I. Mở bài
- Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Doàn kết là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương trong quan hệ giữa người với người. Đoàn kết tạo nên sức mạnh. Ngày xưa ông cha ta chú trọng đến vấn đề giáo dục tinh thần đoàn kết, thể hiện qua câu ca dao :
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng ”
62 trang |
Chia sẻ: longpd | Lượt xem: 5623 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Dàn ý tập làm văn lớp 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1
Đề : Nhân dân ta thường khuyên nhau :
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng “
Nêu suy nghĩ của em về câu ca dao trên
Mở bài
Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Doàn kết là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương trong quan hệ giữa người với người. Đoàn kết tạo nên sức mạnh. Ngày xưa ông cha ta chú trọng đến vấn đề giáo dục tinh thần đoàn kết, thể hiện qua câu ca dao :
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng ”
Thân bài
Giải thích
Câu ca dao mượn một hình ảnh đẹp : Nhiễu điều phủ lấy giá gương đề nói đến vấn đề đoàn kết
Nghĩa đen : miếng vải nhiễu ( một loại lụa quý dệt từ tơ tằm) màu đỏ, thường được dùng để phủ lên chiếc giá gương cho khỏi bụi
Nghĩa bóng : Chỉ sự đùm bọc, che chở, gắn bó khắng khít của đồng bào trong một nước
Câu ca dao khuyên nhủ : người trong một nước phải thương yêu, giúp đỡ nhau, coi nhau như con một nhà
Khẳng định lời khuyên đó hoàn toàn đúng
Xưa nay, người dân cùng sống trong một làng, một huyện, một tỉnh và một nước thường có quan hệ gắn bó nhau về tình cảm và vật chất
Bởi vậy nên mỗi người có ý thức thương yêu, đùm bọc những người xung quanh mình, nhất là trong lúc khó khăn hoạn nạn
Tình đoàn kết thương yêu giai cấp, giống nồi là cơ sở của lòng yêu mến quê hương, đất nước, đân tộc
Mở rộng vấn đề
Tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau được thể hiện trong nhận thức và hành động cụ thể : gặp người trong cảnh khó khăn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với tinh thần tương thân tương ái ( dẫn chứng)
Tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau là nền tảng của đạo lí dân tộc là cơ sở tạo nên sức mạnh để xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày càng giàu mạnh
Phê phán những thái độ sai trái như ích kỉ, thờ ơ trước nỗi đau của người khác
Kết bài
Đoàn kết là truyền thống tốt đẹp, lâu đời của dân tộc ta
Chúng ta cần bỏa vệ và không ngừng phát huy truyền thống đó
Bài 2
Đề: Hồ chủ tịch dạy chúng ta :
“ Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động.” Nêu suy nghĩ của em về lời dạy của Bác
Mở bài
Đất nước ta đang ngày càng đổi mới và đang gặt hái được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực. Nhưng làm thế nào để nhân đan được sung sướng ? ; Tổ quốc được giàu mạnh vẫn mãi mãi là một nỗi boăn khoăn lớn.
Ngày trước Hồ chủ tịch dạy chúng ta : “ Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động.”
Trong hoàn cảnh đất nước hiện nay, lời dạy của Bác vẫn giữ nguyên giá trị
Thân bài
1.Giải thích
Tự lực cánh sinh : là dựa vào sức lực của chính mình để tự giải quyết những khó khăn,không ỷ lại vào người khác
Cần cù lao động : là làm việc hết sức mình, siêng năng chịu khó, chịu khổ
à Lời dạy trên có ý nghĩa động viên, kêu gọi nhân dân ra sức làm việc, tự mình giải quyết những khó khăn về đời sống, về kinh tế, không trông chờ sự viện trợ của đất nước
2.Đánh giá về đề
“Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh”, Đúng bởi vì
Nước ta nghèo nhưng không thể trong chờ vào sự chi viện của người khác. Sự chi viện nào cũng có giới hạn, có mức độ ( Nêu dẫn chứng )
Tự mình tạo dựng cuộc sống cho chính mình là điều đương nhiên, hợp lý, phù hợp với độc lập, tự cường của dân tộc. Hồ chủ tịch :
“ Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”
“ Muốn sung sướng thì phải cần cù lao động.” Đúng bởi vì
Lao động là hoạt động đem lại những của cải vật chấtvà tinh thần cho xã hội
Nước ta còn nghèo, chỉ có bằng sức lao động,lao động cần cù mới đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc ( Nêu dẫn chứng )
Tóm lại
Trong hoàn cảnh đất nước còn nghèo, tự lực cánh sinh, cần cù lao động là hai điều kiện tiên quyết có khả năng mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân
Tục ngữ :
“Có làm thì mới có ăn
Không dưng ai để đem phần đến cho ”
3.Mở rộng
Ta chủ trương tự lực cánh sinh nhưng vẫn mở rộng hợp tác với quốc tế. Việc hợp tác vẫn có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy cho quá trình tự lực cánh sinh của nhân dân ( Nêu dẫn chứng )
“ Cần cù lao động ” cũng có ý nghĩa là ra sức xây dựng đất nước trên mọi lĩnh vực ( chớ không chỉ có nghĩa là lao động sản xuất của cải vật chất ). Lời khuyên cần cù lao động cũng là lời kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân, mọi lứa tuổi ( không chỉ dành riêng )
Muốn sung sướng là nguyện vọng hết sức chính đáng của nhân dân ta và của cả nhân loại làm cho nhân dân được sung sướng, đó là lý tưởng, là điều “ ham muốn tôt bât ” của Bác Hồ kính yêu.
Lời dạy của Bác mãi mãi là một chân lý, cả về sau này, khi đất nước ta đã vượt khỏi hoàn cảnh nghèo nàn.
Kết bài
Trong hoàn cảnh hiện nay, lời khuyên của Bác vẫn luôn luôn có ý nghĩa thiết thực
Bản thân rút ra những bài học cụ thể về nhận thức, tình cảm và hành động từ lời dạy trên
Bài 3
Nghị luận xã hội : Vấn đề tai nạn giao thông
1/Mở bài Trong những năm gần đây, tình hình trật tự an toàn giao thông ở nước ta có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là trên lĩnh vực giao thông đường bộ. 2/ Thân bài a/ Nêu thực trạng tai nạn giao thông .Mỗi ngày , các phương tiện thông tin đại chúng đều có bản tin về sô lượng các vụ tai nạn giao thông xảy ra trên các địa bàn trên cả nước . Đáng báo động, tính chất các vụ tai nạn ngày càng nghiêm trọng, thể hiện qua số người chết tăng mạnh. Có vụ tai nạn do hai xe khách va vào nhau làm thiệt mạng hàng vài chục người . Hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm, Việt Nam có tới gần một nghìn vụ tai nạn giao thông, nhiều nhất là xe máy. b/ Hậu quả Tai nạn giao thông và những thiệt hại do tai nạn gây ra đang là nỗi lo và vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Đó là thiệt hại về sinh mạng, thiệt hại về nhân lực, trí tuệ, gây tổn thương về tinh thần xã hội, về vật chất, tiền của và cả nỗi đau thể xác, tinh thần dai dẳng. Tai nạn giao thông có ảnh hưởng nặng nề đối với trẻ Việt Nam. Có rất nhiều trẻ trực tiếp bị tai nạn giao thông gây tử vong hoặc thương tật nặng nề và còn có biết bao trẻ khác bị ảnh hưởng gián tiếp bởi cha, mẹ các em bị tai nạn giao thông cướp đi sinh mệnh hoặc tàn tật. Theo thống kê, những người thiệt mạng do tai nạn giao thông chủ yếu là đàn ông, trụ cột của gia đình. Những người vợ xót xa khi mất đi người chồng thân yêu, đứa con nghẹn ngào vì tới đây sẽ chẳng còn được vòng tay người cha dạy dỗ . Họ mang đến sự thương tâm cho toàn xã hội.c/ Nguyên nhân Nguyên nhân gây ra tình trạng tai nạn giao thông cao ở nước ta có rất nhiều . Đó là sự hiểu biết còn hạn chế về an toàn giao thông đường bộ, về quy định giao thông, về các hành vi lái xe an toàn.Số đông dân chúng còn có quan niệm rằng tai nạn giao thông là do số mệnh con người quyết định.Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được.Môi trường giao thông không an toàn và cơ sở hạ tầng giao thông nghèo nàn. Ví dụ, có rất ít các biển báo giao thông và các khu vực an toàn cho người đi bộ.Việc sử dụng mũ bảo hiểm là rất ít mặc dù có nhiều mũ bảo hiểm chất lượng tốt.Việc chấp hành luật lệ giao thông còn kém. Những hành động nguy hiểm thường gặp của thanh niên như lạng lách, đua xe máy là nguồn gốc của nhiều tại nan giao thông . Đồng thời , việc người dân sử đã sử dụng rượu bia , nồng độ cồn trong máu quá mức cho phép cũng là nguyên nhân gây ra những vụ tai nạn không đáng có . d/ Giải pháp khắc phục Trước thực trạng đáng bức xúc trên , Bộ Y tế, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia đã triển khai các hoạt động nhằm tăng nhận thức về phòng tránh tai nạn và an toàn giao thông. Áp phích, tờ rơi về an toàn giao thông và sử dụng mũ bảo hiểm đã được phân phát rộng rãi trên toàn quốc . Các tiểu phẩm phát trên truyền hình cũng góp phần vận động để giúp cho công chúng hiểu rõ hơn về luật giao thông và nghiêm chỉnh chấp hành luật. Quy định bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi sử dụng phương tiện xe gắn máy tham gia giao thông và xử phạt nghiêm minh những trường hợp không chấp hành luật cũng đã hạn chế bớt tình trạng tai nạn giao thông . Còn đối với giao thông học đường cần sự đồng thuận giữa gia đình, nhà trường và xã hội , không chỉ được thể hiện bằng văn bản, giấy tờ, những lời hứa suông,... mà phải bằng hành động cụ thể. Nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Cần coi ý thức chấp hành pháp luật về giao thông như một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá ý thức rèn luyện đạo đức của học sinh, sinh viên: xếp loại đạo đức trung bình đối với học sinh, sinh viên vi phạm giao thông lần một và xếp loại yếu nếu vi phạm lần hai trong cùng một năm học.Đồng thời việc đặt biển báo giới hạn tốc độ, làm gờ giảm tốc, đèn hiệu giao thông, vạch dành cho người đi bộ ở khu vực , đặc biệt nơi có đông trẻ em cũng cần được thực hiện . Tổ chức các cuộc thi an toàn giao thông cho mọi người đặc biệt là thanh thiếu niên.Huấn luyện cho các tuyên truyền viên đi đến từng hộ gia đình tuyên truyền về phòng chống tai nạn bao gồm cả các tai nan giao thông.Hỗ trợ các địa phương xây dựng sân chơi an toàn cho trẻ để trẻ có thể chơi an toàn xa đường giao thông…e/ Phê phán những thái độ , hành động coi nhẹ an toàn giao thông Ngày nay , tình trạng đua xe của giới trẻ, tầng lớp thanh niên - những người chủ tương lai đất nước đang gây bức xúc trong dư luận . Đó là những thanh niên đua đòi với bản tính “con nhà giàu” cùng với sự rủ rê của bạn bè, họ sẵn sàng đánh cược với tính mạng của mình. Những bậc cha mẹ nuông chiều con , khi hay tin con mình xảy ra tai nạn, nhận ra thì đã quá muộn,. Nếu như những thanh thiếu niên kia biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Một mặt khác , do sự tắc trách của một số cơ quan xây dựng, rút xén vật liệu khiến cho chất lượng đường xá kém . Còn có những kẻ chỉ vì lợi ích cá nhân mà quên đi tính mạng, sự an toàn của người đi đường, rải đinh xuống lòng đường để thu lợi bởi những đồng tiền kiếm được từ vá xe, thay lốp. Họ cố tình không hiểu sự nguy hiểm của việc làm đó, với tốc độ cao như vậy những người tham gia giao thông khi bị thủng săm đột ngột sẽ bị văng người ra khỏi xe và nguy cơ tử vong là rất lớn.3/Kết bài Là một học sinh, mỗi chúng ta phải xem xét lại mình , phải tự giác làm đúng các nguyên tắc an toàn giao thông mà nhà trường và xã hội đã chỉ dẫn.Có như thế thì tuổi trẻ học đường đã góp một phần nào trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông, một vấn nạn mà xã hội và đất nước đang tìm cách khắc phục.
Bài 4
Đề: Suy nghĩ về câu tục ngữ : “ Ăn cây nào rào cây ấy ”
Mở bài
Sống trong xã hội, con người cần có thái độ như thế nào đối với công việc chung của tập thể ?
Tục ngữ xưa khuyên rằng : “ Ăn cây nào rào cây ấy ”
Quan niệm về cách sống là đúng hay sai ? Phải xác định quan niệm sống như thế nào cho đúng?
Thân bài
1.Giải thích
Ăn : chỉ sự hưởng thụ quyền lợi
Rào : chỉ công sức giữ gìn, bảo vệ nơi ta đang hưởng thụ quyền lợi
Người được thừa hưởng cần phải xác định tinh thần trách nhiệm của mình
2.Đánh giá vấn đề
a. Câu tục ngữ hoàn toàn đúng
Mọi người đều phải có nghĩa vụ đóng góp công sức vào nơi họ đang được hưởng thụ lợi ích. Đó là mối quan hệ tương ứng, hợp lý giữa quyền lợi và nghĩa vụ. Không thể chấp nhận việc chỉ muốn hưởng thụ mà không đóng góp công sức. Đó là thái độ vô trách nhiệm, vô ơn
b. Câu tục ngữ hoàn toàn sai
Câu tục ngữ thể hiện một thái độ hẹp hồi, một quan niệm sống cá nhân, ích kỉ, chỉ bó hẹp ở một phạm vi nhỏ. Thái độ đó có thể gây thiệt hại cho người khác hoặc cho quyền lợi chung của tập thể. Câu tục ngữ nhấn mạnh đến việc hưởng thụ quyền lợi chỉ giới hạn trách nhiệm ở những nơi mình có được lợi ích, quyền lợi. Quan niệm như vậy đễ dẫn đến lối sống bàng quan, thò ơ, tiêu cực
c. Ý kiến của bản thân
Thật ra, câu tục ngữ này có khía cạnh đúng nhưng cũng có khía cạnh sai. Cần phải có cách hiểu đúng đắn hơn, toàn diên hơn với câu tục ngữ này
3.Mở rộng vấn đề
Ngày nay, vấn đề trách nhiệm của mỗi người cần được hiểu rộng hơn. Đó là trách nhiệm đối với nhân dân, đối với đất nước
Cần phải có lối sống vị tha ( mình vì mọi người); Phải biết đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của bản thân
Kết bài
Bản thân luôn phấn đấu nâng cao ý thức về nghĩa vụ trách nhiệm đối với tập thể, đối với xã hội
Quyết tâm rèn luyện lối sống vô tư, vị tha, nhiệt tình cống hiến tâm trí, sức lực cho mọi người và cho đất nước.
Bài 5
Đề : Nhân dân ta đã tổng kết kinh nghiệm qua câu tục ngữ :
“ Trăm hay không bằng tay quen ”
Nêu suy nghĩ của em vể mối quan hệ giữa lý thuyết và thực hành
Mở bài
Mối quan hệ giữa lý thuyết và thực hành có mối quan tâm của mọi người từ trước đến nay
Ngày trước nhân dân ta có một quan niệm :
“ Trăm hay không bằng tay quen
Thân bài
Giải thích
Trăm hay : lý thuyết thu nhận được đưa qua sách vở hoặc qua sự hướng dẫn của người khác
Tay quen : tự mình thực hành đến mức thành thạo
Trăm hay không bằng tay quen : nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc thực hành thành thạo so với những lý thuyết được học
Đánh giá vấn đề
Khẳng định khía cạnh đúng
Cần vận đụng lý lẽ và dẫn chứng để xác định tầm quan trọng của việc thực hành. Chẳng hạn :
Chỉ giỏi lý thuyết, có hiểu biết nhiều (trăm hay) nhưng không biết áp dụng không tốt thì chỉ là nói suông
Chỉ có việc thành thạo mới mang lại hiệu quả thiết thực cho bản thân, cho xã hội… ( Tay quen có nghĩa là thực hành ở trình độ cao, thành thạo, nhiều kinh nghiệm)
Nêu khía cạnh hạn chế của câu tục ngữ
Vận dụng lý lẽ và dẫn chứng để chỉ ra tầm quan trọng và tác dụng của lý thuyết. Chẳng hạn:
Lý thuyết vẫn có vai trò quan trọng hướng dẫn, chỉ đạo và nâng cao hiệu quả cho việc thực hành
Xem thường lý thuyết, chỉ tin vào sự quen tay thì có khi dẫn đến hậu quả không tốt
Mở rộng vấn đề
Đề cao mối quan hệ khắng khít giữa lý thuyết và thực hành (thực hành bổ sung cho lý thuyết, lý thuyết hướng dẫn cho thực hành )
Xác định thái độ đúng đắn : kết hợp chặt chẽ giữa thực hành với lý thuyết ( thực hành dưới sự chỉ đạo của lý thuyết, lý htuyet61 phải luôn luôn đi đôi với thực hành)
Kết bài
Phải coi trọng lý thuyết, lý thuyết phải gắn liền với thực hành, lý thuyết được kiểm nghiệm qua thực hành
Khi thực hành phải có sự chỉ đạo của lý thuyết. Thực hành kiểm nghiệm, bổ sung và nâng cao lý thuyết
Đó là mối quan hệ tương hở, không thể coi nhẹ mặt nào hoặc đề cao quá mức mặt nào
Bài 6
Có ý kiến cho rằng:
“ Hãy làm theo lẽ phải và cho người ta nói ”
Nêu suy nghĩ của em về ý kiến trên
Mở bài
Làm theo lẽ phải là hoạt động đúng dắn, phù hợp đạo lý.Nhưng vẫn có khi hành động ấy lại bị chê bai, đã kích. Những lúc ấy ta nên xử xự thế nào?
Có ý kiến cho rằng : “ Hãy làm theo lẽ phải và cho người ta nói ”
Cách giải quyết như vậy là đã hoàn toàn hợp lý chưa?
Phải chăng lúc nào ta cũng cứ coi thường dư luận?
Thân bài
Giải thích
“ Lễ phải” điều phù hợp quy luật, đạo lý
“ Mặc cho người ta nói ” : không để ý đến ý kiến của mọi người
Thái độ đối với lẽ phải. Một mặt cương quyết làm theo lẽ phải, mặc khác không để ý đến lời chê bai, chỉ trích của mọi người. Nói cách khác, ý kiến trên đây khuyên ta nên giữ vững bản lĩnh cá nhân.( Bản lĩnh tinh thần độc lập tự mình quyết định hành động của mình )
Đánh giá vấn đề :
Khẳng định vấn đề là đúng :
Lời khuyên trên xuất phát từ một nhược điểm của dư luận ( dư luận : ý kiến, nhận xết, lời khen chê của dễ làm chê của một số đông ). Ý kiến số đông thường không thống nhất, dễ làm cho ta hoang mang, nản chí. Tục ngữ có câu “ Chím người mười ý ” ( Nêu dẫn chứng)
“ Làm theo lẽ phải ” là một thái độ sống đúng đắn, cao đẹp. Bác Hồ từng khuyên rằng : “ Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là việc nhỏ ”. Ai cũng phải cố gắng làm cho kì được diều hay lẽ phải, dù có bị chỉ trích, chê bai
Chính bản thân ta sẽ chịu trách nhiệm về việc làm của mình chứ không phải dư luận ( nêu dẫn chứng)
Mở rộng vấn đề :
Không nên lúc nào cũng coi thường dư luận vì dư luận vẫn có thi thách quan, đúng dắn
Macarencô cũng đã từng nói: “ Không bao giờ được coi thường ý kiến nào khác với ý kiến bạn ”
Nếu dư luận có sai trái, ta nên giải thích, thuyết phục sao cho ta vẫn vừa có thể “ Làm theo lẽ phải “ đồng thời vẫn vừa tôn trọng dư luận
Phải thận trọng xác định đúng “ lẽ phải ” trách trường hợp lẽ phải của ta đi ngược lại quyền lợi chung của tập thể
Có bản lĩnh, nhưng cần tránh thái độ chủ quan, bảo thủ, khinh người
Kết bài
Lời khuyên trên đây có tác dụng giáo dục bản lĩnh, lòng tự tin cho chúng ta, tránh được thái độ bị động, lệ thuộc vào ý kiến người khác
Cần rèn luyện bản lĩnh, tính cương quyết, đồng thời vẫn biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến của mọi người
Bài 7
Đề : Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau :
“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ”
Em hãy nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ trên
Mở bài
Một trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta là lòng biết ơn, biết trân trọng những người đã giúp đở mình. Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau : “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ”
Thân bài
Giải thích
Ăn quả : sử dụng, thừa hưởng những thành quả, những kết quả trong cuộc sống hiện đại
Kẻ trồng cây : là người làm nên những thành quả đó hoặc góp phần đêm lại những thành quả đó
Cả câu : nhắc nhở ta phải biết ơn những người đã có công tạo ra các thành quả mà ta đang thừa hưởng
Đánh giá vấn đề
Tại sao ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây ?
Vì phải có người trồng cây mới thu hoạch quả.Trong cuộc sống tất cả những thành quả đều được tạo nên bởi nhiều công sức ( dẫn chứng )
Vì nhớ “ Kẻ trồng cây ” là lẽ đương nhiên phù hợp với đạo lý sống ở trên đời, khi đã biết thừa hưởng, biết nhận lãnh những thành quả từ công sức của người khác, chúng ta không thể có thái độ vô ơn bội bạc ( dẫn chứng )
=> Khẳng định : lòng biết ơn là tình cảm không thể thiếu ở một con người có phẫm chất đạo đức tốt đẹp
Mở rộng vấn đề
Ta không chỉ nhớ mà còn phải ra sức đáp đền ( giữ gìn và phát huy những thành quả đó )
Ta không chỉ ăn quả mà còn phải ra sức trồng cây ( sẵn sàng đóng góp công sức để tạo ra những thành quả lao động)
Câu tục ngữ là lời khuyên nhủ có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức cho chúng ta
Câu tục ngữ thể hiện truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta và là một chân lý mãi mãi có giá trị
Cần phê phán thói vô ơn, bạc nghĩa
Cần phê phán thói xa hoa, lãng phí
Kết bài
Nêu suy nghĩ cũa em
Bài 8
Đề : Suy nghĩ về đức tính khiêm nhường
Mở bài
Khiêm nhường là một trong những đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần hướng tới trong quá trình tự trình tự hoàn thiwn65 bản thân mình
Thân bài
Giải thích
Những biểu hiện của đức tính khiêm nhường
Tại sao mọi người phải cần có đức tính khiêm nhường ?
Dẫn chứng
Kết bài
Đề 1: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè ,em về thăm lại trường xưa.Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể về buổi thăm trường đầy xúc động đó.
Đáp án :
Hà Nội ngày ...tháng …năm…
Sơn Ca thân mến!
Hè vừa rồi,nhân về thăm quê mình có ghé thăm trường cũ.Sau 20 năm,mái trường xưa đã có rất nhiều thay đổi.Mình muốn viết thư cho bạn ngay,vừa để hỏi thăm sức khoẻ của gia đình bạn vừa muốn tâm sự cùng bạn những chuyện ngày xưa .
Đó là vào một buổi chiều muộn,không gian làng quê yên ả,thanh bình đến kỳ lạ. Mình bước trên con đường làng,vẫn là con đường ngày xưa có nhiều hoa và cỏ nhưng cảm giác của mình thật lạ:hồi hộp,xao xuyến như cô học trò nhỏ ngày nào mỗi sớm mai đến lớp .Từ xa mình đã trông thấy trường:nhà cao tầng,lợp ngói đỏ,nổi bật trên nền trời ngày hè xanh trong.Bước những bước chân chậm rãi đến gần ngôi trường xưa yêu dấu,mình cảm nhận rõ ràng cảm giác thân quen gần gũi khi nhìn thấy tấm biển: “Trường THCS Quất Lâm”.Sơn Ca còn nhớ lời cô đã nói:“Bước qua cánh cổng này là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”.Đúng là như vậy.Ngôi trường của chúng ta giờ đã thay đổi khá nhiều:to đẹp hơn,khang trang hơn,có tường bao,vườn thực vật và rất nhiều cây cảnh.Chỉ có những hàng cây trên sân trường là vẫn thế:xanh biếc đến nao lòng.Cuối sân trường, hàng phượng vĩ vẫn nở hoa đỏ rực như mùa thi chỉ vừa mới qua thôi...Mình bước chầm chậm lên hành lang tầng hai, giật mình khi trông thấy bác bảo vệ .Có lẽ nhìn cái vẻ bần thần của mình bác ấy cũng đoán ra là học sinh cũ về thăm trường nên chỉ cười mà không hỏi gì cả.Lòng bồi hồi bước đến bên lớp cũ ,nhìn qua cửa sổ , cảm thấy mình vẫn là cô học trò nhỏ ngày nào.Trong “ngôi nhà chung”ấm cúng này , bốn mươi thành viên của lớp đã học tập,vui chơi,cùng chia sẻ với nhau những niềm vui,nỗi buồn, những tâm tư tình cảm của tuổi học trò hồn nhiên trong sáng.Những dãy bàn,những giờ học hăng say,dường như còn thoảng đâu đây cả lời cô giáo giảng…Sơn Ca còn nhớ chỗ ngồi của bọn mình ngày xưa không?Bàn thứ hai,bên trái,chỗ ngồi đã gắn bó với chúng mình trong suốt cả năm học lớp 9.Có lần cô giáo cho làm bài tập,cả lớp cắm cúi làm còn An cúi mặt xuống bàn làm một giấc.Thấy An ngủ ngon lành quá,mình vẽ lên mũi cậu ấy một chấm tròn to nhìn y như mũi con mèo.Một lát cô giáo trông thấy, gọi An đứng dậy.Nhìn An,cô giáo bật cười còn cả lớp được một phen nghiêng ngả.Ngày ấy chúng mình quí nhất cô Mai.Với cả lớp ,cô như người chị cả,vừa nghiêm nghị vừa gần gụi,yêu thương.Giọng cô nhỏ và trong,những bài cô dạy,những câu chuyện cô kể dường như bao giờ cũng hấp dẫn hơn nhiều lần…Tất cả như vừa mới đây thôi,vẫn vẹn nguyên trong ký ức,giờ ào ạt ùa về khiến nỗi nhớ trở nên cồn cào,cháy bỏng.Gió chiều mát dịu, mang theo cả vị mặn mòi của biển khiến mái trường quê thêm thân thuộc biết bao !
Mỗi chúng ta giờ đều đã khôn lớn trưởng thành.Những ước mơ xưa giờ đã thành hiện thực.Nỗi lo toan của cuộc sống khiến ta đôi lúc lãng quên nhiều thứ.Chỉ riêng ở nơi này,những kỷ niệm của chúng mình vẫn chờ đợi những học trò xưa ..
Chiều muộn,mình trở về.Đã bước chân ra khỏi ngôi trường lưu giữ những tháng năm học trò hồn nhiên và đẹp như một câu chuyện cổ tích mà thấy lòng mình vẫn xao xuyến bâng khuâng ..
Sơn Ca!Thư đã dài,mình dừng bút nhé.Hẹn gặp nhau một ngày gần nhất khi chúng mình cùng trở lại trường xưa !
Bạn .
Hà an.
Đề 2: Kể về 1 giấc mơ trong đó em gặp người thân đã xa cách lâu ngày.
Đáp án :
Đã bao giờ bạn tin rằng sau một giấc mơ những điều bạn hằng mong ước bấy lâu sẽ trở thành sự thật ?Đã có lúc tôi rất tin vào điều đó và luôn nhớ khoảnh khắc kỳ diệu mà giấc mơ đã đem đến cho tôi .
Hôm ấy là một buổi tối cuối tuần,trời đầy sao và gió thì dịu nhẹ.Tôi nằm trên trần nhà mơ mộng đếm những vì sao.Bỗng nhiên tôi thấy cả không gian như bừng sáng.Trong vầng hào quang sáng lấp lánh,ông tôi cười hiền từ bước về phía tôi.Tôi sung sướng đến nghẹt thở ngắm nhìn gương mặt phúc hậu, hồng hào và mái tóc bạc phơ của người ông yêu quí.Ông tôi vẫn thế:dáng người cao đậm,bộ quân phục giản dị và cái nhìn trìu mến!Tôi ngồi bên ông,tay nắm bàn tay của ông,tận hưởng niềm vui được nâng niu như thuở còn thơ bé...Tôi muốn hỏi những ngày qua ông sống như thế nào?Ông ở đâu?Ông có nhớ đến gia đình không …Tôi muốn hỏi nhiều chuyện nhưng chẳng biết bắt đầu từ đâu cả.
Ông kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ tích mà ngày xưa ông vẫn kể.Giọng ông vẫn thế:rủ rỉ,trầm và ấm.Ông hỏi tôi chuyện học hành,kiểm tra sách vở của tôi.Đôi mày ông nhíu lại khi thấy tôi viết những trang vở cẩu thả.Ông không trách mà chỉ ân cần khuyên nhủ tôi cố gắng học tập chăm chỉ hơn.Ông nhìn tôi rất lâu bằng cái nhìn bao dung và khích lệ.Ông còn bảo những khát vọng mà ông làm dang dở,cháu hãy giúp ông biến nó thành hiện thực.Những khát vọng ấy ông ghi lại cả trong trang giấy này.Muốn làm được điều ấy chỉ có con đường học tập mà thôi…
Ông dẫn tôi đi trên con đường làng đầy hoa thơm và cỏ lạ.Hai ông cháu vừa đi vừa nói chuyện thật vui.Ông bảo đến chợ hoa xuân,ông muốn đem cả mùa xuân về căn nhà của cháu.Ông chọn một cành đào, cành khẳng khiu nâu mốc nhưng hoa thì tuyệt đẹp:màu phấn hồng,mềm,mịn và e ấp như đang e lệ trước gió xuân.Nụ hoa chi chít,cánh hoa thấp thoáng như những đốm sao.Tôi tung tăng đi bên ông,lòng sung sướng như trẻ nhỏ.Ông cầm cành đào trên tay.Có lẽ mùa xuân đang nấp cả trong những nụ đào e ấp ấy…Xung quanh ông cháu tôi,kẻ mua,người bán,ồn ào và náo nhiệt.Họ cũng đang chuẩn bị đón xuân về !
Tôi đang bám vào tay ông,ríu rít trò chuyện về những ngày xuân mới sắp đến,chợt nghe tiếng mẹ gọi rất to.Tôi giật mình tỉnh dậy,thấy mình vẫn đang nằm trêm trần nhà.Lòng luyến tiếc nhận ra tất cả chỉ là một giấc mơ thôi ..
Giấc mơ chỉ là khoảnh khắc kỳ diệu đáp ứng niềm mong nhớ của tôi. Tôi nuối tiếc song cũng học được nhiều điều từ giấc mơ đó.Và quan trọng nhất là tôi được gặp ông , được ông truyền cho niềm tin và sự nỗ lực cố gắng thực hiện những ước mơ của chính mình.
___________________
Đề 3
Đã có lần em cùng gia đình đi thăm mộ người thân trong dịp lễ tết .Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm đáng nhớ đó .
Đáp án :
“Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh ”.
Từ lâu lắm Nguyễn Du đã viết như thế về phong tục tảo mộ ngày thanh minh,và tôi chờ đợi ngày ấy để được đi thăm mộ bà với biết bao nỗi niềm, cảm xúc.
Trời đất vạn vật choàng tỉnh sau giấc ngủ đông,khoác tấm áo mùa xuân tươi tắn.Những giọt nắng đầu tiên trải trên nẻo đường làng nâu sậm thành từng vùng ấm dịu.Những bông lau bên đường khẽ đưa mình trong gió,gợn sóng mềm mại.Hương mùa xuân thoảng nhẹ đâu đây.... Đường làng đẹp đến lạ lùng !
Tôi và gia đình bước vào khu yên n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DAN Y TAP LAM VAN.doc