Đánh giá chương trình tiếng Anh trình độ B1 theo hướng chuẩn hóa của Đề án ngoại ngữ 2020 tại trường Đại học Giao thông Vận tải

This article reports part of the research project on the evaluation of B1 English program

toward the standardization of 2020 National Foreign Language. The article examines training

practice for K57 full-time students, based on which it evaluates how the curriculum has been

carried out. Analysis of the data reveals students’ feedback on every aspects of the curriculum from

specific goals, coursebook, lecturers and their teaching performance to end of term assessment.

Findings also reveal strong points and weakness of the curriculum. Although these findings are

specific to the students of K57, the study suggests that some amendments and supplements be

needed to improve English proficiency of students to adapt to studying and working requirements

towards foreign language universalization.

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đánh giá chương trình tiếng Anh trình độ B1 theo hướng chuẩn hóa của Đề án ngoại ngữ 2020 tại trường Đại học Giao thông Vận tải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 251-256 251 ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH TRÌNH ĐỘ B1 THEO HƯỚNG CHUẨN HÓA CỦA ĐỀ ÁN NGOẠI NGỮ 2020 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Đinh Như Lê - Nguyễn Thị Thu Hương - Ngô Thị Kim Thanh Trường Đại học Giao thông Vận tải Ngày nhận bài: 06/07/2018; ngày sửa chữa: 10/08/2018; ngày duyệt đăng: 21/08/2018. Abstract: This article reports part of the research project on the evaluation of B1 English program toward the standardization of 2020 National Foreign Language. The article examines training practice for K57 full-time students, based on which it evaluates how the curriculum has been carried out. Analysis of the data reveals students’ feedback on every aspects of the curriculum from specific goals, coursebook, lecturers and their teaching performance to end of term assessment. Findings also reveal strong points and weakness of the curriculum. Although these findings are specific to the students of K57, the study suggests that some amendments and supplements be needed to improve English proficiency of students to adapt to studying and working requirements towards foreign language universalization. Keywords: Language universalization, intrinsic case-study, program evaluation. 1. Mở đầu Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 (nay được điều chỉnh kéo dài giai đoạn 2017-2025) ra đời với mục tiêu là: Nỗ lực triển khai một chương trình đào tạo (ĐT) tăng cường môn ngoại ngữ đối với giáo dục (GD) đại học cho 100% số lượng sinh viên (SV) vào năm 2019-2020. Trọng tâm của giai đoạn 3 (2016-2020) này là triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ tăng cường đối với tất cả các trường cao đẳng, đại học nhằm đảm bảo SV ra trường có đủ năng lực ngoại ngữ để sử dụng độc lập, tự tin; biến ngoại ngữ thành thế mạnh [1]. Vấn đề này đã được một số trường, trong đó có Trường Đại học Giao thông Vận tải hưởng ứng thực hiện. Từ năm học 2015-2016, bộ môn Anh văn đã xây dựng và thực hiện việc chuẩn hóa ngoại ngữ theo Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020. Căn cứ vào tình hình cơ sở vật chất hiện có của Nhà trường với hơn 200 phòng đủ tiêu chuẩn dạy học ngoại ngữ, 27 giảng viên (GV) biên chế và hợp đồng dài hạn, chương trình tiếng Anh B1 đã được giảng dạy cho khoảng 500 SV khóa 57 trong năm học 2017-2018. Theo Đề án Chuẩn hóa Ngoại ngữ, khối lượng tiếng Anh đã tăng lên đáng kể khi so với chương trình tiếng Anh được thiết kế trước đó. Cụ thể là, SV được học nhiều học phần và nhiều tiết tiếng Anh hơn (4 học phần tương đương 330 tiết gồm A1, A2 là học phần tăng cường, B1 và tiếng Anh chuyên ngành bắt buộc, tính điểm tích lũy trong học bạ) khi so với 3 học phần tương đương 165 tiết bắt buộc (F1, F2, tiếng Anh chuyên ngành) trước đây. Mục tiêu “đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống GD quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ ĐT nhằm đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực”, đã được Nhà trường hiện thực hóa bằng một chương trình ĐT theo xu hướng ngoại ngữ thịnh hành nhất hiện nay là “tiếng Anh giao tiếp” (communicative English) dựa trên tiêu chí của “Khung trình độ châu Âu” (Common European Framework). Đây là bước ngoặt to lớn trong việc đổi mới chương trình ĐT tiếng Anh của các trường khối không chuyên như Trường Đại học Giao thông Vận tải - nơi mà tiếng Anh từ lâu được coi là môn học “điểm yếu”, là nỗi sợ hãi của nhiều thế hệ SV khối kĩ thuật. Sở dĩ đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 và Đề án Ngoại ngữ của trường chọn Khung tham chiếu châu Âu” hay khung năng lực ngoại ngữ (KNLNN) 6 bậc dùng cho Việt Nam vì đó là một nền tảng lí luận thống nhất để thiết kế chương trình, biên soạn giáo trình, xây dựng các bài kiểm tra trình độ đã được ứng dụng phổ biến ở nhiều quốc gia coi tiếng Anh là ngoại ngữ thứ nhất trong khu vực như Singapore và Malaysia. Phiên bản hiện nay của Khung châu Âu được Nhà xuất bản Cambridge chính thức ban hành năm 2001. Mục tiêu tổng quát của Khung châu Âu là “cung cấp phương tiện để các nhà quản lí ĐT, các nhà thiết kế chương trình, giáo viên, các cơ quan khảo thí,... có thể xây dựng, thực hiện và đánh giá người học” [2; tr 1]. Mục tiêu này đã được cụ thể hóa trong đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam nhằm xây dựng các dữ liệu ngân hàng câu hỏi và thực hiện đổi mới VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 251-256 252 phương pháp kiểm tra, đánh giá trong, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả công tác khảo thí và kiểm định chất lượng ĐT các môn ngoại ngữ. Trong bối cảnh đó, chương trình tiếng Anh B1 đang được triển khai với nhiều thay đổi rõ rệt. Khi đã đạt trình độ tiếng Anh A1, A2 theo KNLNN 6 bậc của Bộ, SV sẽ đăng kí học học phần tiếng Anh B1 tại trường trong các phòng học đủ tiêu chuẩn học ngoại ngữ tối thiểu với sĩ số khoảng 40-50 SV. Đây là học phần tiếng Anh bắt buộc, tính điểm tích lũy trong học bạ, là cơ sở để xét vào học phần tiếng Anh chuyên ngành. Chương trình được dạy trong 90 tiết (trung bình 6-9 tiết/tuần), giáo trình là cuốn “Complete Pet” được thiết kế để dạy và đánh giá SV đủ 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. SV được đánh giá dựa trên 2 tiêu chí cứng theo quy định môn học chung của nhà trường. Một là, điểm đánh giá quá trình: là điểm trung bình chung của ba tiêu chí: điểm chuyên cần, điểm bài tập và điểm thi giữa kì. Hai là, điểm thi kết thúc học phần: được tổ chức thi tập trung trong một buổi. Vì vậy, điểm đánh giá học phần là điểm tổng hợp của điểm đánh giá quá trình (chiếm 30%) và điểm thi kết thúc học phần (chiếm 70%); SV đạt 7 điểm sẽ được coi là đạt học phần B1. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện năm đầu tiên, nhận thấy những hạn chế về năng lực, thái độ học tập của SV, độ khó của chương trình và thời lượng bị rút gọn so với chuẩn, điểm đánh giá học phần của SV đã giảm từ 7 xuống 5 và coi 5 là điểm đạt môn học để được tiếp tục học tiếng Anh chuyên ngành tại trường. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Nghiên cứu được thực hiện với mục đích tìm hiểu chương trình tiếng Anh B1 đang được triển khai như thế nào; những khó khăn mà SV có thể gặp phải trong quá trình học là gì; từ đó đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn của SV, nâng cao chất lượng chương trình và đầu ra của SV. Phương pháp nghiên cứu: Vì Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 được triển khai trong nhiều giai đoạn khác nhau và được sự hưởng ứng khác nhau giữa các trường nên phương pháp nghiên cứu ở đây là nghiên cứu tình huống nội bộ (intrinsic case study). Sở dĩ, lựa chọn phương pháp nghiên cứu này vì theo Robert (2009) nó phù hợp với câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: Chương trình [...] được thực hiện như thế nào [...]?; SV có khó khăn gì không và tại sao? Phương pháp này cho phép người nghiên cứu được hoạt động độc lập, không tham gia vào quá trình kiểm soát vấn đề và chi phối vấn đề. Hình thức nghiên cứu đi sâu vào một chương trình học cụ thể đang được triển khai thực tế trong bối cảnh của riêng nó; vì vậy kết quả nghiên cứu có tính thực tiễn cao. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài được thể hiện bằng 20 câu hỏi trong phiếu điều tra nhằm khảo sát quan điểm của SV về bốn vấn đề lớn nhất của một chương trình, cụ thể như sau: 1) Tổng quan chương trình: 5 câu; 2) Giáo trình và tài liệu tham khảo: 4 câu, 3) GV và hoạt động giảng dạy: 8 câu, 4) Kiểm tra, Đánh giá: 3 câu. Ngoài ra, hình thức phỏng vấn bán cấu trúc (semi- structured interview) và khung kể chuyện (narrative frames) cũng được sử dụng như một công cụ nghiên cứu để tìm hiểu xem GV và SV có những khó khăn gì trong quá trình thực hiện dạy và học chương trình tiếng Anh B1. Đối tượng nghiên cứu: Tham gia khảo sát là 120 SV K57 được lựa chọn ngẫu nhiên từ những SV đã theo học và có kết quả đánh giá tại trường. Tỉ lệ SV tham gia khảo sát của các khoa được thể hiện chi tiết trong biểu đồ sau: Phân tích số liệu: Nghiên cứu kết hợp giữa phương pháp phân tích dữ liệu định lượng và định tính. Phương pháp phân tích định lượng nhằm tìm ra tỉ lệ phần trăm SV “đồng ý”, không chắc chắn” hay “không đồng ý” với những vấn đề về chương trình tiếng Anh mà đề tài đưa ra. Kết quả phân tích sẽ được dùng để tổng kết đánh giá từng mặt của chương trình. Trong khi đó, phân tích định tính dựa vào câu trả lời cho các câu hỏi mở và khung kể chuyện để tìm hiểu những khó khăn mà SV đang gặp phải; từ đó đề xuất giải pháp cụ thể nhằm khắc phục vấn đề. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Tổng quan chương trình Đa số các SV tham gia khảo sát cho rằng, họ được GV giới thiệu về mục tiêu và nội dung chương trình ngay từ những buổi học đầu tiên với tỉ lệ là 82,8% và 65,5%. 18,4% 15% 18,3%10% 20% 10% 8,3% Hình 1. Sinh viên thuộc khoa Công trình Cơ khí Kỹ thuật xây dựng Môi trường & an toàn giao thông Vận tải & kinh tế 82,8% 5,1% 12,1% Hình 2 1. Có 2. Không 3. Không chắc VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 251-256 253 Áp dụng mục tiêu trong KNLNN 6 bậc vào thiết kế chương trình với mục tiêu là hướng SV đạt B1 “có thể hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí, có thể xử lí hầu hết các tình huống xảy ra khi đến khu vực có sử dụng ngôn ngữ đó. Có thể viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm. Có thể mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hi vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lí do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình...”, nên chương trình được thiết kế không chú trọng nhiều vào ngữ pháp truyền thống mà lồng ghép nó trong kĩ năng giao tiếp. Mục tiêu giao tiếp của chương trình vì thế được SV đánh giá là phù hợp với nội dung chương trình ĐT, mang lại cho SV cơ hội nhiều hơn được học tiếng Anh ứng dụng. Mặc dù có sự nhất trí cao của người học về mục tiêu và nội dung chương trình, nhưng chỉ có 29,1% SV cảm thấy nội dung chương trình phù hợp với trình độ của họ. Điều này được kiểm chứng bằng tỉ lệ 60% SV đạt kết quả thấp (10-13/ 25 điểm nghe và 10-13/25 điểm nói). Thêm vào đó, một số GV tham gia đánh giá SV của đợt thi nhận xét rằng đa số SV chỉ có thể mô tả tranh (phần 2 của kiểm tra nói) ở ngưỡng trung bình và hầu như không tương tác được với nhau trong phần 3 của kiểm tra nói. Hạn chế về năng lực giao tiếp được các SV chia sẻ là do thiếu thời gian thực hành các kĩ năng này. Điều này được thể hiện bằng tỉ lệ 17,8% phàn nàn về thời lượng (90 tiết trên lớp) dành cho học phần B1 là quá ngắn. Căn cứ theo “Khung dự tính thời gian học tiếng Anh theo Khung châu Âu”, để đạt trình độ từ A2 lên B1, SV cần 350- 400 giờ học, tương đương khoảng 420- 480 tiết học 50 phút. Như vậy, SV đã phản ánh đúng về việc cần thêm nhiều thời gian (330-390) tiết học để vượt trình độ từ A2 lên B1. Common European Framework Guided Learning Hours (from beginner level) CEFR Level Cambridge English Exam Number of approximate Hours C2 C2 Proficiency - previously known as Cambridge English: Proficiency (CPE) 1.000-1.200 C1 C1 Advanced - previously known as Cambridge English: Advanced (CAE) 700-800 B2 B2 First - previously known as Cambridge English: First (FCE) 500-600 B1 B1 Preliminary - previously known as Cambridge English: Preliminary (PET) 350-400 A2 A2 Key - previously known as Cambridge English: Key (KET) 180-200 2.2.2. Giáo trình và tài liệu tham khảo 65,5% 14,3% 20,2% Hình 3 1. Có 2. Không 3. Không chắc 65,8%18,8% 15,4% Hình 4. Sự phù hợp giữa nội dung với mục tiêu của chương trình 1. Có 2. Không 3. Không chắc 29,1% 20,5% 50,4% Hình 5. Sự phù hợp về nội dung chương trình và trình độ của SV 1. Có 2. Không 3. Không chắc 17,8% 67,8% 14,4% Hình 6. Sự phù hợp về thời lượng chương trình và trình độ của SV 1. Có 2. Không 3. Không chắc VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 251-256 254 Theo Dudley-Evans & St John (2000) vì tiếng Anh không phải ngôn ngữ mẹ đẻ trong lớp học nên mỗi giáo trình được chọn sẽ đóng một vai trò quan trọng, quyết định các hoạt động và điều tiết phương pháp giảng dạy của GV, dẫn dắt các hoạt động của SV. Vì vậy, bộ môn Anh văn đã lựa chọn giáo trình “Complete Pet” của Cambridge gồm 12 bài được thiết kế theo định hướng dạy luyện thi. Thế mạnh này của sách đã được các SV (71,5%) đánh giá cao về sự phù hợp giữa mục tiêu của chương trình với nội dung của giáo trình. Từ chủ đề học, trích dẫn dạng bài thi đến các tác vụ trong sách đều được thiết kế để cung cấp cho SV chiến lược giải quyết bài thi PET. Cũng giống như được hỏi về thời lượng 90 tiết dành cho học phần B1, không nhiều SV (22,9%) cảm thấy họ có đủ thời gian để hiểu và luyện tập hết được các phần tác vụ trong sách. Kết quả này trùng với kết quả phỏng vấn bán cấu trúc của 30 SV được chọn ngẫu nhiên giữa các khoa khi họ cho rằng một trong những khó khăn lớn nhất khi học là thiếu thời gian để trau dồi, nâng cao, đạt trình độ B1. Hơn nữa, các SV cũng cảm thấy không thoải mái khi phần từ vựng và thực hành các kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng nghe luôn bị bỏ qua hoặc không được chú trọng trên lớp. Cá biệt có 12,7 % SV cho rằng, nội dung giáo trình không phù hợp với họ. Sau khi phân tích được cội nguồn khó khăn này của SV, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp “khung kể chuyện” (narrative frame) để hỏi các GV, những người đã trực tiếp tham gia giảng dạy các lớp B1 cho SV K57 và nhận được kết quả như sau: “Vì thời lượng chương trình hạn chế nên GV không đủ thời gian để luyện nghe cho SV. Mặc dù theo cảm nhận từ phía GV, phát âm và nghe là điểm yếu nhất của đa số các SV nhưng rèn cho họ đòi hỏi nhiều thời gian trong khi nghe chỉ là một trong 4 kĩ năng còn lại trong phần đánh giá kết thúc học phần”. Theo O’Neil (1982,) vì ngôn ngữ là công cụ để bộc lộ những gì muốn nói nên ngữ liệu trong sách cần trích dẫn ngữ cảnh thật, tạo cảm hứng tương tác, thúc đẩy sáng tạo và sát với tâm tư của người học. Tuy nhiên, tiêu chí này không được SV đánh giá cao với tỉ lệ thấp 34,8% và 22,5%. 2.2.3. Giảng viên và hoạt động giảng dạy Hầu hết các SV đều phản hồi tốt về hoạt động giảng dạy của GV với tỉ lệ cao 78,8% và 72,8% SV đánh giá GV có chuyên môn tốt, truyền đạt rõ ràng, dễ hiểu. 71,5%16,4% 12,1% Hình 7. Sự phù hợp của giáo trình và mục tiêu ĐT 1. Có 2. Không 3. Không chắc 22,9% 12,7% 64,4% Hình 8. Sự phù hợp của giáo trình và thời lượng chương trình 1. Có 2. Không 3. Không chắc 34,8% 16,5% 48,7% Hình 9. Tính thực tiễn của giáo trình 1. Có 2. Không 3. Không chắc 22,5% 48,6% 28,9% Hình 10. Sự hứng thú của giáo trình 1. Có 2. Không 3. Không chắc 78,8% 13,6% 7,6% Hình 11. Trình độ chuyên môn của GV 1. Có 2. Không 3. Không chắc VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 251-256 255 Mặc dù vậy, 44,5% SV cho rằng, vẫn thiếu sự liên hệ giữa kiến thức ngôn ngữ thực tế với kiến thức sách vở trong quá trình học. Có nhiều nguyên lí dạy học khác nhau nhằm giúp SV đạt được trình độ B1 nhưng theo cuốn “Sử dụng Khung châu Âu - Các nguyên lí thực hành hiệu quả” của Nhà xuất bản Đại học Cambridge phát hành năm 2011 (tr 16), bối cảnh của Khung châu Âu nhấn mạnh đến “nhu cầu giao tiếp bao gồm xử lí các tình huống trong cuộc sống hằng ngày, trao đổi thông tin và ý tưởng, đạt được sự hiểu biết rộng hơn của những người học thuộc các nền văn hóa khác nhau”. Hiểu như thế, có thể thấy rằng điều SV cần ở GV là phải đặt hoạt động giảng dạy phù hợp với nhu cầu học của SV, khai thác tối đa sự tương quan giữa kiến thức sách vở với kiến thức ngôn ngữ ứng dụng để khích lệ người học cho dù có sự khác biệt giữa văn hóa của tiếng Việt với tiếng Anh. Bù lại, SV đánh giá cao việc GV đã chủ động tạo môi trường ngôn ngữ mô phỏng để SV được đóng vai và thực hành kĩ năng. Một số hoạt động giảng dạy mà SV tham gia phỏng vấn bán cấu trúc tiết lộ bao gồm: đóng vai (role- play), nghĩ - ghép đôi - chia sẻ (think - pair - share), đập bảng (slap blackboard), mô tả tranh (picture description). 2.2.4. Kiểm tra, đánh giá 77,5% tỉ lệ SV được thông báo về hình thức đánh giá ngay từ những buổi học đầu tiên. Việc đánh giá cũng được thực hiện trung thực và khách quan khi đa số các SV (84,9%) đều khẳng định phần đánh giá quá trình phấn đấu của họ là điểm tổng hợp dựa trên ba tiêu chí: a) điểm chuyên cần, b) bài kiểm tra giữa kì, và c) điểm bài tập. Tuy nhiên, gần một nửa số SV được phát phiếu điều tra tỏ ra băn khoăn về mức độ tin cậy của bài thi “Kết thúc học phần”. Kết quả phương pháp “khung kể chuyện” cho biết phần thi nghe của đề không phản ánh đúng năng lực của SV vì nhiều bạn bè trong lớp đã được luyện nghe tủ nên điểm cao hơn nhiều so với các bạn khác. Một số SV khác thì cho rằng: “Trong bốn kĩ năng, em kém phần nghe nhất nhưng toàn may mắn trong khi thi. Thi A2 thì em được bạn bè nhắc vì chỉ có một đề, thi B1 lần đầu tiên điểm của em không đạt, lần thi thứ hai em thấy trình độ 72,8% 11,9% 15,3% Hình 12. Hiệu quả truyền đạt (giảng dạy) của GV 1. Có 2. Không 3. Không chắc 44,5% 8,5% 47% Hình 13. Liên hệ giữa kiến thức và thực tế trong giảng dạy 1. Có 2. Không 3. Không chắc 34,8% 16,5% 48,7% Hình 14. GV tạo môi trường thực hành ngôn ngữ trong lớp 1. Có 2. Không 3. Không chắc 84.9% 6.7% 8.4% Hinh 15. Độ tin cậy của điểm đánh giá quá trình 1. Có 2. Không 55,6% 18,8% 25,6% Hình 16. Độ tin cậy của bài thi kết thúc học phần 1. Có 2. Không 3. Không chắc VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 251-256 256 nghe của mình không khá hơn nhưng điểm thi lại qua, thậm chí cao hơn nhiều so với lần một. Em cũng không biết tại sao” hoặc “Em thấy bài thi B1 quá khó so với trình độ của em, điểm nói của em và bạn cùng cặp thi ngang nhau dù bạn nói tốt hơn, chủ động nhiều hơn em. Bọn em thấy là điểm của mỗi cặp thi thường giống nhau hoặc chênh nhau không nhiều nên em không biết tiêu chí chấm thi nói là gì. Trong quá trình học cô giáo cũng không rèn kĩ năng nói nhiều lắm cho bọn em”. 3. Kết luận Chương trình tiếng Anh B1 đã áp dụng đến khóa thứ tư và có nhiều điều chỉnh trong quá trình thực hiện cho phù hợp hơn với đối tượng và bối cảnh thực tế của Nhà trường. Ưu điểm lớn nhất của chương trình là sự thống nhất giữa mục tiêu và nội dung chương trình và phương thức đánh giá. Chương trình cũng đã chọn một giáo trình chuẩn B1 làm nền tảng cho hoạt động giảng dạy của GV theo đúng định hướng giao tiếp, phù hợp với đối tượng người học. Vì mục tiêu đạt chuẩn ra trường rõ ràng, SV đã có động lực và hứng thú cũng như thể hiện thái độ tích cực trong suốt quá trình học. Theo Norton (2017), quan điểm phát triển một chương trình mà ở đó trọng tâm được đặt vào việc bồi dưỡng và phát triển động lực vươn tới thành tích (achievement motivation) của GV và SV giúp họ thay đổi bản ngã (identity) mà thiếu yếu tố này thì thành công của một chương trình sẽ rất hạn chế. Thêm vào đó, đội ngũ GV của chương trình được SV đánh giá cao về chuyên môn, phương pháp sư phạm, tạo nền tảng vững chắc cho chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên, vẫn cần điều chỉnh một số thay đổi cần thiết để tăng hiệu quả chương trình và chất lượng ĐT. Lựa chọn một cuốn giáo trình không những phù hợp với mục tiêu giao tiếp mà cần phải tăng sự hứng thú, khích lệ người học. Trên thực tế, không một cuốn giáo trình nào là hoàn hảo đối với tất cả người học, lại càng khó tìm một cuốn giáo trình vừa dạy kiến thức tổng hợp, vừa luyện thi phù hợp với số tiết đề cương hạn chế trong khung ĐT, vì vậy, GV cần thống nhất ưu tiên nội dung dạy cho phù hợp với mục tiêu đánh giá SV. GV nên tìm hiểu các điểm mạnh và điểm yếu trong các kĩ năng của SV để tập trung vào những kĩ năng mà SV còn yếu thay vì dạy dàn trải cả những kĩ năng mà SV có thể tự học. Điều này sẽ giảm áp lực “chạy chương trình” cho GV, sự hụt hẫng ở SV. Việc đổi mới giáo trình cũng cần thiết, đặc biệt đối với dạy tiếng Anh vì liên tục có những cuốn sách hay, tin cậy của các nhà xuất bản uy tín ra đời để giúp chương trình thành công, tăng chất lượng dạy và học. Đối với SV, chủ động tham gia các hoạt động trong môi trường tiếng Anh mô phỏng mà các GV tạo ra nhằm tăng khả năng tương tác tối đa với bạn học hoặc giữa SV với GV. SV cần tham gia câu lạc bộ tiếng Anh của trường để trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau vì đây cũng là môi trường tốt để hiện thực hóa mục tiêu giao tiếp bằng tiếng Anh trong chương trình và của đề án. Tài liệu tham khảo [1] Chính phủ (2008). Quyết định số 1400/QĐ-TTG ngày 30/09/2008 Về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”. [2] Common Eurpean Framework of Reference for Languages, Council of Europe (phiên bản điện tử). [3] Vũ Thị Phương Anh (2006). Khung trình độ chung châu Âu và việc nâng cao hiệu quả đào tạo tiếng Anh tại Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, tập 9, số 10, tr 31-47. [4] Connelly, M. F., - Clandinin, J. D. (1990). Stories of experience and narrative inquiry. Educational Researcher. [5] Dudley-Evans, T. - St John, M. J. (2000). Developments in English for specific purposes: A multidisciplinary approach. Cambridge, Cambridge University Press. [6] Norton, B. (2017). Identity and English language learners across global sites. In L. L. C. Wong & K. Hyland (Eds.), Faces of English education: Students, teachers, and pedagogy. New York: Routledge, pp. 13-27. [7] Robert K. Yin (2009). Case Study. Design and Methods. Sage Publication, Inc. [8] O’Neill, R (1982). Why use textbooks?. ELT Journal, Vol. 36/2, Oxford University Press. [9] Bộ GD-ĐT (2014). Thông tư số 01/2014/TT- BGDĐT ngày 24/01/2014 ban hành Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dung cho Việt Nam. [10] University of Cambridge, ESOL Examinations (2011). Using the CEFR: Principles of Good Practice. KÍNH MỜI BẠN ĐỌC ĐẶT MUA TẠP CHÍ GIÁO DỤC NĂM 2019 Tạp chí Giáo dục ra 1 tháng 2 kì, đặt mua thuận tiện tại các bưu cục địa phương, (Mã số C192) hoặc đặt mua trực tiếp tại Tòa soạn (số lượng lớn) theo địa chỉ: TẠP CHÍ GIÁO DỤC, Số 4 Trịnh Hoài Đức, quận Đống Đa, Hà Nội. Kính mời bạn đọc, các đơn vị giáo dục, trường học đặt mua Tạp chí Giáo dục năm 2019. Mọi liên hệ xin gửi về địa chỉ trên hoặc liên lạc qua số điện thoại: 024.37345363; Fax: 024.37345363. Xin trân trọng cảm ơn. TẠP CHÍ GIÁO DỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_chuong_trinh_tieng_anh_trinh_do_b1_theo_huong_chuan.pdf
Tài liệu liên quan