Đảm bảo chất lượng và luật thực phẩm

Theo WHO: Thực phẩm là tất cả các chất đã hoặc

chưa chế biến nhằm sử dụng cho con người như:

- Đồ ăn, uống, nhai, ngậm, hút . . .

- Các chất được sử dụng để sản xuất, chế biến

hoặc xử lý sản phẩm.

- Không bao gồm mỹ phẩm và chất được dùng

như dược phẩm

 Theo Pháp lệnh VSATTP: Thực phẩm là những sản

phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc

đã qua chế biến, bảo quản

pdf9 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1098 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đảm bảo chất lượng và luật thực phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
11 ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ LUẬT THỰC PHẨM Giảng viên: NGUYỄN HUỲNH ĐÌNH THUẤN Email: dinhthuan@foodtech.edu.vn Website: TÀI LIỆU THAM KHẢO  [1]. Hà Duyên Tư và cộng sự: Quản lý và kiểm tra chất lượng thực phẩm - Giáo trình ĐHBK Hà Nội 1996  [2]. Nguyễn Hữu Thiện và cộng sự – Kỹ thuật kiểm tra chất lượng sản phẩm - NXB Tổng cục TC-ĐL-CL, Hà Nội, 1998.  [3]. Tiêu Chuẩn Việt Nam – Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng, 2000  [4]. Tiêu chuẩn Việt Nam - Hệ thống quản trị chất lượng – Các yêu cầu, 2000  [5].Tiêu chuẩn Việt Nam - Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng – Hướng Dẫn Cải Tiến.  [6]. Business/Edge – Bộ sách Quản trị sản xuất và vận hành – NXB Trẻ, 2003  [7]. Vũ Quốc Bình – Quản lý chất lượng tòan diện – NXB Đại học Quốc gia Hà nội, 2003.  [8]. US Food and Drugs Administration, Code of Federal Regulations. CFR Title 21-Food and Drugs, Parts 1-610, 1999  [9]. Regulation (EC) No 178/2002 of the European Parliament and of the Council of 28 January 2002  [10]. Regulation (EC) No 1642/2003 of the European Parliament and of the Council of 22 July 2003  [11]. Regulation (EC) No 1829/2003 of the European Parliament and of the Council of 22 Septemper 2003 I. THỰC PHẨM & CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM  KHÁI NIỆM VỀ THỰC PHẨM  CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM I.1. KHÁI NIỆM VỀ THỰC PHẨM  Theo WHO: Thực phẩm là tất cả các chất đã hoặc chưa chế biến nhằm sử dụng cho con người như: - Đồ ăn, uống, nhai, ngậm, hút . . . - Các chất được sử dụng để sản xuất, chế biến hoặc xử lý sản phẩm. - Không bao gồm mỹ phẩm và chất được dùng như dược phẩm  Theo Pháp lệnh VSATTP: Thực phẩm là những sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản 2CHUỖI THỰC PHẨM HOÀN CHỈNH CƠ QUAN PHÁP LUẬT Sản xuất khởi đầu Thuốc trừ sâu, phân bón Thức ăn chăn nuôi Sản xuất thực phẩm Bao bì Phụ gia Máy móc Người phân phối Kinh doanh ẩm thực Người tiêu dùng Vận chuyển I.2 CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM Chất lượng là gì?  ở nhiều gốc độ khác nhau có định nghĩa khác nhau: - Nhấn mạnh vào thuộc tính của sản phẩm - Thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng - Tính kinh tế của sản phẩm - Cải tiến chất lượng sản phẩm  Tại các thời điểm khác nhau  Được chấp nhận tùy theo trình độ phát triển => Chất lượng có nhiều cấp độ khác nhau và là một phạm trù tổng hợp I.2 CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM  Chất lượng là gì? - Theo W. Edwards Deming: Chất lượng thực phẩm là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. - Theo J.M. Juran: Chất lượng thực phẩm là sự thích hợp để sử dụng - Theo Philip B. Crosby: Chất lượng là làm đúng theo yêu cầu. - Theo ISO 9000: 2000: Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các nhu cầu. - Theo TCVN 5200 – ISO 9000: Chất lượng là mức độ phù hợp của sản phẩm hoặc dịch vụ thõa mãn các yêu cầu đề ra hoặc định trước của người mua I.2 CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM  Các khía cạnh của chất lượng: - Tính năng: + Sản phẩm dùng làm gì, kết quả sử dụng? + Dịch vụ cung cấp gì, tốt tới mức nào? - Đặc tính: Nét đặc biệt của sản phẩm, dịch vụ + Giúp phân biệt sản phẩm với dịch vụ tương tự + Có thể kết hợp nội tại trong sản phẩm - Độ tin cậy: Khả năng không sai hỏng sản phẩm, khả năng đảm bảo tiêu chuẩn dịch vụ cao + Khả năng bảo trì +Tính sẵn sàng + Độ bền 3I.2 CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM  Các khía cạnh của chất lượng: - Khả năng sử dụng: + Sự an toàn + Sự thuận tiện + Tính thích nghi của sản phẩm - Khả năng dịch vụ: + Sự an toàn + Sự thuận tiện + Khoảng thời gian để thực hiện một dịch vụ bảo dưỡng hoặc sửa chữa. I.2 CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM  Các khía cạnh của chất lượng: - Giá cả: + Tùy đối tượng người tiêu dùng + Mức giá chấp nhận được - Sự thích hợp: Là mức độ thích ứng các tiêu chí kỹ thuật đề ra - Tính thẩm mỹ: + Hình dáng, kiểu cách thích hợp + Hình thức trang trí phù hợp + Khó xác định - Chất lượng theo cảm nhận: ấn tượng của khách hàng sau khi + Có thông tin đầy đủ + Tiếp xúc và tiêu dùng I.2 CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM  Các đặc điểm của chất lượng: - Được thể hiện, đánh giá đúng và đầy đủ khi tiêu dùng. - Được cải tiến liên tục, hướng tới trọng tâm là khách hàng - Được đặt ra với mọi trình độ sản xuất - Không phải là một khái niệm tuyệt đối.  Hai bước tiếp cận chất lượng: - Chất lượng thiết kế: + Mức độ thõa mãn khách hàng của các tiêu chí kỹ thuật - Chất lượng quá trình: + Mức độ phù hợp với tiêu chí kỹ thuật của sản phẩm, dịch vụ I.2 CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM  Ba nhóm khía cạnh của chất lượng - Chất lượng dinh dưỡng. - Chất lượng vệ sinh - Chất lượng thương phẩm Hay nói cách khác là chất lượng hàng hóa và an toàn thực phẩm  Ba chỉ tiêu chất lượng của thực phẩm: - ATTP: không gây hại cho người sử dụng khi chế biến và sử dụng đúng cách. - Tính khả dụng: Sự phù hợp về chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. - Gian dối kinh tế: Ghi sai nhãn, cân thiếu trọng lượng, phân loại sai 4I.2 CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM  Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm: - Nhóm yếu tố bên ngoài - Nhóm yếu tố bên trong I.2 CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM  Những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm: - Điều kiện và nhu cầu của nền kinh tế: + Tài nguyên thiên nhiên + Khả năng tài chính + Trình độ công nghệ - Sự phát triển của khoa học kỹ thuật + Vật liệu mới + Công nghệ mới => Tạo ra sản phẩm mới, công dụng mới . . . I.2 CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM Những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm: - Hiệu lực của cơ chế quản lý + Chính sách hành chính + Chính sách về kinh tế => Có thể là rào cản hoặc nhân tố thúc đẩy - Những yếu tố về văn hóa truyền thống và thói quen + Tùy thuộc vào vùng, miền, dân tộc, tôn giáo. + Thói quen trong sinh hoạt, làm việc => Đánh giá chất lượng theo tiêu chí khác nhau. I.2 CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM  Những yếu tố bên trong ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm: (4M) - Yếu tố con người(Men): + Cán bộ lãnh đạo + Công nhân viên + Người tiêu dùng trong doanh nghiệp - Phương pháp quản lý(Methods): + Quản lý, sử dụng con người. + Lựa chọn công nghệ thích hợp, bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý. + Sử dụng vốn có hiệu quả + Nghiên cứu thị trường, tiếp cận khách hàng. 5I.2 CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM Những yếu tố bên trong ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm: (4M) - Nguyên vật liệu(Materials): + Chất lượng nguyên liệu, thời gian giao nhận, số lượng và sự đồng bộ. + Nguồn nguyên liệu dồi dào ổn định - Công nghệ, thiết bị(Machines): + Tính hiện đại, đồng bộ của thiết bị và công nghệ quyết định độ đồng đều, chính xác , tạo ra sự khác biệt, sự cạnh tranh. I.2 CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM  CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TƯ DUY QLCL KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG Q.LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN I.2 CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM  KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM - Là việc đánh giá sự phù hợp dựa vào các quan trắc, xét đoán và phép đo, thử nghiệm. - Tách riêng chính phẩm và phế phẩm. - Ra đời cuối thế kỷ 19 đến năm 1930 Nhược điểm: 1. Mục đích chính là phân loại, sửa chữa – chưa tính đến các biện pháp phòng ngừa. 2. Nguyên nhân sai hỏng chưa được truy tìm – hầu như đều được qui về nguyên nhân sản xuất I.2 CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM  Kiểm soát chất lượng thực phẩm - Theo ISO 9000: 2000: “ Kiểm soát chất lượng là 1 phần của quản lý chất lượng tập trung vào thực hiện các yêu cầu chất lượng” + Các hoạt động và kỹ thuật mang tính tác nghiệp. + Ra đời năm 1930. - Theo TQM: “Kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp: con người, phương pháp và quá trình, đầu vào, thiết bị, môi trường, thông tin”. + Ngăn ngừa sản xuất ra sản phẩm khuyết tật. + Phòng QC 6I.2 CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM  Kiểm soát chất lượng thực phẩm - Kiểm tra và thử nghiệm - Sử dụng phương pháp thống kê để kiểm tra kết quả và các dữ liệu phản hồi. - Duy trì và xác nhận độ chính xác của thiết bị kiểm tra. - Chọn mẫu và đánh giá sự đáp ứng Nhược điểm: - Chú trọng đến quá trình sản xuất, chưa quan tâm đến toàn chuỗi thực phẩm, chưa loại trừ được các nguy cơ. - Thiếu kết nối thông tin giữa các bên trong chuỗi thực phẩm, khó tạo dựng niềm tin cho khách hàng I.2 CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM  Đảm bảo chất lượng thực phẩm - Theo ISO 9000: 2000: “ Đảm bảo chất lượng là 1 phần của quản lý chất lượng tập trung vào việc gây dựng lòng tin rằng các yêu cầu chất lượng sẽ được thực hiện” + ĐBCL giúp triển khai và quản lý một hệ thống chất lượng + Ra đời năm 1970 – tiêu chí ISO 9001: 2000 + Mọi hoạt động có kế hoạch và có hệ thống + Hoạt động kiểm nghiệm được chú trọng + Phòng QA I.2 CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM  Đảm bảo chất lượng thực phẩm - Soạn thảo và duy trì sổ tay chất lượng - Bảo đảm sự phù hợp với hệ thống chất lượng - Xác nhận nhà cung cấp - Phân tích dữ liệu thống kê chất lượng - Phân tích chi phí chất lượng - Hoạch định chất lượng I.2 CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM  Quản lý chất lượng thực phẩm “ Là các hoạt động quản lý chung nhằm đề ra chính sách chất lượng, các mục tiêu và trách nhiệm. - Hoạch định chất lượng - Kiểm soát chất lượng - Bảo đảm chất lượng - Cải tiến chất lượng KSCL ĐBCL QLCL KSCL thực hiện yêu cầu CL ĐBCL tập trung vào gây dựng lòng tin 7I.2 CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM  QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM TOÀN DIỆN Là phương pháp quản lý định hướng vào chất lượng nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự thõa mãn của khách hàng và lợi ích của mọi thành viên và xã hội PLAN Lập kế hoạch ACT Hoạt động khắc phục DO Thực hiện CHECK Kiểm tra, đánh giá I.2 CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM  CHI PHÍ CHẤT LƯỢNG - Là tất cả chi phí của doanh nghiệp để đảm bảo tất cả sp đều phù hợp với khách hàng. - Chi phí chất lượng là yếu tố không thể tách rời của CL, phải được nhận dạng, lượng hóa đầy đủ, phải được phân tích kỹ lưỡng và quản lý tốt. Chi phí phòng ngừa Chi phí sai hỏng bên ngoài Chi phí kiểm soát và đánh giá Chi phí sai hỏng bên trong Chi phí kiểm soát Chi phí sai hỏng Tổng chi phí cho chất lượng I.2 CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM  CHI PHÍ KIỂM SOÁT: - Chi phí phòng ngừa: là chi phí + Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng + Lập kế hoạch chất lượng, lập tiêu chí kỹ thuật + Tổ chức hệ thống đảm bảo chất lượng: Duy trì HTCL có hiệu quả và trang bị thiết bị kiểm tra. + Đánh giá năng lực nhà cunng cấp + Đào tạo - Chi phí kiểm soát và đánh gía: là chi phí + Đánh giá chất lượng sản phẩm mua vào + Đánh giá tính hiệu lực của hệ thống chất lượng và bảo trì các thiết bị kiểm tra hay kiểm tra và thử nghiệm + Đánh giá sự thõa mãn của khách hàng. I.2 CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM  CHI PHÍ SAI HỎNG: - Chi phí sai hỏng bên trong: Là chi phí cho: + Làm lại, loại bỏ hay giảm giá + Điều tra nguyên nhân sai hỏng + Lãng phí nhân công, máy móc - Chi phí sai hỏng bên ngoài: Là chi phí cho: + Hoàn tiền cho hàng hóa hay dịch vụ bị trả lại. + Xử lý khiếu nại của khách hàng + Thu hồi sản phẩm + Mất khách hàng 8I.2 CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM  CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG - Bốn giải pháp cơ bản: + Quản lý nguồn nguyên liệu thực phẩm + Quản lý trong quá trình sản xuất chế biến thực phẩm + Quản lý trong qúa trình bảo quản, lưu thông, phân phối + Quản lý tiêu dùng thực phẩm - Ba nhóm đối tượng: + Nhà nước + Người sản xuất, doanh nghiệp + Người tiêu dùng I.2 CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM  CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NGƯỜI TIÊU DÙNG Yêu cầu chất lượng cao nhất với giá rẻ nhất NHÀ SẢN XUẤT Đáp ứng yêu cầu chất lượng nhưng phải có lợi nhuận NHÀ NƯỚC Qui định mức chất lượng tối thiểu phải đạt Giám sát việc thực chất lượng BA BÊN LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG I.2 CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM  CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG - Nhà nước: + Xây dựng cơ quan chuyên trách về CLTP + Đưa ra phương thức quản lý, ban hành các văn bản pháp quy + Giám sát, thanh tra, kiểm tra. + Xử phạt theo đúng qui định của pháp luật - Người SX,DN: + Tuân thủ luật pháp + Thiết lập hệ thống QLCL có hiệu quả + Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người tiêu dùng I.2 CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM  CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG - Người tiêu dùng: + Có hiểu biết về vệ sinh an toàn thực phẩm + Biết lựa chọn thực phẩm đạt chất lượng + Phát hiện và khiếu nại đúng pháp luật. 9I.3 MỘT SỐ HTQLCL THỰC PHẨM  Quản lý chất lượng thực phẩm toàn diện  Quản lý chất lượng thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9000(ISO 9001: 2000)  Quản lý chất lượng thực phẩm theo tiêu chuẩn GMP.  Quản lý chất lượng thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP.  Quản lý chất lượng thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000(ISO 22000: 2005  Quản lý chất lượng thực phẩm theo nguyên tắc 5S 1.4 MỘT SỐ CHỨNG CHỈ CHO SỰ PHÙ HỢP CHUẨN  ISO 9001: 2000 certificate  HACCP certificate  ISO 22000: 2005 certificate  BRC Global standard – Food certificate  IFS (International Food Standard) certificate  SQF 2000 (Safe Quality Food) certificate  HALA certificate  Kosher certificate

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdbcl_ltp_302.pdf
Tài liệu liên quan