Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng cách mạng tiến tới vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền 1939 - 1945

Lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh một điều rằng: để đánh thắng được kẻ thù xâm lược, giành lại nền độc lập cho tổ quốc và cuộc sống tự do, hoà bình cho nhân dân, thì ngoài sức mạnh tinh thần (lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc, yêu chuộng hoà bình ) không thôi thì không thể đánh thắng được kẻ thù xâm lược. Điều đó đã được lịch sử chứng minh bằng sự thất bại của các cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43) và cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (248) chống quân xâm lược phương bắc. Nên để đánh thắng được kẻ thù xâm lược thì ngoài sức mạnh tinh thần cần có sức mạnh lực lượng quần chúng nhân dân. Nếu kết hợp được sức mạnh của hai yếu tố đó, thì chúng ta có thể đánh bại được bất kỳ kẻ thù xâm lược hung mạnh nào, điều đó được chứng minh bằng sự thắng lợi của quân và dân nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên thế kỷ XIII, khởi nghĩa Lam Sơn đánh thắng quân Minh thế kỷ XV và cuộc đánh đuổi quân xâm lược nhà Thanh và Xiêm của Quang Trung (Nguyễn Huệ) thế kỷ XVIII.

Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi mà hầu hết các dân tộc ở Châu Á, Phi, Mỹ la tinh đều nằm dưới sự thống trị và bóc lột của các nước đế quốc chủ nghĩa. Trong đó Việt Nam nằm dưới sự thống trị và bóc lột của thực dân Pháp. Kể từ khi Pháp tiến hành xâm lược nước ta từ 1858, đã có rất nhiều phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản nổ ra nhưng đều thất bại. Bởi vì các phong trào yêu nước đó đều không có đường lối cách mạng đúng đắn và phát huy được sức mạnh của quần chúng nhân dân. Từ bài học kinh nghiệm ấy và nhận ra được tầm quan trọng sức mạnh của quần chúng nhân dân tức là sức mạnh của lực lượng cách mạnh đối với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam, thì ngay khi mới ra đời năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng Cộng sản Đông Dương) đã chú trọng đến công tác xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng. Chính điều này là một trong những sự chuẩn bị và là nhân tố quan trọng cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, kỷ nguyên của độc lập, tự do. Vì vậy để hiểu rõ hơn và làm sáng tỏ hơn quá trình xây dựng lực lượng cách mạng do Đảng lãnh đạo (1930-1945), là điều rất cần thiết đối với mỗi chúng ta, đặc biệt là đối với những nhà nghiên cứu lịch sử Đảng . để từ đó thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc xây dựng lực lượng cách mạng đối với thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Tám 1945. Đồng thời rút ra những kinh nghiệm về xây dựng lực lượng cách mạng trong giai đoạn về sau. Chính vì điều đó mà em tập trung nghiên cứu đề tài này.

 

doc44 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1791 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng cách mạng tiến tới vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền 1939 - 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU.…………………………………………………………………….3 Lý do chọn đề tài………………………………………………………….3 Mục đích nghiên cứu đề tài……………………………………………….4 Nhiêm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài…………………………………..4 Phương pháp nghiên cứu………………………………………………….4 Kết cấu đề tài……………………………………………………………...5 B. NỘI DUNG…………………………………………………………………..6 Chương I: Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng cách mạng…………………..6 I. Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng chính trị 1930-1935……………….7 Hoàn cảnh lịch sử…………………………………………………..7 Tình hình thế giới….………………………………………..7 Tình hình trong nước………………………………………..7 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo xây dựng lực lượng chính trị trong thời kỳ cao trào cách mạng 1930-1931…………….8 Thời kỳ vừa đấu tranh khôi phục các tổ chức Đảng và phong trào cách mạng, vừa lãnh đạo xây dựng lực lượng chính trị 1932-1935……………………………………………………………….13 II. Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng trong cao trào cách mạng 1936-1939…………………………………………………………….………..16 Hoàn cảnh lịch sử…………………………………………………16 Tình hình thế giới….………………………………………16 Tình hình trong nước………………………………………17 Chủ trương của Đảng về xây dựng lực lượng trong thời kỳ vận động dân chủ 1936-1939………………………………………….18 Chương II: Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng cách mạng tiến tới vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền 1939-1945……………………………………21 I. Hoàn cảnh lịch sử………………………….…………………………..21 Tình hình thế giới…………………………………………………21 Tình hình trong nước……………………………………………..21 II. Chủ trương của Đảng trước tình hình mới…………………………...22 Hội nghị trung ương Đảng tháng 11/1939………………………..22 Hội nghị trung ương Đảng tháng 11/1940………………………..22 Hội nghị trung ương Đảng tháng 5/1941…………………………23 III. Đảng xây dựng lực lượng cách mạng………………………….…….24 Xây dựng căn cứ địa cách mạng………………………………….24 Xây dựng lực lượng chính trị……………………………………..25 Xây dựng lực lượng vũ trang……………………………………..27 IV. Kết quả trong Cách mạng tháng Tám 1945…………………………28 Chương III: Kinh nghiệm xây dựng lực lượng cách mạng………………...32 Từng thời kỳ, Đảng định ra mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, sát đúng để tập hợp quần chúng, xây dựng lực lượng cách mạng……………………32 Lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp với trình độ giác ngộ và khả năng đấu tranh của các tầng lớp và các giai cấp…………………………...34 Kết hợp đúng đắn xây dựng lực lượng và lực lượng vũ trang……….36 Xây dựng và bố trí lực lượng đều khắp trên các địa bàn nông thôn và thành thị………………………………………………………………38 Gắn xây dựng lực lượng với đấu tranh, thông qua đấu tranh để củng cố, phát triển lực lượng………………………………………………40 C. KẾT LUẬN………………………………………………………………...42 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................44 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh một điều rằng: để đánh thắng được kẻ thù xâm lược, giành lại nền độc lập cho tổ quốc và cuộc sống tự do, hoà bình cho nhân dân, thì ngoài sức mạnh tinh thần (lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc, yêu chuộng hoà bình…) không thôi thì không thể đánh thắng được kẻ thù xâm lược. Điều đó đã được lịch sử chứng minh bằng sự thất bại của các cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43) và cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (248)… chống quân xâm lược phương bắc. Nên để đánh thắng được kẻ thù xâm lược thì ngoài sức mạnh tinh thần cần có sức mạnh lực lượng quần chúng nhân dân. Nếu kết hợp được sức mạnh của hai yếu tố đó, thì chúng ta có thể đánh bại được bất kỳ kẻ thù xâm lược hung mạnh nào, điều đó được chứng minh bằng sự thắng lợi của quân và dân nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên thế kỷ XIII, khởi nghĩa Lam Sơn đánh thắng quân Minh thế kỷ XV và cuộc đánh đuổi quân xâm lược nhà Thanh và Xiêm của Quang Trung (Nguyễn Huệ) thế kỷ XVIII. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi mà hầu hết các dân tộc ở Châu Á, Phi, Mỹ la tinh đều nằm dưới sự thống trị và bóc lột của các nước đế quốc chủ nghĩa. Trong đó Việt Nam nằm dưới sự thống trị và bóc lột của thực dân Pháp. Kể từ khi Pháp tiến hành xâm lược nước ta từ 1858, đã có rất nhiều phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản nổ ra nhưng đều thất bại. Bởi vì các phong trào yêu nước đó đều không có đường lối cách mạng đúng đắn và phát huy được sức mạnh của quần chúng nhân dân. Từ bài học kinh nghiệm ấy và nhận ra được tầm quan trọng sức mạnh của quần chúng nhân dân tức là sức mạnh của lực lượng cách mạnh đối với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam, thì ngay khi mới ra đời năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng Cộng sản Đông Dương) đã chú trọng đến công tác xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng. Chính điều này là một trong những sự chuẩn bị và là nhân tố quan trọng cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, kỷ nguyên của độc lập, tự do. Vì vậy để hiểu rõ hơn và làm sáng tỏ hơn quá trình xây dựng lực lượng cách mạng do Đảng lãnh đạo (1930-1945), là điều rất cần thiết đối với mỗi chúng ta, đặc biệt là đối với những nhà nghiên cứu lịch sử Đảng . để từ đó thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc xây dựng lực lượng cách mạng đối với thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Tám 1945. Đồng thời rút ra những kinh nghiệm về xây dựng lực lượng cách mạng trong giai đoạn về sau. Chính vì điều đó mà em tập trung nghiên cứu đề tài này. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm làm rõ hơn về công tác xây dựng lực lượng cách mạng của Đảng trong giai đoạn 1930-1945. Giúp cho người nghiên cứu cũng như người đọc có cái nhìn toàn diện, sâu sắc, đánh giá đúng hơn về công tác xây dựng lực lượng cách mạng và về thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám 1945. Đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm cho giai đoạn cách mạng sau. 3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài Với phạm vi nghiên cứu của một bài tiểu luận, trên cơ sở xác định mục đích, nhiệm vụ của đề tài, thì đề tại tập trung nghiên cứu giải quyết những vấn đề cơ bản sau: - Đường lối, chủ trương của Đảng. - Xây dựng lực lượng chính trị. - Xây dựng lực lượng vũ trang. Phạm vi nghiên cứu đề tài tập trung chủ yếu 3 vấn đề nói trên, trải dài trong khoảng 15 năm, từ khi Đảng ra đời 1930 đến thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. 4. Phương pháp nghiên cứu Tiểu luận sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp, kết hợp với việc thu thập và sử lý những tài liệu này giúp người nghiên cứu có cái nhìn tổng quát và đúng đắn hơn về vấn đề nghiên cứu. 5. Kết cấu đề tài Kết cấu đề tài gồm 3 phần: mở đầu, nội dung gồm 3 chương (có ảnh minh hoạ), kết luận và mục tài liệu tham khảo. NỘI DUNG Chương I: Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng cách mạng 1930-1939 Vận dụng học thuyết Mác- Lênin về chiến tranh và lực lượng vũ trang vào điều kiện cụ thể nước ta, đồng thời kế thừa tư tưởng quân sự trong truyền thống đánh giặc cứu nước của nhân dân ta, chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết đúng đắn vấn đề xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang trong nhân dân cách mạng. Người cho rằng: bạo lực cách mạng ở Việt Nam là bạo lực cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng, bao gồm hai lực lượng cơ bản: lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang; với hai hình thức đấu tranh cơ bản: đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. Lực lượng chính trị theo người là lực lượng là lực lượng đông đảo của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng, là lực lượng cơ bản, là nền tảng của cách mạng và là cơ sở để xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang nhân dân, là nguồn tiếp sức vô tận cho phát triển quân đội nhân dân. Do đó, muốn xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, phải xây dựng lực lượng chính trị vững mạnh. Người khẳng định: muốn có quân đội vũ trang, trước hết phải có quân đội tuyên truyền vân động, đội quân chình trị, nên phải làm ngay, sao cho đội quân chính trị ngày càng đông, ngày càng mạnh. Phải có quần chúng giác ngộ chính trị, tự nguyện vác sung thì mới thắng lợi được. Trên đây là đôi nét của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng và đây cũng chính là tư tưởng xuyên suốt trong đường lối xây dựng lực lượng cách mạng của Đảng. Kể từ khi thức dân Pháp nổ súng tiến hành xâm lược nước ta từ giữa thế kỷ XIX, biến nước ta từ một nước phong kiến độc lập thành một nước thuộc địa nửa phong kiến với hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp và bè lũ tay sai; mâu thuẫn giữa nhân dân lao động (chủ yếu là nông dân) với địa chủ phong kiến. Kể từ đó đã có rất nhiều phong trào yêu nước nổ ra nhằm đánh đuổi thực dân Pháp để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc nhưng đều thất bại. Vì các phong trào yêu nước đó đều không có đường lối cách mạng đúng đắn và phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc. Để giải quyết được hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc này cần có một tổ chức cách mạng có khả năng đề ra đường lối đúng đắn phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và xu thế của thời đại. Với sự chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức của Nguyễn Ái Quốc, đầu năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Cùng lúc đó thì mặt trận dân tộc thống nhất cũng ra đời và trong suốt quá trình cách mạng, việc xây dựng lực lượng tập hợp trong mặt trận dân tộc thống nhất là bộ phận hữu cơ trong đường lối chiến lược của Đảng. I. Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng chính trị 1930-1935 Hoàn cảnh lịch sử Tình hình thế giới Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 nổ ra trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa, tàn phá nền kinh tế các nước này, đẩy lùi sản xuất về nửa thế kỷ XIX. Giai cấp tư sản ở các nước đế quốc trút gánh nặng khủng hoảng lên vai nhân dân trong nước và nhân dân các nước thuộc địa, nửa thuộc địa. Mâu thuẫn giữa nhân dân với tư bản, giữa nông dân với địa chủ, giữa các nước thuộc địa và nửa thuộc địa với các nước đế quốc, giữa các nước đế quốc với nhau trở nên gay gắt. Trong lúc này, Liên Xô đang xây dựng chủ nghĩa xã hội, nên phát triển nhanh chóng về kinh tế, xã hội và văn hoá và quốc phòng. Tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa đã cổ vũ các dân tộc bị áp bức, nhân dân lao động các nước tư bản vùng lên đấu tranh. Tình hình trong nước Ở Đông Dương trong đó có Việt Nam, thực dân Pháp chống đỡ những tai hoạ của cuộc khủng hoảng bằng cách tăng cường bóc lột nhân dân. Công nhân và nông dân là những nạn nhân trực tíêp và chịu nhiều tai hoạ nhất, Công nhân thất nghiệp ngày càng đông, nông dân bị bần cùng, nạn đói xảy ra trầm trọng. hang vạn người phải rời bỏ làng xã, thợ thủ công bị phá sản, nhà buôn nhỏ đóng cửa, viên chức bị sa thải hang loạt, nhiều nhà tư sản dân tộc và tư sản nhỏ không tránh khỏi sa sút và phá sản. Mâu thuẫn giữa nhân dân với thực dân Pháp và tay sai ngày càng gay gắt. Giữa lúc đó thì Đảng Cộng sản Việt nam ra đời lãnh trách nhiệm thúc đẩy phong trào quần chúng phát triển thành cao trào cả nước. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo xây dựng lực lượng chính trị trong cao trào cách mạng 1930-1931 Mùa xuân năm 1930, từ ngày 6/1 đến 7/2 Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản họp ở Cửu Long (Hương Cảng- Trung Quốc) dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, với sự tham gia của hai đại biểu Đông Dương cộng sản Đảng và hai đại biểu của An Nam cộng sản Đảng và hai đại biểu nước ngoài. Hội nghị đã nhất trí thành lập một Đảng lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày 3/2/1930) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) đã quyết định lấy ngày 3/2/1930 là ngày kỷ niệm thành lập Đảng. . Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và cao trào cách mạng 1930-1931 đã hình thành trên thực tế khối liên minh công nông, tạo nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Ngay sau khi Đảng ra đời, thì công tác xây dựng lực lượng cách mạng đã được chú trong xây dựng từng bước. Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng 1930, Đảng đã chỉ ra sự phát triển của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phù hợp với xu thế chung của thời đại và nguyện vọng của đông đảo quần chúng trong nhân dân, mở ra khả năng lớn để tập hợp và và thống nhất các lực lượng yêu nước trong nhân dân. Cương lĩnh đã chỉ rõ nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ đế quốc và phong kiến, mở đường cho đất nước tiến lên xã hội cộng sản, “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, Nxb CTQG, HN, 2002, trang 2. . Trong đó nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc tự do cho toàn thể đồng bào. Cương lĩnh đã vạch ra những nguyên tắc chiến lược, sách lược nhằm xây dựng một đội quân vững mạnh của Đảng. Cương lĩnh chỉ rõ: “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm sao cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng… thu phục được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến” Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, Nxb CTQG, HN, 2002, trang 4. . Ở Việt Nam lúc này giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất chiếm 90% dân số, nhưng đời sống lại rất khổ cực do bị đế quốc và phong kiến áp bức nặng nề, nên trong cách mạng giải phóng dân tộc này họ là lực lượng tích cực nhất chống đế quốc và phong kiến. Mặc dù vậy, nhưng giai cấp nông dân lại không thể lãnh đạo được cách mạng vì họ không đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ nào, không có hệ tư tưởng và vị trí chính trị độc lập. Vì vậy, trong cuộc cách mạng này họ chỉ có thể đi theo giai cấp công nhân và chịu sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thì giai cấp nông dân mới được giải phóng nên Đảng phải thu phục cho được nông dân đi theo mình, thì mới xây dựng được đội quân chính trị đông đảo được. Giai cấp công nhân ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914), xuất thân chủ yếu từ nông dân, nên giữa công nhân và nông dân có mối quan hệ khăng khít tự nhiên. Để tăng thêm sức mạnh của mình, giai cấp công nhân phải biết dựa vào sức mạnh của giai cấp nông dân, người bạn đồng minh tin cậy, có tinh thần cách mạng và lực lượng to lớn. Ngược lại giai cấp nông dân chỉ có thể phát huy được sức mạnh của mình nếu như liên minh với giai cấp công nhân và chịu sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Trong cuộc cách mạng này công nông là lực lượng chủ yếu trong đội quân đông đảo quần chúng cách mạng. Vì vậy, muốn xây dựng được một đội quân chính trị đông đảo hung mạnh thì Đảng cần thắt chặt được mối quan hệ giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân, để thực hiện được các nhiệm vụ và mục tiêu của cách mạng. Trong việc giải quyết mối quan hệ dân tộc giai cấp, Đảng có nhận định đúng đắn nhằm củng cố và mở rộng hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc. Cương lĩnh chính trị đầu tiên xác định giải quyết vấn đề ruộng đất ở Việt Nam chỉ là: “Thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo” Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, Nxb CTQG, HN, 2002, trang 3. ; “quốc hữu hoá toàn bộ đồn điền và đất đai của bọn đế quốc và địa chủ phản cách mạng An Nam chia cho dân nghèo” Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, Nxb CTQG, HN, 2002, trang 16. . đảng chỉ rõ, bọn địa chủ phản cách mạng là bọ địa chủ giàu ôm chân đế quốc, có quyền lợi gắn liền với quyền lợi của đế quốc. Đó là đối tượng cách mạng cần đánh đổ. “Còn đối với bọn phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng ít lâu mới làm cho học đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (Đảng lập hiến…) thì phải đánh đổ” Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, Nxb CTQG, HN, 2002, trang 4. . Còn đối với giai cấp tiểu tư sản, trí thức, học sinh phải kéo họ vào phe vô sản giai cấp, vì họ có tinh thần yêu nước, rất hăng hái cách mạng và nhạy cảm với thời cuộc. Còn giai cấp tư sản thì ngay từ khi mới ra đời đã phân hoá làm hai bộ phận: tư sản mại bản có quyền lợi gắn chặt với với đế quốc Pháp, là kẻ thù của dân tộc. Còn tư sản dân tộc do bị đế quốc và tư sản mại bản chèn ép nên họ có tinh thần dân tộc. Đảng phải biết lợi dụng họ hoặc ít ra làm cho họ trung lập, dần dần kéo họ về phía vô sản để chống kẻ thù chung. Đây là một sách lược hết sức đúng đắn của đảng để huy động sức mạnh dân tộc cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Như vậy, ngay từ khi ra đời, đảng đã đề ra chủ trương hợp lý để liên minh các giai cấp , tầng lớp nhằm thực hiện mục tiêu giành độc lập, tự do cho dân tộc. Mặc dù vậy, đảng cũng chỉ rõ: “trong khi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào con đường thoả hiệp” Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, Nxb CTQG, HN, 2002, trang 4. . Chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng đã thu hút đông đảo các tầng lớp tham gia cách mạng, dấy lên một cao trào đấu tranh chưa từng có mà đỉnh cao là cao trào với sự ra đời của Xô Viết Nghệ -Tĩnh. Trong cao trào, khí thế của quần chúng công nông lên cao đã lôi cuốn phú nông, nhiều địa chủ vừa và nhỏ ở các “làng đỏ” gia nhập các hội; lôi cuốn các tầng lớp nhân dân từ miền xuôi đến miền ngược, từ Bắc đến Nam, các dân tộc thiểu số và đa số. Bức tranh Xô Viết Nghệ Tĩnh, vẽ năm 1958 , hiện đang lưu giữ trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Cũng qua cao trào, giúp đảng nhìn nhận và đánh giá đúng năng lực phản đế cuả các giai cấp, tầng lớp trong xã hội như giai cấp địa chủ, tư sản mại bản và giai cấp tiểu tư sản. Từ ngày 14-30/10/1930 Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành trung ương Đảng họp tại Hương Cảng, do đồng chí Trần Phú chủ trì. Hội nghị đã nhận thấy tầm quan trọng và tính cấp thiết của cuộc vận động, tập hợp lực lượng quần chúng. Án nghị quyết và vấn đề phản đế được hội nghị thông qua nhận định: Ở Đông Dương có nhiều lực lượng phản đế mà hiện nay cần phải liên hiệp lại thành một phong trào cách mạng thống nhất để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mưu giải phóng cho xứ Đông Dương. Phê phán những nhận thức sai, xem nhẹ các “đoàn thể phản đế”. Từ nhận định đó, nghị quyết chỉ rõ: “Việc tổ chức phản đế là một nhiệm vụ cần kíp của Đảng, thế mà từ trước đến giờ, không có một cái kế hoạch cho xác đáng để tổ chức hội ấy”. Mục đích của Hội phản đế là đoàn kết các lực lượng phản đế để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa, mưu việc hoàn toàn độc lập cho các xứ Đông Dương và bênh vực phong trào giải phóng thuộc địa và bán thuộc địa. Làm cho Hội ấy có tính chất quần chúng, hoạt động công khai, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh hang ngày của công nông. Nghị quyết về vấn đề phản đế của Đảng tại Hội gnhị trung ương tháng 10/1930, những phác hoạ cụ thể đầu tiên về xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất nhằm tập hợp lực lượng toàn dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cho nên không tránh khỏi những sai lầm thiếu sót. “Luận cương chính trị” đánh giá các giai cấp, tầng lớp có một số quan điểm khác với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Luận cương chính trị khẳng định vai trò cách mạng của công nông, coi công nông là động lực chính của cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc phải diễn ra với sức mạnh của chính khối liên minh công nông. Còn các giai cấp, tầng lớp khác, Đảng có nhận thức, đánh giá khác với Cương lĩnh chính trị đầu tiên. Còn đối với tư bản thương mại, tư bản công nghiệp, khi phong trào quần chúng nổi lên cao thì bọn này sẽ theo đế quốc. Còn tiểu tư sản có nhiều hạng: thủ công nghiệp đối với phong trào cách mạng vô sản, hang này cũng có ác cảm… rất do dự. Bọn thương gia không tán thành cách mạng. Trí thức, tiểu tư sản, học sinh… đại biểu quyền lợi cho tất cả giai cấp tư sản bản xứ. Về nhiệm vụ của cuộc cách mạng tư sản dân quyền: là đánh đổ phong kiến, thực hành cách mạng ruộng đất triệt để và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp. Hai mặt đó có quan hệ mật thiết, trong đó vấn đề ruộng đất là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền. Như vậy, Luận cương đã nhấn mạnh vấn đề đấu tranh giai cấp, không thấy được kẻ thù cần tập trung đánh đổ là thực dân Pháp, phải đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu. Với nhận thức trên “Luận cương tháng 10” chỉ bó hẹp lượng cách mạng trong phạm vi công nông, còn các giai cấp, tầng lớp khác, bị đẩy ra xa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Vì vậy, Đảng đã không phát huy được mọi nhân tốc dân tộc dân tộc, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chung là đế quốc, phong kiến để giành lại độc lập, tự do. Những quan niệm của Đảng trong “Luận cương tháng 10” và án nghị quyết xuất phát từ nhận thức chưa chính xác, giáo điều do không hiểu biết đầy đủ về tình hình, đặc điểm giai cấp, xã hội, chưa đánh giá hết động lực to lớn của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam… của một số lãnh đạo Đảng, nhất là do ảnh hưởng tả của Quốc tế cộng sản lúc đó. Thực tiễn sinh động của cao trào 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh là chất liệu được phản ánh trong chỉ thị của Ban thường vụ trung ương Đảng về vấn đề thành lập Hội phản đế đồng minh ngày 18/11/1930. Chỉ thị nhắc lại những quan điểm đúng đắn của chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt: cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương đã phân tích rõ giai cấp công nhân không đồng minh với nông dân thì không đánh đổ được đế quốc Pháp. Mặt khác, không tổ chức được toàn dân lại thành lựclượng thật, thật kín thì cuộc cách mạng khó mà thành công. Trên cơ sở nhận thức trên, thường vụ trung ương Đảng quyết định thành lập Mặt trận phản đế đồng minh “hấp thụ các tầng lớp trí thức dân tộc, tư sản dân tộc… cho tới cả những người địa chủ có đầu óc oán ghét đế quốc Pháp. Hội nghị Trung ương tháng 3/1931 đã phê phán những sai lầm như cưỡng bức dân chúng đi đấu tranh trong khi họ chưa được giác ngộ. Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ tiếp tục phát triển các tổ chức nông hội, công hội đỏ… để thu hút quần chúng nhưng lại không đề cập phải rtanh thủ các tầng lớp khác như địa chủ, phú nông… có tinh thần dân tộc chống đế quốc, phong kiến. Cao trào cách mạng 1930-1931 đã góp phần hình thành trên thực tế khối liên minh công nông, phong trào của các tầng lớp nhân dân. Đó chính là nền tảng cho sự ra đời của mặt trận dân tộc thống nhất Đông Dương. Thời kỳ vừa đấu tranh khôi phục các tổ chức Đảng và phong trào cách mạng, vừa lãnh đạo xây dựng lực lượng chính trị (1932-1935) Giữa lúc phong trào cách mạng của quần chúng đang dâng cao. Sauk hi Xô viết Nghệ Tĩnh ra đời, đế quốc Pháp và tay sai thẳng tay đàn áp hòng dập tắt phong trào cáchmạng Việt Nam và tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương. Hàng chục vạn chiến sĩ cộng sản và quần chúng yêu nước đã bị bắt và giết hại. Các cơ quan lãnh đạo của Đảng ở trung ương và địa phương lần lượt bị phá vỡ. Toà án của thực dân Pháp mở các phiên toà đặc biệt để xét xử những người cách mạng. Đi đôi với khủng bố, tàn sát, thực dân Pháp tìm cách lừa bịp, mị dân: tăng số đại biểu người Việt ở các viện dân biểu ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, ở Hội đông quản hạt Nam Kỳ và các hội đồng thành phố, đề ra cải cách giáo dục, cho địa chủ lớn và tư sản mại bản một số quyền lợi. Sự khủng bố và lừa bịp của thực dân Pháp không làm cho những chiến sĩ cách mạng và quần chúng yêu nước từ bỏ con đường cách mạng, rất nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân vẫn nổ ra. Các đảng viên cộng sản trong nhà tù Hoả Lò (Hà Nội), Kham Lớn (Sài Gòn), Hải Phòng, Côn Đảo, Kon Tum… đã thành lập các chi bộ Đảng để lãnh đạo đấu tranh chống chế độ nhà tù hà khắc, đòi cải thiện đời sống và tổ chức học tập, biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng. “Biến được cái rủi thành cái may, các đồng chí đã lợi dụng được những ngày tháng ở tù để hội họp và học tập lý luận. Một lần nữa, việc đó lại chứng tỏ rằng chính sách khủng bố cực kỳ dã man của kẻ thù… nó rèn luyện cho người cách mạng càng them cứng rắn mà kết quả là cách mạng đã thắng, đế quốc đã thua” Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, NxbCTQG, HN, 2000, trang 3-4. . Mặc dù bị thực dân Pháp khủng bố tàn bạo, một số tổ chức Đảng ở Cao Bằng, Hải Phòng, Nam Định… đã bám chắc quần chúng để hoạt động. Các đồng chí vượt tù đã tích cực tham gia khôi phục các tổ chức Đảng, lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Năm 1932 theo chỉ thị của quốc tế cộng sản, đồng chí Lê Hồng Phong và một số đồng chí cán bộ chủ chốt tổ chức ban lãnh đạo trung ương Đảng. Tháng 6/1932, ban lãnh đạo trung ương đã ra bản chương trình hành động củ Đảng Cộng sản Đông Dương được Quốc tế cộng sản công nhận. Chương trình hành động của Đảng đặt vấn đề phải lợi dụng hết thảy các hình thức đấu tranh công khai hợp pháp, nửa hợp pháp, gấp rút tổ chức quần chúng đấu tranh bằng nhiều hình thứuc khác nhau. Chương trình cũng đưa ra những yêu cầu cụ thể về kinh tế- chính trị- xã hội cho mỗi giai cấp, tầng lớp, các tổ chứ đoàn thể nhằm đấu tranh đòi những quyền lợi thiết thân hàng ngày, từng bước tiến tới dẫn dắt quần chúng tiến tới đấu tranh đòi những yêu cầu cao hơn. Từ thực tiễn cách mạng những năm qua, đã giúp đảng nhìn nhận, đánh giá đúng các giai cấp, tầng lớp nhân dân. Tư sản mại bản và đại địa chủ là những kẻ tôi tớ trung thành của đế quốc, đó là đối tượng cần đánh đổ. Tư sản dân tộc, địa chủ nhỏ bị chèn ép có tinh thần chống đế quốc. Giai cấp tư sản hoang mang, dao động, nhưng họ luôn có tinh thần yêu nước. Nếu được động viên giáo dục, tổ chức họ sẽ hăng hái tham gia cách mạng. Năm 1934, Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng được thành lập, các xứ uỷ Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Nam Kỳ được lập lại. Nhiều cơ sở Đảng được phục hồi, hệ thống tổ chức Đảng được khôi phục. Phong trào quần chúng lại được tiép tục vươn lên. Tháng 3/1935, đại hộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLSD18.doc
Tài liệu liên quan