Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thư viện là nơi học tập của sinh viên Hutech

Việc thu hút sinh viên lựa chọn thư viện là nơi học tập luôn là vấn đề đối với ban lãnh đạo

nhà trường trên cả nước. Xuất phát từ thực tế, nghiên cứu “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng

đến quyết định lựa chọn thư viện là nơi học tập của sinh viên HUTECH” là công trình nghiên

cứu sử dụng hai phương pháp định tính và định lượng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 5

nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn thư viện là nơi học tập của sinh viên HUTECH bao

gồm: (1) Tiện ích, (2) Sự tin cậy, (3) Đồng cảm, (4) Đáp ứng, (5) Không gian. Dựa trên kết

quả nghiên cứu nhóm tác giả chúng tôi đề xuất những hàm ý đối với ban quản trị trường Đại

học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH) nhằm để cải thiện và đánh giá lại chất

lượng của thư viện, để có những biện pháp nâng cao chất lượng, đồng thời phát huy những

yếu tố có tác động tích cực nhằm thúc đẩy sinh viên lựa chọn thư viện của trường là nơi để

học tập.

pdf7 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thư viện là nơi học tập của sinh viên Hutech, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2533 ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN THƯ VIỆN LÀ NƠI HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HUTECH Vũ Thị Thu Thảo, Cù Mỹ Phương, Nguyễn Minh Thái Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Tiến Thành TÓM TẮT Việc thu hút sinh viên lựa chọn thư viện là nơi học tập luôn là vấn đề đối với ban lãnh đạo nhà trường trên cả nước. Xuất phát từ thực tế, nghiên cứu “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thư viện là nơi học tập của sinh viên HUTECH” là công trình nghiên cứu sử dụng hai phương pháp định tính và định lượng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 5 nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn thư viện là nơi học tập của sinh viên HUTECH bao gồm: (1) Tiện ích, (2) Sự tin cậy, (3) Đồng cảm, (4) Đáp ứng, (5) Không gian. Dựa trên kết quả nghiên cứu nhóm tác giả chúng tôi đề xuất những hàm ý đối với ban quản trị trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH) nhằm để cải thiện và đánh giá lại chất lượng của thư viện, để có những biện pháp nâng cao chất lượng, đồng thời phát huy những yếu tố có tác động tích cực nhằm thúc đẩy sinh viên lựa chọn thư viện của trường là nơi để học tập. Từ khóa: thư viện, sinh viên Hutech, sự tin cậy, quyết định lựa chọn. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Thư viện ra đời với sứ mệnh gắn liền với tri thức, luôn đồng hành với con người, với sự tiến hóa của nhận thức giúp mở mang tầm nhìn, phát triển khoa học, bảo tồn và phát huy nền văn hóa. Đối với xã hội học tập ngày nay, tầm quan trọng của thư viện giữ vai trò quan trọng đối với học sinh, sinh viên. Trong đó, thư viện trường đại học đã làm nổi bật vai trò của mình là một động lực đóng góp vào việc đổi mới giáo dục, hỗ trợ kết quả học tập, nghiên cứu của sinh viên. Có thể thấy, nếu ngoài giờ học trên lớp sinh viên nghiên cứu, sưu tầm, học hỏi thêm trong thư viện thì sẽ giúp sinh viên đào sâu thêm kiến thức. Từ đó, kiến thức của sinh viên về môn học sẽ sâu sắc hơn rất nhiều so với những gì họ tiếp thu được trên lớp. Tuy nhiên, áp dụng đúng cách như thế nào để xác định, đánh giá đâu là các yếu tố tác động đến việc lựa chọn thư viện là nơi học tập của sinh viên vẫn là bài toán nhiều bỏ ngỏ cần được nghiên cứu và giải quyết. 2534 1.2 Vấn đề cần giải quyết Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) là một trong những trường đại học uy tín, có truyền thống trong hệ thống giáo dục các trường cao đẳng, đại học tại Việt Nam. Nói đến cơ sở vật chất của một trường đại học, người ta nghĩ ngay đến các giảng đường, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, nhưng đặc biệt nhất vẫn là thư viện. Các ý nghĩa đối với thư viện rất rõ ràng: trải nghiệm của sinh viên với thư viện học thuật nên đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp đạt kết quả mong muốn của trường đại học và minh chứng rằng việc sử dụng thư viện tương quan với tỷ lệ sinh viên kiên trì và điểm số đại học. Và đã chỉ ra rằng, trải nghiệm thư viện của sinh viên chưa tốt nghiệp liên quan tích cực đến các hoạt động có mục đích giáo dục được lựa chọn, chẳng hạn như sử dụng máy tính và công nghệ thông tin và tương tác với các giảng viên. Những sinh viên thường xuyên sử dụng thư viện phản ánh một đức tính hiếu học đạo, tham gia vào các nhiệm vụ học tập đầy thách thức đòi hỏi tính tự giác cao hơn tư duy. Qua đó, ta thấy được vai trò đặc biệt quan trọng của thư viện trong việc cung cấp và giới thiệu kiến thức đến đối tượng sinh viên nhằm phục vụ cho kết quả học tập, nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, đa số sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên tại Hutech nói riêng, vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của thư viện trong việc cải thiện kết quả học tập và nghiên cứu khoa học của bản thân. Tại các khoa, các ngành của trường vẫn chưa thực hiện được các nghiên cứu được về mức độ ảnh hưởng của thư viện nhằm phục vụ nâng cao kết quả học tập của sinh viên. Đó là lý do nhóm nghiên cứu chọn đề tài: “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thư viện là nơi học tập của sinh viên Hutech”. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Bài nghiên cứu khoa học này thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thư viện là nơi học tập của sinh viên Hutech. Từ đó đề xuất các phương hướng, giải pháp cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng thư viện trong việc hỗ trợ học tập cho sinh viên. 1.4 Câu hỏi nghiên cứu Những yếu tố nào tác động đến việc lựa chọn thư viện của sinh viên Hutech làm nơi học tập? 1.5 Phạm vi của đề tài 1.5.1 Đối tượng nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thư viện là nơi học tập của sinh viên Hutech. 1.5.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu bao gồm 2 yếu tố: không gian và thời gian. Không gian nghiên cứu: trường Đại học Công nghệ TP.HCM (khu A,B,U,E...). Thời gian nghiên cứu: khảo sát, thu thập và xử lý dữ liệu diễn ra từ 01/01/2021 đến 30/03/2021. 2535 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Lý thuyết ra quyết định Ra quyết định là một quá trình đưa ra sự lựa chọn từ một số phương án thay thế để đạt được một kết quả mong muốn. Việc ra quyết định hành chính được cho là hợp lý. Điều này chúng tôi muốn nói các nhà quản lý trường học đưa ra các quyết định một cách chắc chắn: họ biết các lựa chọn thay thế của họ; họ biết kết quả của họ; họ biết các tiêu chí quyết định của họ; và họ có khả năng làm sự lựa chọn tối ưu và sau đó để thực hiện nó. Một phiên bản của tính hợp lý có giới hạn là nguyên tắc thỏa mãn. Cách tiếp cận này đề ra quyết định liên quan đến việc chọn giải pháp thay thế đầu tiên đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu của khả năng chấp nhận mà không cần khám phá tất cả các khả năng. Đây là cách tiếp cận thông thường được thực hiện bởi những người ra quyết định. March và Simon đã lập luận một cách thuyết phục rằng tất cả thông tin cần thiết để đưa ra quyết định hoàn toàn hợp lý là không bao giờ có sẵn trong mọi trường hợp. Do đó, quá trình ra quyết định nên được mô tả chính xác hơn như một đặc trưng của tính hợp lý có giới hạn. 2.2 Lý thuyết học tập tự định hướng Học tập tự định hướng là một khái niệm trọng tâm trong nghiên cứu và thực hành giáo dục người lớn. Mặc dù nó có một lịch sử phong phú và là trung tâm của lĩnh vực này, tuy nhiên, khái niệm này mang lại sự nhầm lẫn và hiểu lầm đáng kể. Người học thực hiện rất nhiều khả năng độc lập trong việc quyết định điều gì là đáng để học và cách tiếp cận nhiệm vụ học tập, bất kể việc nhập các năng lực và tình huống bối cảnh. Về vấn đề này, Candy cho rằng "tư tưởng tự chủ" xung quanh việc học tập tự định hướng đã hạn chế việc hình thành khái niệm và tạo ra sự mất cân bằng khi thực hiện nó trong một môi trường giáo dục và hoạt động học tập tự định hướng sẽ giúp cải thiện kết quả học tập, tăng động lực, sự tự tin và nhận thức rõ hơn về những hạn chế của bản thân họ trong quá trình làm việc. 2.3 Lý thuyết lựa chọn hợp lý Thuật ngữ “LỰA CHỌN” dùng để nhấn mạnh việc cân nhắc, tính toán dẫn đến hành vi sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Nhiều học giả cho rằng lý thuyết lựa chọn hợp lý bắt nguồn từ chủ nghĩa vị lợi trong triết học và kinh tế học. Chủ nghĩa vị lợi là một trường phái được sáng lập ở Anh vào thế kỷ XVIII bởi nhà triết học Benthan. Ở một cấp độ cao hơn John Stuart Mill cũng đưa ra quan điểm rằng, tổng đại số của tất cả các lợi ích cá nhân trong xã hội là phúc lợi xã hội, và sự bằng nhau trong phúc lợi xã hội của mỗi cá nhân là mục tiêu mà xã hội phải hướng đến. Do vậy, với một số lượng tổng thu nhập cố định cần phải lựa chọn một hành động nào đó hợp lý nhất để phân phối sao cho độ thỏa dụng của mỗi cá nhân là ngang nhau. 2.4 Lý thuyết về dịch vụ Dịch vụ ra đời sau công nghiệp và nông nghiệp là bộ phận có vị trí ngày càng quan trọng trong việc phát triển cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia và cả nên kinh tế của toàn cầu. Nhu cầu của con người, nền kinh tế, xã hội ngày một phát triển mà chính vì thế dịch vụ cũng đang phát triển rất đa dạng trong mọi lĩnh vực. Dịch vụ được hiểu là một bức tranh tinh thần, tức “dịch vụ trong tâm trí”. Dịch vụ được định nghĩa với nhiều góc độ khác nhau, trong đó dịch vụ được định nghĩa là hoạt động và kết quả là một bên có thể cung cấp cho bên kia chủ 2536 yếu là vô hình, không dẫn đến quyền sở hữu một cái gì đó. Sản phẩm của nó có thể gắn hay không gắn với một sản phẩm vật chất (Philip Kotler và Amstrong 2004). 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp nghiên cứu và xây dựng thang đo Để đo lường được biến phụ thuộc “Quyết định lựa chọn thư viện là nơi học tập của sinh viên Hutech”, nhóm tác giả chúng tôi đã khảo sát thông qua bảng câu hỏi trên thang đo likert 5 mức độ với 30 biến quan sát dựa trên 05 thang đo độc lập bao gồm các biến quan sát sau: 1. Sự tin cậy, 2. Khả năng đáp ứng, 3. Không gian học tập, 4. Sự đồng cảm, 5. Cơ sở vật chất, 6. Tài liệu truy cập, 7. Một thang đo phụ thuộc: quyết định lựa chọn thư viện là nơi học tập của sinh viên Hutech. Trong bài nghiên cứu này nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Thông tin thứ cấp được lấy từ báo, webside, các nguồn số liệu được công khai. Thông tin sơ cấp được nhóm tác giả thu thập dựa trên bảng câu hỏi khảo sát trong phạm vi sinh viên Hutech. Các dữ liệu sau khi được thu thập, thống kê sơ bộ thì nhóm tác giả tiến hành kiểm định sự tin cậy (Cronbach's Alpha) nhằm phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng một nhân tố và loại những biến có hệ số tin cậy thấp, tiếp theo là phân tích các nhân tố khám phá EFA xem xét mối quan hệ giữa các biến ở tất cả các nhóm nhân tố khác nhau nhằm phát hiện ra những biến quan sát tải lên nhiều nhân tố hoặc các biến quan sát bị phân sai nhân tố từ ban đầu. Từ đó, tiến hành phân tích hồi quy đa biến để thống kê ước lượng giá trị của biến phụ thuộc trên cơ sở giá trị của các biến độc lập đã cho và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. 3.2 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thư viện là nơi học tập của sinh viên Hutech Sau khi thừa kế từ các nghiên cứu có liên quan nhóm tác giả chúng tôi đã đưa ra được những giả thuyết như sau: Giả thuyết H1: tiện ích (TI) có mối quan hệ thuận chiều, Giả thuyết H2: tin cậy có mối quan hệ thuận chiều, Giả thuyết H3: đồng cảm có mối quan hệ thuận chiều Giả thuyết H4: đáp ứng có mối quan hệ thuận chiều, Giả thuyết H5: không gian có mối quan hệ thuận chiều. 2537 Hình 1. Mô hình đề xuất của nhóm tác giả 4 KẾT QUẢ Sau khi phân tích hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo, trong các biến quan sát của mô hình nghiên cứu có 1 biến quan sát bị loại vì không đủ độ tin cậy trong phân tích Cronbach’s Alpha, đó là biến “Cơ sở vật chất ”. Hệ số KMO = 0,926 trong phân tích nhân tố EFA lần thứ nhất, ở mức ý nghĩa Sig. là 0,000 > 0,05 trong kiểm định Bartlett’s test. Kết quả EFA thu được 05 nhân tố tại Eigenvalue là 1,031. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng, nhân tố CSVC (cơ sở vật chất) và nhân tố TL (tài liệu) có sự gom biến với nhau vì thế nhóm tác giả sau khi phân tích và nghiên cứu đã quyết định đặt tên cho hai nhân tố trên là TI (tiện ích). Hệ số KMO = 0,833 > 0,5 nên phân tích EFA lần hai phù hợp với dữ liệu, ở mức ý nghĩa Sig. là 0,000 < 0,05, do vậy các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể. Giá trị Eigenvalue 2.869 > 1 đạt yêu cầu, các biến quan sát được nhóm lại thành 05 nhân tố. Phương sai trích được bằng 71.730%, cho biết nhân tố biến phụ thuộc giải thích được 71.730 % biến thiên của dữ liệu nghiên cứu. Nhân tố được hình thành sau khi phân tích EFA cho biến phụ thuộc có giá trị Cronbach’s Alpha > 0,6 nên thang đo này đạt yêu cầu khi phân tích ở các bước tiếp theo. Dựa vào tiến hành chạy phân tích nhân tố khám phá EFA, kết quả thu được 25 biến có giá trị bao gồm 05 nhân tố quan sát độc lập được gom thành 05 nhân tố như sau: - Nhân tố sự tin cậy (TC) có các biến quan sát đủ độ tin cậy và độ chính xác là: TC1, TC2, TC3, TC4, TC5. - Nhân tố tiện ích (TI) có các biến quan sát và đủ độ chính xác là: CSVC1, CSVC2, CSVC3, TL1, TL2, TL3, TL4, TL5. - Nhân tố đồng cảm (DC) có các biến quan sát đủ độ tin cậy và độ chính xác là: DC1, DC2, DC3, DC4, DC5. - Nhân tố đáp ứng (DU) có các biến quan sát đủ độ tin cậy và độ chính xác là: DU1, DU2, DU3, DU4. - Nhân tố không gian (KG) có các biến quan sát đủ độ tin cậy và độ chính xác là: KG1, KG2, KG3. 2538 Sau khi thực hiện các phép kiểm định hồi quy so với tổng thể ta thấy mô hình không vi phạm các giả thuyết kiểm định và có ý nghĩa thống kê. Có 3 biến ảnh huởng đến quyết định lựa chọn thư viện là nơi học tập của sinh viên Hutech là: Tiện ích, tin cậy, đáp ứng vì 3 biến này có mức ý nghĩa Sig. < 0,05 nên được chấp nhận trong phương trình hồi quy và đều có tác động dương (hệ số Beta dương) đến quyết định lựa chọn thư viện là nơi học tập. Mối quan hệ giữa biến phụ thuộc với 5 biến độc lập được thể hiện trong phương trình sau: Quyết định lựa chọn thư viện = 0,403  TIỆN ÍCH + 0,154  TIN CẬY + 0,334  DAP UNG Nhân tố tiện ích chiến tỷ lệ là 40,3%, nhân tố tin cậy chiếm 15,4%, cuối cùng là nhân tố đáp ứng chiếm tỷ lệ 33,4%. Như vậy thứ tự ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thư viện là nơi học tập của sinh viên Hutech lần lượt là: Tiện ích là 40,3%, Đáp ứng là 33,4% và Tin cậy là 34,29%. Từ những phân tích trên có thể thấy mô hình lý thuyết hợp lý với dữ liệu nghiên cứu, có 03 nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn thư viện là nơi học tập của sinh viên Hutech đó là: tiện ích, tin cậy và đáp ứng. 5 KIẾN NGHỊ 5.1 Kiến nghị về các thang đo Tiện ích Trang thiết bị của thư viện phải luôn là những trang bị hiện đại nhất, sử dụng tốt nhất, nâng cấp hệ thống cho mượn sách bằng máy đọc mã vạch scan. Khi sinh viên đến mượn sách thì chỉ cần scan vào máy thì hệ thống sẽ tự cập nhật vào cơ sở dữ liệu của hệ thống quản lý thư viện, đánh dấu sách đã được cho mượn, thời gian, sinh viên mượn và ngày hẹn trả. Thủ tục nhanh chóng, tiện lợi. Giúp hạn chế sai sót trong quá trình mượn, trả sách. 5.2 Kiến nghị về thang đo Sự đáp ứng Tốc độ đáp ứng nhu cầu của sinh viên một cách nhanh chóng và nhân viên không được kéo dài thời gian phục vụ; thư viện mở rộng điều kiện học tập cho sinh viên cả về không gian, thời gian và các lĩnh vực tri thức hơn so với khuôn khổ quy định về nội dung, chương trình và kế hoạch đào tạo của nhà trường; thái độ phục vụ sinh viên phải luôn vui vẻ hòa nhã, nhiệt tình và có phong cách phục vụ tốt, tích cực phát huy vai trò của cán bộ thư viện trong trường học. 5.3 Kiến nghị về thang đo Sự tin cậy Để gia tăng sự tin cậy của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ tại thư viện thì lãnh đạo trường Đại học Công nghệ TP.HCM cần phải quan tâm đến các vấn đề liên quan gồm các nội dung sau: tuân thủ nghiêm túc việc cung ứng các dịch vụ như đã hứa như mượn, trả sách, thời gian hoạt động của thư viện. Độ tin cậy trong việc giải quyết các vấn đề của sinh viên, thực hiện tốt dịch vụ ngay lần đầu tiên duy trì mức độ không sai sót. Trong thư viện, các nguồn tài liệu cần được sắp xếp cẩn thận theo từng khu vực sẽ làm cho cả nhân viên thư viện và sinh viên hạn chế và tránh được sự nhầm lẫn và mất thời gian trong việc tìm tài liệu học tập. Tài liệu kham khảo cần đầy đủ, cập nhật, giải đáp được những khúc mắc trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, cũng cần trang bị thêm sách, báo giải trí... vừa có thể giúp sinh viên tìm tài liệu nghiên cứu học tập mà còn giúp cho sinh viên đọc được những quyển sách giúp thư giãn sau những buổi học căng thẳng. 2539 6 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO Trong giới hạn về thời gian, kinh phí, nhân lực, công cụ hỗ trợ, nghiên cứu thực hiện lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện nên tính đại diện của mẫu trong tổng thể chưa cao, do giới hạn về thời gian và chi phí nghiên cứu nên nhóm tác giả chỉ khảo sát thực nghiệm bằng form khảo sát online đến đối tượng sinh viên Hutech từ năm 1 đến năm 4 mà chưa đi đến các sinh viên hoạt động tại trường. Ngoài ra, nghiên cứu tiếp theo cần có thời gian dài hơn, cỡ mẫu lớn hơn và hình thức dịch vụ đa dạng hơn để dữ liệu thu thập có độ chính xác cao hơn. Kết hợp khảo sát đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ thư viện và sự tin cậy của sinh viên khi sử dụng thư viện để có cơ sở thực tiễn cho việc giải thích kết quả nghiên cứu, đề xuất các hàm ý chi tiết và cụ thể hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] A Conceptual Model for Understanding Self-Directed Learning in Online Environments (Candy, 1991) [2] The literature of self-directed learning: Dissertations (Brockett & Hiemstra, 1991). [3] Bowen, DE, & Siehl, C. (1997). Tương lai của quản lý nguồn nhân lực: March and Simon [1958] Revisited. Quản lý nguồn nhân lực (1986-1998), 36 (1), 57. [4] Nielsen, H. (2011). Bounded rationality in decision making. Dobbs Ferry, NY: Manchester University Press. [5] Towler, M. (2010). Rational decision making: An introduction. New York, NY: Wiley. [6] Eisenfuhr, F. (2011). Decision making. New York, NY: Springer. [7] Kuh, GD & Gonyea, RM (2003). Vai trò của Thư viện Học thuật trong việc Thúc đẩy Sự Tham gia của Học sinh trong Học tập. Thư viện Cao đẳng & Nghiên cứu, 64 (4), 256– 282. [8] R. R. Powell, “Impact Assessment of University Libraries,” Library and Information Science Research 14 (1992). [9] Nguyên tắc của Marketing của tác giả Philip Kotler và Amstrong năm 2004. [10] Enter to Learn, Go Forth to aerve - Service Learning in Nursing Education của nhóm Clark và cộng sự năm 2000. [11] Mill, JS (1963). Sáu bài tiểu luận nhân văn vĩ đại của John Stuart Mill. [12] Independent Learning Literature Review (Bill Meyer, Naomi Haywood, Darshan Sachdev and Sally Faraday, 2008). [13] Lindauer, “Defining and Measuring the Library’s Impact on Campuswide Outcomes”; R. A. Wolff, “Rethinking Library Self-studies and Accreditat4ion Visits,” in The Challenge and Practice of Academic Accreditation: A Sourcebook for Library Administration, ed. E. D. Garten (Westport, Conn.: Greenwood, 1994).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_cac_yeu_to_anh_huong_den_quyet_dinh_lua_chon_thu_vi.pdf
Tài liệu liên quan