1. Phân loại lãi suất
a. Theo nghiệp vụ tín dụng của các tổ chức tín dụng:
• Lãi suất huy động : Là lãi suất quy định tỷ lệ lãi phải trả cho các hình thức nhận tiền gửi của khách hàng
Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn :Là loại lãi suất áp dụng với những khoản tiền gửi không xác định cụ thể thời hạn gửi tiền và thông thường lãi suất này thấp hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn
Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn : Là loại lãi suất áp dụng với những khoản tiền gửi có xác định rõ thời hạn gửi tiền (3 tháng,6 tháng,12 tháng.)
• Lãi suất cho vay (LSCV): Là lãi suất quy định tỷ lệ lãi mà người đi vay phải trả cho người cho vay ( về nguyên tắc trong điều kiện bình thường lãi suất cho vay không được nhỏ hơn lãi suất huy động để đảm bảo cho tổ chức kinh doanh tín dụng có lãi )
Lãi suất cho vay thông thường :Là loại lãi suất áp dụng với những khoản tín dụng thông thường (vay để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ,bổ sung vốn sản xuất.)
Lãi suất cho vay ưu đãi :Là loại lãi suất áp dụng đối với một số đối tượng hoặc các dự án nằm trong kế hoạch ưu tiên của chính phủ
Lãi suất nợ quá hạn :Là loại lãi suất áp dụng đối với những khoản nợ vượt quá thời hạn nợ theo thỏa thuận song người này chưa có khả năng thanh toán
• Lãi suất chiết khấu: Là lãi suất cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại (NHTM) đối với khách hàng dưới hình thức triết khấu các giấy tờ có giá chưa đến thời hạn thanh toán
• Lãi suất tái chiết khấu: Là lãi suất cho vay ngắn hạn của ngân hàng Trung ương (NHTƯ) ấn định cho từng thời kỳ, căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ (CSTT) (Lãi này dùng để kiểm soát và điều tiết sự biến động lãi suất trên thị trường)
• Lãi suất thị trường liên ngân hàng: Là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho vay vốn trên thị trường liên ngân hàng
b. Theo cơ chế điều hành của nhà nước:
• Lãi suất trần(lãi suất sàn) : Là mức lãi suất cao nhất (thấp nhất)trong một khung lãi suất nào đó mà NHTƯ quy định để can thiệp vào hoạt động tín dụng nhằm bảo vệ quyền của người cho vay và người đi vay.
• Lãi suất cơ bản : Là lãi suất do NHTƯ công bố làm cơ sở cho các NHTM và tổ chức tín dụng (TCTD) khác ấn định lãi suất kinh doanh.
c. Theo ảnh hưởng của lạm phát:
• Lãi suất danh nghĩa : Là mức lãi suất được công bố trên bảng niêm yết lãi suất, trên các hợp đồng tín dụng và các công cụ nợ
• Lãi suất thực: Là lãi suất sau khi đã loại trừ sự biến động của giá trị tiền tệ
19 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đánh giá cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng nhà nước Việt Nam từ năm 1995 đến nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính. Các dự án trung và dài hạn gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tìm kiếm các nguồn vốn từ Ngân hàng. Điều này là 1 trở ngại đối việc phát huy hiệu lực, hiệu quả của các chính sách do NHNN đưa ra.
Bên cạnh đó, đối với nhóm ngân hàng lớn, thông qua vị thế mạnh của mình trong hệ thống, những hành vi chi phối thị trường của các ngân hàng này có thể gây ảnh hưởng tới tác động tổng thể của chính sách NHNN nói chung và chính sách lãi suất nói riêng.
Mức độ tự do của LS còn hạn chế:
Một trong những lý do là thị phần tín dụng áp dụng mức lãi suất chính sách là không nhỏ. Ngoài các khoản vay áp dụng cơ chế hỗ trợ lãi suất trong thời gian qua, thì chúng ta cũng có không ít các dự án, các lĩnh vực sản xuất được áp dụng lãi suất ưu đãi được thực hiện thông qua Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng Chính sách xã hội, các dự án đầu tư phát triển được sử dụng các nguồn vốn ưu đãi ODA khác nữa... Ở chừng mực nào đó nó làm giảm hiệu quả của chính sách tự do hóa lãi suất, vì khi đó lãi suất hình thành trên thị trường chưa phản ánh đúng cung cầu vốn nên việc phân bổ nguồn vốn qua công cụ lãi suất cũng bị méo mó.
Việc điều chỉnh cơ chế điều hành lãi suất rất dễ gây ra mất ổn định trong nền kinh tế và khó có thể đảm bảo các mục tiêu của CSTT.
Các nhà đầu tư nắm bắt thông tin thị trường không đầy đủ, dẫn đến phản ứng theo “bầy đàn” - là đặc điểm nổi bật của thị trường tài chính của Việt Nam hiện nay. Đặc điểm này dễ gây nên những kỳ vọng về lạm phát trước bất cứ một động thái chính sách kinh tế vĩ mô nào tạo tín hiệu áp lực lạm phát, nhất là chính sách tiền tệ - một chính sách theo đuổi mục tiêu lạm phát là trụ cột.
Những tác động không mong muốn trong cơ chế truyền dẫn
Lãi suất thực dương là 1 tất yếu trong cơ chế tự do hóa lãi suất. Nhìn vào thực tế của Việt Nam, hiện tại, mức lãi suất thực mà người gửi tiền nhận được là mức lãi suất thực dương, trung bình trong 3 tháng đầu năm 2010 khoảng 2,8% - chưa kể đến các hình thức khuyến mại khác. Tuy nhiên, lãi suất thực đang có xu hướng giảm xuống bắt đầu từ tháng 2 do ảnh hưởng của tốc độ gia tăng CPI. Để thu hút nguồn vốn, các ngân hàng có thể bước vào 1 cuộc chạy đua tăng lãi suất huy động khi NHNN dỡ bỏ trần lãi suất huy động. Với xu hướng này, một tín hiệu nâng lãi suất chính sách có thể tạo ra kỳ vọng về lạm phát.
Xét về góc độ lãi suất thực tác động đến tăng trưởng kinh tế, thì hiện nay, các nhà đầu tư vay vốn ngân hàng đang chịu một mức lãi suất thực tương đối cao. Đánh giá tác động của lãi suất thực đến tăng trưởng kinh tế, theo kết quả ước lượng mô hình đánh giá tác động của lãi suất thực lên tăng trưởng kinh tế theo phương pháp OLS (41 quan sát từ quý I/2000 đến tháng 3/2010 với mức ý nghĩa 10%) cho thấy khi lãi suất thực cho vay ngắn hạn tăng 1% sẽ làm tăng trưởng kinh tế giảm 0,04% so với quý trước. Tuy nhiên, ngoài lãi suất thực còn nhiều yếu tố khác tác động lên tăng trưởng kinh tế, vì vậy, mức độ biến động của lãi suất thực mới chỉ giải thích được 12,3% biến động của tăng trưởng kinh tế.
Tính kỷ luật trong hoạch định các chính sách vĩ mô chưa cao, tình trạng mâu thuẫn của các mục tiêu của các chính sách vẫn thường xảy ra.
Là một nền kinh tế đôla hóa, lãi suất đồng nội tệ, lãi suất ngoại tệ và tỷ giá có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, với mức chênh lệch quá lớn giữa lãi suất nội tệ với lãi suất đồng ngoại tệ cộng với mức kỳ vọng về tỷ giá sẽ làm dịch chuyển sự nắm giữ giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ của các thành viên trong thị trường, điều này sẽ gây ra những rối loạn thị trường, tạo áp lực lên tỷ giá. Do vậy, chính sách lãi suất tiền đồng cũng phải giải quyết hài hòa mối quan hệ này. Trong năm 2009, vấn đề tỷ giá nổi lên như một điểm nhấn của sự ổn định, chính sách lãi suất của NHNN cùng hàng loạt các chính sách khác ( như yêu cầu các tổng công ty lớn bán ngoại tệ cho NHNN, điều chỉnh tỷ giá công bố, điều chỉnh dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, qui định trần lãi suất tiền gửi ngoại tệ của các doanh nghiệp...) đã phải hướng tới sự ổn định này.
III. Giải pháp định hướng về điều hành lãi suất ở Việt Nam
Để tháo gỡ khó khăn,đòi hỏi rất nhiều chính sách không chỉ là việc giảm lãi suất của hệ thống ngân hàng.Các bộ,Nghành chức năng khác cũng cần tích cực đưa ra các giải pháp đòng bộ và thiết thực hơn để tháo gỡ đúng những khó khăn của DN đang gặp phải,bao gồm chính sách thuế,chính sách tiêu thụ hàng tồn kho
Kiểm soát lạm phát luôn là mục tiêu kiên định của NHNN,nên NHNN xác định không thể chủ quan trong điều hành chính sách tiền tệ.Do vậy,trong điều hành,NHNN hết sức thận trọng,sử dụng đồng bộ các công cụ bên cạnh công cụ lãi suất để điều hành lượng cung ứng tiền một cách linh hoạt qua các kênh,đảm bảo kiểm soát các chỉ tiêu tiền tệ,tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ đề ra từ đầu năm
Tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành cơ chế lãi suất: Chính sách lãisuất phải đảm bảo Ngân hàng Nhà nước thống nhất quản lý một cách ổn định theo cơ chế định hướng còn các lãi suất cụ thể phải đi cơ chế thị trường trong cơ chế định hướng ấy. Tuy nhiên, nền kinh tế có định hướng xã hội chủ nghĩa.Nhà nước mà cụ thể là Ngân hàng Nhà nước nên làm rõ phần chính sách lãi suất để thực hiện các mục tiêu xã hội như chính sách đối với dân tộc vùng sâu vùng xa, chính sách xoá đói giảm nghèo xong việc đầu tư phải được rạch ròi cũng đã đến lúc phải giao cho Ngân hàng chính sách làm việc này được Ngân hàng xử lý cụ thể, chỉ như là các tổ chức tín dụng mới hoạt động tốt được mà cũng đúng với cơ chế lãi suất thực có của nước ta Công cụ lãi suất có hai mặt rất nhạy cảm. Tăng lãi suất tiền gửi có lợi cho tiết kiệm bất lợi cho đầu tư và ngược lại. Các nước công nghiệp mới châu Á điều hành công cụ lãi suất trong phát triển kinh tế với các chính sách không giống nhau thậm chí trái ngược nhau. Nhiều nước thực hiện chính sách tự do hoá lãi suất, các nước khác chính phủ lại can thiệp mạnh vào khung lãi suất có nước lại sử dụng chính sách lãi suất thấp như Hàn Quốc, có nước lại thực hiện một chính sách lãi suất cao như Đài Loan. Một chính sách lãi suất cao có sự can thiệp mạnh mẽ của Nhà nước, trong đó Nhà nước ổn định trần lãi suất cho vay. Chính sách lãi suất này về cơ bản được đánh giá tích cực có đóng góp nhất định vào việc kiềm chế làm phát và huy động tiết kiệm cho đầu tư phát triển trong giai đoạn vừa qua. Nên hạ mức lãi suất xuống cho ngang bằng với mức trung bình quốc tế, thực hiện chính sách tự do hoá lãi suất để cho cung cầu thị trường tự thiết lập. Thực tế trong những năm vừa qua cho thấy tại giai đoạn phát triển của VN hiện nay vẫn rất cần có sự can thiệp từ phía Nhà nước và việc hình thành lãi suất vẫn cần duy trì lãi suất tiền gửi ở mức cao hơn so với mức trung bình trên thị trường quốc tế. Tiếp tục giảm lãi suất cho vay: Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiện nay rất cần vay vốn để đầu tư chiều sâu phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng sức mạnh cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Thế nhưng, yêu cầu đó gặp khó khăn là lãi suất quá cao so với tỷ suất lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh. Vốn nhàn rỗi trong dân cư còn nhiều nhưng chưa huy động được hết. Muốn tăng sức hấp dẫn đối với dân cư ngoài lãi suất chưa hợp lý còn phải đảm bảo tính ổn định và an toàn của giá trị đồng tiền. Để đạt yêu cầu đó, vấn đề quan trọng nhất là sản xuất kinh doanh phát triển thu chi ngân sách cân đối, tài chính quốc gia lành mạnh và hoạt động của ngân hàng phải có hiệu quả. Xu hướng giảm lãi suất cho vay, lãi suất huy động có tính tích cực nhiều hơn và suy cho cùng hạn chế được rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại đồng thời tạo được tâm lý ổn định của khách hàng bao gồm cả người gửi và người vay Nâng cao tính ổn định của lãi suất tín dụng: tiềm lực kinh tế và dự trữ ngoại tệ chưa đạt đến trìnhđộ phát triển nên vấn đề ổn định lãi suất càng chỉ nên đặt ra trong một khoảng thời gian nhất định ít nhất là một năm. Lý do là: sau một năm tỷ lệ lạm phát đã thay đổi đó là căn cứ để điều chỉnh lãi suất tín dụng. Hơn thế giảm bớt khối lượng hạch toán của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng ổn định tâm lý khách hàng. Phân định rõ hơn nữa chức năng xã hội trong hoạt động của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng theo hướng xoá bỏ triệt để một số chính sách biểu hiện bao cấp qua lãi suất tín dụng: Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng chỉ làm chức năng kinh doanh tiền tệ theo luật ngân hàng. Chuyên chức xã hội cho các tổ chức tài chính khác nhau, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Muốn vậy, cần phải hạn chế và tiến tới xoá bỏ bao cấp của Nhà nước qua lãi suất tín dụng của ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng của Nhà nước. Chừng nào còn tồn tại bao cấp của Nhà nước qua tín dụng thì các ngân hàng thương mại chưa thể thực hiện chức năng tiền tệ theo đúng Luật Ngân hàng. Tính chủ động trong sản xuất kinh doanh của các chủ nhà băng vẫn còn hạn chế hiệu quả hoạt động của ngân hàng không thể hoạch toán rõ được về kinh tế và xã hội. Cần nhanh chóng tạo sân chơi bình đẳng giữa các ngân hàng thương mại quốc doanh với các ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại liên doanh với nước ngoài.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục áp dụng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản là một giải pháp thích hợp, phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô, cung – cầu vốn thị trường. Việc điều tiết lãi suất thị trường theo hướng ổn định, được thực hiện kết hợp giữa điều tiết khối lượng tiền thông qua các công cụ gián tiếp, điều hành linh hoạt các mức lãi suất chủ đạo và làm tốt công tác truyền thông. Sự thay đổi cơ chế điều hành lãi suất theo hướng tự do hoá phải trên cơ sở đánh giá một cách khoa học và thực tiễn các điều kiện kinh tế, thị trường tài chính – tiền tệ ở trong và ngoài nước, cũng như các rủi ro có thể xảy ra và các biện pháp xử lý để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, sự an toàn và phát triển của hệ thống tài chính
Bên cạnh việc điều hành có hiệu quả thị trường liên ngân hàng, NHNN cũng cần mạnh dạn mở rộng thêm kênh tái cấp vốn trực tiếp đến những ngân hàng thương mại đáp ứng được các tiêu chí an toàn, cạnh tranh lành mạnh, kinh doanh có hiệu quả và có trách nhiệm với cộng đồng, thông qua đó góp phần động viên các nỗ lực tham gia bình ổn thị trường vốn và lãi suất
KẾT LUẬN
Qua việc phân tích và nghiên cứu đề tài ta đã thấy rõ được vai trò của lãi suất trong nền kinh tế thị trường. Nó là công cụ điều tiết vĩ mô chính sách tiền tệ quốc gia, điều chỉnh cơ cấu, điều tiết tăng trưởng thông qua điều tiết tổng đầu tư. Nó thu hút ngoại tệ và đầu tư nước ngoài, giúp phát triển thị trường tài chính chứng khoán. Đề tài còn mang lại cho ta cái nhìn tổng quan về vai trò của ngân hàng nhà nước trong quá trình điều hành lãi suất. Trong quá trình điều hành đó ngân hàng nhà nước đã đạt được nhiều thành tựu tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần giải quyết. Và trong bối cảnh nền kinh tế nhiều biến động như hiện nay đòi hỏi nhà nước phải có các chính sách, cơ chế điều hành lãi suất hợp lí và có hiệu quả hơn nữa để góp phần giúp Việt Nam phát triển theo kịp các nước trên thế giới.
Vì kiến thức của chúng em còn hạn chế và do chưa có nhiều kinh nghiệm nên trong bài sẽ có những thiếu sót là điều không thể tránh khỏi. Một lần nữa chúng em mong rằng sẽ nhận được sự chỉ bảo của các thầy, các cô và sự đóng góp của các bạn để bài thảo luận của em được tốt hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tctt_danh_gia_co_che_dieu_hanh_lai_suat_cua_ngan_hang_nha_nuoc_viet_nam_tu_nam_1995_den_nay_628.doc