Đại cương về giáo dục trẻ khiếm thị

Trẻkhiếm thịlà trẻdưới 16 tuổi có khuyết tật thịgiác, khi đã có phương tiện trợ

giúp nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động cần sửdụng mắt.

Trẻkhiếm thịcó những mức độkhác nhau vềthịlực và thịtrường của thịgiác.

Người bình thường, có thịlực bằng 1 Vis; thịtrường ngang (góc nhìn bao quát theo

chiều ngang) một mắt là 150

0

; cảhai mắt là 180

0

; thịtrường dọc (góc nhìn bao quát theo

chiều đứng) là 110

0

.

pdf31 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 2096 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đại cương về giáo dục trẻ khiếm thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cơ thể Yêu cầu trẻ vận động các bộ phận cơ khớp theo sự chỉ dẫn của giáo viên đánh giá xem trẻ hiểu yêu cầu và trẻ có thực hiện được sự vận động các cơ khớp của mình hay không. Khám phá xúc giác Quan sát xem chiến lược trẻ sử dụng tối ưu nhất trong việc khám phá xúc giác là gì. Hoạt động: khi đưa cho trẻ một vật, có thể là một vật không quen thuộc với trẻ, không nói bất cứ một điều gì liên quan đến vật đó và yêu cầu trẻ nhận biết. Thông qua chiến lược xúc giác của trẻ, có thể dưa ra được cách khám phá xúc giác của trẻ là gì. Thao tác tiếp xúc Những kỹ năng nào trẻ sử dụng khi tiếp xúc với các đồ vật. Các kỹ năng này có phù hợp không. Trẻ khám phá vật bằng cách di chuyển vật theo chiều tay của mình hay để nguyên ở một vị trí. Thuận cả hai tay hay một tay Trẻ có khả năng thực hiện hành động bằng cả hai tay hay một tay. Thao tác bằng một tay như thế nào? bằng hai tay như thế nào? Có sự luân phiên nhịp nhàng không? Hoạt động: yêu cầu trẻ nặn viên bi tròn bằng một cục đất sét để quan sát cách trẻ vê đất khi dùng một tay hoặc hai tay. Nhận biết kích thích Trẻ có nhận biết được một kích thích mà trước đó trẻ đã tiếp xúc. Hoạt động này huy động trí nhớ xúc giác của trẻ. Phân biệt xúc giác Trẻ có khả năng ráp các hình khối Trẻ có thể phân biệt được các biểu tượng ký hiệu trong một hàng (ví dụ, trẻ nhận biết được một chữ cái Braille khác trong một hàng có những chữ cái Braille giống nhau, ) Đưa ra một tập hợp ngẫu nhiên các biểu tượng, trẻ nhận ra được các biểu tượng giống nhau. Tri giác các chi tiết Trẻ có thể sử dụng một chi tiết để nhận xét, nhận biết một tổng thể. Ví dụ cho trẻ sờ đồng hồ, hay đeo vòng tay của người quen, hỏi trẻ xem trẻ có nhận ra người quen đó là ai Đưa ra các chi tiết khác nhau trong một bức tranh chẳng hạn, yêu cầu trẻ phân biệt các chi tiết trong các bức tranh đó. Xây dựng và làm lại Làm mẫu một hoạt động sau đó yêu cầu trẻ tái hiện lại hoạt động đó. - 22 - Quan hệ bộ phận - tổng thể/ tổng thể - bộ phận Tạo ra hoạt động giúp trẻ nhận ra một tổng thể mà khi chỉ sử dụng một phần của nó. Trẻ có thể nhận ra bộ phận còn thiếu trong một tổng thể. Ví dụ cho trẻ làm việc với những hình con vật đồ chơi hoặc các đồ chơi xây dựng như lắp ghép cái nhà, xe cộ.. có thể vặn xoắn các bộ phận thiếu cũng như hình dáng một cấu trúc tổng thể. Tri giác xúc giác – không gian: Đưa cho trẻ những vật có sự xoay đổi về các hướng khác nhau. Ví dụ cùng là những cái đồng hồ giống nhau nhưng được để ở các tư thể khác nhau, trẻ có nhận ra được hay không. Đưa ra các hoạt động giúp trẻ xác định được hướng không gian của vật bằng cách dựa vào mối tương quan với vị trí tuyệt đối là cơ thể và vị trí tương đối là các đồ vật xung quanh. Tri giác hình - nền Đưa ra một số tranh ảnh, biểu đồ nổi trong đó có các yếu tố liên quan đến hình nền như: cho trẻ tri giác một hình được chứa trong một hình khác, trẻ có nhận ra hình đó không? Hoặc trẻ có thể theo dõi được một gờ minh họa dòng sông trong bản đồ nổi ngay cả khi trong bản đồ còn có những gờ nổi khác như minh họa đường biên giới, đường giao thông, Ngôn ngữ xúc giác Dạy cho trẻ những khái niệm liên quan đễn xúc giác. Ví dụ các động từ như: sờ, chạm, lần, trải đều Hoặc các trạng thái của đồ vật: vết lằn, đường gờ, góc, ,,, Mô tả các vật hai chiều/ ba chiều Dạy cho trẻ những cách cần thiết để có thể diễn giải những hình ba chiều được chuyển đổi thành hình hai chiều. 2.2.2. Dạy đọc và viết chữ nổi cho trẻ khiếm thị 2.2.2.1. Dạy đọc chữ nổi cho trẻ khiếm thị Tư thế ngồi đọc Giáo viên hướng dẫn cho trẻ tư thế ngồi đọc bằng cách giải thích bằng lời, cho trẻ thực hành ngồi đúng tư thế theo các bước sau: - Ngồi thoải mái không gò bó sao cho khi đọc có ít nhất 3 điểm tựa: chân, mông và tay - Ngồi thẳng, cột sống không vẹo, không cúi đầu, không ngửa mặt - Khi ngồi đọc hai chân song song thoải mái, hai bàn chân đặt trên nền nhà hoặc lên thanh ngang dưới bàn - Học sinh xác định khoảng cách phù hợp giữa tay và giấy, giữa hoạt động của hai bàn tay không quá gần hoặc không quá xa, tránh tình trạng trẻ phải với tay trong khi đọc - 23 - Giáo viên cần sửa ngay tư thế ngồi đọc đúng cho trẻ từ khi trẻ mới bắt đền làm quen với việc sờ đọc. Nếu giáo viên không chỉnh sửa ngay sẽ rất dễ hình thành cho trẻ thói quen ngồi lệch chuẩn và sẽ khó sửa khi trẻ đã lớn Kí năng đặt giấy Để hình thành cho trẻ khiếm thị kĩ năng đặt giấy đúng, giáo viên cho trẻ tri giác cách đặt giấy đúng, giải thích cách đặt giấy đúng, cách xác định lề giấy sao cho trẻ thực hành đặt giấy đúng. - Cách xác định mặt giấy: hướng dẫn cho trẻ cách xác định mặt trên mặt dưới của tờ giấy đã viết. Mặt trên của tờ giấy là mặt bao gồm các chấm nổi, mặt dưới là mặt bao gồm các chấm lõm - Cách xác định lề giấy: mép bên trái tờ giấy là lề giấy. Lề giấy có khoảng cách khoảng 2 cm từ mép lề đến phần viết chữ Braille - Cách đặt giấy đúng: khi đặt giấy đọc giáo viên hướng dẫn trẻ đặt mặt lõm áp xuống mặt bàn sao cho mép lề giấy vuông góc với thân người và song song với mép bàn. Lề giấy đặt phía bên tay trái của người đọc. Để trẻ khiếm thị dễ xác định được trang giấy cần đọc, giáo viên giúp trẻ hình thành thói quen tìm nhanh trang và dòng cần đọc bằng cách sờ nhanh tay xuống góc bên phải của tờ giấy, nơi đánh số trang sách chữ Braille. Phương pháp đọc chữ Braille Phương pháp đọc chữ Braille bằng hai đầu ngón tay trỏ Đây là phương pháp sử dụng phối hợp đọc bằng hai đầu ngón tay trỏ của cả hai bàn tay. Theo phương pháp này thì việc đọc được diễn tả theo các trình tự sau: - Trên mỗi dòng, đọc từ trái qua phải, đọc bằng hai ngón tay trỏ của hai bàn tay sao cho mỗi tay phụ trách một nửa dòng. Ngón tay trỏ phải sờ rung nhẹ từ trên xuống dưới và từ trái sang phải của dòng Braille, không sờ di sờ miết làm bẹp chấm nổi. Ngón tay trỏ trái đặt kề và song song với ngón tay trỏ phải để đọc sờ kiểm tra lại. - Khi đọc hai ngón tay cái được xem như điểm tựa cho hai tay đỡ mỏi và giữ hướng chuyển động của hai đầu ngón trỏ. - Khi sờ đọc, ngón giữa ngón áp út và ngón út của hai tay phải định hướng chuyển động cho ngón trỏ không lệch dòng. Ngón út làm nhiệm vụ phát hiện sớm mép tờ giấy. - Ngón trỏ trái sờ dọc theo ngón trỏ phải để kiểm tra. Khi ngón út phải phát hiện sớm mép phải của tờ giấy thì ngón trỏ phải tiếp tục đọc hết dòng, ngón trỏ trái chuyển động ngược lại dòng ngón trỏ phải đang đọc. Đến ô đầu dòng bên trái thì ngón trỏ trái dịch xuống tìm ô đầu dòng kế tiếp. - Khi ngón trỏ trái đã tìm thấy ô đầu tiên của dòng kế tiếp thì ngón trỏ phải cũng vừa đọc xong ô cuối cùng của dòng trên và nhanh chóng chuyển về đặt cạnh bên phải của ngón trỏ trái và tiếp tục đọc dòng đọc mới. Cứ như vậy đọc cho tới khi hết bài, không được nhấc cả hai ngón trỏ ra cùng một lúc khỏi dòng đang đọc dễ làm mất hướng trong khi đọc. - 24 - Phương pháp đọc phối hợp hai ngón tay một nửa dòng Đây là phương pháp phối hợp hai ngón tay trỏ phải đọc đến nửa dòng đầu thì ngón tay trỏ trái chuyển ngược lại về đầu dòng và dịch chuyển xuống tìm ô đầu tiên của dòng kế tiếp, đồng thời ngón tay trỏ phải đọc tiếp tục đến hết nửa dòng còn lại. Khi đọc hết nửa dòng còn lại, tay phải rút về đặt cạnh ngón tay trỏ trái để phối hợp đọc hai tay đến nửa dòng thứ hai, cứ đọc như thế cho đến hết bài. Phương pháp sờ đọc bằng một tay phải Đây là phương pháp đọc toàn bài bằng một ngón tay trỏ phải. Ngón trỏ trái chỉ làm nhiệm vụ tìm đầu dòng kế tiếp. Ngón trỏ trái vừa làm nhiệm vụ nhận biết, vừa đọc và kiểm tra lại. Khi ngón út phải phát hiện đến mép phải dòng đọc thì ngón trỏ trái dịch chuyển xuống tìm đầu dòng kế tiếp để không bị mất hướng dòng đọc. Ngón tay trỏ phải đọc hết dòng đang đọc thì chuyển về đặt cạnh ngón tay trỏ trái để tiếp tục đọc dòng tiếp theo, cứ như vậy cho đến khi hết bài. Phương pháp đọc này thường được những người khiếm thị đã có kĩ xảo trong việc đọc chữ Braille áp dụng. Đối với trẻ khiếm thị giáo viên không nên hướng dẫn trẻ đọc theo phương pháp này vì sẽ làm trẻ dễ nhầm lẫn trong khi đọc. Phương pháp đọc bằng tất cả các ngón tay Phương pháp này chỉ được áp dụng khi người khiếm thị đã đọc chữ Braille một cách kĩ xảo. Họ có thể đọc chữ Braille bằng tất cả ngón tay chứ không nhất thiết đọc bằng ngón trỏ. Có những người khiếm thị sử dụng các ngón tay đọc theo kiểu các ngón tay của mỗi bàn tay phụ trách đọc nửa dòng thật nhanh sau đó não sẽ tri giác tổng hợp các dữ liệu. 2.3.2.2. Dạy viết chữ nổi cho trẻ khiếm thị Phương pháp chung Phương pháp dạy viết chữ Braille cho trẻ khiếm thị vẫn áp dụng các phương pháp như dạy viết chữ cho trẻ bình thường. Tuy nhiên vì trẻ có khó khăn về nhìn nên khi dạy chữ Braille giáo viên nên chú ý các phương pháp sau đây: Phương pháp trực quan Đây là phương pháp cho trẻ mù được sờ tận tay vị trí 6 điểm trong ô Braille theo nguyên tắc viết, sờ tận tay các dụng cụ viết như bảng, dùi, giấy và cách sử dụng các dụng cụ đó. Khi trẻ được sờ tận tay trẻ sẽ nắm được cấu tạo của chức viết, bảng viết, giấy Braille, giúp trẻ khiếm thị ghi nhớ được một âm tiết gồm những con chữ nào, thanh gì, mỗi con chữ gồm những chấm nào và cách viết ra sao. Bên cạnh đó, giáo viên viết hoặc đánh máy chữ nổi các từ vào các băng giấy, các thẻ từ rồi phát cho học sinh để học sinh tri giác xúc giác và ghi nhớ cách viết các kí hiệu Braille. Gv đọc rõ ràng từng âm, vần, tiếng, từ để trẻ có thể phân biệt rõ ràng từng âm thanh, trên cơ sở đó sẽ ghi nhớ cách phát âm và cách ghi đúng chính tả. - 25 - Phương pháp hướng dẫn cá biệt Học sinh khiếm thị không thể nhìn bắt chước bằng mắt khi giáo viên viết mẫu lên bảng, do đó nhiều động tác giáo viên cần hướng dẫn từng em một. Ví dụ, giáo viên đến từng em để hướng dẫn cho em đó tri giác các chấm trong ô Braille theo quy định viết, cách cầm dùi viết, cách lắp giấy vào bảngGiáo viên hướng dẫn từng em cách kiểm tra lại bài viết của mình bằng cách tháo giấy ra khỏi bảng, lật ngược giấy lại để sờ đọc. Ngoài hướng dẫn các thao tác trên, giáo viên cũng phải hướng dẫn trẻ cách đọc bài viết bằng dùi như: dùng dùi kiểm tra các chấm lõm đã viết. Như vậy, dạy trẻ khiếm thị viết chữ Braille theo phương pháp tiếp cận cá biệt là phương pháp thường được dùng nhiều nhất. Do đó hình thức dạy trẻ học viết chữ Braille chủ yếu là hình thức dạy theo tiết cá nhân. Giáo viên có thể lên một chương trình cụ thể để hình thành và rèn luyện cho trẻ phương pháp đọc và viết chữ Braille. Phương pháp cụ thể dạy viết chữ Braille cho trẻ khiếm thị Làm quen với dùi viết và cách cầm dùi Giao cho mỗi trẻ một cây dùi viết, yêu cầu trẻ quan sát sau đó giáo viên giới thiệu các bộ phận chính của dùi viết như sau: - Mũi dùi: hơi nhọn, làm bằng nhôm hoặc sắt thép - Thân dùi: làm bằng sắt, dài khoảng 1,5cm và đường kính khoảng 1mm - Chuôi dùi: là phần dùng để cầm - Đốc dùi; hơi lõm, nơi đặt đốt trong cùng của ngón trỏ phải. Hướng dẫn cách cầm dùi: Cầm dùi bằng tay phải, kẹp chuôi dùi vào giữa ngón cái và ngón giữa sao cho ngón cái ép chặt chuôi dùi vào ngón giữa. Đốt trong cùng của ngón trỏ đặt vào phần lõm của đốc dùi và hai đốt còn lại quặp xuống chuôi dùi. Với cách cầm như vậy sẽ đảm bảo cho dùi luôn thẳng đứng, các chấm nổi không bị lệch, xiên, dẫn đến thủng giấy. Khi mới cho trẻ làm quen, giáo viên hướng dẫn học sinh cầm thử dùi viết và ấn nhẹ nhàng trên mặt bàn hoặc mặt một tấm gỗ nào đó để giúp trẻ có được cách cầm dùi đúng ngay từ ban đầu. Làm quen với bảng viết Giáo viên giới thiệu bảng viết gồm những bộ phận sau: - Bảng biết chữ nổi gồm hai tấm nhựa hoặc nhôm được gắn với nhau bằng bản lề ở gáy (chỗ tiếp giáp hai cạnh dài) để có thể mở ra, gấp vào dễ dàng. Giáo viên đưa cho mỗi trẻ bảng viết và hướng dẫn các em sờ quan sát đâu là gáy bảng, đâu là 2 tấm bảng. - Hướng dẫn trẻ cách mở bảng ra và giải thích sự khác nhau giữa hai tấm bảng: Tấm dưới: khi sờ mặt trong thấy các chấm lõm nhỏ xếp thành từng ô, mỗi ô có 6 chấm và mỗi ô này lại xếp thành các dòng gọi là dòng Braille. Tấm này luôn luôn nằm dưới để gáy bảng nằm phía tay trái của người viết. - 26 - Tấm trên: khi sờ thấy có những ô thủng hình chữ nhật kích thước 8cm và 4,5cm xếp thành dòng. Khi gấp tấm trên lại với tấm dưới thì các ô chữ nhật này vừa khít với các chấm lõm ở tấm dưới. Giáo viên hướng dẫn trẻ cách gấp hai tấm lại với nhau để đúng vị trí trước mặt người viết sao cho gáy bảng ở bên trái, mép dưới của bảng song song với mép bàn. Yêu cầu trẻ khiếm thị cầm dùi bằng tay phải đúng cách, dùng ngón trỏ tay trái tìm ô đầu tiên của dòng thứ nhất của tấm trên (nhắc trẻ nhớ vị trí các chấm theo quy định viết, viết từ phải sang trái). Hưóng dẫn trẻ đưa mũi dùi vào ô này và phát hiện xem trong ô có các chấm lõm không, vị trí các chấm lõm như thế nào. Cho trẻ làm thật nhiều lần như vậy để trẻ ghi nhớ vị trí các chấm lõm theo quy định viết đồng thời làm quen với cách cầm dùi, tập ấn dùi tạo nên các chấm nổi. Làm quen với giấy viết Braille và cách lắp giấy bảo vệ - Giấy Braille dày, kích thước khoảng 21 cm và 31cm - Cách lắp giấy vào bảng: Mở tấm trên của bảng ra và chỉ rõ cho trẻ khiếm thị biết chốt ghim giấy cho chặt nằm trên hai tấm: điểm lồi và điểm lõm. Đưa một tờ giấy Braille đặt nằm trên tấm dưới sao cho mép trái tờ giấy vừa đúng đến gáy bảng và trùng khít mép gáy. Các góc của tờ giấy và tấm bảng dưới nằm trùng nhau. Tay phải giữ chặt giấy đã được đặt trên tấm dưới, tay trái gấp tấm trên xuống đồng thời rút nhanh tay phải ra. Dùng tay ấn nhẹ các góc của bảng viết để các chốt ăn khớp vào nhau giữa giấy ở vị trí cố định trong quá trình viết. Giáo viên cho học sinh khiếm thị tập lắp giấy nhiều lần sao cho mép trên của tờ giấy và mép trên của bảng trùng nhau, mép trái của tờ giấy và gáy bảng trùng khít nhau. Tư thế ngồi viết và cách viết Tư thế ngồi viết: sau khi lắp giấy vào bảng giáo viên hướng dẫn trẻ mù cách ngồi viết như sau: - Ngồi ngay ngắn, cột sống và cổ tương đối thẳng, không cúi đầu. - Vai ở tư thế thăng bằng - Hai chân song song, bàn chân đặt trên nền nhà hoặc đặt trên thanh đỡ ngang dưới bàn. - Tay phải cầm dùi viết, tay trái sờ định hướng dòng và ô Braille. Cách viết: - Ngón tay trỏ tay trái sờ tìm ô thứ nhất của đầu dòng theo quy định viết. Tay phải cầm dùi viết đúng tư thế và đưa múi dùi vào ô thứ nhất của dòng đầu tiên mà tay trái đã tìm. Học sinh sẽ thấy mũi dùi chạm trên mặt giấy chứ không chạm vào điểm lõm của mặt bảng phía dưới. Nếu ta ấn mũi dùi vào góc bên trên của ô thứ nhất ta sẽ được chấm lõm thứ nhất. Nhích mũi dùi xuống một chút ở cạnh cột dọc phải ta sẽ được chấm 2. Đưa mũi dùi xuống góc phải dưới rồi ấn nhẹ ra được chấm 3. Chuyển mũi dùi lên góc trên bên trái của ô - 27 - Braille và ấn xuống ta được chấm 4, nhích mũi dùi xuống khoảng giữa của cạnh ô phía trái và ấn xuống ta được chấm5, chấm6 nắm ở góc dưới trái của ô Braille. - Cho trẻ tập cầm dùi và tri giác bằng mũi dùi trong mỗi ô để phát hiện các góc và vị trí chấm theo cách viết. - Khi viết cần nhắc học sinh khiếm thị cầm dùi đúng tư thế, ấn xuống các chấm lõm theo phương thẳng đứng. Giáo viên có thể cầm tay học sinh và tập ấn các chấm để trẻ cảm nhận được thế nào là ấn đứng thẳng xuống, thế nào ấn xiên. - Khi trẻ đã biết cách cầm dùi đúng và xác định được vị trí các chấm lõm, giáo viên hướng dẫn trẻ dùng sức mạnh của tay đặc biệt là ngón trỏ phải ấn vừa phải dùi viết xuống sao cho giấy lõm xuống đúng vào điểm lõm của tấm bảng dưới. Nếu ấn quá nhẹ điểm nổi của giấy sẽ không nhô rõ và rất khó đọc. Nếu ấn mạnh quá sẽ làm thủng giấy, điểm nổi dễ bị thủng nát. Nếu ấn xiên dùi điểm nổi sẽ không tròn đều và cũng rất dễ làm thủng giấy. 2.3. Phát triển kỹ năng thị giác cho trẻ khiếm thị Kích thích và luyện tập thị giác ở các mức độ khác nhau Mức 1: Kích thích thị giác Mục đích: tạo ra sự nhận biết các kích thích thị giác ở trong não để sau đó nó có thể trở thành một phần của quá trình thị giác (phản ứng, hành động, đáp ứng bằng cách: Hiểu biết về: - Ý nghĩa của ánh sáng’ - Định hướng của các nguồn sáng - Các kiểu dạng, nguồn áng sáng hoặc đồ vật Phối hợp với sự vận động, giác quan và các hành động khác và các phản ứng với ánh sáng. Nhận thức sự vận động, giác quan hoặc những hành động khác cùng với hình dạng vật thể. Mức 2: Hiệu quả thị giác Mục đích: tạo nên tiềm năng thị giác cao nhất bằng cách giúp trẻ diễn dịch các kích thích thị giác thông qua: - Làm cho hình ảnh có ý nghĩa (các chi tiết bên ngoài, màu sắc, đường nét, hình dáng, làm mẫu) - Quyết định có hiệu quả, thời gian ngắn về thông tin thị giác - Phối hợp các thông tin thị giác với các giác quan khác và các hành động vận động. - Phối hợp giao tiếp và ngôn ngữ với các hình ảnh thị giác - Sử dụng sự trung gian của lời nói hoặc những phản ứng khác khi cần để khẳng định các giả thuyết thị giác - Dự đoán, xác định và khái quát hóa các hình ảnh. Mức 3: sử dụng thị giác Mục tiêu: giúp trẻ trở thành người tham gia tích cực vào việc tăng cường thị giác kém của mình bằng cách: - Học đọc những dấu hiệu của môi trường - 28 - - Thay đổi tư thế cơ thể để sắp xếp lại các dấu hiệu môi trường - Thay đổi môi trường - Sử dụng những công cụ trợ thị theo đơn một cách thích hợp - Biết khi nào cần kết hợp các giác quan - Biết khi nào không sử dụng thị giác - Biết cái gì giúp hoặc ngăn cản chức năng thị giác - Biết các nguyên nhân gây nên “sự khó chịu đối với thị giác” Một số hoạt động trong việc kích thích và luyện tập thị giác Tri giác hình dạng bên ngoài Trẻ có thể phân tích và gọi tên các hình dạng’ Trẻ có thể ghép một hình vào một tổng thể Trẻ xem xét, sờ mó một hình như thế nào? Tri giác màu sắc Liệu trẻ có ghép và phân tích các màu sắc không? Màu sắc giúp trẻ trí giác không? Trẻ có thích một màu sắc đặc biệt nào đó không Trẻ thích màu đen/ trắng hay các tờ giấy có nhiều màu sắc hơn? Chiến lược thị giác Trẻ sử dụng các điểm liên quan/ tương đồng Trẻ có quét mắt qua một bức tranh hay một đồ vật có hiệu quả không hay trẻ bị mất nhiều thông tin Trẻ có cố gắng thu nhận một vài thông tin không? Trẻ có đưa một tờ giấy gần mắt để tránh quá nhiều thông tin thị giác không? Trẻ có xoay tờ giấy hoặc đồ vật một cách cần thiết không? Trẻ sử dụng chiền lược bảo vệ hoặc kiểm soát? Trẻ sử dụng thăm dò một cách chiến lược nào đó mang tính thăm dò, thử nghiệm và nhận ra sai lầm hoặc phù hợp. Tri giác chi tiết Một chi tiết nhỏ đến mức nào để trẻ cầm nắm hoặc xem một cách tự phát với nỗ lực của chính bản thân trẻ. Có điều kiện nào làm cho trẻ khó khăn hơn khi nhìn chi tiết (xác định một số nhân tố ảnh hưởng và thử nghiệm đối với trẻ) Phân biệt thị giác Quan sát khả năng phân biệt hình dáng, màu sắc, chi tiết các hoa văn và các chi tiết rối rắm khác, thông tin gây rối Đồ vật không gian 2 –3 chiều Trẻ nhận ra đồ vật được miêu tả khi là đồ vật 3 chiều, khi là đồ vật 2 chiều - 29 - Nhận biết được những khác biệt về kích cỡ (trong thực tế vật thật và trên biểu tượng); kích cỡ nào là phù hợp để trẻ có thể dễ dàng nhận biết và phân tích. Kết nối các vật không hoàn chỉnh thành một vật hoàn chỉnh Trẻ có thể phân tích một bức tranh, một đồ vật hoặc một biểu tượng không hoàn chỉnh. Các mối quan hệ bộ phận - tổng thể Trẻ phải diễn dịch một tư duy biểu tượng lớn khi đưa ra cho trẻ một loạt các kích thích thị giác Phát triển khái niệm cho trẻ Tạo cho trẻ có thói quen và thành thạo trong việc ghép hình Tạo cho trẻ các quan sát về chi tiết/ hoặc trong cấu trúc tổng thể Tri giác thị giác không gian Cho các hình khối xoay chiều, trẻ có nhận ra không Khi sờ mó các hình, khuyến khích trẻ sử dụng chiến lược thử sai, thử nghiệm Tạo ra sự sắp xếp để trẻ có thể so sánh được vị trí của các đồ vật trong không gian, định hướng hướng không gian của các đồ vật (ngang, đứng, dọc, chéo) Các kỹ năng vận động thị giác Tạo ra các hoạt động cần có sự phối hợp tay mắt: ví dụ như yêu cầu trẻ với lấy các đồ vật Hoạt động quét mắt: yêu cầu trẻ quét mắt theo đường vẽ, kẻ Hoạt động dõi theo: trẻ có thể nhìn dõi theo một đường thẳng ở vị trí giữa hai mắt, yêu cầu trẻ vẽ hoặc copy theo Tri giác đối xứng Trẻ được tham gia vào các hoạt động về sự đối xứng (quanh trục tung/ hoành) Trẻ có thể tái tạo khi quan sát ảnh trong gương Trẻ có thể tái tạo khi nhìn vào ảnh của chữ cái Tri giác hình - nền Kiếm tra xem trẻ có bị xao lãng bởi các yếu tố hình nền (ví dụ khi có nhiều đường chồng chéo trên một hình nào đó, trẻ có dõi theo được đúng đường kẻ mà giáo viên yêu cầu hay bị xao lãng bởi các hình nền chồng chéo khác) Yêu cầu trẻ tìm thấy một chi tiết trong một bức tranh có nhiều chi tiết hình nền rối rắm, phức tạp. Phân tích tranh Trẻ có thể diễn dịch tư duy biểu tượng (đơn lẻ hoặc phức tạp) thành một cấu trúc chỉnh thể thông qua hoạt động ghép tranh. Từ những mảnh ghép riêng lẻ, yêu cầu trẻ ghép thành một bức tranh có cấu trúc hoàn chỉnh; hoặc ghép màu sắc phù hợp, theo một thứ tự logic

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfstlh0006_p1_0122.pdf