Đàm phán, ký kết hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế là một loại
đàm phán trong đó có ít nhất hai
bên chủ thể có trụ sở thương mại ở
những nước khác nhau tham gia
đàm phán để xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hoặc tài sản
là đối tượng của hợp đồng ở nước ngoài đối với các bên hay sự kiện
pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ giao dịch ở nước
ngoài đối với các bên.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1528 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÀM PHÁN HỢP ĐỒNG
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Đàm phán, ký kết hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế là một loại
đàm phán trong đó có ít nhất hai
bên chủ thể có trụ sở thương mại ở
những nước khác nhau tham gia
đàm phán để xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hoặc tài sản
là đối tượng của hợp đồng ở nước ngoài đối với các bên hay sự kiện
pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ giao dịch ở nước
ngoài đối với các bên.
Đặc điểm của đàm phán
Hoạt động đàm phán hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bên cạnh
những đặc điểm chung như đàm phán các loại hợp đồng thông thường
khác thì cũng có những đặc điểm riêng biệt, đó là:
- Các quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường chịu sự điều
chỉnh của một hoặc một số điều ước quốc tế song phương hoặc đa
phương, hoặc quy định của hệ thống pháp luật một quốc gia nhất định
với tư cách là khuôn khổ pháp lý.
- Đàm phán hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế luôn chịu sự chi phối,
tác động của các quy luật kinh tế. Bên cạnh đó, nó còn bị chi phối, ảnh
hưởng bởi phương pháp và thủ thuật kinh doanh, đặc biệt là phương
pháp marketing quốc tế và cạnh tranh.
- Đàm phán hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường chịu ảnh hưởng
bởi sự biến động của nền kinh tế và thị trường quốc tế có tính chất
thường xuyên, liên tục.
- Đàm phán hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường chịu ảnh hưởng
của các yếu tố chính trị và ngoại giao do có yếu tố quốc tế và thường
liên quan tới ít nhất hai quốc gia khác nhau.
Các yếu tố cơ bản của hoạt động đàm phán
- Bối cảnh đàm phán là tổng hợp các yếu tố khách quan có liên quan trực
tiếp và gián tiếp tới hoạt động đàm phán và thường bao gồm các yếu tố
kinh tế, xã hội, chính trị… Trong đó thời gian, địa điểm và ngôn ngữ
đàm phán là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc đàm
phán.
- Năng lực đàm phán là yếu tố thuộc về cá nhân người đàm phán nhưng
có ảnh hưởng rất lớn và có tính chất quyết định tới tiến trình và kết quả
đàm phán.
- Đối tượng của đàm phán là các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa,
dịch vụ, hoạt động đầu tư, chuyển giao công nghệ và các hoạt động liên
quan tới quyền sở hữu trí tuệ… có tính chất quốc tế.
- Nội dung đàm phán là việc tiến hành các hoạt động bàn bạc, thỏa thuận
để đi đến thống nhất giữa các bên về các vấn đề chủ yếu của hợp đồng
như đối tượng hợp đồng, số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức
thanh toán, điều kiện giao - nhận hàng hóa, dịch vụ, quyền và nghĩa vụ
cụ thể của các bên.
- Mục đích đàm phán là những vấn đề liên quan đến lợi ích mà các bên
hướng tới.
Các phương thức đàm phán
Thực tiễn thương mại quốc tế cho thấy có rất nhiều phương thức đàm
phán khác nhau và các phương thức sau đây thường xuyên được các bên
áp dụng:
- Đàm phán qua thư tín là phương thức đàm phán được sử dụng phổ biến
trong hoạt động kinh doanh hiện đại vì những ưu điểm của nó như tiết
kiệm chi phí, thời gian…
- Đàm phán qua điện thoại là một trong những phương thức đàm phán
phổ biến hiện nay, nhất là trong thời đại phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật
và công nghệ.
- Đàm phán trực tiếp thường được áp dụng khi liên quan đến các hợp
đồng lớn, phức tạp, nhiều chủ thể tham gia, phạm vi đa dạng.
Các bước của quá trình đàm phán
Thực tiễn cho thấy quy trình đàm phán hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế thường diễn ra theo những bước sau:
- Xác định tình huống đàm phán là tìm hiểu và kiểm tra bối cảnh đàm
phán và những vấn đề có liên quan, chú ý những khía cạnh chủ chốt tác
động đến mối quan hệ đàm phán, thiết lập các mục tiêu chung cho quan
hệ đàm phán, đó là lợi ích cụ thể mà các bên đều hướng tới.
- Lập kế hoạch đàm phán là công việc chuẩn bị trực tiếp cho việc đàm
phán như tổ chức thu thập và xử lý thông tin, xây dựng kế hoạch,
chương trình đàm phán, luyện tập việc thực hiện các chiến thuật đàm
phán cụ thể…
- Tổ chức đàm phán là cuộc đối thoại giữa hai hay nhiều bên để bàn bạc
và tiến tới thống nhất một số hoặc tất cả các vấn đề được nêu ra mà
trước đó các bên chưa thống nhất được.
Ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Sau khi đã thống nhất các vấn đề cơ bản ở giai đoạn đàm phán, các bên
tiến hành ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Khi ký kết, các
bên cần tuân thủ các nguyên tắc ký kết, đó là bình đẳng, tự nguyện, thỏa
thuận song phương, tuân thủ pháp luật và thông lệ quốc tế.
- Trong giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, các bên có thể áp dụng
nhiều phương thức ký kết hợp đồng khác nhau như ký trực tiếp, ký gián
tiếp, ký bằng văn bản hoặc qua thư điện tử.
+ Ký trực tiếp là việc các bên trực tiếp gặp gỡ, bàn bạc, thương lượng
các nội dung (điều khoản) của hợp đồng và cùng nhau ký vào bản hợp
đồng.
+ Ký gián tiếp là việc các bên ký kết hợp đồng thông qua các phương
tiện thông tin như thư từ giao dịch, điện báo, telex, fax, điện tín, email…
Trình tự đàm phán và ký kết hợp đồng theo phương thức gián tiếp gồm
hai giai đoạn là chào hàng (Offer) và chấp nhận chào hàng
(Acceptance): Chào hàng gồm các loại như chào hàng chủ động, chào
hàng thụ động, chào hàng tự do (Free offer), chào hàng xác định (Firm
offer); Chấp nhận chào hàng (Acceptance) phải đáp ứng các điều kiện
do người được chào hàng gửi tới -
mang tính vô điều kiện và được
gửi trong thời hạn có hiệu lực của
chào hàng.
- Tùy từng điều kiện cụ thể, việc
ký hợp đồng có thể được tiến
hành bằng một trong các hình
thức sau: Hai bên ký vào hợp
đồng mua - bán (văn bản thường được soạn thảo theo mẫu chung thống
nhất); người mua xác nhận bằng văn bản là người mua đã đồng ý với các
điều khoản của thư chào hàng tự do; người bán xác nhận bằng văn bản
chấp nhận đơn đặt hàng của người mua, hai bên trao đổi bằng thư xác
nhận về việc đã đạt được những điều khoản thỏa thuận trong đơn đặt
hàng (trong đó nêu rõ những điều đã được thỏa thuận).
- Thời điểm ký kết hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng bởi thời điểm này
quan hệ hợp đồng giữa các bên tham gia được xác lập và nếu hợp đồng
mang tính chất ưng thuận thì sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý
ràng buộc các bên với nhau.
- Địa điểm ký kết khi các bên ở các nước khác nhau có ý nghĩa rất quan
trọng, bởi đây là tiêu chí xác định luật áp dụng và cơ quan giải quyết
tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Theo điều 18, 23 của Công ước Viên
1980, địa điểm ký kết hợp đồng là nơi được chấp nhận chào hàng.
Thực hiện: Thạc sĩ - Luật sư Ngô Văn Hiệp - Văn phòng luật sư
Hiệp và Liên danh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dam_phan_hop_dong_thuong_mai_quoc_te_3422.pdf