Mở đầu: Trầm cảm là một trong những hậu quả quan trọng và thường gặp nhất sau đột quỵ nhồi máu não.
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về trầm cảm sau đột quỵ được báo cáo, nhưng mối liên hệ giữa trầm cảm sau đột
quỵ nhồi máu não và vị trí tổn thương vẫn chưa được sáng tỏ.
Mục tiêu: Xác định tần suất trầm cảm sau đột quỵ, mối liên quan giữa trầm cảm sau đột quỵ nhồi máu não
cấp và vị trí tổn thương.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, với 92 bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não, nhập viện liên tiếp
nhau, đươc đánh giá trầm cảm sau khởi phát đột quỵ 2 tuần dựa trên tiêu chuẩn DSM‐IV và thang điểm Beck.
Vị trí san thương được phát hiện trên CT scan hoặc MRI.
6 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đánh giá đặc tính tương đồng giữa giải phẫu thần kinh và trầm cảm sau đột quỵ nhồi máu não cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 488
ĐÁNH GIÁ ĐẶC TÍNH TƯƠNG ĐỒNG GIỮA GIẢI PHẪU
THẦN KINH VÀ TRẦM CẢM SAU ĐỘT QUỴ NHỒI MÁU NÃO CẤP
Lê Văn Tuấn*, Lê Cao Thái**
TÓM TẮT
Mở đầu: Trầm cảm là một trong những hậu quả quan trọng và thường gặp nhất sau đột quỵ nhồi máu não.
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về trầm cảm sau đột quỵ được báo cáo, nhưng mối liên hệ giữa trầm cảm sau đột
quỵ nhồi máu não và vị trí tổn thương vẫn chưa được sáng tỏ.
Mục tiêu: Xác định tần suất trầm cảm sau đột quỵ, mối liên quan giữa trầm cảm sau đột quỵ nhồi máu não
cấp và vị trí tổn thương.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, với 92 bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não, nhập viện liên tiếp
nhau, đươc đánh giá trầm cảm sau khởi phát đột quỵ 2 tuần dựa trên tiêu chuẩn DSM‐IV và thang điểm Beck.
Vị trí san thương được phát hiện trên CT scan hoặc MRI.
Kết quả: 34 bệnh nhân trầm cảm theo tiêu chuẩn DSM‐IV, trong đó có 21 bệnh nhân mức độ nhẹ (61,8%),
8 bệnh nhân mức độ trung bình (23,5%), 5 bệnh nhân mức độ nặng (14,7%). Tất cả bệnh nhân dưới 45 tuổi đều
bị trầm cảm. Không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa vị trí tổn thương não và trầm cảm sau đột quỵ
nhồi máu não.
Kết luận: Những bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não, đặc biệt là dưới 45 tuổi nên đánh giá đầy đủ để phát
hiện và điều trị sớm những triệu chứng trầm cảm nhằm cải thiện dự hậu sau đột quỵ.
Từ khóa: Trầm cảm‐ Đột quỵ thiếu máu não‐Vị trí tổn thương‐ Hình ảnh học thần kinh.
ABSTRACT
TO ASSESS SIMILAR CHARACTERISTICS BETWEEN NEUROANATOMICAl
AND DEPRESSION AFTER ACUTE ISCHEMIC STROKE
Le Van Tuan, Le Cao Thai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 488 ‐ 493
Background: Poststroke depression is one of the most frequent and important consequences of stroke.
Although many studies of depression after stroke have been reported, clinical association between the depression
after ischemic stroke and the lesion location remains unclear.
Objective: The purpose of the present study is to determine the frequency and relative between the
depression after ischemic stroke and the lesion location.
Methods: Base on a cross‐sectional research design, 92 consecutive patients with ischemic stroke were
followed up to determine whether depression was present 2 weeks after ischemic stroke onset. Depressive
symptoms were assessed with DSM‐IV interview for depression and Beck Depression Scale. The lesion location
was determined on magnetic resonance or computed tomography images.
Results: Thirty‐four patients (37%) had depression on DSM‐IV, with 21 (61.8%) having minor depression,
8 (23.5%) moderate depression, 5 (14.7%) severe depression. Depression occurs all in those with under 45 year
old. We found no significant differences in the relationship between the location of brain lesion and depression
after ischemic stroke.
Conclusion: Patients with ischemic stroke, particularly in under <45 year old, should be carefully evaluated
for early detection and treatment of depressive symptoms, which may greatly influence outcome.
Keywords: Depressive ‐Ischemic stroke‐Lesion location‐ Neuroimaging.
* Bộ môn Thần Kinh, ĐH Y Dược TP.HCM ** Bệnh viện Bà Rịa
Tác giả liên lạc: BS. Lê Cao Thái ĐT: 0913775878 Email: lecaothai67@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Thần Kinh 489
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng
hàng thứ ba sau các bệnh lý tim mạch và ung
thư, đồng thời cũng là nguyên nhân gây khuyết
tật hàng đầu trên toàn thế giới. Trong thập kỷ
qua có nhiều thành tựu của y học đã được kiểm
chứng, nhiều phương thức điều trị mới đối với
đột quỵ. Bên cạnh đó, những kỹ thuật mới về
hình ảnh học là một bước đột phá mạnh mẽ
giúp việc chẩn đoán sớm, cũng như để đánh giá,
theo dõi điều trị và ngừa các biến chứng, làm
tăng tỉ lệ sống còn cho bệnh nhân bị đột quỵ,
đây là một bước tiến mang lại lợi ít thực sự cho
người bệnh. Tuy vậy, đến nay đột quỵ vẫn là
nguyên nhân gây khuyết tật hàng đầu trên toàn
thế giới. Mặc dù đây là bệnh lý của não, nhưng
có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, gây tàn
phế về mặc chức năng vận động, cảm giác, cũng
như những hậu quả về sức khỏe tâm thần, trong
đó trầm cảm là phổ biến, thường xảy ra trong
vòng vài tháng đầu sau khi bị đột quỵ(5). Một
trong những công trình nghiên cứu đầu tiên
trước đây gợi ý rằng trầm cảm sau đột quỵ có
thể đi kèm với một vị trí đặc biệt và liên quan tới
một rối loạn khu trú đường dẫn truyền thần
kinh của các amin sinh học(14). Tuy nhiên qua
hơn ba thập niên, nguyên nhân của trầm cảm
sau đột quỵ vẫn chưa được làm sáng tỏ, giả
thuyết có thể do đa yếu tố hay không, đến nay
vẫn chưa thống nhất. Về những yếu tố nguy cơ
cũng như sự tương quan giữa vị trí tổn thương
và trầm cảm sau đột quỵ nhồi máu não cấp vẫn
chưa được đồng thuận(10). Xuất phát từ thực tiển
đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá đặc
tính tương đồng giữa giải phẫu thần kinh và
trầm cảm sau đột quỵ nhồi máu não cấp. Với các
mục tiêu cụ thể sau: Khảo sát tần suất trầm cảm
và sự liên quan giữa trầm cảm với các yếu tố
dân số học, hình ảnh học thần kinh trên bệnh
nhân đột quỵ nhồi máu não cấp.
ĐỐI TƯỢNG‐PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dân số chọn mẫu
Chọn mẫu không xác xuất, được chọn liên
tiếp tất cả bệnh nhân bị đột quỵ nhồi máu não
cấp lần đầu nhập viện, được điều trị nội trú tại
khoa nội tổng hợp‐ Bệnh viện Bà Rịa, Tỉnh Bà
Rịa‐Vũng Tàu. Từ tháng 11 năm 2012 đến tháng
04 năm 2013.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
>18 tuổi, nhập viện trong vòng 3 ngày sau
khởi phát đột quỵ nhồi máu não lần đầu. Chẩn
đoán lâm sàng đột quỵ theo tiêu chuẩn WHO.
Có hình ảnh tổn thương nhồi máu não trên kết
quả cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp vi tính
não và chỉ có một tổn thương duy nhất. Bệnh
nhân có thể hợp tác thực hiện đánh giá trầm
cảm ở thời điểm 2 tuần sau đột quỵ.Tiêu chuẩn
loại trừ: suy giảm ý thức hoặc sa sút trí tuệ, có
bệnh cơ thể nặng khác kèm theo, có tiền căn
trầm cảm.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Cở mẫu
Thiết kế nghiên cứu với hy vọng độ nhạy
80% và độ tin cậy thống kê đạt 95% (α = 0,05), 2
chỉ số này dao động khoảng 5%. Theo ước lượng
tần suất trầm cảm sau đột quỵ NMN khoảng
20%, cở mẫu cần thiết để ước tính độ đặc hiệu
nghiên cứu là 91. Số liệu được thu thập qua
bảng thu thập số liệu chi tiết phù hợp với mục
tiêu nghiên cứu: khai thác bệnh sử, khám lâm
sàng và hình ảnh học trong vòng 3 ngày sau
khởi phát NMN, tiến hành đánh giá trầm cảm
sau 2 tuần nằm viện.
Các bước tiến hành
Bệnh nhân nhập khoa Nội‐Bệnh viện Bà Rịa
với chẩn đoán NMN cấp theo định nghĩa WHO,
đáp ứng các tiêu chẩn chọn bệnh và tiêu chuẩn
loại trừ được đưa vào mẫu nghiên cứu. Bệnh
nhân được khám tổng quát, khám thần kinh,
thực hiện các xét nghiệm LS và chụp MRI hoặc
CT để xác định tổn thương trong 48 giờ sau
nhập viện. Sau 02 tuần bệnh nhân được đánh
giá trầm cảm theo DSM‐IV, đánh giá mức độ
trầm cảm bằng thang Beck rút gọn, dùng thang
điểm Rankin sửa đổi đánh giá chức năng.
Các số liệu thu thập được xử lý trên phần
mềm thống kê SPSS phiên bản 16.0. Khởi đầu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 490
mô tả đặc điểm các biến; các biến số định lượng
được được mô tả bằng giá trị trung bình và độ
lệch chuẩn, được so sánh bằng phép kiểm χ2, các
biến định tính được mô tả bằng tần số và tỷ lệ
phần trăm, được so sánh bằng kiểm định t‐
student độc lập. Tiếp theo tiến hành phân tích
đơn biến để đánh giá độ mạnh của mối liên hệ
giữa các yếu tố liên quan với trầm cảm sau nhồi
máu não. Sau đó chúng tôi thực hiện phân tích
hồi quy đa biến logistic, các biến có mức ý nghĩa
p <0,05 được đưa vào phân tích hồi quy đa biến
logistic tìm ra các biến có giá trị tiên đoán độc
lập với trầm cảm sau NMN cấp, loại trừ các biến
gây nhiễu nhằm xác định mối liên hệ giửa vị trí
tổn thương và trầm cảm sau NMN cấp để đánh
giá đặc tính tương đồng này.
KẾT QUẢ
Mẫu khảo sát có 34 bị trầm cảm trên 92 bệnh
nhân, chiếm tỷ lệ 37% vào thời điểm 2 tuần sau
khởi phát đột quỵ nhồi máu não cấp. Số bệnh
nhân trầm cảm nam và nữ bằng nhau là 17
trường hợp, trong đó trầm cảm mức độ nhẹ
chiếm 61,8%, trung bình chiếm 23,5% và mức độ
nặng là 14,7%. Bệnh nhân trầm cảm sau nhồi
máu não ở các nhóm tuổi <45 tuổi chiếm 14,7%,
nhóm từ 45‐54 chiếm 26,5%, nhóm từ 55‐64
chiếm 32,4%, và nhóm ≥65 tuổi chiếm 26,5%.
Tuổi trung bình là 56,03 ± 11,39. Tỷ lệ bệnh nhân
bị trầm cảm sống ở nông thôn là 44,1% và ở
thành thị là 55,9%, đa số có mức sống không
thấp, chiếm 97,1% và học vấn không thấp chiếm
85,3%. Các yếu tố tiền căn như tăng huyết áp
chiếm 64,7%, đái tháo đường chiếm 17,6% và rối
loạn Lipid máu chiếm 29,4% ở các bệnh nhân.
Xác định được mối liên quan có ý nghĩa thống
kê giữa trầm cảm sau đột quỵ nhồi máu não cấp
với các yếu tố như: trình độ học vấn trên cấp II,
có tiền căn tăng huyết áp và rối loạn Lipid máu
thì có tỷ lệ trầm cảm sau nhồi máu não cao hơn.
Đặc biệt độ tuổi là yếu tố quan trọng có ý nghĩa
dự đoán độc lập với trầm cảm sau đột quỵ nhồi
máu não cấp, với bệnh nhân tuổi càng nhỏ thì tỷ
lệ trầm cảm càng tăng, nhất là tuổi dưới 45 thì
tất cả các trường hợp đều trầm cảm. Kết quả
hình ảnh học thần kinh trên các bệnh nhân trầm
cảm ghi nhận tổn thương bán cầu trái có 16
trường hợp (47%), bán cầu phải có 11 trường
hợp (32,3%), vùng hạch nền‐bao trong có 5
trường hợp (14,7%), đồi thị có 3 trường hợp
(8,8%), vùng dưới vỏ và hố sau cùng có 4 trường
hợp (11,8%) bị trầm cảm.
Bảng 1: Liên quan giữa trầm cảm và yếu tố dân số học:
Dân số học Trầm cảm (n=34)
Không trầm
cảm (n=58) p
Tuổi
<45 5 (14,7%) 0
<0,001
45 - 54 9 (26,5%) 5 (8,6%)
55 - 64 11 (32,4%) 5 (8,6%)
>65 9 (26,5%) 48 (82,8%)
Giới
Nam 17 (50%) 39 (67,2%)
0,102
Nữ 17 (50%) 19 (32,8%)
Mức sống
Thấp 1 (2,9%) 5 (8,6%)
0,287
Không thấp 33 (97,1%) 53 (91,4%)
Nơi sống
Thành thị 19 (55,9%) 26 (44,8)
0,306
Nông thôn 15 (44,1% 32 (55,2%)
Học vấn
Hết cấp II 29 (85,3%) 28 (48,3%)
<0,001
Dưới cấp II 5 (14,7%) 30 (51,7%)
Bảng 2: Liên quan giữa trầm cảm và vị trí tổn thương
Vị trí tổn
thương
Trầm cảm (n=34) Không trầm cảm (n=58)
Bên trái
(n=21)
Bên phải
(n=13)
Bên trái
(n=32)
Bên phải
(n=26)
Thùy trán 3 (14,3%) 1(7,7%) 11 (34,4%) 4 (15,4%)
Thùy đỉnh 4 (19,0%) 1 (7,7%) 4 (12,5%) 3 (11,5%)
Thùy chẩm 0 0 0 1 (3,8%)
Thùy thái
dương 4 (19,0%) 4 (30,8%) 9 (28,1%) 11 (42,3%)
Vùng dưới vỏ 2 (9,5%) 3 (23,1%) 2 (6,3%) 4 (15,4%)
Hạch nền-bao
trong 3 (14,3%) 2 (15,4%) 3 (9,4%) 0
Đồi thị 3 (14,3%) 0 2 (6,3%) 0
Thân não 1 (4,8%) 1 (7,7%) 1 (3,1%) 0
Tiểu não 1 (4,8%) 1 (7,7%) 0 3 (11,5%)
p 0,712 0,087
Nhóm BN trầm cảm sau NMN thùy thái
dương trái và phải là 4 BN, tổn thương NMN
vùng đồi thị trái và thùy chẩm 02 bên không
phát hiện bệnh nhân bị trầm cảm. Không có mối
liên quan có ý nghĩa thống kê giửa các vị trí tổn
thương và trầm cảm sau NMN (p>0,05).Chưa
tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
trầm cảm với NMN vị trí bán cầu não cũng như
với tổn thương mạch dưới vỏ‐ trán trước và quai
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Thần Kinh 491
viền (p>0,05).Sau khi phân tích đơn biến trên các
biến độc lập trong mối liên hệ với các biến phụ
thuộc, chúng tôi đã tìm ra những biến mà sự liên
hệ có ý nghĩa thống kê với trầm cảm sau NMN.
Các biến trên gồm: nhóm tuổi, trình độ học vấn,
tiền sử THA và tiền sử rối loạn Lipid máu.
Bảng 3: Các biến liên quan có ý nghĩa thống kê với
trầm cảm sau NMN
Các biến độc lập Tỉ số chênh OR
Khoảng tin
cậy 95%
Mức ý
nghĩa
Tuổi
<45 tuổi 1 - -
45-54 tuổi 0,53 0,26 – 1,09 0,024
55-64 tuổi 0,11 0,03 – 0,38 0,001
≥65 tuổi 0,08 0,02 – 0,31 <0,001
Trình độ học vấn 6,21 2,11 – 18,30 <0,001
Tc. THA 2,62 0,98 – 6,97 0,049
Tc. RL Lipid máu 3,04 1,03 – 8,95 0,039
Tất cả 4 biến này được đưa vào phân tích hồi
quy đa biến logistic để tìm ra những biến thực có
giá trị độc lập tiên đoán trầm cảm sau NMN.
Phân tích hồi quy đa biến
Bảng 4: Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến
tìm tương quan các yếu tố và trầm cảm sau NMN.
Biến Mức ý nghĩa
Tỉ số
chênh
OR
Khoảng tin cậy 95%
Dưới Trên
Nhóm tuổi 0,007 8,58 3,03 24,26
Trình độ học vấn 0,898 0,91 0,21 3,99
Tiền căn THA 0,897 0,92 0,25 3,34
Rối loạn lipid máu 0,327 2,05 0,49 8,65
Phân tích hồi quy đa biến được thực hiện
trên những biến có mối liên quan có ý nghĩa
thống kê trên phân tích đơn biến. Theo kết quả
bảng 4, sau khi hiệu đỉnh 4 yếu tố trên, chỉ còn
1 yếu tố được giử lại trong mô hình cuối cùng
này, đó là nhóm tuổi bệnh nhân bị đột quỵ
NMN. Như vậy, yếu tố nhóm tuổi có ý nghĩa
dự đoán độc lập đưa đến phát triển trầm cảm
trên bệnh nhân đột quỵ NMN cấp với OR=
8,58 (KTC 95%: 3,03 – 24,26; p=0,007).
BÀN LUẬN
Tần suất trầm cảm
Nghiên cứu của William AL, theo dõi
trong 6 tháng nhận thấy có tới 1/3 số bệnh
nhân bị trầm cảm sau NMN nhưng trong
tháng đầu tiên chỉ chiếm 19,3%(17). Kết quả của
chúng tôi thấp hơn nhiều so với kết quả
nghiên cứu của tác giả Lara Caeiro và CS
(2006) ở những bệnh nhân NMN giai đoạn
cấp. Theo các tác giả này có tới 49% số bệnh
nhân bị trầm cảm sau NMN giai đoạn cấp(2).
Trong những nghiên cứu trước đây, Nghiên
cứu của Nishiyama và cs (2010) cho kết quả
cũng gần tương tự, tỷ lệ trầm cảm một tháng
sau đột quỵ ở 134 bệnh nhân nhóm này là
34,3%(11). Theo Jessica LJ (2006) thì tỷ lệ trầm
cảm sau NMN dao động từ 5%‐ 60%, tùy theo
tiêu chuẩn chọn lựa mẫu nghiên cứu như:
bệnh nhân sau NMN đang sống ở cộng đồng
hoặc đang điều trị tại cơ sở phục hồi chức
năng hoặc đang nằm viện, cách đánh giá và
tiêu chuẩn chẩn đoán cũng như là thời điểm
đánh giá sau NMN(7). Kết quả của chúng tôi
thấp hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của
tác giả Lara Caeiro và CS (2006) ở những bệnh
nhân NMN giai đoạn cấp. Theo các tác giả này
có tới 49% số bệnh nhân bị trầm cảm sau NMN
giai đoạn cấp(2).
Những yếu tố liên quan với trầm cảm sau
đột quỵ nhồi máu não cấp
Yếu tố dân số học
‐ Bệnh nhân trầm cảm sau NMN trong mẫu
nghiên cứu chúng tôi có tuổi trung bình là 56,03
± 11,39 tuổi, sự khác biệt giữa các nhóm tuổi và
trầm cảm có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả
này phù hợp so với y văn có tuổi trung bình là
58 ± 14 tuổi, gần tương đương với tác giả
Nguyễn Thanh Long là 57± 8,4 tuổi, trong đó số
bệnh nhân trầm cảm này nhiều nhất ở nhóm
tuổi từ 55‐ 64 tuổi là 20 bệnh nhân (chiếm tỷ lệ
58,9%) so với 74,7% của cùng tác giả này thì có
trị số thấp hơn(9). Điều khác biệt khá thú vị trong
mẫu nghiên cứu của chúng tôi là sự khác biệt
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 492
giữa nhóm tuổi và trầm cảm có ý nghĩa thống kê
(p<0,001), nhóm tuổi càng nhỏ thì tỷ lệ trầm cảm
càng tăng. Kết quả của Carota và cs (2005) cũng
tương tự là tuổi nhỏ hơn thì liên quan có ý nghĩa
với sự tăng nguy cơ trầm cảm(3).
‐ Về sự khác biệt liên quan đến giới tính,
thấy một điều khá trùng hợp là mẫu nghiên cứu
của chúng tôi tỷ lệ trầm cảm ở nhóm người bệnh
nhân NMN nam giới bằng với tỷ lệ trầm cảm ở
nhóm bệnh nhân NMN là nữ giới (cùng chiếm
18,5%), mối liên quan này không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05). Theo Brittany Poynter và CS
(2009), tổng kết từ 35 nghiên cứu khác nhau về
trầm cảm sau NMN và giới tính các tác giả đều
nhận thấy tỷ lệ trầm cảm gặp nhiều hơn ở nữ
giới(1,12). Nghiên cứu trong nước gần đây
Nguyễn Thành Long (2011) cho thấy không
chênh lệch đáng kể, tỷ lệ trầm cảm ở nữ sau đột
quỵ là 52,8% nhiều hơn nam giới là 47,2%, sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê(9).
‐Theo Nguyễn Thành Long nghiên cứu trên
110 bệnh nhân sau đột quỵ 14 ngày, báo cáo tần
suất trầm cảm theo tiêu chuẩn DSM‐IV là 32,7%,
trong đó có 30,5% là trầm cảm nhẹ, 69,5% là
trầm cảm vừa và không có trường hợp có mức
trầm cảm nặng(9). Theo Liang‐Po Hsieh và cs
(2005) báo cáo sau nghiên cứu 207 bệnh nhân bị
đột quỵ NMN lần đầu, CT hoặc MRI được thực
hiện trong giai đoạn cấp, có tần suất trầm cảm là
34,3%, trong đó trầm cảm nặng chiếm 23,5%,
trầm cảm trung bình 45,1%(9). Theo kết quả
nghiên cứu của chúng tôi thì tổn thương NMN
bên trái chiếm tỷ lệ cao hơn bên phải (57,6% so
với 42,4%), nhưng không có mối liên quan với
trầm cảm.
Vị trí tổn thương
Báo cáo gần đây cho thấy các yếu tố nguy cơ
tâm lý xã hội bao gồm tuổi, giới tính, suy giảm
chức năng hoặc tiền sử rối loạn tâm thần góp
phần lớn vào sự tiến triển của trầm cảm hơn là
vị trí tổn thương(3,11). Qua ba thập kỷ vẫn chưa
đạt được sự đồng thuận về tương quan giải
phẫu thần kinh của PSD, dù một số ý kiến cho là
vị trí NMN ở thùy trán hoặc tại hạch nền có thể
tạo ra nguy cơ cao nhất(6,13). Gần đây tác giả
Dương Minh Tâm(3) cũng cho kết quả tương tự
nghiên cứu chúng tôi là không thấy mối liên
quan giữa PSD và tổn thương bán cầu não. Tang
và cs (2010)(19) chứng minh rằng những ổ nhồi
máu lỗ khuyết trong hạch nền, đồi thị và chất
trắng sâu liên quan đến trầm cảm. Theo kết quả
của chúng tôi thì tổn thương bên trái chiếm tỷ lệ
cao hơn bên phải (57,6% so với 42,4%), nhưng
không có mối liên quan với trầm cảm. Theo
Zanetti và cs (2009), hai quai, mạch đóng vai trò
quan trọng trong sự hình thành cảm xúc, nhận
thức và kiểm soát hành vi(18), cũng đã được khảo
sát trong nhiều nghiên cứu về bệnh lý trầm cảm
chủ yếu và trầm cảm sau đột quỵ. Vataja và cs
báo cáo rằng các tổn thương ảnh hưởng đến
mạch dưới vỏ‐trán trước bên trái có liên quan
chặt chẽ với sự phát triển trầm cảm sau đột quỵ
NMN cấp(17).
Theo Tongzang báo cáo rằng NMN vị trí
cánh tay sau, gối bao trong và khu vực dưới vỏ‐
thái dương là những yếu tố tiên lượng độc lập
đối với PSD, những phát hiện này hỗ trợ quan
điểm cho rằng tổn thương tại một số vị trí nhất
định trong hệ thần kinh trung ương làm tăng
nguy cơ đối với PSD(19). Nhưng kết quả nghiên
cứu của chúng tôi hoàn toàn trái ngược là không
tìm ra mối liên quan giửa tổn thương của 2 quai,
mạch thần kinh và trầm cảm sau nhồi máu não.
KẾT LUẬN
Chưa thấy mối liên hệ giữa trầm cảm và vị trí
tổn thương nhồi máu não cấp. Các kết luận sinh
bệnh học trầm cảm sau nhồi máu não còn chưa rõ
ràng. Qua kết quả nghiên cứu không thấy đặc tính
tương đồng giữa giải phẫu thần kinh và trầm cảm
sau đột quỵ nhồi máu não cấp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Quang Huy (2008). Trầm cảm. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Caeiro L, Ferro JM, Santos CO, Figueira ML (2006). “Depression
in acute stroke”, Journal of Psychiatry & Neuroscience : JPN.
Ottawa, Vol. 31, Iss. 6, pp. 377‐384.
3. Carota A, Berney A, Aybek S, et al (2005). “A prospective
study of predictors of post‐stroke depression”, Neurology, 64,
pp.428‐433.
4. Dương Minh Tâm (2011). “Đặc điểm lâm sàng của trầm cảm
sau nhồi máu não”. Tạp chí Y Học Thực Hành, Số 9 (783): 50‐53
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Thần Kinh 493
5. Hackett ML, Yapa C, Parag V, et al (2005). “ Frequency of
depression after stroke: a systematic review of observational
studies”, Stroke, 36, pp. 1330‐40.
6. Herrmann M, Bartels C (1995). “Poststroke depression: Is the
pathoanalomic correlate for depression in the postacute stage of
stroke?” Stroke, 26, pp.850‐856.
7. Johnson JL, Minarik PA, Nyström KV, Bautista C, Gorman MJ
(2006). “Poststroke Depression Incidence and Risk Factors: An
Integrative Literature Review”, Journal of Neuroscience
Nursing. Park Ridge, Vol 38, Iss. 4, pp. 316‐328.
8. Liang‐Po et al, (2005). “Depression Symptoms Follwing
Ischemic Stroke: A Study of 207 Patients”, Acta Neurol Taiwan,
14,pp. 187‐190.
9. Nguyễn Thành Long (2011). “Khảo sát tỷ lệ và các yếu tố liên
quan đến trầm cảm sau tai biến mạch máu não”. Luận án
Chuyên khoa II, đã bảo vệ. Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
10. Niloufar H, Diane J, Ruth L (2009). “Poststroke depression and
functional outcome: a critical review of literature”, Heart Lung,
38, pp. 151–162.
11. Nishiyama Y, Komaba Y, Ueda M, et al (2010). “Early
depressive symptoms after ischemic stroke are associated with
a left lenticulocapsular area lesion”, J Stroke Cerebrovasc Dis, 19,
pp. 184‐189.
12. Poynter B, Shuman M, Diaz‐Granados N, Kapral M, Grace
SL, Stewart DE (2009). “Sex Differences in the Prevalence of
Post‐Stroke Depression: A Systematic Review”,
Psychosomatics, Washington, Vol: 50, Iss: 6, pp.563‐567.
13. Robinson RG, Kubos KL, Starr LB, et ap (1984). “Mood
disorders in stroke patients. Importance of location of lesion”,
Brain, 107, pp. 81–93.
14. Schubert DS, Taylor C, Lee S, et al (1992). “Detection of
depression in the stroke patient”, Psychosomatics, 33, pp. 290‐
294.
15. Tang WK, Lu JY, Chen YK, et al (2011). “Association of frontal
subcortical circuits infarcts in poststroke depression: a magnetic
resonance imaging study of 591 Chinese patients with ischemic
stroke”, Ungvari GS, China.
16. Vataja R, et al (2001). “Magnetic resonance imaging correlates of
depression after ischemic stroke”, Arch. Gen. Psychiatry, 58,pp.
925–931.
17. William Alwyn Lishman (1987), “Cerebrovascular Disorders”.
Organic psychiatry. The psychological Consequences of cerebral
Disorders–2nd, Blackwell Scientific Publications Oxford London
Edinburgh, pp: 319 –369.
18. Zanetti MV, Jackowski MP, Versace A, et al (2009). “State‐
dependent microstructural white matter changes in bipolar I
depression”, Eur. Arch. Psychiatry Clin. Neurosci, 259 (6),pp. 316–
328.
19. Zhang T, Jing X, Zhao X, Wang C, Liu Z, Zhou Y, Wang
Y, Wang Y (2012). “A prospective cohort study of lesion
location and its relation to post‐stroke depression among
Chinese patients”, Journal of Affective Disorders, 136,pp. 83–87.
Ngày nhận bài báo: 01/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/11/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 488_1884.pdf