Đái tháo đường có uống được thuốc chống thoái hóa khớp?

Tôi bị bệnh đái tháo đường đã nhiều năm nay. Thời gian gần đây lại bị

đau các khớp, đi khám các bác sĩ bảo bị thoái hoá khớp. Nhiều người mách nên

uống glucosamin. Xin báo tư vấn giúp glucosamin làthuốc gì? Tôi có nên dùng

thuốc này không và dùng như thế nào?

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đái tháo đường có uống được thuốc chống thoái hóa khớp?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đái tháo đường có uống được thuốc chống thoái hóa khớp? Tôi bị bệnh đái tháo đường đã nhiều năm nay. Thời gian gần đây lại bị đau các khớp, đi khám các bác sĩ bảo bị thoái hoá khớp. Nhiều người mách nên uống glucosamin. Xin báo tư vấn giúp glucosamin là thuốc gì? Tôi có nên dùng thuốc này không và dùng như thế nào? Thoái hóa khớp là một biến chứng của bệnh đái tháo đường. Glucosamin là một đường có amino - monosaccharide và là tiền chất của tổng hợp sinh học các protein và lipid gắn thêm phân tử đường gọi là "glycosylated". Thông thường, glucosamin được chiết xuất từ vỏ tôm, cua và thường được kết hợp với chondroitin (một chất được chiết xuất từ một số loài cá biển). Glucosamin cũng như các dược phẩm có sự kết hợp kể trên thường được dùng để điều trị bệnh thoái hóa khớp xương. Cơ chế tác dụng của thuốc được các nhà dược học khẳng định là khi vào cơ thể, glucosamin kích thích các tế bào sụn ở đầu khớp tăng tổng hợp proteoglycan vì thế tăng tạo sụn đồng thời ức chế men collagenase và photpholinase - các men có vai trò trong quá trình phá hủy tế bào sụn. Mặt khác, thuốc còn có tác dụng tăng sinh các mô liên kết của xương và hạn chế mất canxi xương, tăng lượng chất nhầy trong ổ khớp nên tăng bôi trơn cho các khớp xương. Với các tính năng đó, glucosamin không chỉ làm giảm các triệu chứng mà còn ngăn chặn quá trình thoái hoá các khớp xương, cải thiện và tăng cường chức năng của các khớp. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, do được chiết xuất từ vỏ tôm cua, nên những người có cơ địa dị ứng với tôm cua sò hến phải thận trọng khi dùng thuốc. Một số nghiên cứu khác lại cho rằng do glucosamin can thiệp vào sự điều hòa bình thường tổng hợp sinh học hexosamine nên ảnh hưởng đến nồng độ đường trong máu vì thế các bệnh nhân đái tháo đường không nên dùng, tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu khác lại không tìm thấy chứng cứ về điều này. Trong trường hợp của bác, bác nên gặp các bác sĩ chuyên khoa nội tiết để được tư vấn trước khi dùng thuốc. Nếu có chỉ định thì trong quá trình uống thuốc, bác nên đo đường huyết thường xuyên và so sánh với nồng độ đường huyết khi không dùng thuốc để có thể điều chỉnh nếu cần thiết. Về cách dùng và liều dùng, bác nên đến các bác sĩ để được chỉ định cụ thể phù hợp với thể trạng và mức độ thoái hoá khớp của mình. Bác cũng cần lưu ý, glucosamin là thuốc điều trị nguyên nhân gây thoái hoá, gây đau khớp, không phải là thuốc giảm đau nên không thể có tác dụng tức thời, cần phải dùng trong thời gian tương đối dài. Nếu đau nhiều, bác có thể đề nghị với bác sĩ cho dùng thêm thuốc giảm đau. Chúc bác mau khỏi bệnh!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdai_thao_duong_7515.pdf
Tài liệu liên quan