Đại cương về giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ

Trước đây ởnước ta, đặc biệt là ởphía Bắc, những trẻchậm phát triển trí tuệ

(CPTTT) thường được gọi là “trẻchậm khôn”, thuật ngữnày được sửdụng đầu tiên tại

Trung tâm nghiên cứu tâm lí trẻem (NT) của Bác sĩNguyễn Khắc Viện.

Thuật ngữ“chậm phát triển tâm thần” cũng được sửdụng trong nhiều tài liệu tiếng

Anh và tiếng Việt. Trong tiếng Anh thuật ngữ đó là: “Mental Retardation”. Hiệp hội chậm

phát triển trí tuệMỹvà các tác giảcủa cuốn Sổtay thống kê – chẩn đoán những rối nhiễu

tâm thần IV (DSM-IV) sửdụng thuật ngữnày.

Hiện nay, trên thếgiới có xu hướng sửdụng những thuật ngữít mang tính kì thịhơn

đối với khuyết tật như: trẻngoại lệ, trẻcó khó khăn vềhọc tập, trẻcó khuyết tật vềphát

triển, trẻcó nhu cầu đặc biệt Những cách sửdụng này nhằm tránh ảnh hưởng tiêu cực

của việc sửdụng thuật ngữ“chậm phát triển trí tuệ” hoặc “chậm phát triển tâm thần”; vì

những thuật ngữnày có thểlàm cha mẹtrẻcảm thầy buồn, trẻdễbịcác bạn trêu chọc và

giáo viên ít tin tưởng vào khảnăng học tập của trẻ.

Những lí giải trên của một sốnhà khoa học xét vềnhiều khía cạnh cũng có lý do thoả

đáng, nhưng có những thuật ngữkhác, chẳng hạn như“trẻgiảm khảnăng”, lại quá chung

chung, bởi lẽnhững trẻgiảm khảnăng không chỉlà trẻCPTTT mà còn có cảnhững trẻbị

khuyết tật khác.

Một hoạt động thông thường của các nhà khoa học vềcon người là phân chia các cá

nhân thành nhóm, gán tên gọi cho họ, và xem xét những người đó có gì khác so với những

người còn lại. Việc gán tên dù là tích cực hay tiêu cực, cũng đều khiến một nhóm người

nào đó sẽphải tách ra khỏi phần đông những người còn lại. Nhưvậy dù việc gán tên có thể

rất có ích trong các hoạt động hành chính và khoa học nhưng nó lại rất dễdẫn đến những

hiểu lầm trong cuộc sống.

pdf27 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đại cương về giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h xung động và chính điều này đã dẫn đến việc trẻ thiếu sự định hướng trong bài tập, không có kỹ năng tập trung chú ý và không có kỹ năng tổ chức hoạt động, bất an và thiếu tự tin. Tất cả những vấn đề này không liên quan đến tư duy nhưng chúng gây khó khăn cho trẻ trong việc học, lắng nghe giáo viên và thực hiện những nhiệm vụ của mình. 1.2.2.3.Đặc điểm phát triển ngôn ngữ Một trong những thành tựu quan trọng nhất của trẻ ở lứa tuổi mầm non là nắm vững tiếng mẹ đẻ như là phương tiện và khả năng giao tiếp của con người, phương tiện nhận thức. Chính ở lứa tuổi này đứa trẻ có khả năng nắm được lời nói. Nếu như trẻ không nắm được tiếng mẹ đẻ ở một mức nhất định vào độ tuổi 5-6 thì nó cũng không thể nói lưu loát được ở độ tuổi sau đó. Tuy nhiên, qua việc quan sát kĩ các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng ngôn ngữ trẻ em chậm phát triển trí tuệ chậm hơn trẻ bình thường cùng độ tuổi. Những trẻ này, khi đến tuổi đi học có vốn từ ít. Trẻ chậm phát triển trí tuệ ít dùng những câu phức tạp, ít dùng liên từ các em cũng rất khó khăn khi cần tìm những từ diễn tả ý nghĩ của mình và thường trả lời cộc lốc. Trẻ CPTTT thường không hiểu được những từ ngữ có tính chất trừu tượng, đặc biệt là trẻ rất khó nắm bắt những khái niệm về các sự vật và hiện tượng xung quanh. Trong quá trình giao tiếp trẻ rất khó đáp ứng được những yêu cầu của người khác, ví dụ, khi yêu cầu trẻ “hãy đưa cho mẹ....” hoặc “hãy chọn cho cô 3 (đồ vật)?..màu?....kích cỡ?.và đem đến đưa cho ai đó” trẻ chỉ có thể thực hiện được một trong những yêu cầu đó mà thôi. Trẻ chậm phát triển trí tuệ không có khả năng ghi nhớ hết những câu nói của người khác nói với trẻ. Những trẻ bị chấn thương não thường chóng mệt mỏi, thiếu chú ý nên khi viết thường rất cẩu thả, chữ nguệch ngoạc, nhiều lỗi chính tả. Đối với những trẻ này giáo viên cần kiên trì giúp đỡ thì mới hình thành được hành động viết. Phát triển ngôn ngữ ở trẻ được tiến hành trong quá trình hoạt động ở tất cả các dạng khác nhau: trong đời sống hàng ngày, trong giao tiếp với các thành viên trong gia đình và trong các giờ học đặc biệt về phát triển lời nói. Trong các bài học về luyện tập cảm giác, hình thành tư duy đã tạo dựng ở trẻ những hình tượng khái niệm thích hợp của thực tiễn xung quanh; lĩnh hội ngôn từ và biểu đạt thuộc tính tính chất của vật thể, hình thành mối quan hệ nhân quả. Tất cả kinh nghiệm xã hội, tình cảm lĩnh hội được sẽ được củng cố và khái quát trong ngôn từ và chính lời nói sẽ nhận được cơ sở nội dung thích hợp. Trong các bài học đặc biệt về phát triển lời nói, ngữ điệu lời nói sẽ được hệ thống hóa, khái quát hóa. Về ngữ điệu lời nói được trẻ tiếp thu trong quá trình thực hiện các dạng hoạt động khác, vốn từ của trẻ sẽ được mở rộng và chuẩn hóa, đồng thời đẩy mạnh ngôn ngữ mạch lạc. Ngoài ra, các nhiệm vụ điều chỉnh hợp lý đặc biệt được giải quyết: Hình thành các chức năng cơ bản của lời nói -chức năng định vị, bổ sung, nhận thức, điều chỉnh và giao tiếp và cũng tiến hành công tác điều chỉnh sự phát âm của trẻ. - 16 - Trong quá trình phát triển hoạt động ngôn ngữ ở trẻ cần phải chú ý đến các giờ học của từng cá nhân thường được hướng vào việc hình thành lời nói mạch lạc, cấu trúc ngữ pháp và điều chỉnh cách phát âm. Có thể giúp trẻ chậm phát triển trí tuệ phát triển ngôn ngữ bằng nhiều cách khác nhau nhưng hướng chung là: +Tổ chức giáo dục sớm cho trẻ +Cho trẻ đến trường học hoà nhập với bạn bè bình thường. +Nhà trường cần tổ chức đa dạng các loại hoạt động trong lớp, ngoài nhà trường. Đó là môi trường phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ và là điều kiện cho trẻ phát triển tư duy. +Nhà trường phối hợp với gia đình giúp đỡ trẻ bằng cách tăng cường giao tiếp, chú ý sửa lỗi phát âm, sửa câu nếu trẻ nói sai; động viên trẻ luyện tập viết. 1.2.2.4.Sự phát triển trí nhớ Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhận xét chung là trẻ chậm phát triển trí tuệ thường rất khó khăn trong việc ghi nhớ tài liệu học tập, nếu không có sự luyện tập thường xuyên thì trẻ sẽ quên hết mọi kiến thức đã học. Đó là hiện tượng chậm nhớ, chóng quên ở những trẻ này. Quá trình ghi nhớ không chỉ phụ thuộc vào nội dung, tính chất của đối tượng cần nhớ, mà còn phụ thuộc vào động cơ, mục đích và phương thức hành động cá nhân. Trẻ chậm phát triển trí tuệ ghi nhớ máy móc tốt hơn ghi nhớ có ý nghĩa, chẳng hạn, do chỉ nhớ dấu hiệu bên ngoài các em cho rằng con chó cũng là con mèo vì đều có bốn chân và một số dấu hiệu bên ngoài gần giống nhau. Cũng do yếu về tư duy nên trẻ CPTTT có sự hạn chế về khả năng tìm ra những dấu hiệu cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng cần nhớ, đặc biệt là trong hoạt động học tập, trẻ chậm phát triển trí tuệ rất khó khăn trong việc ghi nhớ những kiến thức. Từ đó, chất lượng trí nhớ của trẻ bị suy giảm nhiều và việc trẻ nhớ gián tiếp sẽ khó khăn hơn nhớ trực tiếp. Nghiên cứu sự phát triển về trí nhớ hình ảnh của trẻ chậm phát triển trí tuệ các nhà tâm lý nhận thấy trí nhớ hình ảnh của trẻ cũng rất hạn chế. Ví dụ, khi cho trẻ xem một bảng lớn có vẽ 9 -10 đồ vật khác nhau và yêu cầu trẻ hãy nhớ vị trí của những đồ vật đó (thời gian xem là 5 phút). Sau đó, cất bảng đi và đặt câu hỏi cho trẻ “Trong bảng có vẽ những hình gì?” Trẻ chỉ nêu được 3 hình vẽ trong bảng. Ngoài ra, về trí nhớ ngôn ngữ của trẻ cũng gặp không ít những khó khăn, trẻ chỉ có thể ghi nhớ được 4-5 từ trong tổng số 10 từ mà cô giáo đọc cho trẻ nghe trong 6 lần với tốc độ đọc là mỗi từ một giây. Phát triển trí nhớ và khắc phục sự quên cho các em chậm phát triển trí tuệ là một việc hết sức khó khăn, phức tạp. Để khắc phục dần những khó khăn cho trẻ chậm phát triển trí tuệ trong việc ghi nhớ, cần phải có các biện pháp đặc thù trong việc giáo dục và dạy dỗ trẻ. Trong tất cả các giờ học với trẻ cần phải chú ý đến việc phát triển các loại trí nhớ. Những đứa trẻ có vấn đề cũng như những đứa trẻ phát triển bình thường khác đều có sự phát triển vượt trội của một số dạng trí nhớ và chúng tham gia vào hoạt động này hay hoạt động khác của trẻ với những mức độ khác nhau. Các nhà sư phạm và những bậc phụ huynh cần phải là những nhà quan sát tinh ý để thấy được các loại (hình) trí nhớ nổi trội và cân nhắc đến điều này khi đưa vào hoạt động của trẻ những bài tập để bước đầu hình thành loại trí nhớ chủ đạo, sau đó phát triển các loại trí nhớ khác. Việc phát triển các loại trí nhớ cho phép hình thành và củng cố ở trẻ những tri giác hình ảnh thích hợp của thế giới hiện thực xung quanh. Và cái chính là tri giác những hình ảnh đa dạng là cơ sở để hình thành những khái niệm khái quát, linh hoạt hơn về vật thể và hiện tượng của môi trường xung quanh. 1.2.2.5 Đặc điểm phát triển tình cảm Sự rối loạn trong quá trình phát triển tâm lý và thể chất ở trẻ em CPTTT đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển tình cảm và cảm xúc của trẻ. Một trong những biểu hiện đặc trưng đó là ở trẻ xuất hiện nhiều loại phản ứng mang tính xúc cảm khác nhau: tự vệ-công kích, tự vệ -thụ động “quá trẻ con” (G.E.Xukhareva-1959). Tất cả đều là dạng thần kinh ban đầu của nhân cách. Trong đó, ở một số trẻ là sự hung dữ, hành động không nhất quán, - 17 - những hành vi thiếu suy nghĩ, còn ở một số trẻ khác là sự nhút nhát, hay khóc nhè, thiếu tự tin, đa nghi, thiếu việc biểu hiện tính sáng tạo và niềm đam mê. Trẻ CPTTT thường tự đánh giá cao, có tính ích kỷ, thiếu tính yêu lao động, không có khả năng đồng cảm và tự hạn chế, có xu hướng về bệnh cảm xúc mạnh. Do ảnh hưởng của sự rối loạn trí tuệ nên ở nhóm trẻ này thường không có những khái niệm về bản thân, về những người xung quanh trẻ, trẻ không biết thiết lập mối quan hệ và bày tỏ thái độ tích cực của mình với người khác. Ở lứa tuổi sơ sinh, ngay sau khi chào đời đến lúc được khoảng vài tuần tuổi ở trẻ chậm phát triển trí tuệ không xuất hiện nhu cầu tình cảm và xã hội, một số những biểu hiện đặc trưng đó là trẻ không chăm chú nhìn mẹ, không dõi mắt theo người thân hoặc lạ không bày tỏ thái độ ngưng khóc khi được bế, hoặc mỉm cười khi thấy mình trong gương.v.v Vào khoảng 3-4 tuổi trẻ CPTTT không biết thể hiện tình cảm của mình đối với những gì mà chúng yêu thích hoặc không thích. Ví dụ, khi xem một quyển truyện tranh, hay chơi với một chiếc ôtô, một con búp bê.v.v chúng không biết thể hiện các hành động thực tiễn đối với chiếc ôtô hoặc quyển sách đó (như sờ mó, ngắm nghía, vuốt ve..), thậm chí có trẻ còn có những hành vi bất thường đối với những món đồ chơi như: bẻ chân tay của búp bê, móc mắt, cắt tóc, đập vỡ ô tô, xé sách Tất cả những điều trên cho chúng ta thấy rằng ở trẻ chậm phát triển trí tuệ sự rối loạn hành vi và cảm xúc cũng biểu hiện rất rõ. Tính tích cực trong phạm vi tình cảm của trẻ CPTTT rất hạn chế, chúng thờ ơ và gần như vô cảm đối với mọi sự vật hiện tượng xung quanh. Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường không thích chơi những trò chơi tập thể, trò chơi sắm vai, trò chơi mô phỏng (bắt chước) v.v. trẻ không quan tâm đến bạn bè cùng lứa tuổi, không chơi cạnh bạn và quan sát những trẻ khác. Trẻ rất khó khăn trong việc hợp tác với người lớn như bố, mẹ, anh chị, cô giáo trong sinh hoạt hằng ngày. Chính vì lẽ đó, trong cuộc sống hằng ngày ở nhà cũng như ở trường cha mẹ và các giáo viên cần phải có sự điều chỉnh kịp thời và phù hợp những biểu hiện tình cảm và cảm xúc của trẻ, thông qua một số các loại hình hoạt động như: âm nhạc, mỹ thuật, môi trường xung quanh, làm quen văn học, vui chơiđể làm cho cuộc sống của trẻ thêm phong phú, tràn ngập cảm xúc tốt đẹp, hình thành cách ứng xử phù hợp và hài hoà của trẻ đối với bạn bè cùng tuổi và những người lớn xung quanh, hình thành ở trẻ các phẩm chất tốt đẹp đó là lòng vị tha, tính đôn hậu và kiên trì, khái niệm về tinh thần giúp đỡ lẫn nhau.v.v. Điều cơ bản nhất là tạo cho trẻ khả năng bước vào cuộc sống xã hội một cách tự tin và độc lập. 1.2.2.6. Nhu cầu và khả năng của trẻ CPTTT Nhu cầu của trẻ CPTTT Trẻ CPTTT cũng có những nhu cầu như trẻ bình thường nếu không muốn nói đó là những nhu cầu vô cùng mạnh mẽ và cấp bách đối với các em. Tuy nhiên, những hạn chế do khuyết tật gây ra có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động thể chất và tinh thần. Vì vậy, các em có những nhu cầu cấp bách đòi hỏi phải hỗ trợ, kích thích nhu cầu cũng như mong muốn, nỗ lực để đáp ứng của chính bản thân trẻ, giúp các em có thể tham gia hoạt động và hoà nhập với xã hội dễ dàng. Những nhu cầu cơ bản của trẻ CPTT là : + Nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở và chăm sóc y tế + Nhu cầu được vui chơi, giải trí: thấy những trẻ khác vui chơi các em cũng rất muốn được tham gia, được chơi đặc biệt là những trò chơi vui nhộn hấp dẫn Trẻ rất thích xem các chương trình trò chơi, chương trình thiếu nhi vui nhộn trên TV, nghe đài + Nhu cầu được đi học: Các em cũng rất thích được đi học, mong muốn được đến trường. Biểu hiện: trẻ rất thích cầm bút viết mặc dù chỉ viết được những chữ rất đơn giản, có khi chỉ là những nét vẽ nguyệch ngoạc, trẻ rất thích đeo cặp sách. + Nhu cầu về an toàn: Nhiều trẻ chậm phát triển rất e dè, mất tự tin, các em không thích tiếp xúc với người lạ + Nhu cầu khẳng định bản thân: Nhiều trẻ CPTTT rất muốn được thể hiện trước đám đông: múa, hát.. - 18 - Khả năng của trẻ CPTTT Theo quan điểm của Tật học hiện đại thì trẻ khuyết tật không phải ít phát triển hơn so với trẻ bình thường mà chúng phát triển theo một chiều hướng khác. Mọi trẻ em sinh ra và lớn lên trong xã hội loài người đều có những nhu cầu cơ bản về cơ thể, sự an toàn và những khả năng nhất định. Trẻ khuyết tật cũng có những nhu cầu cơ bản và khả năng nhất định tuy ở những mức độ khác nhau so với trẻ em bình thường. Trẻ CPTTT cũng có những khả năng nhất định. Đó là biết mặc quần áo, vệ sinh nhà cửa, lau rửa bát chén Trẻ cũng có khả năng múa, làm xiếc (uốn thân, ngồi xếp bằng)trẻ có khả năng nhận biết các hiệu lệnh.tất nhiên mức độ khả năng của trẻ có thấp hơn những trẻ bình thường rất nhiều. Trẻ có thể tham gia các hoạt động như mọi thành viên khác trong cộng đồng. Tuy nhiên trẻ có được tham gia các hoạt động đó để thể hiện và phát triển các tiềm năng của bản thân hay không tuỳ thuộc phần lớn vào sự tạo điều kiện của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. 1.3.Giáo dục đặc biệt cho trẻ chậm phát triển trí tuệ 1.3.1. Khái niệm Dù còn nhiều tranh cãi ngay cả trong các khái niện về GDĐB, nhìn chung đến nay các nhà giáo dục phương Tây và phương Đông đều thống nhất sử dụng một khái niệm GDĐB cho trẻ CPTTT trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập. GDĐB cho trẻ CPTTT có thể được định nghĩa là sự giảng dạy và hướng dẫn được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng những nhu cầu và khả năng riêng biệt của nhóm trẻ này dù theo bất cứ cách tổ chức nào (chuyên biệt, hội nhập hay hoà nhập) 1.3.2. Mục tiêu giáo dục đặc biệt cho trẻ chậm phát triển trí tuệ 1.3.2.1. Quyền được giáo dục của trẻ chậm phát triển trí tuệ Vấn đề giáo dục trẻ CPTTT liên quan chặc chẽ với quan điểm của xã hội về người CPTTT. Quan điểm này có ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm, tư tưởng và thái độ đối với người chậm CPTTT. Quan điểm của chính phủ Việt Nam về trẻ CPTTT được thể hiện trong các văn bản Pháp luật của Nhà nước cũng như qua việc phê chuẩn các công ước quốc tế. Một trong những công ước quan trọng nhất liên quan đến trẻ em là Công ước Liên hiệp quốc năm 1989 về quyền trẻ em. Chính phủ Việt Nam đã thông qua công ước này ngày 28- 2-1990. Công ước nêu rõ “...Trẻ khuyết tật có quyền được chăm sóc đặc biệt; được giáo dục và đào tạo để tự giúp bản thân; để sống một cuộc sống đầy đủ, phù hợp đạo đức; để đạt tới mức tối đa của sự tự chủ và hoà nhập xã hội” (Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em, điều 23) Trẻ khuyết tật được mô tả là trẻ em có khuyết tật trí tuệ hoặc thể chất. Giáo dục là một quyền cơ bản của trẻ em nên cũng là một quyền cơ bản của trẻ khuyết tật, bao gồm cả trẻ CPTTT. 1.3.2.2.Mục tiêu thực tiễn của giáo dục cho trẻ chậm phát triển trí tuệ Ngoài quyền cơ bản là được giáo dục, để việc thực hiện trở nên có tính thực tiễn, trẻ CPTTT cần được coi là có thể phát triển, có thể học tập và có thể giáo dục được. Trẻ CPTTT cùng trải qua những giai đoạn phát triển tương tự như trẻ bình thường [xem chương 3 “Sự phát triển của trẻ chậm phát triển trí tuệ”]. Điểm khác nhau là những giai đoạn này kéo dài hơn và quá trình phát triển dừng lại sớm hơn. Ngoài ra có những khuyết tật được xem là sự sai lệch chức năng bẩm sinh hoặc mắc phải và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ. Mô hình phát triển xã hội - tình cảm của trẻ CPTTT khuyến khích việc thiết kế các chương trình giảng dạy và hướng dẫn dựa trên nguyên tắc trẻ CPTTT có thể giáo dục được nếu chúng ta quan niệm học tập như là những cách thể hiện hành vi mới hoặc là việc mở rộng những hành vi hiện tại. 1.3.2.3. Mục tiêu chung của giáo dục đặc biệt cho trẻ chậm phát triển trí tuệ Cũng như giáo dục chính quy, mục tiêu chung của giáo dục đặc biệt là dạy những kiến thức văn hoá và kỹ năng tương ứng nhằm giúp học sinh có được cơ hội tối đa để có thể sống độc lập và phát triển đến mức cao nhất, có thể đạt được một vị trí xứng đáng trong - 19 - xã hội. Vì vậy giáo dục phải mang tính chức năng đối với trẻ, phải dựa trên khả năng riêng, môi trường sống và triển vọng tương lại của trẻ. Trọng tâm của giáo dục đặc biệt phải là những chương trình học thích hợp và có ý nghĩa mà trẻ có thể theo được và có thể áp dụng vào trong cuộc sống hiện tại và tương lai của trẻ. Chương trình học không chỉ hướng về các vấn đề học thuật mà nên tập trung vào phát triển các kỹ năng xã hội và kỹ năng chuyển đổi nhằm thức đẩy sự hoà nhập của trẻ vào xã hội. Vì mục tiêu cuối cùng nhằm đến cho trẻ là cuộc sống cộng đồng hoặc cuộc sống hoà nhập nên câu hỏi quan trọng nhất để đánh giá chương trình là “nó đã mang lại hiệu quả gì cho trẻ?”. Thách thức đối với các chương trình giáo dục hiện tại cho trẻ CPTTT chính là việc phải đảm bảo chuẩn bị được cho trẻ bước vào tương lai. 1.3.2.4. Giáo dục đặc biệt cho trẻ chậm phát triển trí tuệ - một chương trình giảng dạy kỹ năng cuộc sống Bằng cách nhấn mạnh tính chức năng, giáo dục đặc biệt cho trẻ chậm CPTTT cần kết hợp mô hình phát triển với mô hình sinh thái. Theo mô hình phát triển, các kỹ năng hiện tại của trẻ đã được đánh giá bằng cách thực hiện một hoặc nhiều bài kiểm tra liên quan tới những quy tắc thông thường hoặc những bảng đánh giá về “sự phát triển của trẻ” đã được chuẩn hoá. Các bảng đánh giá giúp xác định trẻ thiếu những mốc và những kỹ năng phát triển cụ thể nào. Dựa trên các đánh giá này, một kế hoạch hướng dẫn trẻ sẽ được xây dựng, bắt đầu từ những kỹ năng mà trẻ không thực hiện được. Theo mô hình sinh thái, các chuyên gia hoặc giáo viên tiến hành kiểm tra những môi trường, nơi trẻ phải thể hiện chức năng, qua đó xác định những kỹ năng cụ thể trẻ cần có thể tham gia được vào các môi trường này. Đây chính là những kỹ năng làm cơ sở cho việc đánh giá. Chương trình giảng dạy kỹ năng cuộc sống sẽ là chương trình thể hiện những đặc điểm của môi trường trẻ sẽ sống, làm việc và vui chơi sau khi rời trường. Cốt lõi của giáo dục là hướng dẫn trẻ vào việc tự chăm sóc mình, quan hệ với những người khác và môi trường. Chương trình giảng dạy kỹ năng cuộc sống là chương trình dạy những kỳ năng để chuẩn bị cho trẻ thực hiện chức năng một cách thành công trong các môi trường hoạt động của trẻ. Vì khả năng của mỗi trẻ là khác nhau và môi trường ở đó mỗi trẻ thực hiện các chức năng cũng khác nhau, nên chương trình dạy kỹ năng cuộc sống cho mỗi trẻ cũng phải khác nhau. Giáo dục theo hướng cá nhân hoá nên được thể hiện bằng một kế hoạch giáo dục cá nhân Theo hiệp hội CPTTT Mỹ, những kỹ năng cần thiết đối với trẻ là: Giao tiếp: Những kỹ năng bao gồm cả việc nghe hiểu và diễn đạt thông tin bằng những hành vi có tính biểu tượng (ví dụ như lời nói, chữ viết, các ký hiệu, ngôn ngữ ký hiệu...) hoặc những hành vi biểu tượng (ví dụ như nét mặt, cử động của cơ thể, sự động chạm, cử chỉ...) Tự chăm sóc: Những kỹ năng liên quan tới việc đại và tiểu tiện, ăn, mặc, vệ sinh và tắm rửa Sống tại nhà: Những kỹ năng liên quan tới việc thực hiện các chức năng tại nhà bao gồm cả việc chăm sóc quần áo, giữ gìn nhà cửa, bảo dưỡng đồ đạc, chuẩn bị và nấu ăn, đặt kế hoạch và tính toán việc chi tiêu mua bán, giữ an toàn nhà cửa, lên lịch công việc/hoạt động động hàng ngày Xã hội: Những kỹ năng liên quan tới việc trao đổi với các cá nhân khác Sử dụng các phương tiện công cộng: Những kỹ năng liên quan tới việc thích hợp những dịch vụ công cộng, bao gồm cả việc đi lại trong cộng đồng. - 20 - Tự định hướng: Những kỹ năng liên quan tới sự lựa chọn, liên quan tới khả năng các cá nhân có thể sống theo cách mà họ mong muốn, nhất quán trong cách đánh giá và lựa chọn điều mình thích theo khả năng riêng. Sức khoẻ an toàn: Những kỹ năng liên quan tới việc duy trì sức khoẻ bằng ăn uống, xác định bệnh tật, phòng và trị bệnh, tìm kiếm trợ giúp cơ bản nhất, vấn đề về giới tính, sự khoẻ mạnh thể chất và những vấn đề về an toàn. Học đường chức năng: Những khả năng và kỹ năng nhận thức liên quan tới việc học ở trường sẽ được áp dụng trực tiếp vào cuộc sống sau này của cá nhân. Học đường chức năng là môn học dạy những kỹ năng cần thiết, áp dụng trực tiếp vào trong môi trường sống hàng ngày của trẻ, đặc biệt là những kỹ năng mà trẻ sẽ cần sau khi rời trường. Giải trí: Hình thành những sở thích giải trí (tự giải trí và giải trí qua tương tác) trong đó phản ánh những ưu tiên, lựa chọn và quan niệm về độ tuổi, về văn hoá nếu như hoạt động được tiến hành ở nơi công cộng. Lao động: Những kỹ năng liên quan tới quá trình làm một công việc cả ngày hoặc nữa ngày trong cộng đồng, với những kỹ năng nghề đặc thù, những hành vi xã hội và những kỹ năng lao động phù hợp. 1.3.3. Biện pháp khắc phục những hạn chế cho trẻ chậm phát triển trí tuệ 1.3.3.1. Những hạn chế của trẻ chậm phát triển trí tuệ 1.3.3.1.1. Sự hạn chế về khả năng trí tuệ Chức năng trí tuệ dưới mức trung bình là một trong những hạn chế lớn nhất của người CPTTT nói chung và trẻ em bị CPTTT nói riêng. Sự hạn chế về chức năng trí tuệ phụ thuộc vào mức độ CPTTT của trẻ, mức độ CPTTT càng nặng thì sự hạn chế về khả năng trí tuệ của trẻ càng lớn. Chính sự hạn chế về khả năng trí tuệ đã dẫn đến những hạn chế trong hoạt động nhận thức của trẻ như: cảm giác, tri giác, tư duy, trí nhớ... 1.3.3.1.2. Sự hạn chế về khả năng chú ý Phần lớn các trẻ CPTTT gặp khó khăn khi phải tập trung và duy trì sự chú ý vào một công việc nào đó trong một thời gian dài. Trẻ rất khó khăn lựa chọn những thông tin cần thiết, tập trung chú ý vào những thông tin đó và bỏ qua những kích thích không có liên quan. Đôi khi các trẻ CPTTT phán đoán sai do chúng không xác định được những thông tin chính, trẻ thường chú ý đến những thông tin phụ. Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát bức tranh “em đi học", sau đó hỏi trẻ “ai trong bức tranh” trẻ có thể trả lời hoặc chỉ vào con bướm, cây cối trong tranh mà không trả lời đó là “bạn học sinh”. 1.3.3.1.3. Sự hạn chế về các kỹ năng giác động Kĩ năng giác động là những kĩ năng liên quan đến cảm giác và vận động da toàn thân. Kĩ năng cảm giác thuộc về cách mà đứa trẻ ghi nhận, xử lí và giải thích thông tin tiếp nhận qua các giác quan (nghe, nhìn, ngửi, nếm, sờ, chạm). Kĩ năng vận động bao gồm các kĩ năng vận động thô và vận động tinh – hai kĩ năng này có liên quan mật thiết với nhau. Nhiều hoạt động yêu cầu có sự phối hợp nhịp nhàng giữa 2 nhóm kĩ năng trên (ví dụ như phối hợp tay – mắt). Trẻ CPTTT thường bị hạn chế trong vực phối hợp trên nên khi thực hiện một hoạt động, nhiệm vụ nào đó sẽ gặp khó khăn, ví dụ như xâu hạt, viết 1.3.3.1.4. Sự hạn chế về kỹ năng xã hội. Những trẻ CPTTT, thường yếu kém về kĩ năng xã hội. Các trẻ này thường khó khăn trong các tình huống như: - Chơi cùng nhau, làm cùng nhau. - Lắng nghe người khác nói, luân phiên chờ đến lượt mình. - Rất khó để hiểu rằng có rất nhiều cách nhìn nhận người khác khác với cách nhìn nhận của mình. - Rất khó biểu hiện được thái độ đúng mực và phù hợp với ai đó hay với mọi người trong những tình huống nào đó. - Khó nhận biết thái độ, ý định của người khác qua những biểu hiện trên nét mặt hay tư thế. 1.3.3.1.5. Sự hạn chế về ngôn ngữ - 21 - Ở người bình thường, để có thể giao tiếp có hiệu quả cần phải có kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ (diễn đạt ý nghĩ thành ngôn từ) và kĩ năng tiếp nhận ngôn ngữ (hiểu những gì người khác nói). Trẻ CPTTT có sự hạn chế về cả hai kỹ năng này, đặc biệt là kỹ năng ngôn ngữ. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ CPTTT không mất nhiều thời gian hơn và trình độ ngôn ngữ của trẻ thấp hơn so với trẻ bình thường hai tuổi. Cụ thể là: • Vốn từ của trẻ ít và nghèo nàn • Nhớ từ mới lâu và chậm • Trong khi nói trẻ ít dùng câu phức tạp, ít dùng liên từ mà thường sử dụng câu ngắn, câu đơn, câu cụt • Lỗi phát âm: Nói ngọng, nói lắp và nói khó • Nói lại rập khuôn những gì người khác đang nói nhưng không hiểu ý nghĩa của lời nói đó • Không thể hiện rõ nhu cầu giao tiếp với người khác. Ví dụ: trẻ không chủ động thiết lập mối quan hệ với người khác, không đặt câu hỏi, hay chủ động trong trao đổi với người khác về một vấn đề nào đó hoặc trẻ từ chối giao tiếp với người khác. 1.3.3.1.6. Những vấn đề khái quá hoá kiến thức Trẻ CPTTT gặp khó khăn trong việc vận dụng kiến thức và các kỹ năng của mình trong những trường hợp khác nhau với tình huống mà trẻ đã từng gặp. Tuy có những tình huống gần giống với tình huống quen thuộc nhưng trẻ vẫn lúng túng và thực hiện sai. Ví dụ, trẻ CPTTT biết con vịt bơi dưới nước, thuyền buồm chạy dưới nước, khi học bài “làm quen phương tiện giao thông”, cô hỏi “phương tiện gì chạy dưới nước”? trẻ trả lời là “con vịt”. 1.3.3.1.7. Hành vi không mong muốn Do sự hạn chế về chức năng trí tuệ, ngôn ngữ, khả năng chú ý, những khó khăn về thể chất và tâm thần nên trẻ CPTTT thường có những hành vi không mong muốn như: - Trẻ đi lại tự do trong giờ học - Trẻ không ngồi yên, vận động chân tay liên tục - Đánh bạn - Đập phá, ném đồ chơi trong khi đang chơi - Từ chối sự chăm sóc vỗ về của người khác bằng cách lẩn tránh - Không thực hiện hoạt động hay nhiệm vụ - Trẻ ngồi uể oải, buồn chán, im lặng - Không phản ứng với những nỗ lực giao tiếp của người khác, thậm chí ngay cả khi bị trêu trọc - Nói tự do, nói một mình trong giờ học - La hét, gào thét không rõ nguyên nhân - Hành vi tự xâm kích: đập đầu, dứt tóc, cắn tay 1.3.3.1.8. Động cơ kém hăng hái, sợ thất bại Đứa trẻ thường không hoàn thành nhiệm vụ nào đó hoặc qua nhiều lần thất bại sẽ dẫn đến trẻ CPTTT dễ nản trí. Do vậy trẻ kém hăng hái, không muốn học những cái mới hoặc đối mặt với tình huống mới, trẻ hay ỷ lại và trông đợi sự giúp đỡ của người khác. Có trẻ có thể làm được nhưng lại thiếu tự tin nên không đủ quyết tâm để thực hiện. 1.3.3.2. Biện pháp khắc phục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfstlh0009_p1_4822.pdf
Tài liệu liên quan