Đại cương về tâm thần học (kỳ 2)
Trước đây khi chưa có phân loại quốc tế về các bệnh và các rối loạn liên
quan đến sức khoẻ tâm thần, các trường phái tâm thần học khác nhau đều có
những bảng phân loại riêng không giống nhau, đã gây khó khăn cho sự thống nhất
mang tính chất quốc gia và quốc tế trong phạm vi nhận thức và thực hành chẩn
đoán tâm thần học.
-Từ khi có bảng phân loại quốc tế 9 (1978) và 10 (1987,1992) và tập chẩn
đoán thống kê các rối loạn tâm thần DSM.III của Hội tâm thần học Hoa Kỳ (1980)
và DSM.IV (1994) về các bệnh và các rối loạn bệnh tật. Trên 300 rối loạn tâm
thần và hành vi trong 100 mục bệnh và rối loạn đã được sắp xếp một cách hệ
thống và hợp lý. Trong 10 chương phần F của bảng phân loại bệnh lần 10
(ICD.10) (Viện Sức Khoẻ Tâm Thần đã biên dịch và phổ biến ứng dụng trong cả
nước từ 1992). Các rối loạn tâm thần và hành vi đã được mô tả kỹ lưỡng về lâm
sàng để nhận dạng và các nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán hợp lý, nhất quán đã giúp
cho các nhà tâm thần học trong nước có cùng một ngôn ngữ tâm thần học để giảng
dạy, cập nhật thông tin, giao lưu và hoà nhập thúc đẩy sự phát triển.
-Dựa trên bảng phân loại các rối loạn tâm thần và hành vi đủ để chẩn đoán
xác định và phân loại, làm cho chúng ta dễ dàng hiểu được vì sao ở Hoa Kỳ người
ta đã công bố trên 30% dân số có rối loạn tâm thần tính theo tỷ số mắc trong năm
(Prevalence of one year) và 48% dân số có rối loạn này hay rối loạn khác tính theo
tỷ số mắc phảitrong cả đời (Prevalence of life) -Kessler & cộng sự -1995. Còn
theo Sumich H.J; Andrew G; Hunt C.J -1995, có tới 25-30% người dân australia
có rối loạn tâm thần này hay rối loạn khác trong năm; còn ở Pháp và Anh chỉ riêng
trầm cảm trong dân chúng nguycơ mới mắc trong đời 15-25% (Incidence of life).
Và vì vậy ở nước ta, kết quả nghiên cứu gần đây của Nguyễn Đăng Dung
và cộng sự Bệnh viện tâm thần trung ương là có căn cứ. Tỷ lệ người mắc rối loạn
tâm thần này hay rối loạn tâm thần khác là xấp xỉ 15-20%.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dai_cuong_ve_tam_than_hoc_ky_2.pdf