Sinh dược học (SDH)là một môn khoa học
nghiên cứu sự liên quangiữa tác dụng sinh học
của thuốc và tính chất lýhóa của dạng bào chế.
Thuật ngữ“tính chất lýhóa của dạng bào chế”
bao gồm đặc điểm lýhóa của cảhệthống phức
tạp gồm hoạt chất, tá dược, cấu trúc và sựhình
thành dạng thuốcdưới tác động của kỹthuật,
công nghệ, trang thiết bị. => SDH bào chế
34 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 894 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đại cương về sinh dược học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI CƯƠNG VỀ
SINH DƯỢC HỌC
1
Trần Văn Thành
Khái niệm
2
Sinh dược học (SDH) là một môn khoa học
nghiên cứu sự liên quan giữa tác dụng sinh học
của thuốc và tính chất lý hóa của dạng bào chế.
Thuật ngữ “tính chất lý hóa của dạng bào chế”
bao gồm đặc điểm lý hóa của cả hệ thống phức
tạp gồm hoạt chất, tá dược, cấu trúc và sự hình
thành dạng thuốc dưới tác động của kỹ thuật,
công nghệ, trang thiết bị. => SDH bào chế
Tác dụng sinh học của thuốc là kết quả tổng hợp
của các yếu tố dược chất, dạng thuốc, đường sử
dụng thuốc và các yếu tố sinh lý, bệnh lýcủa
cơ thể người dùng thuốc. => SDH lâm sàng
Ý nghĩa nghiên cứu SDH
3
SDH nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố lý
hóa, kỹ thuật bào chế, sinh lý cơ thể đến tác
dụng của thuốc nhằm hướng đến việc tạo ra
dạng thuốc tốt nhất, cách dùng thuốc có hiệu
quả nhất, ít tác dụng không mong muốn nhất.
SDH là cơ sở để phát triển dược phẩm với những
tính năng và đặc điểm mới.
SDH giúp người thầy thuốc có cơ sở kê đơn
dùng thuốc đúng đắn nhất, biết phối hợp thuốc
một cách khoa học, kể cả phối hợp với chế độ ăn
uống, lựa chọn thuốc, cho liều phù hợp với từng
bệnh nhân.
4
SINH KHẢ DỤNG
TỐC ĐỘ - CƯỜNG ĐỘ - TRƯỜNG ĐỘ
Khái niệm sinh khả dụng
SKD của thuốc là đặc tính chỉ tốc độ và mức độ của
thành phần hoạt tính, gốc hoạt tính và chất chuyển hóa
có hoạt tính được hấp thu vào tuần hoàn chung và sẵn
sàng ở nơi tác động. Phần liều thuốc được hấp thu
nguyên vẹn gọi là liều khả dụng.
5
SINH KHẢ DỤNG
TỐC ĐỘ - CƯỜNG ĐỘ - TRƯỜNG ĐỘ
3 thông số
Tmax
Cmax
AUC (diện tích dưới đường cong)
Khái niệm sinh khả dụng
6
SINH KHẢ DỤNG
SKD của thuốc là đặc tính chỉ tốc độ và mức độ của
thành phần hoạt tính, gốc hoạt tính và chất chuyển hóa
có hoạt tính được hấp thu vào tuần hoàn chung và sẵn
sàng ở nơi tác động.
Đối với chất không hấp thu vào máu, SKD được đo lường
bằng các tiêu chí phản ánh tốc độ và mức độ mà thành
phần có hoạt tính hoặc nhóm hoạt tính sẵn sàng ở nơi tác
động.
Có hai loại SKD: tuyệt đối và tương đối
Khái niệm sinh khả dụng
7
Sinh khả dụng tuyệt đối
SKD tuyệt đối là tỉ lệ thuốc nguyên vẹn so với liều dùng được hấp thu:
F: SKD tuyệt đối (%)
(AUCT)abs: diện tích dưới đường cong toàn thể của dạng thử (đơn vị mcg/l.h)
(AUCT)IV: diện tích dưới đường cong toàn thể của dạng tiêm tĩnh mạch
Nếu dùng khác liều công thức được điều chỉnh
DIV, DABS: liều của dạng tiêm tĩnh mạch và dạng thử được sử dụng từ một đường hấp
thu khác.
SKD tuyệt đối cho phép đánh giá ảnh hưởng của đường sử dụng trên hiệu qủa
sinh học.
8
Sinh khả dụng tương đối
SKD tương đối : trường hợp dược chất không thể sử dụng đường tiêm tĩnh
mạch, người ta dùng SKD tương đối.
SKD tương đối được xác định bằng cách lập tỉ lệ giữa dạng thử so với dạng
chuẩn thường là một dung dịch nước đã được biết là hấp thu tốt hoặc so với
một chế phẩm thương mại (trường hợp SKD so sánh) có hiệu quả lâm sàng tốt
đã được tín nhiệm.`
(AUCT) TEST x D STANDARD
F’ = x 100
(AUCT) STANDARD x D TEST
DSTANDARD: là liều của dạng chuẩn
DTEST: là liều của dạng thử
9
Sinh khả dụng tương đối
Ý nghĩa:
Những thuốc có SKD > 50% được coi là tốt khi dùng theo đường uống.
Những thuốc có SKD > 80% thì có thể coi khả năng hấp thu của thuốc qua
đường uống tương đương với đường tiêm và những trường hợp này chỉ được
tiêm trong trường hợp bệnh nhân không thể uống được.
SKD tương đối hay được dùng để đánh giá chế phẩm mới hoặc chế phẩm xin
đăng ký lưu hành với 1 chế phẩm có uy tín trên thị trường. Nếu tỷ lệ này từ
80-120% thì có thể coi 2 chế phẩm thuốc đó tương đương nhau và có thể thay
thế nhau trong điều trị.
10
1. Tìm SKD tuyệt đối của viên nang có liều 100mg có AUC là
20mg/dl.h và dạng tiêm tĩnh mạch với liều 100mg có AUC là
25 mg/dl.h.
11
2. Tìm SKD tuyệt đối của viên nén như sau:
12
3. Tìm SKD tương đối của viên nén như sau:
13
Các khái niệm tương đương
Tuơng đương dược học (tương đương bào chế)
Là các chế phẩm cùng dạng bào chế, cùng hàm lượng và loại
dược chất, cùng đường sử dụng, được sản xuất tuân theo GMP
và đạt các tiêu chuẩn chất lượng quy định, có thể khác nhau về
tá dược, hình dạng, tuổi thọ, cơ chế phóng thích, nhãn Các
thuốc tương đương bào chế có thể có hiệu quả trị liệu giống
nhau hoặc khác nhau.
14
Các khái niệm tương đương
Thay thế dược học
Là các dược phẩm có gốc hoạt tính giống nhau như vậy có thể:
Khác nhau ở dạng muối, ester, phứcVí dụ: tetracyclin
clohydrat và tetracyclin phosphat
Khác nhau về dạng thuốc. Ví dụ: viên nén và viên nang.
Khác nhau về hàm lượng. Ví dụ: viên paracetamol 325 mg và
500 mg.
Khác nhau về hệ thống. Ví dụ: dạng phóng thích kéo dài và dạng
phóng thích tức thời.
15
Các khái niệm tương đương
Tương đương sinh học
Là các chế phẩm tương đương dược học hoặc thay thế dược
học có SKD giống nhau, như vậy là hai chế phẩm có tmax,
Cmax, AUC không khác nhau có ý nghĩa thống kê (mức khác
biệt được chấp nhận không quá 20%).
Chế phẩm tương đương sinh học hoặc có thể được xem là có
hiệu quả trị liệu tương đương.
Trường hợp mức độ hấp thu (AUC, Cmax) không khác nhau, sự
khác nhau về tốc độ hấp thu (tmax) do cố ý, được ghi trong
nhãn, không quan trọng với việc đạt nồng độ trị liệu trong cơ thể
trường hợp bệnh mạn tính và được xem không có ý nghĩa lâm
sàng, vẫn được chấp nhận tương đương sinh học.
16
Các khái niệm tương đương
Tương đương sinh học
Nồng độ thuốc trong huyết tương theo thời gian sau
khi dùng liều duy nhất của 320mg Valsartan.
17
Các khái niệm tương đương
Tương đương trị liệu
Là các chế phẩm chứa cùng loại, cùng hàm lượng hoạt chất, cho
kết quả trị liệu và có phản ứng phụ tiềm ẩn như nhau, theo điều
kiện được ghi trên nhãn, có thể khác nhau về màu, mùi, hình
dạng, tuổi thọ, nhãn Để so sánh tương đương trị liệu, hai chế
phẩm phải tương đương sinh học.
Thay thế trị liệu
Là các chế phẩm chứa hoạt chất khác nhau được chỉ định cho
mục tiêu trị liệu lâm sàng giống nhau (ví dụ: ibuprofen và
aspirin).
18
Pha sinh dược học
Bao gồm các quá trình từ khi dùng thuốc đến khi dược chất
được hấp thu vào cơ thể. Tùy dạng thuốc và đường sử dụng,
pha SDH có thể gồm các quá trình khác nhau.
Ví dụ: với viên nén, pha SDH gồm:
Quá trình rã (giải phóng dược chất).
Quá trình hòa tan.
Quá trình hấp thu.
Đối với dung dịch nước không có quá trình rã và hòa tan mà
dược chất sẵn sàng để hấp thu. SDH nghiên cứu các quá trình
trong pha SDH và ảnh hưởng của nó đến SKD của thuốc.
19
Pha dược động học – dược lực học
Pha dược động học
Bao gồm các quá trình hấp thu, phân bố, chuyến hóa, thải trừ.
Môn dược động học nghiên cứu các quá trình của pha dược
động học.
Pha dược lực học
Bao gồm các quá trình thuốc kết hợp với thụ thể dược lý để gây
tác động sinh học và thu được hiệu quả điều trị. Môn dược lực
học nghiên cứu các động thái này.
20
Các yếu tố ảnh hưởng SKD thuốc – dược chất
Kích thước tiểu phân chất rắn
Nồng độ trong huyết tương của Griseofulvin sau khi dùng liều
duy nhất của dạng bột
A Siêu mịn 500mg
B Siêu mịn 250mg
C Bột mịn 500mg
21
Dạng kết tinh và vô định hình
Dạng vô định hình có độ tan cao hơn dạng kết tinh
(Chloramphenicol, Insulin kẽm)
Dạng đa hình
Dược chất có thể có nhiều dạng kết tinh khác nhau, có độ tan
và tốc độ tan khác nhau. Ví dụ Chloramphenicol có nồng độ
dạng bêta trong máu cao gấp 10 lần dạng alpha.
Dạng hydrat hóa
Thường dạng khan tan nhanh hơn dạng ngậm nước (hydrat).
Hệ số phân bố dầu – nước
Dược chất tan trong dầu cao hơn trong nước với một tỉ lệ
nhất định phù hợp dễ hấp thu do màng tế bào chủ yếu là lipid.
Các yếu tố ảnh hưởng SKD thuốc – dược chất
22
Khả năng ion hóa của phân tử
Các dạng ion hóa dễ tan trong nước, không tan trong lipid,
nên sự hấp thu qua màng rất kém.
Cấu trúc muối và este
Cấu trúc muối dễ ion hóa làm dược chất dễ tan trong nước
nhưng khó hấp thu.
Cấu trúc este dễ bị thủy phân hoặc khó hòa tan, làm ảnh
hưởng đến SKD của thuốc.
Các yếu tố ảnh hưởng SKD thuốc – dược chất
23
Mỗi dạng bào chế có đặc điểm riêng về thành phần công thức, cấu trúc,
kỹ thuật bào chế, các khác biệt này có ảnh hưởng đến SKD của thuốc.
SKD của thuốc có khuynh hướng giảm theo thứ tự sau:
DUNG DỊCH NƯỚC > HỖN DỊCH NƯỚC > NANG THUỐC >
VIÊN NÉN > VIÊN BAO.
Ngoài ra trang thiết bị cũng ảnh hưởng đến cấu trúc lý hóa của dạng
thuốc, do đó ảnh hưởng đến SKD.
Các yếu tố ảnh hưởng SKD thuốc – kỹ thuật bào chế
24
Tiến bộ kỹ thuật trong bào chế
Hệ thống phóng thích kéo dài
Các hệ thống hay dạng thuốc có khả năng phóng thích hoạt chất một
cách liên tục hoặc gián đoạn theo thời gian, để duy trì nồng độ hoạt chất
trong phạm vi điều trị trong khoảng thời gian dài, nhằm giảm bớt số lần
dùng thuốc, nâng cao hiệu quả điều trị, giảm bớt tác dụng không mong
muốn
25
Tiến bộ kỹ thuật trong bào chế
Hệ thống phóng thích có kiểm soát
Khi hoạt chất được phóng thích từ hệ thống có tốc độ phóng thích hằng
định, có thể tiên đoán và chậm hơn bình thường.
Các dạng thuốc hay các hệ thống tạo được tác dụng trị liệu và duy trì
được hiệu lực điều trị trong khoảng thời gian dài hơn so với dạng quy
ước có cùng dược chất thường dạng dụng kéo dài được bào chế bằng
cách kéo dài sự phóng thích hoạt chất, do đó 2 thuật ngữ này được dùng
để thay thế nhau.
26
Tiến bộ kỹ thuật trong bào chế
Hệ thống trị liệu đưa thuốc đến mục tiêu
Hệ thống trị liệu đưa thuốc đến mục tiêu là hệ thống được kiểm soát sao
cho phần lớn tác nhân trị liệu được phân phối một cách chọn lọc đến đích
tác động, hạn chế đến mức tối thiểu sự phân phối đến cơ quan khác gây
tác dụng không mong muốn.
Hệ thống trị liệu đưa thuốc đến mục tiêu có thể phóng thích dược chất
tức thời hoặc phóng thích kéo dài, được xem là hệ thống phóng thích có
kiểm soát theo vị trí tác động.
27
Tiến bộ kỹ thuật trong bào chế
Công nghệ nano áp dụng trong ngành dược
Các phân tử thuốc được đóng trong các chất mang có kích thước nano.
Chất mang và hoạt chất xuyên qua hàng rào mô và xâm nhập vào tế bào
mục tiêu, sau đó hoạt chất được phóng thích và thể hiện hoạt tính.
28
Tiến bộ kỹ thuật trong bào chế
Công nghệ nano áp dụng trong ngành dược
Ưu điểm:
- Tăng độ hòa tan của hoạt chất nên tăng tác dụng điều trị.
- Độc tính hoạt chất giảm do liposom màng bao phủ hoạt chất.
- Thúc chỉ tác động trên tế bào mục tiêu mà không tổn hại đến các tế bào
lành.
- Giảm lượng thuốc sử dụng.
- Ứng dụng trong điều trị K bằng hóa trị.
CÂU HỎI ÔN TẬP THỬ
29
Câu 1: Cho biết nên dùng thuốc sau theo đường nào?
liều (mg) AUC (mcg/ml.h)
viên nén 100 80
dung dịch uống 80 100
thuốc dán 70 60
thuốc tiêm IV 40 70
Câu 2: Các thông số đánh giá sinh khả dụng của thuốc
là
a. nồng độ tối đa, thời gian bán thải, hằng số tốc độ thải
trừ
b. thời gian bán thải, thời gian đạt nồng độ tối đa, hằng
số tốc độ hấp thu.
c. hằng số tốc độ hấp thu, diện tích dưới đường cong
d. nồng độ tối đa, thời gian đạt nồng độ tối đa, diện tích
dưới đường cong
Câu 3: Hai dược phẩm có cùng loại hoạt chất có diện
tích dưới đường cong bằng nhau
a. cung cấp cùng lượng dược chất cho cơ thể nên được
xem là tương đương sinh học
b. cung cấp cùng lượng dược chất cho cơ thể nhưng
không nhất thiết được xem là tương đương sinh học
c. bắt buộc phải xem là tương đương sinh học
d. là tương đương sinh học khi đáp ứng tiêu chuẩn
dược điển.
Câu 4: Nồng độ tối đa trong huyết tương tương ứng với
a. thời điểm có tác động dược lý tối đa
b. thời điểm có sự hấp thu và thải trừ tương đương
c. thời điểm thuốc bắt đầu bị chuyển hóa
d. thời điểm có nồng độ tối đa của dược chất trong
nước tiểu.
Câu 5: Cho biết viên nén A và viên nén B có cùng hoạt
chất và tương đương sinh học, hãy cho biết khoảng
AUC có thể đạt được của viên A
liều (mg) AUC (mcg/ml.h)
viên nén A 500 ?????
viên nén B 80 100
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dai_cuong_ve_sinh_duoc_hoc_8684.pdf