện
trạng và quan điểm của người
dùng trong vấn đề VSATTP
Phương pháp
phân tích
ND1: Tiến hành đánh giá
và chọn lựa loại
thực phẩm
Xem xét đặc trưng
ô nhiễm
Đánh giá và thống
kê số liệu
Xem kinh nghiệm quản lý
của quốc tế và Việt Nam
Đánh giá tổng quan thực
phẩm nhiễm bẩn và các vi
sinh vật cùng tình hình ngộ
độc - VSATTP
ND4: Đánh giá rủi ro dự báo khả năng
gây ung thư hoặc các loại bệnh khác
Thu thập dữ liệu
và định lượng
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
104
Tiến hành đánh giá và chọn lựa loại thực phẩm
Dựa vào các đặc trưng ô nhiễm của E.coli, Coliform, Amoni và Nitrit, Nitrat mà lựa chọn các loại
thực phẩm phù hợp. Thứ nhất, E.coli và Coliform với đặc tính thường xuất hiện trong các nơi đất,
nước bị ô nhiễm và có cả trong bàn tay của người chế biến thực phẩm không rửa tay sạch. Thứ
hai, Nitrat và Nitrit thường có trong phân bón đặc biệt là phân đạm mà người nông dân thường
dùng để kích thích sự phát triển của rau, củ, quả và cây trồng. Thứ ba, Amoni thường có trong
nước sinh hoạt và có thể chuyển hóa thành Nitrit.
Đánh giá hiện trạng nồng độ các chất ô nhiễm và vi sinh trong mẫu thực phẩm lựa chọn
Tiến hành thực hiện phân tích các mẫu thực phẩm theo các quy chuẩn E.Coli và Coliform theo
TCVN 9976 : 2013 Thịt và thủy sản – định lượng Escherichia Coli bằng phương pháp sử dụng
đĩa đếm PetrifilmTM. Nitrat và Nitrit theo TCVN 8160-3 : 2010 EN 12014-3 : 2005 Thực phẩm -
xác định hàm lượng nitrat và/hoặc nitrit – Phần 3: Xác định hàm lượng nitrat trong sản phẩm thịt
bằng phương pháp đo phổ sau khi khử nitrat thành nitrit bằng enzyme. Amoni theo TCVN 6179 –
1: 1996 ISO 7150 – 1: 1984 (E) Chất lượng nước – Xác định Amoni.
Đánh giá tương quan hiện trạng và quan điểm của người dùng trong vấn đề vệ sinh an toàn
thực phẩm
Đánh giá các kết quả thu được qua thí nghiệm thực tế. Các kết quả thí nghiệm được thu thập, lưu
trữ và thống kê xử lý bằng phần mềm Excel. So sánh giữa hiện trạng tiêu dùng với suy nghĩ của
người dùng về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Đánh giá sự ảnh hưởng của ô nhiễm vi sinh lên
thực phẩm đến sức khỏe người dùng.
Đánh giá rủi ro dựa vào mức độ thường xuyên phơi nhiễm (sử dụng) và nồng độ chất ô nhiễm
Rủi ro định lượng được tính toán thông qua chỉ số nguy hại HI (đối với chất không gây ung thư)
và R (đối với chất gây ung thư) với công thức tính như sau: HI = CDI/RfD (2),
R = CDI * SF (3). Theo đó, CDI là nồng độ hóa chất được cơ thể con người hấp thụ hàng ngày,
RfD là đường cong tham chiếu và SF là hệ số dốc.
RfD và SF được tham khảo từ giá trị chuẩn quy định của US.EPA (Chi cục bảo vệ Môi trường
Mỹ). Nồng độ phơi nhiễm CDI được tính cho đường tiêu hóa khi sử dụng nguồn nước ô nhiễm
trong ăn uống và trong suốt quá trình bơi lội, vui chơi trong nguồn nước mặt ô nhiễm. Đánh giá
phơi nhiễm CDI được tính cho 3 nhóm đối tượng, bao gồm người lớn, trẻ em 1 – 6 tuổi và trẻ em
từ 6 đến 12 tuổi.
Công thức tính CDI cho đường tiêu hóa đối được dùng trong ăn uống như sau: CDIdw = Cw *
WIR * FI * ABSs * EF * ED / BW * AT (4). Công thức tính CDI được tính như sau: CDIr = Cw *
CR * ET * EF * ED / BW * AT (5). Giá trị cụ thể của các thông số tính toán được trình bày trong
bảng 1.
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
105
Bảng 1: Các thông số tính toán nồng độ phơi nhiễm CDI
Thông số Kí hiệu Đơn vị
Trẻ em
(1-6 tuổi)
Trẻ em
(6-12
tuổi)
Người
lớn
Nồng độ hóa chất Cw Mg/l - - -
Tốc độ tiêu thụ trung bình WIR L/ ngày 2 2 2
Hệ số hấp thụ ABSS % 20 % 20 % 20 %
Tỉ lệ tiếp xúc CR L/giờ - 0,05 0,05
Tần số phơi nhiễm (ăn
uống)
EF Ngày/năm 330 330 330
Tần số phơi nhiễm (bơi lội) EF Ngày/năm 120 120 120
Thời gian phơi nhiễm ED Năm 3 6 58
Thời gian phơi nhiễm ET Giờ/ngày 1 1 1
Trọng lượng cơ thể BW Kg 10 20 50
Thời gian phơi nhiễm
trung bình
AT @Ncarc
Ngày
1095 2910 21170
AT @Carc 25550 25550 25550
Ghi chú: @Ncarc: chất không gây ung thư, @Carc: chất gây ung thư. [3].
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Đánh giá chọn lựa loại thức ăn trước cổng trường
Sau khi khảo sát một lượt các địa điểm trường Đại học đã chọn cũng như xem xét các loại món
ăn mà trước các cổng trường Đại học có bán. Từ đó cho ra được các loại món ăn thông dụng
trước cổng trường như trên. Để lựa chọn ra các loại thực phẩm để phân tích có thể dựa vào một
số tiêu chí cũng như đặc tính, đặc điểm của các chỉ tiêu môi trường và vi khuẩn đã lựa chọn phân
tích. Ngoài ra, bài còn dựa vào kết quả khảo sát các món ăn được mọi người yếu thích từ đề tài
“Đánh giá sự quan tâm của sinh viên về an toàn thực phẩm thức ăn vặt phổ biến trước cổng
trường”.
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
106
Hình 1: Tỷ lệ chọn lựa các món ăn đánh giá
Từ những phân tích trên cũng như qua khảo sát sự lựa chọn ăn uống của mọi người, trong đề này
em chọn một số loại thức ăn, thức uống để phân tích sau: bánh tráng trộn, bánh mì, nước mía và
sữa đậu nành.
Mức độ nhiễm khuẩn E.Coli và Coliform
Qua kết quả đánh giá, có thể thấy được nồng độ ô nhiễm E.Coli và Coliform trong nước mía
tương đối cao. Trong đó, nồng độ E.Coli của mẫu nước mía của trường Đại học Sư Phạm là cao
nhất lên đến 5.000 CFU/m. Còn nồng độ Coliform thì mẫu nước mía của Đại học Nguyễn Tất
Thành là cao nhất với 1.880.000 CFU/ml. Mẫu sữa đậu nành của cả 5 trường đều không có sự
xuất hiện của vi khuẩn E.Coli.
Còn nồng độ Coliform thì mẫu sữa đậu nành của Đại học Tôn Đức Thắng là cao nhất với 298.800
CFU/ml. Mẫu bánh tráng trộn của trường Đại học Sài Gòn nhiễm khuẩn E.Coli cao nhất có nồng
độ 440.000 CFU/ml, đối với nhiễm khuẩn Coliform thì mẫu của Đại học Sư Phạm nhiễm cao
nhất với 3.000.000.000 CFU/ml. Mẫu bánh mì của trường Đại học Nguyễn Tất Thành có nồng độ
của Coliform cao nhất với 50.000.000 CFU/ml, ở nồng độ nhiễm khuẩn E.Coli thì trường Đại học
Tôn Đức Thắng là cao nhất 90.000 CFU/ml.
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
107
Hình 2: Tổng số E.Coli và Coliform trong các mẫu thức ăn trước cổng trường
Nồng độ ô nhiễm của nitrit, nitrat và amoni trong từng loại thực phẩm
Qua kết quả đánh giá cho thấy rằng trong mẫu nước mía của cả 5 trường Đại học thì mẫu nước
mía của trường Đại học Hutech có nồng độ Amoni cao nhất với 6.12 mg/L và có nồng độ Nitrit
cao thứ 2 với 0.05 mg/L. Còn mẫu sữa đậu nành của trường Đại học Sài Gòn có nồng độ của cả 3
chỉ tiêu đều cao nhất với Amoni là 5.02 mg/L, Nitrit là 1.16 mg/L và Nitrat là 0.16 mg/L.
Nồng độ Amoni của mẫu bánh tráng trộn từ trường Đại học Sư phạm là cao nhất với 5.11 mg/L
và cũng có nồng độ Nitrat cao nhất với 0.28 mg/L. Mẫu bánh mì của trường Sư phạm có nồng độ
Amoni và Nitrit đều rất cao lần lượt là 4.43 mg/L và 0.20 mg/L.
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
108
Hình 3: Nồng độ Nitrit, Nitrat và Amoni trong mẫu nước mía và sữa đậu nành
Hình 4: Nồng độ Nitrit, Nitrat và Amoni trong mẫu bánh tráng trộn và bánh mì
Nồng độ Nitrat mẫu bánh mì tại trường đại học Nguyễn Tất Thành là cao nhất so với các trường
còn lại 0.04 mg/L, còn các trường còn lại đều có nồng độ là 0.02 mg/L.
Mối tương quan giữa hiện trạng và quan điểm của người dùng trong vấn đề vệ sinh
an toàn thực phẩm
Sau khi khảo sát, tìm hiểu cũng như tham khảo bài luận văn với đề tài “Đánh giá sự quan tâm của
sinh viên về an toàn thực phẩm thức ăn vặt phổ biến trước cổng trường”, ta có thể rút ra một số
nhận xét. Do đối tượng nghiên cứu của đề tài là sinh viên ở các bậc đại học cho nên các bạn sinh
viên không còn xa lạ gì với kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm bởi trong quá trình học tập
các bạn đã được nhà trường tuyên truyền các kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
109
nhiều hình thức như tuyên truyền qua tờ rơi, các buổi hội thảo. Vì vậy, các bạn đều nhận biết rõ
các loại thực phẩm có thể bị nhiễm bẩn, trong đó có thức ăn đường phố. Mặc dù các bạn sinh
viên đều biết thức ăn đường phố có khả năng nhiễm bẩn các loại vi khuẩn, vi sinh vật cao nhưng
thức ăn đường phố luôn được các bạn trẻ lựa chọn bởi tính tiện tiện lợi mà thức ăn đường phố
mang lại, mà điều quan trọng nhất là do giá tiền rẻ phù hợp với túi tiền của sinh viên.
Hình 5: Kết quả đánh giá HI của NH4, NO2 và NO3
Đánh giá rủi ro dựa vào mức độ thường xuyên phơi nhiễm và nồng độ các chất ô
nhiễm
Từ những kết quả tính toán cũng như biểu đồ có thể thấy ảnh hưởng, tác động của Amoni, Nitrit,
Nitrat đối với trẻ em (1 – 6 tuổi) luôn cao hơn trẻ em (6 – 12 tuổi) và người lớn. Có thể giải thích
là do trẻ em (1 – 6 tuổi) là lứa tuổi thấp nhất nên sức khỏe sẽ yếu hơn hai lứa tuổi còn lại do sức
đề kháng yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh. Đối với người lớn có sức đề kháng mạnh hơn thì cơ
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
110
thể sẽ tự động sinh ra các chất kháng lại vi khuẩn, vi sinnh vật gây hại. Ngoài ra, còn do hệ tiêu
hóa của người lớn sẽ khỏe hơn trẻ em nên cho dù hấp thụ phải những chất trên thì cũng sẽ được
dạ dày tiêu hóa đi phần nào. Còn trẻ em thì hệ tiêu hóa vẫn còn yếu, bằng chứng là trẻ em thường
rất hay bị rối loạn tiêu hóa mỗi khi ăn đồ không sạch, còn người lớn sẽ bị ít hơn.
Đề xuất giải pháp đối với thực trạng thức ăn đường phố
Biện pháp quản lý:
– Tăng cường về mặt tổ chức quản lý nhà nước đối với công tác quản lý an toàn vệ sinh thực
phẩm.
– Tăng cường giám sát đối với công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng cường sự chỉ đạo điều
hành của chính quyền các cấp trong việc tổ chức thực hiện.
– Xậy dựng hoàn chỉnh các quy định pháp lý về an toàn vệ sinnh thực phẩm. Tăng cường giáo
dục, phổ biến các thông tin, pháp luật về an toàn vệ sinnh thực phẩm.
– Các cơ quan chức năng cần tiến hành kiểm tra, xử phạt các cơ sở sản xuất - kinh doanh các
thực phẩm không an toàn, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Biện pháp kỹ thuật:
– Triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông đối với các cơ
sở kinh doanh thực phẩm.
– Tăng cường các hoạt động kiểm tra về VSATTP.
– Cần thường xuyên tổ chức giám sát các cơ sở buôn bán thức ăn đường phố nhỏ lẻ để đánh giá
và giải quyết dự phòng tất cả các mối nguy có thể xảy ra.
– Tổ chức các buổi ra quân tuyên truyền nâng cao nhận thức của chủ kinh doanh các cơ sở buôn
bán thức ăn đường phố. Đây là yếu tố quan trọng giúp giảm ngộ độc thực phẩm.
KẾT LUẬN
Sau khi hoàn thành quá trình phân tích và cho ra được số liệu thì có thể thấy rằng mức độ nhiễm
bẩn của món ăn đường phố trước cổng trường là rất cao, mức độ nhiễm E.Coli trong bánh tráng
trộn và bánh mì cao hơn so với nước mía và sữa đậu nành. Điều này có thể giải thích là do
nguyên liệu trong bánh mì là thịt có nguồn gốc động vật nên rất dễ nhiễm E.Coli. Ngoài ra, kết
quả này còn chứng tỏ quá trình bảo quản và buôn bán ở các cơ sở khảo sát là không tốt, ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng khi mà nồng độ E.Coli và Coliform cao gây nhiễm
khuẩn vi sinnh vật đến thức ăn người tiêu dùng. Theo quy định của Bộ Y tế trong nước sạch và
nước uống thì nồng độ Amoni trong nước sạch < 3 mg/L, trong nước uống < 1.5 mg/L; Nitrit
< 3mg/L và Nitrat < 50 mg/L. Từ quy định trên so sánh thì cho thấy các chỉ tiêu Nitrit và Nitrat
trong các mẫu thức ăn và nước uống đều không vượt mức cho phép. Tuy nhiên, nồng độ của chỉ
tiêu Amoni của hầu hết tất cả các mẫu phân tích đều vượt mức quy định là 1.5 mg/L. Đối với kết
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
111
quả của đánh giá rủi ro với chỉ tiêu HI (Hizard Index) dự báo về mức độ khả năng gây bệnh khác
cho thấy chỉ tiêu NH4 > 1 đối với trẻ em dưới 6 tuổi, trẻ em (6 – 12 tuổi) và cả người lớn, còn chỉ
tiêu NO2, NO3 đều < 1 đối với tất cả lứa tuổi. Dù đây chỉ là chỉ tiêu dự báo về mức độ khả năng
gây bệnh khác nhưng cũng rất cần được quan tâm bởi khi sử dụng lâu dài thức ăn đường phố có
các chất ô nhiễm thực phẩm trên, cơ thể tích tụ các chất lâu ngày sẽ gây ra các căn bệnh nguy
hiểm khác đặc biệt là đối với trẻ em.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Kháng, N. Đ. (2010) An toàn vệ sinh thực phẩm ở thành phố Hồ Chí Minh.
[2] Thùy, P. L. (2018) Bài tuyên truyền Tháng hành động vì an toàn thực phẩm.
[3] Lê Thị Hồng Trân - Đánh giá rủi ro sức khoẻ và đánh giá rủi ro sinh thái, NXB Khoa học
và Kỹ thuật, Hà Nội, 2008, tr. 85.
ASSESSMENT OF THE PRESERVATION STATUS OF PRESERVED
FOODS BEFORE THE SCHOOL
ABSTRACT
As the pace of industrialization, modernization of the country with the fast pace of human life,
today is considered time is gold, is silver and to save time people have to find street food to solve
The demand for food. Because street food is always convenient on the top, it meets most of the
food needs such as time, price and taste. However, besides the great convenience that street food
brings, it also carries an immense danger when the control of food hygiene and safety is difficult.
The purpose of the study was to assess the status of E. coli contamination, Coliforms and
Ammonium, Nitrate, Nitrite content in some street foods sold in front of the school gate. Initial
results showed that all food samples at the school gate were contaminated and exceeded the
permitted levels.
Keywords: infection, food, front gate.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hien_trang_nhiem_khuan_cua_thuc_an_thong_dung_truoc.pdf