9.1.1. Các quan điểm vềbệnh
Khái niệm vềbệnh tật được đặt ra từkhi con người có trên Trái Đất, nhưng nó
luôn thay đổi qua các thời đại và phản ánh trình độvăn minh với sựtiến bộxã hội.
Tiến bộkhoa học kỹthuật cũng nhưquan điểm triết học đương thời.
Từthời nguyên thuỷcho tới các thời đại văn minh cổ đại mà trong đó y học phát
triển như ởTrung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, La Mã. cho đến thếkỷ19 thì các quan điểm
vềbệnh tật hầu như đều mang tính chất duy tâm thần bí (nhưlà do thần thánh phạt, do
ma làm.) hoặc do sốmệnh.
22 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 2011 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đại cương về bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
197
Chương 9
ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ
KÝ SINH TRÙNG
9.1. KHÁI NIỆM VỀ BỆNH
9.1.1. Các quan điểm về bệnh
Khái niệm về bệnh tật được đặt ra từ khi con người có trên Trái Đất, nhưng nó
luôn thay đổi qua các thời đại và phản ánh trình độ văn minh với sự tiến bộ xã hội.
Tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như quan điểm triết học đương thời.
Từ thời nguyên thuỷ cho tới các thời đại văn minh cổ đại mà trong đó y học phát
triển như ở Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, La Mã... cho đến thế kỷ 19 thì các quan điểm
về bệnh tật hầu như đều mang tính chất duy tâm thần bí (như là do thần thánh phạt, do
ma làm...) hoặc do số mệnh.
Các nhà khoa học đương thời thì cho rằng: Bệnh lật là phản ứng cục bộ của cơ
thể hoặc bệnh tật là do sự phá hoại các thành phần dịch thể trong cơ thể như máu, mật,
dịch nhờn và nước mật gen.
Ở Trung Quốc có học thuyết âm dương ngũ hành. Theo học thuyết này, vũ trụ
đều do hai lực "âm - dương" và 5 nguyên tố kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ hình thành nên.
Âm - dương vừa đối kháng vừa bổ cứu cho nhau trong sự hình thành vạn vật như là
đục là cái, nóng và lạnh, sống và chết...
Mọi trạng thái đều phụ thuộc vào trạng thái cân bằng giữa hai lực âm - dương và
vận động của ngũ hành. Bệnh tật phát sinh là do sự rối loạn âm - dương và ngũ hành
thay đổi theo quy luật tháng sinh tương khắc (như là mộc sinh hoả, hoả sinh thổ; thổ
sinh kim, kim sinh thuỷ, thuỷ khác hoả, hoả khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ...).
Chuyên khoa đông y, châm cứu cũng dựa trên cơ sở học thuyết này, chia cơ thể thành
các hệ kinh lạc. Châm cứu là điều hoà âm dương trong cơ thể giúp cho âm - dương ở
trạng thái cân bằng và kinh lạc được thông suốt.
Đến cuối thế kỷ XIX, căn cứ vào sự phát minh ra cấu trúc tế bào. Nhà bác học
Việc Xốp (1858) đã sáng lập ra học thuyết bệnh lý học tế bào.
Theo ông. mọi quá trình bệnh lý đều phát sinh do sự biến đổi trong tế bào. học
thuyết này có cơ sở khoa học nhưng phiến diện, cục bộ, coi cơ thể là liên bang các tế
bào khác nhau, không liên quan đến nhau.
Đến cuối thế kỷ XIX, N.E.Nâykinxky, Bốt kín và Xetrenốp đã nêu khái niệm về
bệnh: "Trong cơ thể động vật luôn luôn có những quá trình sống. không ngừng tiến
hành trao đổi các chất lipit, protit. gluxit,vitamin với các quá trình tiêu hoá, tuần hoà,
hô hấp, bài tiết được tận hành dưới sự điều tiết cơ năng của động vật. Cơ cếê điều tiết
198
này giúp cho cơ thể sống thích nghi với những điều kiện hoàn cảnh bên ngoài luôn
luôn thay đổi như dinh dưỡng, chế độ làm việc là môi trường sống. Cho nên bệnh tật
không chỉ là sự tổn thương của một cơ quan nào mà trước hết là sự phá vỡ quá trình
điều tiết cơ năng hoặc sự mất thăng bằng về cơ năng điều tiết đó”
Như vậy, theo các nhà bác học này thì bệnh tật là do rối loạn điều tiết cơ năng
nhưng cơ năng điều tiết mọi hoạt động sống của cơ thể là gì thì chưa chứng minh
được.
Sau đó, Páplốp, nhà sinh lý học thần kinh xuất sác người Nga, người đã đặt nền
móng cho sinh lý học hiện đại bằng học thuyết vĩ đại thần kinh - thể dịch. ông đã phát
triển quan điểm của Xetrenốp và đưa ra quan điểm khoa học về sự phát sinh bệnh tật
trong cơ thể như sau:
Theo ông "Cơ thể động vật là một khối thống nhất giữa các cơ quan bộ phận
trong cơ thể có ảnh hưởng qua lại với nhau dưới sự điều tiết chung của hệ thống thần
kinh là thể dịch (chất nội tiết)". Mặt khác, cơ thể và ngoại cảnh luôn có tác động qua
lại tương hỗ nhau, cơ thể luôn thích ứng với ngoại cảnh.
Trong hệ thống thần kinh, đặc biệtt lớp bỏ đại não đóng vai trò quan trọng trong
việc chỉ đạo mọi hoạt động cơ năng của cơ thể, đảm bảo tính thống nhất với ngoại
cảnh thông qua hoạt động phản xạ có điều kiện và không điều kiện.
Khi sự thích ứng bên ngoài vượt quá phạm vi điều hoà sinh lý của thần kinh
trung ương sẽ làm rối loạn chỉ đạo hoạt động cơ năng của cơ thể, phá vỡ thế cân bằng
giữa cơ thể và ngoại cảnh, khi đó sẽ phát sinh bệnh tật.
Như vậy: Bệnh tật không chỉ xảy ra ờ cục bộ mà là phản ứng toàn thân, ảnh
hưởng tới mọi hoạt động thống nhất của cơ thể. Đây là quan điểm khoa học và toàn
diện nhưng cũng cần phải tránh đi vào quan điểm thần kinh luận cho rằng từ thần kinh
có thể sinh ra mọi thứ bệnh và suy diễn cho rằng phản xạ bệnh lý là cơ sở duy nhất của
hệ phát triển bệnh hoặc tuyệt đối hoá vai trò của lớp vỏ đại não.
Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của ngành hoá sinh và sinh học phân tử,
quan điểm bệnh cũng được bổ sung thêm toàn diện hơn như các khái niệm bệnh lý học
phân tử. Xác định một số bệnh do gen di truyền gây nên...
Trong thực tiễn nhân y và thú y học, người ta chia bệnh tật thành hai nhóm bệnh
chính là bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm.
Bệnh truyền nhiễm là những bệnh do vi trùng, siêu vi trùng, ký sinh trùng, nấm
vi thể gây ra cho cơ thể người và động vật. Chúng có khả năng lây truyền nhanh tử cơ
thể này sang cơ thể khác, thậm chí từ loài này sang loài khác và phát triển thành dịch
nguy hiểm, gây tác hại lớn, làm chết nhiều vật nuôi trong một thời gian. Ví dụ: bệnh
dịch tả trâu bò, bệnh tụ huyết trùng...
Bệnh không truyền nhiễm là những bệnh do cơ năng sinh lý bị trở ngại tổn
thương bộ phận do nhiều nguyên nhân khác nhau như tác động vật lý, hoá học, sinh
học... Các loại bệnh này không lây truyền giữa các cá thể như các bệnh nội. ngoại,
199
sản...
9.1.2. Nhiễm trùng và nguyên lý nhiễm trùng
Nhiễm trùng là quá trình sinh học phức tạp xảy ra trong cơ thể động vật sau khi
vi trùng xâm nhập. Danh từ nhiễm trùng (infection) xuất phát từ chữ la tinh inficire, có
nghĩa là tôi bị nhiễm. Vì vậy, nhiều người hiểu danh từ ấy là sự xâm nhập vào cơ thể
của vi trùng bệnh này hay bệnh khác. Người ta thường gọi gốc tích lây bệnh là mầm
bệnh.
Khi sinh sản và phát triển trong cơ thể động vật, vi trùng gây tác động nhiều mặt,
để phản ứng lại cơ thể súc vật trung hoà mầm bệnh ngay từ đầu hoặc chiến đấu ác liệt
với nó trong suốt quá trình phát triển của bệnh Như vậy, kết quả của nhiễm trùng có
thể gây thành bệnh có triệu trứng rõ rệt, đặc trưng cho bệnh đó.
Hiện tượng ký sinh của vi trùng đối với cơ thể vật nuôi chỉ là một trường hợp
riêng biệt trong nhiều mối quan hệ phức tạp giữa cơ thể và vi trùng. Vì vậy, chỉ có thể
hiểu nguyên lý nhiễm trùng nếu là phân tích mối quan hệ giữa cơ thể với ngoại cảnh
và vi trùng trong một hoàn cảnh nhất định. Chúng ta biết rằng ngay từ khi sinh ra, vật
nuôi đã sống và phát triển trong điều kiện tiếp xúc với nhiều loại vi trùng khác nhau
nên vật nuôi phải có khả năng lớn để thích nghi với những điều kiện sống mới. Nhiều
loại vi trùng có thể sống và thích nghi trên niêm mạc đường hô hấp, đường sinh dục,
đường tiêu hoá cũng như trên da của súc vật. Vi trùng bám vào các niêm mạc do tiếp
xúc với môi trường xung quanh như hít thở không khí, ăn uống, bú sữa hoặc tiếp xúc
trực tiếp với vật nuôi ốm và đồ dùng xung quanh. Vi trùng trong thiên nhiên có rất
nhiều loại:
- Vi trùng hoại sinh sống nhờ các chất ở xác của tế bào động thực vật.
- Vi trùng ký sinh sống nhờ các tế bào động thực vật sống.
- Vi trùng tuỳ tiện có thể vừa sống hoại sinh vừa sống ký sinh.
Ngoài ra, có loại vi trùng ký sinh bắt buộc tức là chỉ sống và phát triển trong cơ
thể động vật nhất định. Sinh sống bằng thể sống và gây cho cơ thể nhiều thiệt hại đó là
các siêu vi trùng, ricketsia.
Nhiều loại vi trùng sống ở đất, nước, không khí dần dần đã thích ứng trên cơ thể
súc vật. Đầu tiên chúng là các vi trùng ký sinh không thường xuyên, sau trở thành ký
sinh bắt buộc và cơ thể động vật đã trở thành môi trường sống thuận lợi duy nhất cho
chúng. Việc chuyển từ vi trùng hoại sinh có điều kiện sang vi trùng ký sinh thường kéo
theo nhiều biến đổi về tính chất của vi trùng. Khi đó, vi trùng mất đi những khả năng
cần thiết để sống ngoài môi trường và chúng đã tiếp thu những tính chất mới cần cho
cuộc sống ký sinh.
Trong quá trình thích nghi với cơ thể súc vật, nhiều vi trùng ký sinh hướng về
các mô bào, nhất là đối với Ricketsia và siêu vi trùng. Mồi loại vi trùng thường thích
nghi trên cơ thể một loại vật nuôi nhất định.
200
Ví dụ: Vi trùng sốt lở mồm long móng ký sinh ở loài móng guốc chẵn như trâu
bò. Vi trùng tỵ thư ký sinh ở loài móng guốc lẻ như ngựa.
Vi trùng viêm màng phối ký sinh ở trâu bò... Có loại gây bệnh cho tất cả các loài
súc vật như siêu vi trùng bệnh dại.
Kết quả của sự thích nghi là vi trùng tạo thành các kiểu trao đổi chất khác nhau,
có hình thái và đặc tính sinh lý đặc trưng cho từng loại vi trùng và truyền từ đời này
sang đời khác.
Căn cứ vào phương thức trao đổi chất mà người ta chia ra các loại: Vi trùng tự
dưỡng: Là những vi trùng sống nhờ các hợp chất muối vô cơ để tổng hợp nên dinh
dưỡng cho cơ thể.
Vi trùng dị dưỡng: Là những vi trùng sống nhờ các hợp chất hữu cơ có săn trong
tự nhiên. Trong đó có loại ký sinh trên cơ thể sống, loại hoại sinh trên tế bào và cơ thể
đã chết.
Như vậy, giữa cơ thể súc vật và vi trùng xảy ra nhiều tác động qua lại như quan
hệ cộng sinh cùng có lợi: Ký sinh khi vi trùng gây độc hại cho cơ thể rõ rệt. Hội sinh
khi không bên nào gây hại cho bên nào cũng như không có lợi mặc dù chúng sống trên
da gà niêm mạc của súc vật. Ngoài vi trùng ký sinh bắt buộc và tuỳ tiện còn có loại ký
sinh huỷ hoại hoại sinh. Chúng thường có nhiều ở môi trường và chỉ gây bệnh khi rơi
vào vết thương. Ví dụ: Vi trùng hoại sinh hơi (vi trùng ung khí thán) và vi trùng uốn
ván...
Vi trùng uốn ván dùng các tế bào chết để dinh dưỡng và sinh sản độc tố mạnh,
truyền theo đường máu, thần kinh và gây nên triệu trứng uốn ván.
Hoạt tính của vi trùng độc phụ thuộc vào khả năng ức chế sức tự vệ của cơ thể
(tính công kích). Khả năng sinh sản và lây lan qua các mô vào cơ quan (tính chất ký
sinh) và gây nên ngộ độc cho cơ thể (đặc tính).
Theo A.V. AĐÔ (1964), tác động gây bệnh của vi trùng độc là sự phá huỷ mô
bào và cơ quan tạo nên triệu trứng điển hình của bệnh. Độc lực của vi trùng lan ra tế
bào, mô và các cơ quan, điều khiển hoạt động sống của cơ thể.
Vi trùng độc khi sinh sản có thể tích đầy trong máu, dịch lâm ba, mô bào, các khe
rãnh giữa các mô và tế bào gây tác động nhiều mặt đến cơ thể. Sự phá huỷ của vi trùng
truyền nhiễm diễn ra ở mức độ phân tử và tế bào gây ức chế hô hấp tế bào, gây đông
vón tương bào, từ đó phát sinh nhiều thể viêm, phá huỷ các chức năng điều tiết chuyên
nghiệp của các cơ quan.
Sức gây bệnh của vi trùng phụ thuộc vào sự biến đổi độc lực của chúng. Độc lực
tăng khi truyền liên tiếp vi trùng độc vào cơ thể súc vật cảm nhiễm, độc lực giảm khi
truyền vi trùng qua cơ thể khác ít cảm nhiễm và cấy truyền lâu đời trên môi trường
nhân tạo hoặc tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học có ảnh hưởng
xấu đến vi trùng.
201
Mức độ độc lực của vi trùng được xác định báng liều chết trung bình (ký hiệu
LD50) tức là liều đủ để giết 50% súc vật thí nghiệm.
Vi trùng độc vào cơ thể chỉ phát triển được khi yếu tố công kích của vi trùng có
khả năng cản sức đề kháng của cơ thể. Trong quá trình đó vi trùng sản sinh ra nhiều
yếu tố như nội độc tố, ngoại độc tố chất giáp mô, công kích tố. hêmôlizin, lơcôxidin.
coagulaza fibrinolizin... Có những loại vi trùng như vi trùng nhiệt thán, song cầu
trùng... trong giáp mô có chứa chất ức chế thực bào của cơ thể động vật nếu làm mất
khả năng tạo giáp mô thì chúng sẽ mất độc lực. Nhiều vi trùng gây bệnh là nhờ có lông
mao nên dễ dàng xâm nhập và cư trú tại các mô bào, một số còn tiết ra men côagulaza
làm đông vón huyết tương động vật, vi trùng Streptoccus, Diplococus là một số vi
trùng khác tiết ra chất lơcôxidin phá huỷ bạch cầu và hemôlizin phá huỷ hồng cầu của
cơ thể động vật.
Độc tố của vi trùng được chia ra làm nội độc tố và ngoại độc tố: Ngoại độc tố:
Do vi trùng tiết ru môi trường xung quanh, các mô bào của cơ thể hút vào và bị nhiễm
độc. Ví dụ: Độc tố uốn ván truyền theo mạch máu và dây thần kinh vào trung ương
thần kinh gây kích thích trung tâm vận động làm bắp thịt co giật. Người ta làm thí
nghiệm tiêm nước lọc ngoại độc tố uốn ván vào cơ thể không hề có vi trùng thì cơ thể
súc vật vẫn mắc triệu trứng uốn ván như khi có vi trùng. Do đó, người ta gọi ngoại độc
tố là độc tố thực. Các loại vi trùng Gr thường tiết ra độc tố thực có trọng lượng phân tử
giống như cao phân tử.
Độc tố có tích chất kháng nguyên và chỉ ảnh hưởng đến cơ thể sau một thời gian
ủ bệnh. Độc tố có kết cấu đản bạch hay polyxaccaris, chúng khác nhau về cấu trúc hoá
học, tính tác động trên cơ thể.
Ví dụ: Vi trùng uốn ván sinh hai độc tố: Tetamôlizin làm tan vỡ hồng cầu và
tetanopanin kích thích trung tâm thần kinh vận động gây triệu trứng tổng hợp của bệnh
uốn ván là co giật, cứng cơ. Ngược lai, độc tố bac.botulinus cũng tác động đến trung
tâm thần kinh vận động nhưng lại làm nhũn rão các bắp thịt. Ngoại độc tố có tích chất
kháng nguyên khi tiêm vào cơ thể súc vật sẽ kích thích cơ thể sinh kháng thể để trung
hoà độc tố. Ngoại độc tố cũng dễ dàng bị phá huỷ dưới tác động của điều kiện như
nhiệt độ cao, ánh sáng, formalin...
Nếu cho formalin vào độc tố với liều lượng 0,3 - 0,5% ở nhiệt đò 37 – 400C độc
tố sẽ biến thành độc tố vô hoạt (anatôxin).
Anatôxin không còn độc nhưng vẫn còn tính kháng nguyên nên tiêm vào cơ thể
sẽ kích thích cơ thể sản sinh kháng thể. Lợi dụng tính chất này mà người ta chế tạo các
vacxin. Đặc biệt khi cho thêm phèn chua vào độc tố vô hoạt sẽ làm tảng khả năng
miễn dịch cho cơ thể súc vật khi được tiêm phòng.
- Nội độc tố: Là sản phẩm của nhiều loại vi trùng, chủ yếu là loại vi trùng Gr - do
xác vi trùng chết mà thành. Nội độc tố gắn liền với thân vi trùng. Chúng gây ra các
hiện tượng ngộ độc chung cho súc vật như ủ rũ, gầy còm, lãng hoặc giảm thân nhiệt,
202
xuất huyết màng xoang và niêm mạc ảnh hưởng tới các mạch máu và hệ thân kinh làm
giảm huyết áp, rối loạn hô hấp, giảm bạch cầu, ức chế thực bào và huỷ hoại mô bào
cục bộ. Điển hình là loại nội độc tố phó thương hàn: Gây sốt, tạo nốt hoại tử cục bộ ở
đường ruột và phá huỷ trao đổi chất. Nội độc tố có khả năng chịu nhiệt cao ở nhiệt độ
80-1000C nó vẫn tồn tại trong một thời gian dài.
Theo.V.M.Arirtopxki thì nội độc tố và ngoại độc tố có những điểm khác nhau cơ
bản sau:
Ngoại độc tố Nội độc tố
- Dễ thẩm thấu từ tế' bào ra môi - Kết chặt với thân vi trùng.
trường.
- Rất độc, có tác dụng trên từng cơ quan,
chịu nhiệt kém.
- Ít độc hơn, tác dụng chọn lọc không rõ
rệt, chịu nhiệt cao.
- Tạo kháng độc tố trong cá thể động vật. - Tác động kháng nội độc tố không đáng
kể.
- Bản chất là protit nên bị men tiêu hóa
tác động.
- Nhiều lọai là glucolipoit nên bị men
tiêu hóa tác động.
- Tác động của formalin biến thành độc
tố vô họat.
- Formalin ít làm cho nó mất tính độc.
Khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể ít sẽ gây nhiễm cục bộ đặc biệt là ở nhiễm
trùng, khi nhiều sẽ gây nhiễm trùng toàn thân. Nhiêu loại vi trùng khi qua cửa nhiễm
trùng sẽ đi vào máu, hệ bạch huyết và lan ra các mô bào. Nhiễm trùng cục bộ xảy ra
khi cơ thể có khả năng ngăn chặn vi trùng phát triển và lan rộng gáy ra viêm tại chỗ.
Quá trình đó thường xảy ra phán ứng mạnh của cơ thể như tăng thân nhiệt, biến đổi
một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá máu, tạo kháng thể... Nếu cơ thể không khoanh vùng
được mầm bệnh sẽ lan ra toàn thân gây nhiễm trùng toàn thân hoặc nhiễm trùng huyết.
9.1.3. Đặc điểm của bệnh truyền nhiễm
Bệnh truyền nhiễm có những đặc điểm sau:
- Mầm bệnh (nhân tố gây bệnh): Mầm bệnh có nhiều loại khác nhau bao gồm:
Siêu vi trùng, vi trùng, soạn trùng, nấm vi thể, ký sinh trùng đường máu... với nhiều
chủng loại khác nhau về kích thước và hình dạng.
- Hiện tượng nhiễm bệnh: Xảy ra trong cơ thể súc vật sau khi mầm bệnh xâm
nhập cơ thể với các điều kiện gây bệnh sau:
+ Mầm bệnh phải phát triển được trong cơ thể súc vật, phải có độc lực để có thể
cản được sức đề kháng của cơ thể.
+ Đường xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể theo các con đường tiêu hoá. hô
hấp, niêm mạc, máu, đường sinh dục và qua vết xước ở da.
+ Mầm bệnh phải có số lượng đủ để gây bệnh khi vào cơ thể nó phải phát triển
nhanh. Sức gây bệnh của vi trùng phụ thuộc vào sự biến đổi độc lực và sức đề kháng
của cơ thể vật nuôi. Mầm bệnh có thể bị cơ thể vật nuôi tiêu diệt, cũng có thể phát
triển và gây bệnh truyền nhiễm cho sát nuôi. Đó là cuộc đấu tranh giữa cơ thể bị nhiễm
ht
tp
:/
/c
nt
y.
ru
me
na
si
a.
or
g,
T
L
th
am
k
ha
o,
P
.V
.
Ha
i
203
trùng và vi trùng. Tuỳ theo khả năng chống đỡ của cơ thể mà vật nuôi có thể bị nhiễm
bệnh đơn thuần (chỉ do một loại vi trùng gây nên) hoặc bị nhiễm trùng kết hợp (do hai
hay nhiều vi trùng gây bệnh cùng một lúc) hoặc bị nhiễm trùng kế phát nhau.
Tuỳ theo tính chất, mức độ và thời gian của quá trình bệnh mà người ta chia ra
các thể bệnh:
+ Thể quá cấp: súc vật thường chết ngay khi chưa có triệu chứng điển hình.
+ Thể cấp tính: bệnh diễn biến nhanh có triệu chứng điển hình là thường bị chết
trong vòng 7-10 ngày.
+ Thể á cấp tính: bệnh diễn biến chậm hơn kéo dài vài tuần lễ thể hiện rõ triệu
chứng điển hình.
+ Thể mãn tính: bệnh lúc phát lúc khỏi, kéo dài hàng tháng đến hằng năm.
Một số trường hợp có thể có thể ẩn, đó là súc vật mang mầm bệnh nhưng không
phát bệnh rõ ràng nhưng lại thường xuyên thải mầm bệnh ra môi trường xung quanh.
Đây là nguồn bệnh rất nguy hiểm.
- Quá trình tiến triển của bệnh truyền nhiễm được chia thành các thời kỳ như sau:
+ Thời kỳ ủ bệnh: Dài hay ngắn tuỳ thuộc vào các loại bệnh khác nhau và khả
năng đề kháng của cơ thể vật nuôi, được tính từ khi vi trùng xâm nhập cho đến khi
xuất hiện triệu chứng đầu tiên.
+ Thời kỳ liềm phát: Từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến khi bệnh toàn
phát. Cơ thể phát sinh các rối loạn nhẹ như sốt, ủ rũ, kém ăn, sổ mũi, chảy nước mãi...
+ Thời kỳ toàn phát: Các triệu chứng xuất hiện rõ đầy đủ, cơ thể súc vật ở trạng
thái mới gọi là trạng thái bệnh lý, quá trình trao đổi chất cũng thay đổi theo.
+ Thời kỳ kết thúc: Cơ thể khỏi bệnh hoặc chết.
9.2. SỨC ĐỘ KHÁNG TỰ NHIÊN CỦA CƠ THỂ VẬT NUÔI VỚI BỆNH
Sức đề kháng của cơ thể với bệnh truyền nhiễm có liên quan đến trạng thái sinh
lý của cơ thể vật nuôi, trạng thái sinh lý ấy phụ thuộc vào tuổi điêu kiện thức ăn dinh
dưỡng và chăm sóc nuôi dưỡng của con người.
Nhiêu nhà bác học đã nghiên cứu vai trò của cơ thể đối với bệnh truyền nhiễm.
Thuyết thực bào của J.J.Métnhicốp đã có ảnh hưởng dẫn đến việc phát triển học thuyết
về sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh. Song song với sự phát triển của học thuyết
miễn dịch của J.J.Métnhicốp, nhiều tài liệu về khả năng diệt vi trùng của máu và hệ
bạch huyết cung như khả năng trung hoà độc tố bằng kháng thể đã dược nêu ra. Trong
quá trình đó đã xuất hiện nhiều học thuyết miễn dịch thể dịch. Từ các hiện tượng
không bị nhiễm bệnh hoặc từ các chức năng bảo vệ cơ thể khác (khả năng trung hoà
độc tố, làm tan vỡ vi trùng...), các tác giả tổng hợp thành học thuyết để giải thích các
hiện tượng phức tạp thuộc phạm trù miễn dịch. Hệ thống phòng vệ hay sức đề kháng
tự nhiên của cơ thể bao gồm:
204
9.2.1. Da
Da là tổ chức thượng bì kép sừng hoá, có tác dụng bảo vệ cho cơ thể tránh được
những tác động của các nhân tố cơ học, hoá học và vi sinh vật gây bệnh. Da lành lặn là
bức tường bảo vệ vững chắc cho cơ thể. Chỉ có một số ít mầm bệnh truyền nhiễm có
thể xuyên qua da lành lặn. Ví dụ: Bruscelloz, tularemia, nấm lông, nấm da. Tế bào
chết ớ thượng bì luôn luôn bị rụng cuốn theo nhiều vi trùng, dịch tuyến mồ hôi trên da
rửa trôi và có chất lizozym làm dung giải nhiều vi trùng. Người ta thí nghiệm thả vi
khuẩn Salmonella sống trên da người. sau 20 phút kiểm tra chỉ có 1% sống, còn 99%
bị tiêu diệt. Sự bài tiết của da, rụng vảy, bụi đất... làm bề mặt da và lông, tóc bị bẩn. Vì
vậy trên lông, da và nhất là các nếp nhăn thường bị thấm nhiều mồ hôi và mỡ dễ bị
phân huỷ sẽ làm giảm độ axit của da và tăng độ thích ứng của vi trùng độc. Da thường
xuyên tiếp xúc với ngoại cảnh do đó tiếp xúc với nhiều loại vi trùng (trên lcm2 da bê bị
bẩn có chứa hàng triệu vi trùng các loại). Da sạch và lành lặn có chức năng bảo vệ cao:
dưới lớp giác mạc của thượng bì là mồ hôi liên kết có nhiều mạch máu và dây thần
kinh, các tuyến mồ hôi và tuyến mơ. Nếu vi trùng xuyên qua thượng bì là da liền bị
các tế bào mô liên kết và bạch cầu tiêu diệt. Tại nơi vi trùng xâm nhập. Xét nghiệm
cho thấy có rất nhiều bạch cầu, nếu bạch cầu không chống nổi thì vi trùng sẽ xâm nhập
vào các mô và cơ quan khác.
Trạng thái tự vệ của da phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ, không phải ngẫu nhiên
mà người ta có thể đánh giá một phần sức khoẻ của gia súc qua trạng thái của lông và
da. Nếu da khô, lông dài khô và rối thì sức đề kháng của cơ thể thấp. Nếu da bóng
nuột, lông mềm và mượt thì sức đề kháng cao. Cho vật nuôi ăn đầy đủ, đúng mức, tắm
trải thường xuyên là những biện pháp tốt nhất phòng bệnh cho da, kích thích trao đổi
chất, làm tăng tính ngon miệng và tăng sức đề kháng. thức ăn thiếu vitamin và khoáng
sẽ làm da kém sức đề kháng.
9.2.2. Niêm mạc
Niêm mạc mắt, mũi, miệng, ruột và đường sinh dục so với da thì vi trùng dễ thích
ứng hơn, nhiều loại vi trùng xám nhập vào cơ thể theo đường niêm mạc. Song nếu
niêm mạc của cơ thể gia súc khoẻ mạnh có sức đề kháng cao. Niêm mạc đường hô hấp
bao bọc bởi lớp thượng bì có lông rung nhỏ cùng với chất nhầy có vai trò giữ bụi và vi
trùng rồi tống chúng ra ngoài qua đờm. Hoặc phàn xạ hắt hơi. Niêm mạc còn tiết ra
lizozym trong dịch nước bọt. nước mũi, nước mắt... dịch vị và dịch ruột có thể tiêu diệt
hầu hết các vi trùng xâm nhập.
9.2.3. Ổ viêm
Đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng, phản ứng
viêm càng mạnh ở điểm nhiễm trùng chứng tỏ khả năng kháng thề của cơ thể càng
cao. Trong ồ viêm có nhiều dịch thẩm xuất từ mạch quản thấm ra bao gồm:
- Dịch thể: Chủ yếu là đản bạch xơ xelluloalbumin, fibrinogen hình thành tổ chức
xơ trong ổ đêm, ngăn chặn không cho vi trùng lan sang bộ phận khác của các tế bào:
205
Chủ yếu là bạch cầu, theo J.J. Métnhicốp có hai loại chính:
+ Tiểu thực bào: Gồm bạch cầu đa nhân trung tính di động đến nơi có vi trùng,
tiêu diệt vi trùng theo kiểu amip.
+ Đại thực bào: Gồm bạch cầu đơn nhân và tế bào của hệ thống lưới nội mô sản
sinh ra men dung giải đản bạch có tác dụng làm tan vỡ vi trùng hỗ trợ cho tiểu thực
bào.
Nếu thành phần dịch rỉ viêm có thể gây chèn ép các cơ quan tổ chức, mạch máu,
dây thần kinh gây đau nhức và có biểu hiện đỏ, sưng, nóng, đau. Ngoài ra, trong quá
trình viêm còn sinh ra nhiều sản phẩm trung gian gây tăng tiết histamin, axetycholine
làm cường phó giao cảm gây giãn mạch, tăng tiết serotonin làm tăng axit lactic và các
dẫn xuất ADP, AMP...
9.2.4. Máu và bạch huyết
Súc vật khoẻ mạnh có thể ngăn cản sự xâm nhập của vi trùng vào máu, tiêu diệt
và trung hoà độc của vi trùng, ôpxônin và trôpin trong máu có tác dụng làm yếu vi
trùng giúp cho hệ thống thực bào hoạt động thuận lợi, các kháng thể tồn tại trong máu
và bạch huyết như yglôbuline, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu đa nhân... có vai trò liêu
diệt và trung hoà độc tố của vi trùng.
Vì vậy các chỉ tiêu sinh hoá của máu cho phép đánh giá trạng thái cơ thể và khả
năng tự vệ của gia súc. Qua việc xét nghiệm hồng cầu, bạch cầu và công thức máu có
thể đánh giá được quá trình sinh lực trong các mô bào và các điều kiện chăm sóc nuôi
dưỡng khác nhau.
9.2.5. Gan, thận
Các chất cặn bã trong quá trình trao đổi chất của cơ thể bao gồm cả độc tố của vi
khuẩn đều được đưa về gan để giải độc. Gan đã giữ lại những kim loại nặng, một số
cặn bã và vi khuẩn để đưa xuống ruột theo chu trình gan -mật - ruột và được tống ra
ngoài theo phân. Một số chất cặn bã còn lại được đưa xuống thận và được thải ra ngoài
theo nước tiểu. Các tế bào Kypfe của gan, tế bào vỏ thượng thận và tuyến yên có khả
năng giữ lại và tiêu hoá vi trùng. Phản ứng chung của cơ thể khi vi trùng xâm nhập vào
là phản ứng thần kinh, thể hiện ở chỗ tăng hoặc giảm nhịp đập của tim, loạn nhu động
ruột, tăng hô hấp... Những điều đó gây nên sự biến đổi điều khiển của hệ thần kinh
trung ương dẫn đến rối loạn nội tiết và trao đổi chất nói chung của cơ thể.
Nếu như sức đề kháng của cơ thể tốt sẽ ngăn chặn được sự phá huỷ của vi trùng
đối với từng cơ quan bộ phận và toàn thân. Nếu sức đề kháng kém, vi trùng sẽ phát
triển mạnh. Hoạt động phá huỷ cơ quan nội tạng và gây bệnh cho súc vật.
* Biện pháp nâng cao sức đề kháng tự nhiên
Sức đề kháng tự nhiên của cơ thể vật nuôi đối với vi trùng gây bệnh xâm nhập
phụ thuộc vào chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý sử dụng vật nuôi. Nếu cung
cấp đầy đủ chất dinh dưỡng với tỷ lệ thích hợp như protit, lipit, gluxil, khoáng, vitamin
206
và có chế độ chăm sóc huấn luyện, sử dụng hợp lý sẽ làm tăng sức đề kháng tự nhiên
của cơ thể. Ngoài ra, sức đề kháng tự nhiên còn phụ thuộc vào điều kiện ngo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gt_co_so_chan_nuoi_197_9003.pdf