Đánh giá chất lượng giáo dục đào tạo của trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế: Ý kiến đánh giá từ phía doanh nghiệp

Ở Việt nam, với quá trình hội nhập sâu và phát triển, việc nâng cao chất lượng công tác

quản lý giáo dục đào tạo, nhằm không ngừng đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ cao cho

xã hội là đòi hỏi bức thiết. Để nâng cao chất lượng đào tạo đòi hỏi phải thật sự đổi mới toàn

diện công tác quản lý, chú trọng đổi mới quản lý chất lượng giáo dục đại học, phải có sự gắn

kết chặt chẽ giữa đào tạo với nhu cầu của xã hội và người sử dụng lao động. Kết quả điều tra

205 người là lãnh đạo, cựu sinh viên trong các doanhn nghiệp cho thấy, chất lượng đào tạo

của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế cơ bản đã được các đơn vị đánh giá khá tốt. Tuy

nhiên, qua xem xét cho thấy mức độ đáp ứng theo yêu cầu doanh nghiệp và xã hội chưa cao.

Theo quan điểm đánh giá của người sử dụng lao động, sinh viên tốt nghiệp đại học chỉ mới có

những kiến thức lý luận, chưa hội tụ đủ các yếu tố về năng lực thực tiễn và các kỹ năng mềm phù

hợp với đòi hỏi của công việc. Điều này đòi hỏi Nhà trường cần xây dựng mối liên hệ mật thiết

với các đơn vị sử dụng lao động, thiết kế lại chương trình đào tạo theo hướng lý luận gắn liền

với thực tiễn để đạt được các chuẩn đầu ra theo yêu cầu của người sử dụng lao động và xã hội.

pdf16 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đánh giá chất lượng giáo dục đào tạo của trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế: Ý kiến đánh giá từ phía doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng lực của sinh viên tốt nghiệp tại Trường ĐHKT Huế. Dựa vào kiểm định Wilcoxon về sự khác biệt trị số trung bình của từng cặp tiêu chí cho các năng lực trên, ta có tiêu chí kiến thức về lĩnh vực ngành với giá trị P-value (Sig.) bằng 0.000, hạng trung bình của chênh lệch âm là 63.15 và hạng trung bình của chênh lệch dương là 62.95, kết quả cho thấy mức độ quan trọng của “kiến thức về lĩnh vực ngành” – mức độ thực hiện của “kiến thức về lĩnh vực ngành” mang dấu âm, tức là mức độ thực hiện vượt trên mức độ quan trọng. 4 tiêu chí có giá trị Sig. >0.05 là sáng tạo, kiến thức kinh doanh, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức, kỹ năng tính toán (chấp nhận giả thuyết H0), tức là không có sự khác biệt giữa kỳ vọng 1058 và chất lượng cảm nhận. Như vậy 4 tiêu chí này cho thấy không có khoảng cách giữa mức độ thực hiện và mức độ quan trọng. Nghĩa là các tiêu chí sáng tạo, kiến thức kinh doanh, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức, kỹ năng tính toán đáp ứng được kỳ vọng của nhà sử dụng lao động. Bảng 7: Kết quả thống kê mô tả kết hợp với kiểm định Wilcoxon các tiêu chí là Mức độ quan trọng và chất lượng cảm nhận về năng lực sinh viên Đại học Kinh tế -Đại học Huế Giá trị trung bình Sig. Hạng trung bình Các tiêu chí năng lực I P GAP P-I Chênh lệch âm Chênh lệch dương Sáng tạo 4.61 4.66 0.05 0.453 68.65 70.26 Năng động linh hoạt 5.16 4.93 -0.23 0.002 60.11 54.33 Trung thực 5.42 4.89 -0.53 0.000 59.91 48.37 Niềm đam mê, ham học hỏi 5.19 4.89 -0.3 0.000 63.30 51.32 Cần cù, siêng năng 5.22 5.04 -0.18 0.010 61.77 59.75 Sự cầu tiến trong công việc 5.17 4.01 -1.16 0.000 83.07 55.70 Kiến thức kinh doanh 4.84 4.86 0.02 0.805 58.21 54.97 Kiến thức về lĩnh vực ngành 4.60 4.95 0.35 0.000 63.15 62.95 Tư duy, phân tích đánh giá 4.62 4.41 -0.21 0.005 69.14 60.04 Kinh nghiệm công việc 4.92 3.64 -1.28 0.000 85.28 43.00 Có nghiệp vụ, chuyên môn 4.78 4.59 -0.19 0.005 71.50 63.94 Làm việc theo nhóm, kỹ năng hơp tác 5.66 4.56 -1.1 0.000 87.14 68.53 Kỹ năng thuyết trình 4.99 4.66 -0.33 0.000 66.90 58.72 Khả năng lãnh đạo, quản lý 5.00 4.13 -0.87 0.000 78.25 69.57 Nắm bắt tâm lý khách hàng 5.26 4.38 -0.88 0.000 79.06 82.68 Kỹ năng giải quyết vấn đề 5.22 4.47 -0.75 0.000 74.38 62.61 Kỹ năng giao tiếp bằng lời 5.14 4.49 -0.65 0.000 75.11 61.20 Thông thạo ngoại ngữ 5.45 3.22 -2.23 0.000 98.79 22.00 Kỹ năng tin học 5.09 4.63 -0.46 0.000 72.01 57.76 Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức 4.78 4.83 0.05 0.495 70.00 71.91 Kỹ năng tính toán 4.77 4.88 0.11 0.143 63.09 70.31 Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản 4.96 3.70 -1.26 0.000 85.72 61.70 (Nguồn: Kết quả xử lý SPSS) Các tiêu chí còn lại (17 tiêu chí) đều có giá trị Sig. <0.05 và có hạng chênh lệch dương lớn hơn hạng chênh lệch âm, nên ta có thể kết luận mức độ quan trọng lớn hơn mức độ thực hiện, và tạo ra một khoảng cách giữa mức độ thực hiện và mức độ kỳ vọng. Nhìn chung các năng lực vẫn chƣa đáp ứng được kỳ vọng của nhà doanh nghiệp như Năng động linh hoạt; Trung thực, Niềm đam mê, ham học hỏi; Cần cù, siêng năng; Sự cầu tiến trong công việc; Tư duy, phân tích đánh giá; Kinh nghiệm công việc; 4.2.4. Đánh giá chất lượng giáo dục đào tạo Trường Đại học Kinh tế -Đại học Huế Mối quan hệ giữa chất lượng với hiệu số mức độ thể hiện (P) và mức độ quan trọng (I) được thể hiện như sau: Hiệu số (P - I) P – I ≥ 0 P – I < 0 Chất lượng dịch vụ Tốt Không tốt Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng giáo dục – đào tạo của Trường ĐHKT Huế dưới sự đánh giá của nhà doanh nghiệp là vẫn chưa cao, chưa thật sự đáp ứng được sự mong đợi của doanh nghiệp. Trong các thuộc tính có khoảng cách lớn thì thái độ làm việc là một nhóm năng lực bị đánh giá thấp và cần phải xem xét, vì nhóm năng lực này là các thuộc tính nằm ngoài sự giáo dục của nhà trường, song lại ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của Trường. Thuộc tính kinh nghiệm trong công việc và ký năng giao tiếp bằng văn bản có khoảng cách lớn và phải cải thiện sớm để nâng cao sự đánh giá của doanh nghiệp. Các tiêu chí thuộc nhóm thái độ làm việc như: cần cù, siêng năng; năng động, linh hoạt; niềm đam mê ham học hỏi và trung thực tuy có khoảng cách không xa nhưng nó cũng là một phần quan trọng cần được nâng cao về các năng lực vì nó cũng ảnh hưởng đến sự đánh giá về chất lượng đào tạo của Trường. Các kỹ năng mềm như khả năng giao tiếp bằng lời, nắm bắt tâm lý khách hàng, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình vẫn tồn tại khoảng cách so với mức độ quan trọng của nó. Tuy nhiên, các khoảng cách của là sáng tạo, kiến thức kinh doanh, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức, kỹ năng tính toán và kiến thức về lĩnh vực ngành đã đáp ứng được mức độ kỳ vọng của nhà sử dụng lao động. Các thuộc tính này có giá trị (P– I) đều lớn hơn 0 nghĩa là các thuộc tính này nhìn chung đã thoả mãn sự kỳ vọng và có sự đánh giá chất lượng tốt. Kết hợp các công cụ thống kê mô tả và kiểm định cho thấy nhà doanh nghiệp, cựu sinh viên vẫn chưa hài lòng về các năng lực của sinh viên tốt nghiệp Trường ĐHKT Huế, đặc biệt là các năng lực: Thông thạo ngoại ngữ, Kinh nghiệm công việc, Kỹ năng giao tiếp,... 5. Một số đề xuất để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đối với Trường Đại học Kinh tế -Đại học Huế Phần lớn sinh viên sau khi ra trường vẫn cần phải được đào tạo thêm, đặc biệt kiến thức thực tiễn mới có thể đáp ứng tốt yêu cầu công việc của đơn vị sử dụng lao động. Kết quả đó đã đặt ra đối với chương trình đào tạo phải có sự tương thích giữa lý luận với thực tiễn. Vì thế, Nhà trường phải thường xuyên xây dựng mối quan hệ với doanh nghiệp, kết nối với hoạt động đào tạo gắng liền với thực tiễn sản xuất kinh doanh. Trên quan điểm đánh giá của đơn vị dụng lao động cũng nhưu các cựu sinh viên đang làm trong các doanh nghiệp, đã đặt ra yêu cầu về chất lượng đào tạo đại học là phải phù hợp với mục đích, yêu cầu sử dụng. Theo đó, chất lượng đào tạo đại học nên tập trung vào việc đào tạo về năng lực chuyên môn, năng lực thực tiễn, xây dựng thái độ, động cơ làm việc đúng đắn và các kỹ năng mềm cho sinh viên. Điều đó đòi hỏi Nhà trường cần xây dựng chuẩn đầu ra trên cơ sở yêu cầu, đặt hàng từ người sử dụng lao động. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Năng lực chuyên môn, năng lực thực tiễn; Thái độ & động cơ làm việc; Ngoại ngữ, tin học và Năng lực mềm là những yếu tố mà nhà tuyển dụng hết sức quan tâm. Việc cải thiện các yếu tố này sẽ làm thay đổi đánh giá của đơn vị sử dụng lao động đến chất lượng đào tạo của Nhà trường. 1059 6. Kết luận Việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đại học để đáp ứng nhu cầu nhân lực có trình độ là đòi hỏi bức thiết ở các trường đại học nói chung và Trường Đại học Kinh tế -Đại học Huế nói riêng. Chất lượng giáo dục đào tạo chỉ có thể được nâng cao khi quá trình đào tạo có sự gắn kết chặt chẽ với nhu cầu của người sử dụng lao động nói riêng và nhu cầu xã hội nói chung. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, trên quan điểm của người sử dụng lao động, giáo dục đào tạo đại học chỉ đạt được chất lượng khi sinh viên tốt nghiệp hội tụ được các năng lực chuyên môn, năng lực thực tiễn, thái độ và động cơ làm việc và các kỹ năng làm việc cá nhân phù hợp với yêu cầu công việc. Điều này đòi hỏi Nhà trường cần xây dựng mối liên hệ mật thiết với doanh nghiệp, các đơn vị hành chính; Rà soát chỉnh sửa và bổ sung chương trình đào tạo để đạt được các chuẩn đầu ra theo yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động. SUMMARY Improving quality of tertiary education to produce qualified human resources is vital for socio-economic development in Vietnam. According to many researches, only when the education process is well aligned with employers’ needs, can education quality be enhanced. Results from a survey of 205 enterprises and administrative organizations reveal that, the education quality of Hue College of Economics – Hue University has just partly met these organizations’ requirements. Moreover, from employers’ perspective, tertiary education is supposed to have high quality only when graduates possess suitable professional competency, right working attitude and motivation as well as appropriate professional skills. This suggests that education institutions should build up strong linkages with recruiting organizations and redesign their training curricula to achieve outcomes required by this group of final customers. 1060 TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Thị Huyền Anh: Khóa luận sinh viên lớp K45B QTKD TM 2011 – 2015 (GVHD Phạm Phương Trung) Lưu Tiến Dũng, (2013), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với các cử nhân các ngành khoa học xã hội và nhân văn, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Nghiên cứu giáo dục, 29, 2, 1-9 Nguyễn Phương Nga, (2011), “Bàn về các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục đại học”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Số 27. Bùi Mạnh Nhị, (2005), Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục đại học, Đề tài thuộc chương trình nghiên cứu cấp Bộ về khoa học giáo dục, Viện khoa học giáo dục Việt Nam Trịnh văn Sơn và nhóm tác giả, (2016) Đề tài: “ Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng giáo dục đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế” Trinh Văn Sơn và nhóm tác giả (2013), Đề tài: “Đánh giá của doanh nghiệp đối với sản phẩm đào tạo của Trường Đại học Kinh tế -Đại học Huế” Worldbank, (2012), “Putting higher education to work: Skills and Research for Growth in East Asia”, 1279680449418/7267211-1318449387306/EAP_higher_education_fullreport.pdf, 15/10/2012. Abdullah AL-Mutairi, Kamal Naser & Muna Saeid, (2014), Employability Factors of Business Graduates in Kuwait: Evidence from An Emerging Country, International Journal of Business and Management; Vol. 9, No. 10; 49-61 Anho, J. (2011), An evaluation of the quality and employability of graduates of Nigeria Universities, African Journal of Social Sciences, Volume 1, 179-185 Balaceanu, C., Zaharia, V., Tilea, D., Predonu, M., Apostol, D., & Dogaru, M. (2013), Questionnaire on Analyzing the Degree of Satisfaction Regarding the Professional Skills of the Graduates as Perceived from the Employers‟ Perspective, International Journal of Academic Research in Economics and Management Sciences, Vol. 2, No. 1, 2226-3624 Doyle, A. (2014). Hard Skills vs. Soft Skills: The Difference between Hard Skills and Soft Skills. EL-Sakran, T. M. & Awad, A. (2012), Voices from the United Arab Emirates: Engineering graduates‟ labour market requisite competencies, International Journal of Engineering Education, 3(2), 105-114 Gwo-Hshiung Tzeng, Hung-Fan Chang. (2011), Applying Importance-Performance Analysis as a Service Quality Measure in Food Service Industry, Journal of technology management & innovation J. Tachnol. Manag Innov. 2011, Volume 6, Issue 3, Jurgita Raudeliūnienė, Ieva Meidutė, Giedrius Martinaitis. (2012), Evaluation system for factors affecting creativity in the lithuanian armed forces, Journal of Business Economics and Management, Volume 13, Issue 1, 1061 Lowden, K., Hall, S., Elliot, D., & Lewin, J. (2011), Employers' perceptions of the employability skills of new graduates, London: SCRE Centre/Edge Foundation, University of Kelaniya. 1062

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_chat_luong_giao_duc_dao_tao_cua_truong_dai_hoc_kinh.pdf
Tài liệu liên quan