Dẫn lưu trong ngoại khoa - 2007
1-Đại cương:
Trong ngoại khoa, dẫn lưu được xem nhưmột quá trình nhằm chuyển các chất dịch có
tính chất bệnh lý (mũ) hay có khảnăng gây hại cho hoạt động sinh lý của các cơ quan
(chèn ép, nhiễm trùng…) từ trong các khoang của cơ thể (khoang sinh lý hay được tạo ra
bởi phẫu thuật) ra bên ngoài cơthể. Đây là hình thức dẫn lưu ngoại. Còn dẫn lưu nội là
quá trình chuyển các chất dịch từ khoang hay tạng này sang khoang hay tạng khác bên
trong cơ thể. Các phẫu thuật nhưdẫn lưu não thất-xoang bụng (ở bệnh nhi não úng thuỷ)
hay nối nang giả tuỵ-hỗng tràng (ở BN bị nang giả tuỵ) là các phẫu thuật tạo ra hình thức
dẫn lưu nội. Bài này chỉ đề cập đến dẫn lưu ngoại.
Một hệ thống dẫn lưu được xem là hoạt động có hiệu quả khi chất dịch bệnh lý được
chuyển hết ra bên ngoài cơ thểtrong thời gian ngắn nhất có thể được.
Có nhiều cách phân loại dẫn lưu:
o Phân loại theo mục đích dẫn lưu: dẫn lưu điều trị(dẫn lưu các chất dịch hiện
hữu khi tiến hành đặt dẫn lưu) và dẫn lưu phòng ngừa (các chất dịch không hiện
hữu khi tiến hành đặt dẫn lưu nhưng có khả năng xuất hiện một thời gian sau
đó).
o Phân loại theo phương pháp dẫn lưu: dẫn lưu kín, dẫn lưu hút-kín (dẫn lưu
xoang màng phổi, dẫn lưu sau phẫu thuật đoạn nhũ…), dẫn lưu hút-hở(dẫn lưu
theo kiểu sump-drain trong viêm tuỵhoại tử) và dẫn lưu hở. Trong các phương
pháp dẫn lưu nói trên, chỉcó dẫn lưu hút kín là thuộc loại dẫn lưu một chiều.
Dẫn lưu một chiều chỉcho phép chất dịch cần được dẫn lưu di chuyển theo một
chiều nhất định, từbên trong ra bên ngoài cơthể. Dẫn lưu một chiều sẽtránh
được nguy cơ nhiễm trùng ngược dòng.
o Phân loại khác: dẫn lưu thụ động (dẫn lưu tựnhiên, áp lực trong xoang dẫn lưu
lớn hơn áp lực khí trời) và dẫn lưu chủ động (lắp ống dẫn lưu vào hệthống hút).
Dẫn lưu chủ động được chỉ định khi: áp lực trong xoang dẫn lưu thấp hơn áp
lực khí trời, cần rút ngắn thời gian dẫn lưu, cần hạn chế tối đa nguy cơnhiễm
trùng ngược dòng.
Phương tiện dẫn lưu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là các ống dẫn lưu. Penrose
(dãi cao su mỏng) là phương tiện dẫn lưu được chọn lựa khi cần dẫn lưu lượng dịch ít và
trong thời gian ngắn (ví dụ khi xử trí các vết thương phần mềm). Bấc dẫn lưu hiện nay
không còn được xửdụng.
Ống dẫn lưu phải đạt các yêu cầu sau:
o Không quá mềm đểcó thể bị bẹp, cũng không quá cứng đểcó thểlàm tổn
thương nội tạng hay các mô của cơthể.
o Không gây kích thích hay phản ứng mô của cơthể
o Bề mặt trơn láng để giảm thiểu nguy cơnhiễm trùng
o Có nhiều kích cỡ
o Có các lổ trên thân ống đểtránh nghẹt và tăng khảnăng dẫn lưu
o Có thể nhìn thấy trên phim X-quang
Các vật liệu để chế tạo nên ống dẫn lưu: silicone là loại vật liệu có tính trơ tuyệt đối đối
với cơ thể nhưng đắt tiền. Vật liệu bằng nhựa tổng hợp có tính kích thích mô không đáng
kể và có độ cứng tương đối. Latex (sản phẩm từcao su) là loại vật liệu rẻtiền, có độ
mềm vừa phải nhưng có tính kích thích mô. Việc quyết định chọn lựa ống dẫn lưu làm
bằng vật liệu nào phụ thuộc vào các yêu cầu sau: khoang cần dẫn lưu, ảnh hưởng đến
hoạt động sinh lý của các tạng khi có sựdính xảy ra, thời gian dẫn lưu, và giá thành của
ống dẫn lưu. Ống dẫn lưu xoang màng phổi cần có độ cứng tương đối và độ trơ tuyệt đối,
do vậy thường làm bằng nhựa tổng hợp có phủsilicone. Ống dẫn lưu xoang bụng lại cần
có độmềm vừa phải, do đó thường là ống cao su. Dẫn lưu đường mật, khác hẳn với dẫn
lưu ởcác vịtrí khác, yêu cầu loại ống làm bằng loại vật liệu có tính kích thích mô cao
nhưcao su chẳng hạn.
Các nguyên tắc dẫn lưu:
o Trực tiếp nhất: đặt dẫn lưu vào ổtụdịch hay vịtrí thấp nhất của xoang cần dẫn
lưu.
o Ngắn nhất: ống dẫn lưu được đưa ra ngoài cơthểtheo quãng đường ngắn nhất .
o Không dẫn lưu qua vết mổ, không đặt dẫn lưu lân cận các cấu trúc quan trọng
nhưmạch máu, thần kinh, khớp.
o Cố định ống dẫn lưu vào da đểtránh cho ống dẫn lưu tuột ra ngoài hay vào
trong.
o Tạo điều kiện đểdẫn lưu đạt hiệu quảtối đa: cho BN vận động sớm, dẫn lưu
chủ động thay vì thụ động.
o Rút ống dẫn lưu ngay sau khi dẫn lưu hết hoạt động.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 08-dan-luu-ngoai-khoa-2007.pdf