+ Mục đích yêu cầu:
Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về mối quan hệ dân số với phát triển kinh tế - xã hội và tài nguyên môi trường, thấy được tính đúng đắn, sáng tạo trong chính sách phát triển kinh tế, xã hội, tài nguyên môi trường của nước ta. Qua đó góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện chính sách dân số của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
+ Nội dung
I. Dân số với phát triển kinh tế - xã hội
10 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 963 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Dân số với sự phát triển kinh tế - Xã hội và tài nguyên, môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 3
DÂN Số VớI Sự PHáT TRIểN KINH Tế - Xã HộI
Và TàI NGUYÊN, MÔI TRƯờNG
+ Mục đích yêu cầu:
Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về mối quan hệ dân số với phát triển kinh tế - xã hội và tài nguyên môi trường, thấy được tính đúng đắn, sáng tạo trong chính sách phát triển kinh tế, xã hội, tài nguyên môi trường của nước ta. Qua đó góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện chính sách dân số của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
+ Nội dung
I. Dân số với phát triển kinh tế - xã hội
II. Dân số với tài nguyên, môi trường
+ Thời gian: 2 tiết
+ Phương pháp: phân tích, diễn giảng
+ Tài liệu:
Giáo trình dân số - kế hoạch hoá gia đình, Nxb QĐND. 1996
Dân số học, Học viện CTQG HCM. 2004
Tập bài giảng Dân số - Môi trờng phát triển và nâng cao nhận thức giới.
Nội dung
I. Dân số với phát triển kinh tế - xã hội
1. Dân số với phát triển kinh tế
a. Một số khái niệm
- Khái niệm phát triển
Phát triển là một quá trình nhiều mặt liên quan đến những thay đổi trong cơ cấu, thái độ và thể chế, cũng như việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, giảm bớt mức độ bất bình đẳng và xoá tình trạng nghèo đói tuyệt đối.
Như vậy, phát triển không chỉ đơn thuần là sự phát triển kinh tế, tức là tăng tổng sản phẩm quốc dân đầu người, mà còn là những tiến bộ về mặt xã hội như: xoá đói, giảm nghèo, giảm thất nghiệp, nâng cao địa vị phụ nữ, hoàn thiện nâng cấp giáo dục, nhà ở và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Trong đó tăng trưởng kinh tế là cốt lõi của sự phát triển
Phát triển, tuy nhiên không phải vô hạn định mà cần ổn định và đảm bảo sự bền vững trong tương lai, như cần tính đến vấn đề môi trường, tài nguyên
- Khái niệm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm thương tổn đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai.
Các thành tố của sự phát triển bền vững là: tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, sự bền vững về môi trường. Phát triển được hiểu một cách đầy đủ chính là sự phát triển bền vững
b. Dân số với phát triển kinh tế
- Dân số, nguồn lao động và việc làm:
Dân số phát triển hợp lý đáp ứng cung về lao động xã hội; bảo đảm cân đối nguồn lực cho các ngành, các khu vực, có nguồn dự trữ để đào tạo đáp ứng với công nghệ tương lai. Mặt khác mất cân bằng về dân số (thiếu, thừa) có tác động trực tiếp đến kinh tế xã hội, nhất là các vấn đề xã hội.
-> Những nước nghèo khi tăng số lao động sẽ dẫn tới thất nghiệp, có 2 hiện tượng thiếu lao động theo mùa hoặc dài hạn trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt thời gian sản xuất căng thẳng; thất nghiệp và quá tải dân số ở đô thị.
-> Những nước phát triển gia tăng dân số thấp, cung không đủ cầu do đó phải nhập khẩu lao động, các nước này cần có thời gian để đào tạo lao động phù hợp với công nghệ sản xuất. Trong đó lao động trong nước rơi vào tình trạng thất nghiệp vì muốn có việc làm thu nhập cao
-> ở Việt Nam lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, tình trạng thiếu việc thể hiện rõ ở nông thôn mà còn ở thành thị, do chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.
+ Giải quyết vấn đề việc làm phụ thuộc vào quy mô, cơ cấu, phân bổ, chất lượng dân số, nguồn lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cũng như cơ cấu lao động phù hợp.
Ví dụ quy mô lớn, cơ cấu dân số trẻ, phân bổ dân số không đồng đều, mật độ quá tải tạo ra sức ép tới việc làm
Có việc làm thu nhập ổn định cũng tác động tới dân số bằng việc tạo ra các điều kiện kinh tế, dân trílàm giảm mức sinh
- Dân số với tăng trư ởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là tỉ lệ tăng tổng sản phẩm quốc dân (GNP) bình quân đầu ngư ời hàng năm.
Dân số có tác động trực tiếp tới tăng trư ởng kinh tế và ngược lại, tăng trưởng kinh tế cũng thường xuyên tác động tới dân số thông qua việc nâng cao chất lượng dân số như đầu tư về y tế, giáo dục, phân bổ dân số hợp lý
-> Dân số tăng nhanh làm cho số người bước vào độ tuổi lao động tăng nhanh, chi phí tạo việc làm và mua sắm trang thiết bị không đáp ứng kịp đã hạn chế năng suất lao động xã hội
-> Do dân số tăng nhanh làm cho chi phí tiêu dùng xã hội lớn, dẫn tới tỉ lệ tiết kiệm giảm trong tổng sản phẩm quốc dân do tỉ lệ trẻ em ăn theo cao, ảnh hưởng đến tốc độ tăng tổng sản phẩm xã hội
-> Sức ép dân số còn ảnh hưởng đến điều kiện giáo dục va đào tạo, làm tăng nguồn chi phí cho lĩnh vực này, vì thế mà hạn chế việc thúc đẩy tiến bộ khoa học, kỹ thuật – nhân tố giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển sản xuất, làm giảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế – xã hội.
Ngược lại, dân số tăng thấp hay suy giảm, dẫn tới cơ cấu dân số già thiếu nguồn lao động xã hội phải nhập khẩu lao động, trong khi ngân sách phải chi cho quỹ bảo hiểm hưu trí, dịch vụ y tế và nhiều lĩnh vực khác, do vậy cũng làm giảm tăng trưởng kinh tế.
+ Tăng trưởng kinh tế với dân số
Sự tác động trở lại của tăng trưởng kinh tế đối với dân số được thể hiện, tăng trưởng kinh tế cao sẽ có điều kiện thuận lợi để thông tin, giáo dục, truyền thông dân số, phát triển y tế, nâng cao dân trí và các hệ thống dịch vụ dân số – kế hoạch hoá gia đình, tạo điều kiện thuận lợi để làm tốt công tác dân số.
- Dân số với tiêu dùng
+ Tiêu dùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa lý, văn hoá, phong tục tập quán, dân tộc, tôn giáo. Song con người luôn là yếu tố quan trọng nhất tác động đến tiêu dùng xã hội.
+ Mức tiêu dùng phụ thuộc vào số người trong lực lượng lao động xã hội và số người sống phụ thuộc trong xã hội. Khi dân số tăng nhanh thì số người sống phụ thuộc sẽ tăng, trong khi đó số lao động tăng không tương xứng dẫn tới mức chi phí bảo đảm cho tiêu dùng xã hội sẽ giảm. Ví dụ như trong gia đình đông con và ít con, chi phí cho tiêu dùng bình quân đầu người là khác nhau.
Quy mô, cơ cấu, phân bổ dân số cũng có tác động trực tiếp đến tiêu dùng xã hội. Tiêu dùng xã hội lớn sẽ không có điều kiện tích luỹ phát triển sản xuất. Ngược lại, tiêu dùng giảm dẫn tới sản xuất cũng không phát triển.
Dân số với tiết kiệm và đầu tư.
+ Tiết kiệm, đầu tư phụ thuộc vào tiêu dùng xã hội, mà tiêu dùng xã hội lại phụ thuộc vào tốc độ tăng dân số, cơ cấu, phân bổ dân số.
+ Chẳng hạn ở phạm vi gia đình, nếu bỏ qua việc xem xét các nguồn tiết kiệm thì những gia đình có mức sinh thấp, số người sống phụ thuộc ít, mức tiết kiệm được nhiều hơn so với những gia đình có mức sinh cao và quy mô gia đình lớn.
Tiết kiệm, đầu tư phụ thuộc vào tiêu dùng xã hội, mà tiêu dùng xã hội lại phụ thuộc vào tốc độ tăng dân số, cơ cấu, phân bổ dân số.
2. Dân số với vấn đề xã hội
a. Dân số với giáo dục
Giữa dân số với giáo dục có tác động qua lại lẫn nhau và ảnh hưởng của dân số tăng nhanh đến giáo dục theo 2 chiều hướng: trực tiếp và gián tiếp
+ Trực tiếp: Dân số tăng nhanh dẫn tới phải tăng quy mô đào tạo, tăng số giáo viên, trường lớp, đồ dùng dạy và học, diện tích phòng học, sân chơi. Nếu không đảm bảo được giáo dục khó đạt chất lượng cao.
+ Gián tiếp: Dân số tăng nhanh thì đầu tư của nhà nước và gia đình học sinh không theo kịp điều kiện học tập, giảng dạy. Do vậy chất lượng học tập giảm sút, xu hướng bỏ học tăng
Tốc độ tăng dân số, cơ cấu dân số tác động trực tiếp đến quy mô và chất lượng giáo dục, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia. Mặt khác, chất lượng giáo dục cũng tác động trở lại các quá trình dân số.
Vì thế, Giáo dục cùng với phát triển kinh tế, xã hội sẽ tạo cơ sở vững chắc cho phát triển dân số hợp lý.
b. Dân số với y tế và chăm sóc sức khoẻ
Y tế là hệ thống tổ chức và cá nhân nhằm chăm sóc chữa trị, tư vấn bảo vệ sức khoẻ cho con người.
- Các tiêu chí đánh giá y tế ở góc độ dân số: Ngân sách, chất lượng cơ sở trang bị, chất lượng cán bộ cơ sở ngành dược, số lần khám bệnh, bệnh dự phòng.
- Giữa dân số với phát triển hệ thống y tế: Biểu hiện ở trình độ phát triển kinh tế, xã hội; điều kiện vệ sinh môi trường, chính sách về y tế.
+ Tác động của dân số đến hệ thống y tế còn thông qua các điều kiện chăm sóc sức khoẻ dân cư và hiệu quả phục vụ của hệ thống y tế
+ Tác động của dân số tới y tế là quy mô, cơ cấu, phân bổ, chất lượng dân số tác động tới y tế.
Nếu quy mô lớn, cơ cấu dân số trẻ, mật độ dân số cao cũng ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế. Dân số tác động tới y tế còn thông qua những yếu tố gián tiếp như điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, điều kiện vệ sinh môi trường.
Ví dụ gia đình nghèo mà đông con thì điều kiện chăm sóc kém hơn gia đình cùng điều kiện kinh tế như vậy nhưng ít con hơn.
Y tế tác động tới dân số như: sinh sản, mức chết, di dân.
+ Y tế với sinh sản: Nếu như thông tin, giáo dục, truyền thông, biện pháp kinh tế mới chỉ tạo ra sự nhận thức hiểu biết về hành vi, thái độ với quá trình sinh sản. Ngành y tế cung cấp thuốc tránh thai, đặt vòng làm giảm gia tăng dân số.
+ Y tế với mức chết: Với sự tham gia có hiệu quả của y tế sẽ làm giảm mức chết, đặc biệt là chết trẻ sơ sinh, do khoa học kỹ thuật phát triển nhiều thuốc men, phương tiện hiện đại chữa bệnh hiệu quả kéo dài tuổi thọ, cơ cấu dân số già, tỷ lệ dân số trẻ giảm.
+ Y tế tác động tới di dân: Y tế có thể làm tăng quá trình di dân tư vùng ít có điều kiện chăm sóc y tế sang những vùng có điều kiện chăm sóc y tế tốt hơn. ở những nơi mà hệ thống y tế phát triển thì dân tập trung đông. Cũng có thể những nơi mật độ dân số đông thì đầu tư nhiều cho hệ thống y tế ở đó, vì mục đích đảm bảo phục vụ kịp thời nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Tuy nhiên, mật độ dân số quá cao thì hiệu quả phục vụ của ngành y tế không thể đáp ứng kịp và sẽ thấp.
Từ vai trò, ảnh hưởng của y tế đến dân số, cho nên phải luôn tăng cường công tác y tế để giải quyết vấn đề dân số.
c. Dân số và một số vấn đề xã hội khác
- Đói nghèo liên quan mật thiết đến sự phát triển kinh tế, xã hội.
Tình trạng đói nghèo trong đời sống xã hội là do áp lực của sự gia tăng dân số quá cao, quy mô dân số lớn vượt quá khả năng đáp ứng của kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia, dẫn đến mức sống quá thấp (dưới mức tối thiểu)
- Dân số tăng nhanh còn làm cho số người có nhu cầu làm việc tăng lên trong điều kiện có giới hạn, dẫn tới dư thừa lao động, thất nghiệp cần phải giải quyết.
Thiếu việc làm và thất nghiệp, làm cho thu nhập của người nghèo ngày càng giảm sút, đời sống bấp bênh, thiếu dinh dưỡng dẫn tới bệnh tật và tử vong cao, thất học lại rơi vào càng nghèo hơn. Đói nghèo lại càng làm cho chất lượng lao động thấp hơn, dẫn tới tăng tỷ lệ thất nghiệp, đó là cái vòng luẩn quẩn, khắc nghiệt gây ra trở ngại lớn cho con đường thoát đói nghèo mà nguyên nhân sâu xa sinh ra tư sự tăng dân số quá cao.
Dân số với bất bình đẳng giới
+ Trong số người nghèo phụ nữ thường nhiều hơn nam giới, trong số các hộ gia đình nghèo phụ nữ phải gánh chịu ảnh hưởng của nghèo đói nhiều hơn nam giới, do họ không có quyền quyết định, trình độ học vấn thấp hơn nam giới; khiến họ trở thành những người nghèo nhất trong số những người nghèo. Mặt khác, do phải tìm kiếm việc làm để có thu nhập, họ phải đối mặt với rất nhiều tình huống rủi ro của cuộc sống, phải đối mặt với vấn đề lạm dụng tình dục, bạo lực, buôn bán phụ nữ - một trong những nguyên nhân làm cho đại dịch HIV/AIDS tăng nhanh, diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia.
II. Dân số với tài nguyên, môi trường
1. Một số khái niệm
a. Môi trường
Môi trường gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
b. Tài nguyên
Bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng, thông tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ có liên quan, mà con người có thể sử dụng phục vụ cuộc sống và sự phát triển của mình.
c. Hệ sinh thái
Là hệ thống các quần thể sinh vật cùng sống và phát triển trong một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó.
2. Mối quan hệ dân số với tài nguyên, môi trường
a. Dân số với tài nguyên đất
- Dân số tăng nhanh tài nguyên đất bị thu hẹp; mất dần; tình trạng ô nhiễm thoái hoá do quá trình đô thị hoá; quá trình sản xuất nông, công nghiệp, sinh hoạt
Đất bị thu hẹp do quá trình mở rộng đô thị xây dựng cơ sở hạ tầng, trường học, bệnh viện, khách sạn...
Tình trạng ô nhiễm, thoái hoá do sản xuất nông nghiệp như sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón quá mức, do ảnh hưởng của chiến tranh; các hoạt động sản xuất công nghiệp do nước thải từ các nhà máy công nghiệp luyện kim, giặt tẩy, thực phẩm không qua xử lý ô nhiễm dẫn tới nước ô nhiễm thấm vào đất.
- Đất bị thu hẹp, ô nhiễm ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống con người giảm chất lượng cuộc sống.
b. Dân số với tài nguyên rừng
- Dân số tăng nhanh việc khai thác sử dụng tài nguyên rừng ngày càng nhiều làm diện tích rừng thu hẹp.
- Mất rừng làm cho khí hậu diễn biến theo chiều hướng xấu; tính đa dạng sinh học suy giảm.
- Tạo ra tình trạng sa mạc hoá, hoang hoá
- Mất đi cảnh quan du lịch sinh thái.
c. Dân số với tài nguyên nước
Dân số tăng nhanh việc sử dụng nước ngày càng nhiều làm cho nước trở lên khan hiến và ô nhiễm không sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất.
Nước sạch khan hiếm do sử dụng bất hợp lý; nước bị ô nhiễm do quá trình sản xuất công, nông, giao thôngsinh hoạt ảnh hưởng tới đời sống sức khoẻ con người.
d. Dân số với không khí
Tác động của dân số tăng nhanh tới không khí, các hoạt động sản xuất trong công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, giao thôngtạo ra bầu không khí ô nhiễm trầm trọng (các chất thải như CO, CO2, CH4CFC) ảnh hưởng tiêu cực tới con người làm tăng nguy cơ mắc bệnh tật, tăng tử vong trong dân số.
Tình trạng khí hậu diễn biến theo chiều hướng xấu ảnh hưởng tới con người như thủng tầng ô Zôn, hiện tượng en ni nô, en ni na, trái đất nóng lên làm mực nước biển dâng cao, tình trạng bão, lũ, lụt, hạn hán, thời tiết bất thường ảnh hưởng tới sức khoẻ, kinh tế của con người.
e. Dân số với tài nguyên khoáng sản
Tác động của dân số tăng nhanh tới tài nguyên khoáng sản đó là nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều các nguồn tài nguyên ngày giảm dần ảnh hưởng tới sản xuất tương lai và làm ô nhiễm môi trường do khai thác thiếu kế hoạch.
g. Dân số với tính đa dạng sinh học
Dân số tăng nhanh dẫn tới tăng nhu cầu khai thác, sử dụng làm cho tính đa dạng sinh học suy giảm; một số động thực vật quý hiếm mất đi khó khả năng khôi phục ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững trong tương lai.
Tình trạng khai thác động thực vật trái phép như các lâm tặc, buôn bán động vật hoang dã, do khai thác hải sản trái phép theo lối như dùng lưới mắt nhỏ, nổ mìn, dùng kíp điện, dùng thuốc hoá học làm cho nguồn động vật ngày càng cạn kiệt.
Dân số phát triển hợp lý; đồng thời khai thác sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, tái tạo nguồn tài nguyên mới thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Tác động của dân số đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở Việt Nam. Có thể thấy, việc ô nhiễm môi trường, trước hết là môi trường nước, không khí và đất đã xuất hiện ở nhiều nơi với những biểu hiện khác nhau. Nhiều vấn đề môi trường đã phát sinh ở khu vực thành thị và nông thôn do tác động của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang diễn ra. Bên cạnh đó, hậu quả của chiến tranh, đặc biệt là các chất độc hoá học đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường thiên nhiên và môi trường sống.
Kết luận
Dân số có quan hệ chặt chẽ với phát triển kinh tế – xã hội và tài nguyên môi trường. Để phát triển kinh tế – xã hội các quốc gia và cả cộng đồng quốc tế đều phải quan tâm phát triển dân số nhằm bảo đảm nguồn lao động việc làm, phát triển xã hội bền vững và giữ gìn môi trường khai thác nguồn tài nguyên có kế hoạch. Vân đề này chỉ được phát huy khi có một chiến lược phát triển kinh tế xã hội hiệu quả gắn với việc nâng cao chất lượng dân số
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- b_ds3_6876.doc