Giáo dục đại học được công nhận là một công cụ hiệu quả cho sự phát
triển nguồn nhân lực có trình độ cao và phát triển xã hội trên nhiều phương diện.
Tuy nhiên, ngày nay giáo dục đại học của Việt Nam, cũng như của nhiều nước
khác trong khu vực và trên thế giới, đang phải đối mặt với xu thế toàn cầu hoá
kinh tế, đang ảnh hưởng đến nhiều mặt của cuộc sống, kể cả sự huy động nhân
lực xuyên quốc gia. Trong hoàn cảnh đó, sự cạnh tranh thị trường lao động có
trình độ cao đang ngày càng trở nên gay gắt. Điều đó đòi hỏi những người tốt
nghiệp đại học phải có những phẩm chất nhất định, mới có khả năng cạnh tranh
thành công trên thị trường lao động ngày càng sôi động.
Toàn cầu hoá kinh tế đã dẫn đến quốc tế hoá, đại chúng hoá, cạnh tranh và
hợp tác toàn cầu trong giáo dục đại học. Ngược lại, các quá trình này cũng bị
ảnh hưởng bởi sự tự do hoá thị trường giáo dục đại học thông qua sáng kiến về
các hiệp định thương mại khu vực. Những xu thế này dẫn đến sự cần thiết phải
xây dựng một hệ thống giáo dục đại học ở các nước trong khu vực sao cho
chúng có thể so sánh với nhau, công nhận và thừa nhận lẫn nhau. Điều này đòi
hỏi Việt Nam và các nước trong khu vực phải phấn đấu đạt được những chuẩn
mực chung về chất lượng GD ĐH
7 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 820 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học: sự vận dụng vào thực tiễn của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC:
SỰ VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN CỦA VIỆT NAM
TS Phạm Xuân Thanh,
Trưởng Phòng Kiểm định chất lượng giáo dục
Cục Khảo thí và Kiểm định CLGD, Bộ GD-ĐT
Tel. 8683361 Mob. 0913090960
Email: pxthanh@moet.gov.vn
1. Đặt vấn đề
Giáo dục đại học được công nhận là một công cụ hiệu quả cho sự phát
triển nguồn nhân lực có trình độ cao và phát triển xã hội trên nhiều phương diện.
Tuy nhiên, ngày nay giáo dục đại học của Việt Nam, cũng như của nhiều nước
khác trong khu vực và trên thế giới, đang phải đối mặt với xu thế toàn cầu hoá
kinh tế, đang ảnh hưởng đến nhiều mặt của cuộc sống, kể cả sự huy động nhân
lực xuyên quốc gia. Trong hoàn cảnh đó, sự cạnh tranh thị trường lao động có
trình độ cao đang ngày càng trở nên gay gắt. Điều đó đòi hỏi những người tốt
nghiệp đại học phải có những phẩm chất nhất định, mới có khả năng cạnh tranh
thành công trên thị trường lao động ngày càng sôi động.
Toàn cầu hoá kinh tế đã dẫn đến quốc tế hoá, đại chúng hoá, cạnh tranh và
hợp tác toàn cầu trong giáo dục đại học. Ngược lại, các quá trình này cũng bị
ảnh hưởng bởi sự tự do hoá thị trường giáo dục đại học thông qua sáng kiến về
các hiệp định thương mại khu vực. Những xu thế này dẫn đến sự cần thiết phải
xây dựng một hệ thống giáo dục đại học ở các nước trong khu vực sao cho
chúng có thể so sánh với nhau, công nhận và thừa nhận lẫn nhau. Điều này đòi
hỏi Việt Nam và các nước trong khu vực phải phấn đấu đạt được những chuẩn
mực chung về chất lượng GD ĐH.
2. Khái niệm chất lượng giáo dục đại học
Những cuộc tranh cãi về “chất lượng giáo dục đại học” ở nhiều nước trên
thế giới đã kéo dài hơn một thập kỷ nhưng vẫn chưa kết thúc. Nguyên nhân bắt
nguồn từ nội hàm phức tạp của khái niệm “Chất lượng” với sự trừu tượng và
tính đa diện, đa chiều của khái niệm này. Chất lượng giáo dục đại học được định
nghĩa rất khác nhau tuỳ theo từng thời điểm và giữa những người quan tâm: sinh
viên, giảng viên, người sử dụng lao động, các tổ chức tài trợ và các cơ quan
kiểm định (Burrows và Harvey, 1993); trong nhiều bối cảnh, nó còn phụ thuộc
vào tình trạng phát triển kinh tế-xã hội của mỗi nước.
Trong các định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “chất lượng giáo dục đại
học” của nhiều tác giả, định nghĩa của Harvey và Green (1993) có tính khái quát
và hệ thống hơn cả. Họ đề cập đến năm khía cạnh chất lượng giáo dục đại học:
chất lượng là sự vượt trội (hay sự xuất sắc); chất lượng là sự hoàn hảo (kết quả
hoàn thiện, không có sai sót), chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu (đáp ứng
nhu cầu của khách hàng); chất lượng là sự đáng giá về đồng tiền (trên khía cạnh
đáng giá để đầu tư); và chất lượng là sự chuyển đổi (sự chuyển đổi từ trạng thái
này sang trạng thái khác).
Định nghĩa của Harvey và Green (1993) đã được nhiều tác giả khác thảo
luận, công nhận và phát triển. Các tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học
của Hoa Kỳ, Anh và nhiều nước khác đang sử dụng khái niệm “chất lượng là sự
phù hợp với mục tiêu”. Một số tổ chức khác vận dụng khái niệm “chất lượng là
sự xuất sắc” để so sánh chất lượng giáo dục đại học giữa các quốc gia hay giữa
các trường đại học khác nhau. Khái niệm “chất lượng là có giá trị gia tăng”
được vận dụng để khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học quan tâm đến việc
không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học.
Ở các nước trong khu vực Đông Nam Á, những định nghĩa về chất lượng
giáo dục đại học được chấp nhận gần như không có sự tranh cãi. Theo Chương
trình Cải cách Giáo dục Đại học ở các nước này (SEAMEO, 2001), khái niệm
chất lượng giáo dục đại học vẫn chưa được xác định rõ ràng, mặc dù việc thực
hiện đảm bảo chất lượng ở các nước này hầu như theo nghĩa “chất lượng là sự
phù hợp với mục tiêu”. Tuy nhiên, sự phù hợp với mục tiêu được hiểu rất khác
nhau giữa các quốc gia tuỳ theo đặc điểm văn hoá, hệ thống quản lý giáo dục và
tình hình kinh tế xã hội của các nước.
Gần đây, trong “Khuôn khổ hợp tác khu vực về đảm bảo chất lượng giáo
dục đại học”, SEAMEO (2003) đã sử dụng quan niệm “chất lượng là sự phù
hợp với mục tiêu” trong việc khuyến khích các nước trong khu vực hợp tác với
nhau.
Chắc chắn rằng không thể đưa ra một định nghĩa hay một quan niệm
thống nhất về “Chất lượng giáo dục đại học”, bản báo cáo này sử dụng định
nghĩa “chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu” như là một định nghĩa phù hợp
nhất đối với giáo dục đại học của nước ta.
Sự phù hợp với mục tiêu có thể bao gồm việc đáp ứng đòi hỏi của những
người quan tâm như các nhà quản lý, nhà giáo hay các nhà nghiên cứu giáo dục
đại học. Sự phù hợp với mục tiêu còn bao gồm cả sự đáp ứng hay vượt qua các
chuẩn mực đã được đặt ra trong giáo dục và đào tạo. Sự phù hợp với mục tiêu
cũng đề cập đến những yêu cầu về sự hoàn thiện của đầu ra, hiệu quả của đầu tư.
Mỗi một trường đại học cần xác định nội dung của sự phù hợp với mục tiêu trên
cơ sở bối cảnh cụ thể của nhà trường tại thời điểm xác định mục tiêu đào tạo của
mình. Sau đó chất lượng là vấn đề làm sao để đạt được các mục tiêu đó.
3. Các mô hình quản lý chất lượng giáo dục đại học
Với sự phát triển của xã hội loài người, công nghiệp và dịch vụ ngày càng
phát triển, hàng hoá được sản xuất ngày càng nhiều và con người ngày càng
quan tâm đến chất lượng bởi vì con người muốn có các mặt hàng tốt hơn, muốn
được phục vụ tốt hơn. Chính vì lẽ đó mà khoa học quản lý chất lượng được hình
thành, trước hết ở trong công nghiệp, sau đó được đưa vào áp dụng cho giáo dục
đại học. Ba cấp độ quản lý chất lượng được nhiều người biết đến là : Kiểm soát
chất lượng (Quality Control), Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance) và Quản
lý chất lượng tổng thể (Total Quality Management).
Kiểm soát chất lượng là hình thức quản lý chất lượng đã được sử dụng lâu
đời nhất, được thực hiện ở khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất / đào tạo
nhằm phát hiện và loại bỏ toàn bộ hay từng phần sản phẩm cuối cùng không đạt
các chuẩn mực chất lượng (ví dụ không đạt các thông số kỹ thuật). Đây là quá
trình xẩy ra sau khi sản phẩm đã được tạo ra, nên nếu phải loại bỏ sản phẩm sẽ
dẫn đến lãng phí nguyên vật liệu, thời gian và công sức. Với người học, họ còn
mất nhiều cơ hội khác trong khi phải theo đuổi một chương trình học tập nhưng
cuối cùng không được tốt nghiệp.
Đảm bảo chất lượng là cấp độ quản lý chất lượng tiến bộ hơn kiểm soát
chất lượng, được thực hiện trước và trong quá trình sản xuất /đào tạo. Đảm bảo
chất lượng nhằm phòng ngừa sự xuất hiện những sản phẩm có chất lượng thấp.
Chất lượng được thiết kế theo các chuẩn mực và đưa vào quá trình sản xuất hoặc
đào tạo nhằm bảo đảm sản phẩm đầu ra đạt được những thuộc tính đã định
trước. Đảm bảo chất lượng là phương tiện tạo ra sản phẩm không có sai sót do
lỗi trong quá trình sản xuất hay đào tạo gây ra vì thế chất lượng được giao phó
cho mỗi người tham gia trong quá trình sản xuất hay đào tạo. Từ ý tưởng này mà
người ta quan tâm đến việc tạo nên một nền văn hoá chất lượng khi áp dụng mô
hình đảm bảo chất lượng để những người trực tiếp làm ra sản phẩm phải tự nhận
thức được tầm quan trọng của chất lượng, biết cách làm thế nào để đạt được chất
lượng cao hơn và tự mình mong muốn làm điều đó, hơn thế nữa còn lôi kéo, vận
động người khác cùng làm tốt như hoặc làm tốt hơn bản thân họ.
Quản lý chất lượng tổng thể là cấp độ quản lý chất lượng cao nhất hiện
nay. Quản lý chất lượng tổng thể có mối quan hệ chặt chẽ với đảm bảo chất
lượng, tiếp tục và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng. Quản lý chất lượng là
việc tạo ra nền văn hoá chất lượng, nơi mà mục đích của mọi người trong tổ
chức kinh doanh hay nhà trường là làm hài lòng khách hàng hay làm hài lòng
người học (trên phương diện học thuật). Những nơi như thế không cho phép họ
cung cấp các sản phẩm có chất lượng thấp. Quản lý chất lượng tổng thể là quá
trình nghiên cứu những kỳ vọng và mong muốn của khách hàng, thiết kế sản
phẩm và dịch vụ để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
4. Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học trong khu vực và trên thế giới
Đảm bảo chất lượng GD ĐH được sử dụng rộng rãi trên thế giới như là
một công cụ nhằm duy trì các chuẩn mực và để không ngừng cải thiện chất
lượng giáo dục đại học. Nó được dùng như là một thuật ngữ chung, ở các cấp độ
khác nhau và theo rất nhiều cách khác nhau tuỳ thuộc vào văn hoá và tình trạng
phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước.
Trên thế giới, hơn 100 nước có hệ thống đảm bảo chất lượng GD ĐH.
Tuy nhiên, phần lớn hệ thống đảm bảo chất lượng ở các nước được hình thành
trong những năm 90 (thế kỷ 20) nhằm thích ứng với sự phát triển về qui mô của
giáo dục đại học (đặc biệt là sự gia tăng nhanh của giáo dục đại học đại trà và sự
gia tăng của giáo dục đại học tư), khi nhiều nước trên thế giới phải trải qua
những biến động lớn, đòi hỏi phải có những thay đổi trong hệ thống giáo dục đại
học ở nước họ.
Việc đảm bảo chất lượng được nhận thức và thực hiện rất khác nhau giữa
các quốc gia. Ví dụ, ở Mỹ, đảm bảo chất lượng là một quy trình đánh giá một cơ
sở hay một chương trình nhằm xác định xem các tiêu chuẩn về giáo dục đại học,
học thuật và cơ sở hạ tầng có được duy trì và tăng cường không (CHEA, 2001).
Theo AUQA (2002), đảm bảo chất lượng ở Australia bao gồm các chính sách,
thái độ, hành động và quy trình cần thiết để đảm bảo rằng chất lượng đang được
duy trì và nâng cao. Ở Anh quốc, đảm bảo chất lượng là một công cụ qua đó cơ
sở giáo dục đại học khẳng định rằng các điều kiện dành cho sinh viên đã đạt
được các tiêu chuẩn do nhà trường hay cơ quan có thẩm quyền đề ra (CHEA,
2001). Trong nhiều nước châu Âu trước đây, đảm bảo chất lượng được sử dụng
như một hệ thống đánh giá bên ngoài mà không cần phải có một sự công nhận
chính thức các kết quả đạt được. Tuy nhiên, một xu hướng mới được hình thành
là xúc tiến xây dựng hệ thống kiểm định trong mỗi quốc gia châu Âu.
Việc đảm bảo chất lượng ở các nước Đông Nam Á cũng rất khác nhau. Ở
Thái Lan, đảm bảo chất lượng - được giới thiệu qua hệ thống kiểm tra chất
lượng nhà trường, kiểm toán chất lượng bên ngoài và kiểm định công nhận
(BHES, 2002) - nhằm vào các mục tiêu giáo dục đại học, sự thực hiện, các kết
quả học tập hay các chỉ số và sự phát triển. Ở Indonesia, đảm bảo chất lượng
được xác định thông qua kiểm tra nội bộ các chương trình học, các quy định của
chính phủ, cơ chế thị trường và kiểm định công nhận (Tadjudin, 2001).
Một số nước Đông Nam Á cũng đã thành lập cơ quan kiểm định quốc gia
như: BDAC (Brunei), BAN-PT (Indonesia), LAN (Malaysia), FAAP
(Philipines), ONESQA (Thái Lan). Trọng tâm kiểm định của mỗi quốc gia có sự
khác nhau. Những nước như Indonesia thực hiện kiểm định ở cấp chương trình
trong khi đó Malaysia, Brunei và Thái Lan thực hiện kiểm định ở cấp trường.
Theo TS Len (2005) thì trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hầu hết
các cơ quan đảm bảo chất lượng quốc gia đều do Nhà nước thành lập, được Nhà
nước cấp kinh phí và chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ kiểm định.
Bảng 1. Đặc điểm chung của các tổ chức đảm bảo chất lượng quốc gia
ở Đông Á và Thái Bình Dương
Thành lập và điều hành Loại hình
ĐBCL
Nguồn cấp
kinh phí
Sự tham
gia của
quốc tế
N
ăm
th
àn
h
lậ
p
D
o
nh
à
nư
ớc
th
àn
h
lậ
p
Tổ
c
hứ
c
cá
c
trư
ờn
g
Đ
H
Tổ
c
hứ
c
độ
c
lậ
p
C
ó
đạ
i
di
ện
c
ủa
n
hà
n
ướ
c
th
am
gi
a
K
iể
m
đ
ịn
h
K
iể
m
to
án
Đ
án
h
gi
á
N
hà
n
ướ
c
C
ác
tr
ườ
ng
Đ
H
K
há
c
Tạ
i c
ơ
qu
an
k
iể
m
đ
ịn
h
Tr
on
g
cá
c
đợ
t đ
án
h
gi
á
ng
oà
i
Australia 2000 x x x x x x x
Trung Quốc
Cấp tỉnh 2000 x x x x x x
Hồng Kông 1990 x x x x x x x x
ấn Độ 1994 x x x x x x
Indonesia 1994 x x x x x
Nhật Bản
JUAA 1947 x x x x
NIAD 2000 x U x x x
Hàn Quốc 1982 x U x x x
Malaysia 1996 x x x x
Mông Cổ 2000 x x x x
New Zealand 1994 x x x x x
Philippines
AACCUP 1987 x U x x x
PAASCU 1957 x x x x
Thailand 1999 x U x x x x
U – Tình trạng độc lập chưa được khẳng định
Ngoài ra, trong khu vực còn có một số mạng lưới tham gia phát triển hệ
thống đảm bảo chất lượng như mạng lưới các trường đại học ASEAN (AUN) và
mạng lưới Đảm bảo Chất lượng Giáo dục Đại học Quốc tế (INQAAHE), mạng
lưới Chất lượng Châu Á - Thái Bình Dương.
Tài liệu tham khảo
Australian Universities Quality Agency. (2002). AUQA Glossary. Retrieved
October 17, 2000 from the World Wide Web:
Bureau of Higher Education Standard. (2002). Thailand’s Learning Experiences
on QA. Bangkok, Ministry of University Affairs.
Burrows, A. & Harvey, L. (1993). Defining quality in higher education – the
stakeholder approach. In M. Shaw & E. Roper (Eds.). Quality in
Education and Training (pp. 44-50). London: Kogan Page.Harvey và
Green (1993)
Council for Higher Education Accreditation. (2001). Glossary of Key Terms in
Quality Assurance and Accreditation. Retrieved October 17, 2000 from
the World Wide Web:
Len M. P. (2005). Capacity Buiding in Higher Education and Quality Assurance
in the Asia Pacific Region. Paper presented on Asia Pacific Quality
Network Meeting, 1 February 2005 in Hongkong.
Southeast Asian Ministers of Education Organization. (2003). Framework for
Regional Quality Assurance Cooperation in Higher Education.
Tadjudin, M. K. (2001). Establishing a Quality Assurance System in Indonesia.
In International Higher Education, Number 25, Fall 2001
Bài báo này đã gửi cho Tạp chí Giáo dục. Ban biên tập đã rút gọn lại và sẽ được
đăng ở số 115, kỳ 1, tháng 6 năm 2005.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dbcl_giao_duc_dh_van_dung_vao_thuc_tien_1_6005.pdf