Đánh giá ban đầu về xã hội dân sự tại Việt Nam

Trên phạm vi toàn cầu, hiện nay các tổ chức xã hội dân sự đang ngày càng góp

phần quan trọng vào những nỗ lực nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên

niên kỷ về xoá đói giảm nghèo (MDGs). Các tổ chức xã hội dân sự sát cánh với

chính phủ thực hiện các hoạt động phục vụ các mục tiêu giảm nghèo, trao quyền

cho phụ nữ, tăng tính minh bạch, và đặc biệt là khuyến khích sự tham gia của

người dân vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách.

pdf20 trang | Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1065 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đánh giá ban đầu về xã hội dân sự tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đánh giá ban đầu về xã hội dân sự tại việt nam LỜI GIỚI THIỆU Trên phạm vi toàn cầu, hiện nay các tổ chức xã hội dân sự đang ngày càng góp phần quan trọng vào những nỗ lực nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về xoá đói giảm nghèo (MDGs). Các tổ chức xã hội dân sự sát cánh với chính phủ thực hiện các hoạt động phục vụ các mục tiêu giảm nghèo, trao quyền cho phụ nữ, tăng tính minh bạch, và đặc biệt là khuyến khích sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách. Ở Việt Nam, trong quá trình thực hiện công cuộc Đổi mới, hàng loạt các tổ chức của xã hội dân sự đã ra đời và phát triển mạnh. Sự tham gia của người dân vào công cuộc phát triển ngày càng được thúc đẩy. Tuy nhiên hiện nay rất cần có những nghiên cứu một cách cơ bản về xã hội dân sự, làm rõ vai trò, vị trí, cơ chế chính sách nhằm phát huy hơn nữa tính tích cực của người dân, đóng góp vào phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Được sự hỗ trợ của UNDP, SNV, CIVICUS, sự hợp tác của các cơ quan nghiên cứu và các chuyên gia trong nước và quốc tế, Viện Những vấn đề Phát triển (VIDS) năm 2005 đã tiến hành Dự án “Đánh giá nhanh các chỉ số xã hội dân sựở Việt Nam”. Tài liệu này là Báo cáo cuối cùng của Dự án. Những phân tích chủ yếu trong Báo cáo này phản ánh nhận thức và quan điểm của Nhóm đánh giá quốc gia, bao gồm đại diện các tổ chức khác nhau (về học thuật, hoạt động xã hội, phi chính phủ, v.v...) tại Việt Nam. Báo cáo này cố gắng đưa ra những phân tích ban đầu về hiện trạng, những mặt mạnh, mặt yếu và triển vọng của xã hội dân sự tại Việt Nam. Viện VIDS hy vọng rằng, những phân tích và phát hiện của Báo cáo sẽ góp phần đề xuất những giải pháp hoàn thiện quá trình lập kế hoạch hành động thực hiện các chiến lược, chương trình, dự án tầm quốc gia về phát triển bền vững có sự tham gia của người dân; và rất mong Báo cáo sẽ cung cấp một nguồn thông tin bổ ích đối với các nhà nghiên cứu về xã hội dân sự ở Việt Nam trong thời gian tới. Ðánh giá ban đầu về xã hội dân sự tại việt nam - LỜI NÓI ĐẦU Dự án Công cụ Đánh giá Ngắn gọn (SAT) Chỉ số Xã hội dân sự (CSI) đã được thực hiện bởi Viện Những vấn đề Phát triển Việt Nam (VIDS) trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), có sự hợp tác với 8 nhà nghiên cứu của các viện và các tổ chức trong nước và một chuyên gia Xã hội dân sự quốc tế. Cách tiếp cận và phương pháp luận của Dự án được xây dựng bởi tổ chức phi chính phủ quốc tế CIVICUS (Liên minh Thế giới vì Sự tham gia của Công dân). Công trình nghiên cứu này được tài trợ bởi UNDP và tổ chức phi chính phủ SNV (Các tổ chức phát triển) Hà Lan tại Việt Nam tài trợ. Nhóm đánh giá quốc gia (SAG) bao gồm 12 thành viên của các tổ chức Xã hội dân sự, các tổ chức Chính phủ và các viện nghiên cứu, đại diện cho các thành phần rộng rãi của xã hội Việt Nam, trong đó 2/3 đại diện cho Xã hội dân sự (Phụ lục 2 thống kê danh sách các thành viên của SAG). SAG được thành lập trong giai đoạn đầu của dự án và các thành viên đã tham gia tích cực vào việc xác định các lực lượng của Xã hội dân sự Việt Nam tại cuộc họp lần thứ nhất vào tháng 5/2005. Sau đó vài tháng, dự thảo Báo cáo chấm điểm CSI đã được soạn thảo; SAG đã dành thời gian đọc và chấm điểm tất cả 74 chỉ số theo phương pháp luận đã được đề ra, và dành trọn một ngày để thảo luận vào tháng 9/2005. Khi dự thảo Báo cáo Tổng hợp được hoàn tất, SAG đã tổ chức một cuộc họp vào tháng 12/2005 để tổng hợp ý kiến, phân tíchcác đánh giá và kiến nghị. Nhóm thực hiện Dự án quốc gia (NIT) xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến tất cả các thành viên SAG về sự quan tâm và những đóng góp to lớn vào dự án này. Tám nhà nghiên cứu đã thu thập các tài liệu và thông tin cho công trình nghiên cứu trong giai đoạn đầu của dự án. Từng 2 nhà nghiên cứu đã biên soạn các tiểu báo cáo về từng phần trong 4 lĩnh vực của Xã hội dân sự, đó là: Chu Dũng (Trung tâm Nghiên cứu - Tư vấn Công tác xã hội và Phát triển cộng đồng, thành phố Hồ Chí Minh) và Tăng Thế Cường (Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ, Hà Nội) chịu trách nhiệm về phương diện “Cấu trúc” của Xã hội dân sự; Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Cường (VUSTA, Hà Nội) vàTrần Thị Thu Hương (CDG, Hà Nội) chịu trách nhiệm về “Môi trường” kinh tế xã hội cho Xã hội dân sự; Đặng Ngọc Quang (Trung tâm Dịch vụ Phát triển Nông thôn, Hà Nội) và Đỗ Bích Diễm (Trung tâm Nghiên cứu - Tư vấn Công tác xã hội và Phát triển cộng đồng, thành phố Hồ Chí Minh) chịu trách nhiệm về nội dung “các Giá trị” của Xã hội dân sự; và Tiến sĩ Bạch Tân Sinh (Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ) và Vũ Chi Mai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hà Nội) chịu trách nhiệm về nội dung “Tác động”. Nhóm nghiên cứu đã tổ chức họp thường xuyên trong quá trình chuẩn bị các báo cáo để thảo luận các vấn đề xuất hiện trong quá trình nghiên cứu và soạn thảo, và tiến độ đạt được liên quan đến việc chuẩn bị các tiểu báo cáo cho Dự án. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các nhà nghiên cứu về những nỗ lực và sự tham gia của họ, đó là quy trình đầy thách thức cho một chủ đề mới tại Việt Nam. Hơn nữa, Dự án đã được tham khảo một số tài liệu của những tác giả nắm được những kiến thức về luật pháp và chính sách đối với các tổ chức Xã hội dân sự. Nhóm thực hiện Dự án quốc gia xin chân thành cảm ơn các nhà nghiên cứu liên quan tới lĩnh vực này, đặc biệt là: Ông Nguyễn Ngọc Lâm (Bộ Nội vụ); Ông Nguyễn Vi Khải (Ban Nghiên cứu của Thủ tướng); Ông Bùi Thế Cường (Viện Xã hội học) đã dành nhiều thời gian tham gia các cuộc họp nghiên cứu trong quá trình thực hiện Dự án. Tiến sĩ Đặng Ngọc Dinh, Điều phối viên quốc gia của Dự án, Viện trưởng VIDS, đã gánh vác trách nhiệm nặng nề tổ chức Dự án ngay từ giai đoạn đầu bằng nhiệt tình, năng lực tổ chức, kinh nghiệm và kiến thức dày dạn về xã hội, về bối cảnh Việt Nam. Nhóm thực hiện Dự án xin cám ơn Lãnh đạo và các cán bộ VUSTA đã hỗ trợ, khuyến khích quá trình nghiên cứu. Xin cảm ơn Viện VIDS, trong đó giáo sư Đặng Hữu đã quan tâm, khích lệ chủ đề nghiên cứu; tiến sĩ Vũ Duy Phú và tiến sĩ Nguyễn Văn Thu đã có những đóng góp tích cực trong các buổi thảo luận của Nhóm đánh giá; nhóm dịch thuật của Bà Vũ Hoàng Quyên và người hiệu đính bản tiếng Việt là Ông Đặng Ngọc Dinh; Bà Đinh Phương Mai và Bà Huỳnh Kim Liên là những người thực hiện các hỗ trợ hành chính của Dự án và Bà Bùi Tố Tâm đã xử lý các kết quả Đánh giá. Xin cảm ơn các nhà tài trợ là UNDP và SNV, đặc biệt là nhóm cán bộ thuộc Bộ phận “Phát triển xã hội” của UNDP Hà Nội. Bà Katrine R. Pedersen và Ông Harm Duiker nằm trong số những người khởi xướng dự án này và luôn luôn bám sát Dự án trong suốt thời gian thực hiện. Bà Katrine Pedersen là người đã tham gia và nhiệt thành góp nhiều ý tưởng cho mỗi giai đoạn của Dự án và Báo cáo Dự án. Cuối cùng, chúng tôi xin cảm ơn nhóm CIVICUS, đặc biệt là Ông Navin Vasudev và Ông Volkhart Finn Heinrich về những ý kiến đóng góp rất kịp thời và bổ ích, đặc biệt là trong quá trình viết Báo cáo. Điều phối viên quốc gia và Chuyên gia Xã hội dân sự quốc tế đã hợp tác chặt chẽ trong Nhóm thực hiện dự án quốc gia trong suốt quá trình thực hiện Dự án. Báo cáo cuối cùng đã được biên soạn bởi Chuyên gia quốc tế, thể hiện tới mức tối đa các kết quả nghiên cứu của Nhóm quốc gia về Xã hội dân sự ở Việt Nam và các nguồn tham khảo nhiều khi trái ngược nhau về các vấn đề có cùng nội dung trong một không gian phục vụ cho cuộc đối thoại cởi mở. Các chữ viết tắt  ADB - Asian Development Bank - Ngân hàng Phát triển châu Á  CBO - Community Based Organisation - Tổ chức Cơ sở Cộng đồng  CDG - Cooperation & Development Group - Nhóm Hợp tác và Phát triển  CGFED - Centre for Gender, Family, Environment in Development - Trung tâm Giới, Gia đình và Môi trường trong phát triển  CPRGS - The Comprehensive Poverty Reduction and Growth Strategy (Vietnam’s PRSP) - Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo  CRES - Centre for Research on Environment and Sustainability - Trung tâm Nghiên cứu về Môi trường và Bền vững  CSI - Civil Society Index - Chỉ số Xã hội dân sự  CSO - Civil Society Organization - Tổ chức Xã hội dân sự  ENV - Education for Nature - Giáo dục thiên nhiên  GDD - Grassroots Democracy Decree - Nghị định dân chủ cơ sở  GDP - Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội  GNP - Gross National Product - Tổng sản phẩm quốc gia  HDR - Human Development Report - Báo cáo Phát triển con người  INGO - International Non-governmental Organisation - Tổ chức phi chính phủ quốc tế  LERES - Centre for Legal Research and Services - Trung tâm Nghiên cứu và Dịch vụ luật pháp  MO - Mass Organization - Tổ chức quần chúng  MOHA - Ministry of Home Affairs - Bộ Nội vụ  NCFAW - National Committee for the Advancement of Women - Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ  NGO - Non-governmental organization - Tổ chức phi chính phủ  NISTPASS - National Institute for Science and Technology Policy and Strategy Studies - Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ  NIT - National Index Team - Nhóm thực hiện Dự án quốc gia  PACCOM - People’s Aid Coordinating Committee - Ủy ban Điều phối Viện trợ Nhân dân  PAR - Public Administration Reform - Cải cách hành chính công  PRSP - Poverty Reduction Strategy Papers - Văn bản Chiến lược Xóa đói giảm nghèo  SAG - Stakeholder Assessment Group of the CSI-SAT in Vietnam - Nhóm đánh giá quốc gia về CSI-SAT tại Việt Nam  SAT - Shortened Assessment Tool - Công cụ đánh giá ngắn gọn  SDRC - Centre for Social Work and Community Development Research and Consultancy - Trung tâm Nghiên cứu - Tư vấn Công tác xã hội và Phát triển cộng đồng  SNV - Netherlands Development Organisation - Tổ chức Phát triển Hà Lan  SOE - State Ownership Enteprise - Doanh nghiệp (sở hữu) Nhà nước  SRV - Socialist Republic of Vietnam - Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam  UNDP - United Nations Development Programme - Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc  UNHCR - United Nation High Commission for Refugees - Cơ quan Cao ủy Liên hợp quốc về Tỵ nạn  VACVINA - Center for Training and Transferring VAC Technology - Trung tâm Đào tạo và Chuyển giao công nghệ VAC  VGCL - Vietnam General Confederation of Labour - Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam  VIDS - Vietnam Institute for Development Studies - Viện Những vấn đề Phát triển Việt Nam  VNGO - Vietnamese Non-governmental Organization - Tổ chức phi chính phủ Việt Nam  VUFO - Vietnam Union for Friendship Organisations - Liên hiệp Các tổ chức Hữu nghị Việt Nam  VUPSFO - Vietnam Union for Peace, Solidarity and Friendship Associations, later called VUFO - Liên hiệp Các tổ chức Hòa bình, Đoàn kết và Hữu nghị Việt Nam, Sau này gọi là VUFO  VUSTA - Vietnam Union for Science and Technology Associations - Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam  VWAA - Vietnam Writers and Artists Associations - Liên hiệp Các hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam  WB - World Bank - Ngân hàng Thế giới  WVS - World Values Survey - Tài liệu khảo sát giá trị thế giới  WVSV - World Values Survey Vietnam - Tài liệu khảo sát giá trị thế giới về Việt Nam Vào mùa xuân và mùa hè năm 2005, Dự án Công cụ Đánh giá Ngắn gọn (SAT) Chỉ số Xã hội dân sự CIVICUS đã thu thập các thông tin và dữ liệu bổ sung về tình hình Xã hội dân sự tại Việt Nam. Phương pháp luận dựa trên khuôn khổ của 74 chỉ số, được chia thành 4 lĩnh vực của Xã hội dân sự: Cơ cấu, Môi trường, Giá trị, và Tác động. Nhóm thực hiện dự án quốc gia bao gồm Điều phối viên quốc gia và Chuyên gia Xã hội dân sự quốc tế cùng với một nhóm 8 nhà nghiên cứu (các chuyên gia Xã hội dân sự) đã thu thập các dữ liệu và làm các tiểu báo cáo về 4 lĩnh vực và một Báo cáo tổng hợp nộp các thành viên của Nhóm đánh giá quốc gia (SAG) để cho điểm và thảo luận về các chỉ số. Kết quả định lượng được tóm lược trong một biểu đồ gọi là “Hình thoi Xã hội dân sự”. Hình thoi trong bản Báo cáo được dựa trên các quan điểm của SAG, nhưng Báo cáo cũng phản ánh các dữ liệu và thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Hình thoi thể hiện việc đánh giá của SAG cho rằng Xã hội dân sự tại Việt Nam được coi là ở cấp độ trung bình thấp (sử dụng thang điểm giữa 0 và 3), và có giá trị thấp nhất ở lĩnh vực “Tác động” (Hình 1). Hình 1: Hình thoi Xã hội dân sự, Việt Nam Nghiên cứu Chỉ số Xã hội dân sự ở Việt Nam đã nêu lên một số đặc điểm chưa được điều tra trước đây và đưa ra một số ý tưởng mới. Tóm lại, Xã hội dân sự có thể diễn tả một cách đặc trưng là rất rộng rãi thông qua hàng loạt các Tổ chức Xã hội dân sự (CSO). Tuy nhiên, Xã hội dân sự không thể hiện một cách hoàn toàn mạnh mẽ ở tất cả các tổ chức, mà nó được chia cắt thành từng mảng trong một số các tổ chức to lớn khác nhau với các chức năng và điều kiện khác nhau. Tóm lại, Báo cáo tập trung vào 4 loại hình chính các tổ chức, đó là: Các Tổ chức quần chúng (MO); các Hiệp hội nghề nghiệp; các Tổ chức phi chính phủ Việt Nam (VNGO); và các Tổ chức tại cộng đồng (CBO). Hoạt động chủ chốt của hầu hết các CSO là nhằm hướng tới mục tiêu giảm nghèo, từ thiện nhân đạo và tự quản, và phát triển nghề nghiệp, nhưng lại ít hướng tới các vấn đề pháp lý. Xã hội dân sự nói chung có thể được coi là một lĩnh vực hoạt động quan trọng đối với các công dân ở Việt Nam, nhưng nó lại thiếu sinh khí trong một số phương diện và lĩnh vực, chẳng hạn về khía cạnh pháp lý như đã nêu. Môi trường cho Xã hội dân sự là một trong những nhân tố chính khiến nó còn thiếu sinh khí. Tổng hợp tư liệu về Cấu trúc củaXã hội dân sự ở Việt Nam cho thấy nó dựa trên nền tảng rộng rãi và bao gồm rất nhiều nhóm người, nhiều tổ chức và nhiều hiệp hội. Quy mô của Xã hội dân sự đặc biệt rất rộng lớn do bao gồm các Tổ chức quần chúng, nhưng ngay cả không kể đến các tổ chức quần chúng, thì Xã hội dân sự cũng đã to lớn. 74% số công dân là thành viên của tối thiểu một tổ chức, 62% là thành viên của từ 2 tổ chức Xã hội dân sự trở lên, và tính bình quân mỗi công dân tham gia 2,3 tổ chức[1], trong đó nhóm hội viên lớn nhất thuộc về các tổ chức quần chúng, đoàn thể phụ nữ, tổ chức phúc lợi xã hội, các tổ chức cộng đồng địa phương, các tổ chức thể thao và vui chơi giải trí, các tổ chức giáo dục, nghệ thuật và âm nhạc và các hiệp hội nghề nghiệp. Trong số này có một số tổ chức quần chúng (MO) được Đảng/Chính phủ bảo trợ, và do đó, trong quá trình thảo luận đã gây ra những tranh luận có nên quy họ vào tổ chức Xã hội dân sự hay không. Các tổ chức này ngày càng trở nên độc lập hơn kể từ khi tiến hành công cuộc Đổi mới và đã được mở rộng đáng kể ở cấp cơ sở trong thập kỷ 90 và đang trở thành một diễn đàn quan trọng cho các hoạt động của nhân dân ở nhiều địa phương. Các tổ chức quần chúng có khi giảm đi phần ý nghĩa của nó ở chỗ các hội viên tham gia mang tính hình thức hơn là hoạt động một cách tích cực, tuy nhiên họ lại tạo ra một khuôn khổ quan trọng từ trung ương tới cấp độ cộng đồng trong các hoạt động tùy theo nhu cầu và mối quan tâm của từng địa phương. Một loại hình tổ chức mới, đó là các tổ chức phi chính phủ (NGO) Việt Nam, đã được thành lập trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước, chủ yếu ở các thành phố và đã mở ra một bình diện mới cho đời sống. Các tổ chức này có ít hội viên, nhưng lại phục vụ cho những nhóm người thiệt thòi mà trước đây ít được quan tâm. Trong những năm gần đây các nhóm cộng đồng đã bắt đầu nở rộ tại vùng nông thôn để hỗ trợ cho các hoạt động đời sống, các nhóm văn hóa và vui chơi giải trí cũng được mở rộng đáng kể. Công tác tình nguyện đã được thực hiện rộng rãi, song mức độ tham gia của người dân có khác nhau trong các tổ chức. Cho dù có rất nhiều tổ chức bao trùm lên các cơ cấu tổ chức, nhưng nhiều khi còn mang tính hình thức và ít điều phối các hoạt động giữa các tổ chức với nhau. Mạng lưới các NGO Việt Nam thực sự còn yếu kém và chỉ được lập ra trong những năm gần đây. Các CSO nhìn chung thiếu nguồn lực, vì thế một số MO được nhà nước hỗ trợ phần chi tiêu cơ bản cho công tác hành chính và trả lương cho các nhân viên làm việc tại cấp trung ương và cấp tỉnh; Nhiều tổ chức CSO được các nhà tài trợ nước ngoài và các NGO quốc tế hỗ trợ trong việc thực hiện các dự án và công tác nghiên cứu. Môi trường chính trị xã hội đối với Xã hội dân sự tại Việt Nam cho thấy một bức tranh pha tạp bao gồm các yếu tố ảnh hưởng mạnh và yếu. Xu thế cạnh tranh chính trị là hạn chế, trong khi Chính phủ rất coi trọng quyền xã hội và hợp tác với các CSO để cải thiện điều kiện xã hội từ thập kỷ 90. SAG đánh giá cao hiệu quả của Nhà nước so với mức độ phát triển tại Việt Nam, và Việt Nam đã có thành tích tốt trong việc phân cấp tài chính xuống cấp tỉnh. Về quyền chính trị, luật pháp và tệ nạn tham nhũng trong xã hội, đánh giá của CSI-SAT là không tích cực và cho rằng đó là những nhân tố gây cản trở cho việc phát triển Xã hội dân sự. Mức độ tham nhũng nói chung được xếp vào loại rất cao theo cả hai nguồn quốc tế và quốc gia, gây ra những vấn đề khó khăn cho môi trường của CSO. Về các quyền tự do cơ bản như: bày tỏ quan điểm, tự do báo chí, v.v…, đã có sự đánh giá khác nhau đôi khi trái ngược, giữa một số nguồn quốc tế và Nhóm đánh giá Quốc gia. Sự nghiệp giảm nghèo đã diễn ra với tốc độ rất cao trong thập kỷ 90, với kết quả mức nghèo giảm đi 1/3 trong thời gian từ 1990 đến 2005. Mức độ lòng tin tương đối cao ở Việt Nam, với 41% công dân cho rằng họ tin vào đồng loại của mình. Điều ngạc nhiên là mức độ lòng tin trong nhóm người là thành viên của các tổ chức, lại không cao hơn nhiều so với những người không phải là hội viên, điều này cho thấy bản thân Xã hội dân sự có thể đã không tăng cường được mức độ lòng tin. Lòng tin trong một xã hội với các chuẩn mực Khổng tử và các giá trị gia đình mạnh mẽ có thể được tăng cường bằng cách khác hơn là thông qua Xã hội dân sự, và điều đó chỉ ra một đặc điểm về Xã hội dân sự tại Việt Nam. Nhà nước và các tổ chức của nó cũng được dân chúng tin tưởng mạnh mẽ. Điều đó khẳng định rằng lòng tin không chỉ dành cho đồng loại, ngược lại với nhiều nước tại Đông Âu nơi mà lòng tin lại rất thấp[2]. Mối quan hệ giữa Nhà nước và Xã hội dân sự mang tính đặc trưng của mối quan hệ hợp tác gắn bó giữa Nhà nước và các tổ chức quần chúng, nhưng mối quan hệ giữa nhà nước và các NGO Việt Nam nói chung cũng là mối quan hệ hợp tác, nhưng chủ yếu là do mối quan hệ của các nhân vật đứng đầu các tổ chức. Một số NGO Việt Nam thấy rằng họ gặp phải nhiều khó khăn hơn trong việc hợp tác với chính quyền ở Hà Nội so với thành phố Hồ Chí Minh, và quyền tự chủ có phần bị hạn chế (Wischerman và Nguyễn Quang Vinh 2003). Nhóm SAG đánh giá khu vực tư nhân không có ảnh hưởng rất quan trọng đến Xã hội dân sự. Các giá trị trong Xã hội dân sự được SAG đánh giá là tích cực và ở mức độ tương đối cao, và được SAG cho điểm cao nhất trong 4 bình diện. Phương pháp luận CSI-SAT chia các giá trị thành 2 phần: 1) các giá trị trong Xã hội dân sự và 2) các giá trị được tăng cường trong một xã hội rộng lớn hơn. Đặc biệt mạnh là các giá trị giảm nghèo, phi bạo lực, và bình đẳng giới, và theo SAG đánh giá thì tất cả các CSO đều tăng cường các giá trị này. Dữ liệu thống kê cho thấy vai trò và thành phần của phụ nữ và các cán bộ lãnh đạo là nữ giới cao hơn nhiều trong các CSO so với khu vực nhà nước. SAG đánh giá ở mức độ thấp hơn, nhưng vẫn ở cấp độ trung bình, đó là các giá trị về dân chủ, khoan dung và môi trường bền vững trong các tổ chức, nhưng các giá trị này được đánh giá là đã được tăng cường trong xã hội. Các tổ chức môi trường đã bắt đầu xuất hiện và sự hiểu biết về tầm quan trọng của môi trường đang tăng lên và được nhà nước coi trọng hơn, nhưng chỉ có số ít các tổ chức theo đuổi mục tiêu này trong thời gian gần đây. Vấn đề khó khăn nhất là tính minh bạch được SAG đánh giá thấp và các quy định về tính minh bạch trong xã hội cũng như trong các tổ chức nói chung là không được áp dụng. Không có bằng chứng chung cho thấy mức độ tham nhũng trong nội bộ các CSO, nhưng nói chung nó được đánh giá là thấp hơn trong xã hội. Văn hóa (thói quen) tham nhũng đã xâm nhập xã hội, nhưng tệ nạn tham nhũng ở quy mô lớn dường như không xuất hiện trong Xã hội dân sự. Các CSO chủ yếu đóng vai trò các tổ chức cung ứng dịch vụ trong khi yêú hơn về vai trò đề ra chủ trương, vì thế các nguyên tắc tham gia được đưa ra trong những năm vừa qua với sự hỗ trợ của các NGO quốc tế và các nhà tài trợ đã được chấp nhận một cách rộng rãi trong các dự án chính phủ, và Nghị định dân chủ cơ sở từ năm 1998 đã mở đường cho việc tham gia tích cực của người dân vào các quyết định ở cấp làng xã và các tổ chức không chính thức ở cấp cộng đồng. Tác động của Xã hội dân sự tại Việt Nam đã trở thành bình diện khó khăn nhất để đánh giá, các tiêu chí bị hạn chế vì nhiều hoạt động của các tổ chức và chính quyền các cấp không tách bạch rõ ràng, mà ngược lại chúng lại bổ trợ cho nhau và diễn ra đồng thời hoặc thậm chí chồng chéo với lý do tập trung vào việc cung ứng dịch vụ cho các nhóm khác nhau khi gặp phải các vấn đề xã hội. Tuy nhiên, người ta phát hiện thấy rằng tất cả các loại hình CSO tiếp cận tốt hơn đến tận cấp cơ sở so với các chương trình và chính sách của chính phủ. Theo cách đó, các CSO đã có tác động mạnh mẽ hơn nhằm đảm bảo cho những người bất hạnh và những người nghèo được quan tâm tới trong các chính sách cơ bản, như HIV/AIDS, quyền trẻ em và các vấn đề giới. Tuy nhiên vẫn còn những khó khăn đối với khu vực sinh sống của người thiểu số ở vùng núi phía bắc và Tây nguyên. Còn ít các tổ chức tiếp cận với vùng sâu vùng xa. Các Tổ chức quần chúng và các tổ chức khác chưa có ảnh rõ rệt đối với việc phát triển tri thức bản địa. Tác động đối với các chính sách quốc gia trực tiếp là do kết quả của các Tổ chức quần chúng, và mới đây là do một số hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp, có khả năng đóng góp ý kiến cho các bộ luật được Quốc hội thông qua, trong khi các NGO Việt Nam lại phải sử dụng các kênh khác như các đại biểu Quốc hội chẳng hạn. Khó xác định được rằng mục đích và chức năng chính của các CSO là ràng buộc trách nhiệm của nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước - và ở mức độ thấp hơn là các công ty tư nhân, bởi vì vai trò của các CSO chủ yếu không mang tính pháp lý theo nghĩa thông thường của từ ngữ, nhưng vẫn còn một số ít ví dụ cho thấy các cộng đồng và công nhân trong các doanh nghiệp đã hành động để đưa ra tiếng nói của mình trong những trường hợp đối xử không công bằng và phi đạo lý đối với con người hoặc môi trường. Tại cấp độ cộng đồng, các tổ chức quần chúng, có một mối gắn bó hữu cơ rất quan trọng giữa các cấp chính quyền với làng xã, đặc biệt là Hội Liên hiệp Phụ nữ và Hội Người cao tuổi, mà các tổ chức này ở cơ sở thường đóng vai trò trụ cột cho việc đẩy mạnh các hoạt động đi liền với các sáng kiến và tài trợ. Hơn nữa, các NGO Việt Nam và NGO quốc tế hỗ trợ cho các dự án trên toàn quốc cho các nhóm người và các cộng đồng thiệt thòi. Có thể với mức độ lòng tin cao và đời sống tổ chức tương đối phong phú có thể đã là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy việc giảm nghèo ở Việt Nam. Việc đánh giá lần đầu tiên về Xã hội dân sự tại Việt Nam cho thấy Xã hội dân sự có khả năng tiềm tàng để thúc đẩy người dân tham gia vào các loại hình tổ chức nhằm tăng cường quyền lợi của họ và thúc đẩy xã hội phát triển. Việc phân mảng trong Xã hội dân sự xem ra là một bất lợi, nhưng nó có thể chuyển thành một thuận lợi một khi khuôn khổ xã hội được mở rộng; nếu các nhóm người và các tổ chức gắn bó với nhau hơn và cải thiện việc phân bổ lao động thì các tổ chức có thể thực hiện tốt nhất chức năng của mình. Đồng thời, các tổ chức cần phấn đấu để tăng số lượng hội viên và tăng cường trách nhiệm của các hội viên. Mục tiêu của Dự án CIVICUS CSI-SAT ở Việt Nam là xác định vị trí Xã hội dân sự ở Việt Nam và đưa ra đánh giá đầu tiên về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và các thách thức trong một quy trình học hỏi theo phương hướng hành động. Việc đó được thực hiện với hy vọng tạo ra một bối cảnh để thúc đẩy sự tham gia của mọi người vào quá trình đưa ra các quyết định ở tất cả các cấp và góp phần xác định các lĩnh vực cần tiến hành nghiên cứu tiếp trong tương lai. Một mục đích chính nữa của nghiên cứu là khởi xướng những thảo luận rộng rãi hơn ở Việt Nam về Xã hội dân sự dựa vào sự đánh giá sơ bộ Xã hội dân sự và xác định các vấn đề tuy còn nhiều ý kiến bất đồng. Mục đích này sẽ được thực hiện thông qua đối thoại với các CSO và các cơ quan chính phủ của Việt Nam. Báo cáo được chia thành các phần: Tóm tắt, 3 chương và Kết luận. Trong đó, Chương 1 là phần Giới thiệu bao gồm bối cảnh của Dự án CSI-SAT, các điều kiện để ứng dụng Dự án tại Việt Nam, phương pháp luận và các kết quả quan trọng. Chương 2 vạch ra một k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf123_1564.pdf
Tài liệu liên quan