Đại cương vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp

Đối tượng nghiên cứu của khoa học vệ sinh lao động (VSLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN):

Các quy trình công nghệ, điều kiện lao động, chế độ và tổ chức lao động,

Phát hiện, điều trị và dự phòng các bệnh nghề nghiệp có thể xảy ra do hậu quả của môi trường lao động và các điều kiện có liên quan không hợp lý

 

pptx42 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 940 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đại cương vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI CƯƠNG VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP123Mở đầu45Các tác hại nghề nghiệpLịch sử phát triểnMột số biện pháp bảo vệBệnh nghề nghiệpMở đầu1Vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp là môn học về các khoa học nghiên cứu và thực hành, phục vụ đối tượng người lao động và các vấn đề có liên quanLà môn khoa học nghiên cứu về các tác hại nghề nghiệp sinh ra do lao động và điều kiện lao động, cũng như các loại bệnh tật và sức khỏe của những người chịu tác động của những điều kiện đó gây nênĐối tượng nghiên cứu của khoa học vệ sinh lao động (VSLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN):Các quy trình công nghệ, điều kiện lao động, chế độ và tổ chức lao động,Phát hiện, điều trị và dự phòng các bệnh nghề nghiệp có thể xảy ra do hậu quả của môi trường lao động và các điều kiện có liên quan không hợp lýLịch sử phát triển2Tác hại nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp xảy ra do lao động đã biết từ rất lâu nhưng khái niệm còn đơn giảnThế kỷ V, VII trước Công nguyên, Avigia và Pluta đã ghi nhận rằng có sự liên quan chặt chẽ giữa lao động nặng nhọc và tử vong sớm ở một số nghề nặng nhọcThời Hypocrate, người ta đã thấy nhiều thợ mỏ bị chết sớm so với các nghề khác, đa số những người thợ mỏ này bị khó thở, nên Hypocrate gọi là cơn khó thở của những người thợ mỏĐầu thế kỷ XVI-XVII, người ta hiểu được bản chất của nhiều hiện tượng, bệnh nghề nghiệp cũng được ghi nhận một cách rõ nét hơn, đã được quan sát ghi nhận triệu chứng liên quan, trên cơ sở đó tìm ra các biện pháp phòng chốngĐầu thế kỷ XX, khi khoa học phát triển, người ta hiểu biết tương đối nhiều về các rối loạn bệnh lý cũng như các bệnh nghề nghiệp xảy ra do lao động. Khoa học vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp đã chuyển sang thời kỳ nghiên cứu mang tính chất tổng hợp và lấy xu hướng dự phòng là chínhĐặc biệt vào những năm 50 trở lại đây, những nghiên cứu sâu được tiến hành ngày một khoa học hơn.Mặc dù con người đã biết nhiều nhưng còn nhiều điều chưa giải thích được và còn phải nghiên cứu. Do vậy còn nhiều tác hại nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp chưa được nghiên cứu và giải quyết.Ở Việt Nam khoa học nghiên cứu VSLĐ và BNN đã được đặt nền móng và phát triển từ những năm 60 của thế kỷ XX, chủ yếu là những nghiên cứu phát hiện điều kiện vệ sinh môi trường, các yếu tố lý hóa, vi sinh vật... trong sản xuấtNhững năm gần đây, những nghiên cứu về sinh lý, sinh hóa lao động, lâm sàng bệnh nghề nghiệp cũng được phát triển, song chưa đồng bộ nên các biện pháp dự phòng, bảo vệ người lao động, nâng cao năng suất lao động và phòng chống các bệnh nghề nghiệp chưa có hiệu lực cao.3Các tác hại nghề nghiệpTác hại nghề nghiệp là những yếu tố trong quá trình sản xuất và điều kiện lao động có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng lao động của người lao động gây nên những rối loạn bệnh lý hoặc các bệnh nghề nghiệp đối với những người tiếp xúc.Phân loại: Tác hại liên quan đến tổ chức lao động không hợp lý, Tác hại liên quan đến quy trình sản xuất, Tác hại liên quan tới điều kiện vệ sinh kémCác tác hại nghề nghiệp liên quan đến tổ chức lao động không hợp lýTổ chức lao động không hợp lý có thể gây rất nhiều tác hại lên sự cân bằng trạng thái sinh lý, sinh hoá của cơ thể người lao động, từ đó sinh ra các rối loạn bệnh lýThời gian lao động quá lâu dài có thể gây nên sự căng thẳng về thần kinh, thể chất bởi sự đáp ứng quá ngưỡngCác tác hại nghề nghiệp liên quan đến tổ chức lao động không hợp lýCường độ lao động quá nặng nhọc và khẩn trương sẽ huy động khối lượng cơ bắp, thần kinh lớn tham gia nhiều trong một thời gian ngắn, điều này sẽ làm tăng nhanh sự tiêu hao năng lượng và hoạt động của các cơ quan. Do lao động quá khẩn trương, sự phối hợp giữa các nhóm cơ, các bộ phận không hợp lý dễ gây nên tai nạn lao động.Chế độ lao động và nghỉ ngơi không hợp lý dễ làm tăng nhanh quá trình mệt mỏi, phát sinh các bệnh nghề nghiệpCác tác hại nghề nghiệp liên quan đến tổ chức lao động không hợp lýTư thế lao động không phù hợp với máy móc hoặc phương thức, phương tiện lao động sẽ gây nên sự bất thường cho các hoạt động chức năng. Vì thế, các rối loạn bệnh lý dễ xảy ra hoặc quá trình mệt mỏi tế bào sẽ đến sớm. Nhiều người lao động phải làm việc ở các tư thế không hợp lý, sẽ làm tăng nhanh sự mệt mỏi của thần kinh và thể chất.Các tác hại nghề nghiệp liên quan đến tổ chức lao động không hợp lýCác cơ quan bị căng thẳng do hoạt động không đồng bộ dễ gây nên sự mệt mỏi cục bộ. Trong các cơ quan dễ bị mệt mỏi sớm nếu hoạt động không phù hợp, người ta thấy đứng đầu là các giác quan, ví dụ nhìn lâu gây mỏi mắt, mờ mắtNhững tác hại nghề nghiệp liên quan đến quy trình sản xuấtTrong quá trình sản xuất các yếu tố tác hại nghề nghiệp mang đặc trưng vật lý lý hóa, vi sinh vật... có thể phát sinh hoặc tăng tác dụng xấu lên cơ thể người lao động.Các yếu tố vật lý như vi khí hậu, bức xạ, áp lực không khí không bình thường, rung chuyển... thường xuyên tác động lên cơ thể làm ảnh hưởng đến sự cân bằng các phản ứng sinh lý, sinh hóa...Những tác hại nghề nghiệp liên quan đến quy trình sản xuấtCác yếu tố lý hóa trong môi trường như bụi, hơi khí độc gây rất nhiều rối loạn bệnh lý và BNN, đứng đầu là các loại bụi vô cơ gây xơ hóa phổi không hồi phục gây tàn phế bộ máy hô hấp. Một số loại bụi hữu cơ như lông súc vật, bông, đay, phấn hoa gây phản ứng dị ứng co thắt khí phế quản. Có những loại chất độc dễ quan sát nhưng cũng có rất nhiều loại chất độc không mùi vị, khó quan sát, dễ gây nhiễm độc, cấp cứu khó khănNhững tác hại nghề nghiệp liên quan đến quy trình sản xuấtTrong môi trường lao động có nhiều yếu tố sinh học gây hại như các vi trùng, ký sinh trùng, các loại sinh vật phẩm có tính chất kháng nguyên gây nên viêm nhiễm hoặc phản ứng dị ứng, các nấm hoặc vi trùng có khả năng tồn tại cao ở ngoại cảnh như lao, bạch hầu dễ gây bệnh cho những người công nhân vệ sinh, các thầy thuốc.Những tác hại nghề nghiệp liên quan tới điều kiện vệ sinh kémĐiều kiện vệ sinh kém trong môi trường lao động là tập hợp bởi nhiều yếu tố tạo nên cảm giác hoặc trực giác đối với người lao động. Môi trường thiếu thông thoáng làm giảm khả năng trao đổi nhiệt, khí...Các yếu tố do điều kiện vệ sinh của môi trường lao động kém sẽ tác động lên người lao động làm cho các giác quan cũng như toàn thân chóng mệt mỏi dẫn đến giảm năng suất lao động, dễ gây các tai nạn nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp.4Bệnh nghề nghiệpBệnh nghề nghiệp là loại bệnh phát sinh do các tác hại nghề nghiệpThông thường người ta hiểu bệnh nghề nghiệp mang tính chất đặc trưng của một nghề nào đó do yếu tố độc hại trong nghề tác động thường xuyên lên cơ thể người lao động, gây nên những rối loạn bệnh lý cấp hoặc mạn tính.Không nên hiểu theo khuynh hướng quá rộng coi các bệnh xảy ra có liên quan đến môi trường lao động đều là bệnh nghề nghiệp, song cũng không quá cứng nhắc sẽ bỏ sót bệnh nghề nghiệp.Có thể nói bệnh nghề nghiệp là một trong các loại bệnh môi trường bao gồm cả tình trạng cấp tính và mạn tính, ví dụ nhiễm độc cấp tính do oxytcarbon, viêm phế quản mạn tính trong môi trường có nhiều bụi...Có rất nhiều bệnh nghề nghiệp. Để dễ nhận biết và có các biện pháp phòng chống, phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp, người ta phân chia bệnh nghề nghiệp thành 5 nhóm dựa trên nhóm yếu tố tác hại nghề nghiệp gây bệnh.Các bệnh nghề nghiệp mang những đặc trưng so với các loại bệnh khác bởi yếu tố gây bệnh, sự phát sinh, phát triển bệnh lý chính vì vậy vấn đề chẩn đoán, điều trị bệnh cũng mang những đặc thù riêngNgoài ra bệnh nghề nghiệp còn mang tính chất xã hội chính vì vậy đòi hỏi trách nhiệm phòng tránh bệnh, giám định bệnh nghề nghiệp cho người lao động của những người sử dụng lao động.Các nhóm bệnh nghề nghiệpNhóm 1: gồm những bệnh sinh ra do tác hại của bụi trong môi trường lao động ví dụ bệnh bụi phổi do các bụi vô cơ, bệnh dị ứng đường hô hấp do các bụi hữu cơ.Nhóm 2: gồm các bệnh sinh ra do các tác hại nghề nghiệp mang tính chất vật lý như tiếng ồn, áp lực cao, rung chuyển...Các nhóm bệnh nghề nghiệpNhóm 3: các bệnh sinh ra do các tác nhân hóa học như các hóa chất độc ô nhiễm môi trường lao động: nhiễm độc thuốc trừ sâu, nhiễm độc kim loại nặng... Nhóm 4: nhóm bệnh sinh ra các tác nhân sinh học như các nấm men, vi sinh vật gây bệnh, gặp ở môi trường lao động của nông dân, những người lao công... Các nhóm bệnh nghề nghiệpNhóm 5: bao gồm các bệnh sinh ra do hiện tượng căng thẳng thần kinh, cơ, xương, khớp, thường xảy ra với các loại lao động đặc biệt, tác động lên một số bộ phận của cơ thể một cách không đồng đều.Đặc điểm về nguyên nhânBệnh thường phức tạp do nhiều yếu tố độc hại khác nhau trong môi trường lao động.Một nguyên nhân có khả năng gây nên nhiều hội chứng bệnh lý khác nhau. Ví dụ: chì gây thiếu máu hoặc rối loạn thần kinh thực vật.Ngược lại một hội chứng cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau tác động gây nên. Ví dụ benzen, chì, asen đều gây thiếu máu suy nhược cơ thể tuy cơ chế có khác nhau.Đặc điểm về lâm sàngBệnh nghề nghiệp có thể biểu hiện cấp tính hoặc mạn tính. Thông thường các trường hợp cấp tính dễ phát hiện và xử trí.Đa số các bệnh nghề nghiệp là tiến triển mạn tính, bệnh lý phát triển chậm, dấu hiệu lâm sàng nghèo nàn hoặc không đặc trưng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý nội khoa khác.Đặc điểm về lâm sàngTrong quy trình khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cần thận trọng và thực hiện đúng các tiêu chuẩn trên cơ sở các yếu tố độc hại tiếp xúc, biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng đặc hiệuNên nghĩ đến bệnh nghề nghiệp để không bỏ sót, song chỉ kết luận chẩn đoán khi đã loại trừ được các bệnh không phải do nghề nghiệpNhững ưu tiên về điều trịMuốn điều trị đạt được kết quả cao cần phải đưa bệnh nhân tách ra khỏi môi trường độc hại và loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể.Các bệnh nghề nghiệp thường làm suy giảm chức năng của các cơ quan hữu quan đặc biệt là các cơ quan đóng vai trò quan trọng đối với sự sống như gan, thận, hệ thống tạo huyết... Do vậy tuỳ các trường hợp khác nhau mà có thể có các phương thức giải quyết cho phù hợpNhững ưu tiên về điều trịCó thể khu trú chất độc vào một nơi nào đó trong cơ thể để tránh nồng độ cao trong máu và nước tiểu hoặc thải độc từ từ song song với nâng cao thể trạng.Nhìn chung cần ưu tiên khả năng tự đào thải các chất độc hoặc tự hồi phục của các cơ quan chức năng, đồng thời với việc nâng cao sức đề kháng, thể trạng cho bệnh nhân.Bệnh nghề nghiệp mang tính chất xã hộiCó lao động là có tiếp xúc với các yếu tố độc hại và có thể mắc các bệnh nghề nghiệp. Vì vậy bệnh nghề nghiệp là vấn đề có liên quan đến các yếu tố xã hội trong nền kinh tế quốc dânNgười mắc bệnh nghề nghiệp phải được cơ quan chủ quản hoặc hệ thống bảo hiểm xã hội có trách nhiệm đảm bảo về tinh thần, vật chất và các vấn đề sức khỏe một cách thoả đáng theo các quy định của mỗi quốc gia và quốc tếMột số bệnh nghề nghiệp được đền bù ở Việt NamNgày 19/5/1976, lần đầu tiên Nhà nước ta đưa ra danh mục 8 bệnh nghề nghiệp được đền bù.Từ đó đến nay, danh sách bệnh nghề nghiệp được bổ sung nhiều lần. Từ ngày 1/7/2016, "Danh mục các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam" gồm có 34 bệnh.Một số bệnh nghề nghiệp được đền bù ở Việt NamVới xu hướng phát triển xã hội danh sách các bệnh nghề nghiệp được đền bù trong tương lai sẽ phải tăng lên không những chỉ đền bù cho các bệnh nghề nghiệp mạn tính mà còn đối với các bệnh mạn tính mang tính chất nghề nghiệp, nhằm đảm bảo công bằng xã hội cho tất cả những người lao động và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các nhà quản lý các nhà doanh nghiệp.5Một số biện pháp bảo vệ sức khỏe người lao độngNhằm mục đích bảo vệ và tăng cường sức khoẻ, phòng chống các tác hại nghề nghiệp cho người lao động, những vấn đề sau cần được ưu tiên:Cải tiến kỹ thuậtTổ chức lao động hợp lýCác biện pháp phục hồi sức khỏe người lao độngCải tiến kỹ thuậtVấn đề cải tiến kỹ thuật bao gồm những tiến bộ trong sản xuất, tự động hóa và cơ giới hóa không những làm giảm gánh nặng lao động mà còn làm giảm thời gian tiếp xúc với các tác hại nghề nghiệp.Đây là vấn đề trọng tâm số một vì nó giảm thiểu các tác hại nghề nghiệp ngay từ nguồn phát sinh một cách chủ động.Tổ chức lao động hợp lýBao gồm phân bố lao động phù hợp với cấu trúc giải phẫu, tâm sinh lý của người lao động, cường độ lao động, chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý.Lao động có các nhóm cơ hoạt động hài hoà, thời gian lao động từng môi trường khác nhau phù hợp sẽ tăng năng suất lao động và giảm nguy cơ mắc các rối loạn bệnh lý nghề nghiệp.Các biện pháp phục hồi sức khỏe người lao độngCác biện pháp nhằm phục hồi sức khỏe người lao động bao gồm chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, chế độ nghỉ ngơi giải trí, luyện tập phục hồi chức năng.Sau cùng là việc chăm lo sức khỏe, khám phát hiện các rối loạn bệnh lý và bệnh nghề nghiệp sớm với tinh thần chăm sóc sức khỏe ban đầu cho tất cả mọi người, như vậy mới từng bước cải thiện và tăng cường sức khỏe cho người lao động một cách hữu hiệu.Trân trọng cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptxdai_cuongskmt_bnn_0426.pptx