Bài viết tổng quan về kỹ năng (KN), những bối cảnh tác động đến yêu cầu về KN của
sinh viên tốt nghiệp (SVTN) hiện nay và tìm hiểu vai trò của nhà tuyển dụng (NTD) trong
việc phát triển chương trình đào tạo (CTĐT). Từ đó, tìm hiểu thực trạng về mức độ đáp
ứng KN của SVTN khối ngành khoa học xã hội nhân văn (KHXHNV) hiện nay so với mức
độ yêu cầu về KN của NTD – cụ thể SVTN tại trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân
Văn, Đại học Quốc Gia – Thành phố Hồ Chí Minh (ĐH KHXH&NV, ĐHQG-TPHCM)
được khảo sát, đánh giá. Một số đề xuất nhằm góp phần giúp sinh viên (SV) khối ngành
KHXHNV nâng cao được KN và đáp ứng các yêu cầu KN của thị trường lao động trong
thời kỳ hiện nay được trình bài trong bài viết.
11 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 16/05/2022 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đánh giá của nhà tuyển dụng đối với kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp khối ngành Khoa học xã hội nhân văn trong thời kỳ hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học Số SV Điểm TB Xếp hạng
Kiến thức chuyên ngành 1837 3.87 1
KN cá nhân và xã hội (giao tiếp, hợp tác,) 1775 3.61 2
KN và phương pháp học tập 1796 3.54 3
KN tin học 1798 3.41 4
KN nghề nghiệp 1812 3.40 5
Năng lực ngoại ngữ 1810 3.29 6
Kiến thức đại cương 1702 3.22 7
Dựa trên việc tính điểm trung bình (TB) quy đổi thành mức độ hài lòng của SV, kết
quả khảo sát được phân loại như sau: SV chưa hài lòng = TB dưới 2.60; SV tạm hài lòng
= TB từ 2.60 đến dưới 3.40; SV khá hài lòng = TB từ 3.40 đến dưới 4.20; SV rất hài lòng
= TB từ 4.20 đến 5.00. Vậy đối chiếu cách quy đổi điểm TB với sự hài lòng qua bảng số
liệu trên chúng ta có thấy thấy SV rất hài lòng với những khóa học về kiến thức chuyên
ngành (3.87), KN cá nhân và xã hội (3.61) và KN và phương pháp học tập (3.54). Tuy
nhiên đối với các khóa học về KN tin học (3.41), KN nghề nghiệp (3.40) và năng lực ngoại
ngữ (3.29) lại được SV đánh giá hài lòng ở mức độ thấp.
Như vậy, qua kết quả khảo sát NTD về mức độ đáp ứng yêu cầu KN của SVTN và
kết quả khảo sát mức độ hài lòng của SV về khóa học có sự tương quan với nhau về việc
NTD đưa ra yêu cầu khá cao đối với KN tin học và năng lực ngoại ngữ của SV nhưng SV
lại đáp ứng yêu cầu ở mức độ thấp. Về phía SV cũng đánh giá mức độ hài lòng thấp về:
KN tin học và năng lực ngoại ngữ.
5. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM CẢI TIẾN KỸ NĂNG CHO SINH VIÊN ĐỐI VỚI
CÁC ĐỐI TƯỢNG LIÊN QUAN
Từ cơ sở về vai trò của NTD đối với việc phát triển CTĐT và thực trạng đánh giá của
NTD về yêu cầu và mức độ đáp ứng yêu cầu KN của SVTN, chúng tôi đề xuất một số ý
kiến sau nhằm cải thiện KN của SV nói chung và SV trường ĐH KHXH&NV,ĐHQG-
TPHCM nói riêng:
Đối với sinh viên:
Chủ động cập nhật thông tin về những yêu cầu khi tuyển dụng nhân sự của NTD
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
157
thông qua báo chí, tọa đàm NTD, bảng tin tuyển dụng,;
Bên cạnh việc luyện tập thành thạo các KN chuyên môn được đào tạo, SV cần tích
cực tham gia các hoạt động học thuật và chủ động trong các phương pháp học
(thuyết trình, làm việc nhóm, ứng dụng công nghệ thông tin,...). Nên tích cực thảo
luận và làm việc nhóm, KN này giúp SV có thể học hỏi và trao đổi kiến thức lẫn
nhau, tiếp cận với cách trao đổi ý kiến trong nhóm, tích lũy kinh nghiệm giải quyết
mâu thuẫn, bất đồng cũng như kinh nghiệm lãnh đạo và cần phải mạnh dạn, tự tin
thuyết trình trước đám đông, rèn luyện KN giao tiếp trước nhiều người bởi đây là
một trong những KN quan trọng đối với công việc sau này;
Cần chủ động và tích tham gia vào các chương trình đào tạo KNM của nhà trường,
các hoạt động đoàn, hội, cũng như các tổ chức xã hội khác;
Tham gia các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động tình nguyện ngoài việc tạo môi
trường cho SV giải tỏa căng thẳng còn tạo điều kiện cho SV bồi dưỡng phẩm chất
đạo đức, nâng cao tinh thần cộng đồng, cũng như các KN cá nhân khác như KN
lãnh đạo, sáng tạo, làm việc nhóm;
Tìm kiếm các công việc bán thời gian phù hợp, thực tập, thực tế để tích lũy kinh
nghiệm, KN làm việc hỗ trợ tích cực cho công việc tương lai theo ngành nghề nhất
định;
Không ngừng học và tự học để trau dồi kiến thức chuyên môn cũng như những kiến
thức bổ trợ khác như ngoại ngữ, tin học để tăng chất lượng, hiệu quả học tập cũng
như công việc sau này.
Đối với nhà trường
Nhà trường cần định kỳ tổ chức khảo sát ý kiến của NTD để nắm bắt nhu cầu của
thị trường lao động về sản phẩm đào tạo của mình; Việc phản hồi chất lượng SVTN
từ ý kiến của NTD cần phải được quan tâm hơn nữa và thực hiện hàng năm. Qua ý
kiến phản hồi của NTD thì các cơ sở giáo dục cần có kế hoạch điều chỉnh, cập nhật,
bổ sung, hoàn thiện CTĐT trên cơ sở bổ sung việc rèn luyện, trang bị những kiến
thức về đời sống - kinh tế - xã hội, kỹ năng, phẩm chất cần thiết cho SV phù hợp
theo từng năm học bên cạnh đào tạo về chuyên môn và cần tổ chức các chương trình
về: tư vấn học thuật, KN cho SV;
Nhà trường cần tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích các hoạt động đoàn thể của Đoàn
thanh niên, Hội sinh viên vừa đa dạng, phong phú thích hợp cho nhiều đối tượng,
sở thích, khả năng khác nhau của SV qua đó rèn luyện thể chất và các KNM cho
SV;
Các cơ sở giáo dục đại học cần phải xây dựng các chương trình giảng dạy KNM cho
SV như một môn học trong chương trình đào tạo. Đây là cách thức hiệu quả để định
LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN
158
hình nên những nhìn nhận bước đầu của SV đối với KN mềm, để thuật ngữ này
không trở nên xa lạ đối với mỗi SV và cần thường xuyên tổ chức các chương trình
đào tạo KNM cho SV;
Cần giúp SV có cái nhìn tổng quát hơn về định hướng nghề nghiệp, nhận thức đúng
về chuẩn đầu ra và yêu cầu của NTD, thông qua việc thường xuyên tổ chức ngày
hội việc làm, các buổi giao lưu gặp gỡ giữa SV và doanh nghiệp để nhà trường, SV
nắm bắt được nhu cầu của thị trường lao động. Ngược lại, các doanh nghiệp cũng
có cơ hội tiếp cận lao động tại nguồn và "đặt hàng" đào tạo.
Cần đổi mới phương pháp giáo dục, hình thức kiểm tra đánh giá và thực tập thực tế
để nâng cao KN cho SV;
Kĩ năng ngoại ngữ và tin học của SVTN hiện nay theo phản hồi của NTD chưa đáp
ứng được yêu cầu phát triển của xã hội hiện nay. Các cơ sở đào tạo cần quan tâm
bổ sung KN ngoại ngữ và tin học cần dựa trên những nguồn thông tin như: Thông
tin tuyển dụng, phản hồi về chất lượng nguồn nhân lực,
Đối với nhà tuyển dụng
NTD cần đóng góp ý kiến cho các cơ sở giáo dục trong việc phát triển CTĐT theo
từng thời kỳ;
NTD cần phối hợp với Nhà trường tổ chức các buổi tọa đàm hướng nghiệp, ngày
hội việc làm,nhằm giúp Nhà trường và SV nắm bắt được những thông tin về yêu
cầu của thị trường lao động, thông tin về việc làm;
Phối hợp với Nhà trường trong việc đào tạo SV như: tiếp nhận SV thực tập, đặt hàng
nguồn nhân lực,
KẾT LUẬN
Phát triển CTĐT dựa theo ý kiến phản hồi của NTD là vô cùng quan trọng vì sản
phẩm của giáo dục đào tạo ra cần phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.
Trong thời kỳ hội nhập và CMCN 4.0 hiện nay người lao động cần đáp ứng được các KN
cơ bản ngay khi tốt nghiệp các chuyên ngành đào tạo. Trước những yêu cầu từ thị trường
lao động và qua kết quả phản hồi của NTD, theo đó CTĐT của trường nên lồng ghép giảng
dạy KN cho SV như: KN sư phạm, thuyết trình, KN giao tiếp, thuyết phục, KN làm việc
nhóm, KN khai thác xử lý thông tin, các KN về khả năng viết lách, KN đánh giá nhìn nhận
con người thông qua cử chỉ, lời nói, KN nắm bắt tâm lý đối phương, Tỉ lệ tìm được việc
làm và các KN của SV tốt nghiệp trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-TPHCM đáp ứng nhu
cầu NTD tương đối cao. Tuy nhiên, các đối tượng liên quan cần thực hiện những kiến nghị
được đề xuất để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các NTD trong thời kỳ hiện nay.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
159
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Nguyễn Hữu Quỳnh – Vũ Văn Tào – Nguyễn Văn Giao – Bùi Hiển. (2013).
Từ điển giáo dục học.
2. Bảng mô tả khung trình độ quốc gia Việt Nam. Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày
18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Phòng Khảo Thí và Đảm bảo Chất lượng, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.
Báo cáo Nhà tuyền dụng (năm 2015, năm 2017). Và Báo cáo Tổng hợp phiếu đánh
giá toàn khóa học (sinh viên năm cuối) năm học 2017 – 2018.
4. dt.hcmussh.edu.vn. (2015). Chuẩn đầu ra trình độ đại học, Trường ĐH KHXH&NV,
ĐHQG-HCM.
5. TS. Nguyễn Chí Trường – vụ trưởng vụ Công tác học sinh, sinh viên (30/3/2018).
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội, thách thức và giải pháp hai tốc độ cho
giáo dục nghề nghiệp.
giai-phap-hai-toc-do-cho-giao-duc-nghe-nghiep-1309488.html
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_cua_nha_tuyen_dung_doi_voi_ky_nang_cua_sinh_vien_to.pdf