Trình bày định nghĩa, mục đích, nguyên tắc các
hình thức và các phương pháp phục hồi chức năng.
2. Kể tên các kỹ thuật – phương pháp phục hồi chức
năng.
3. Trình bày được tên, chỉ định và chống chỉ định của
các phương thưc điều trị vật lý.
42 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 670 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đại cương vật lý trị liệu và phục hồi chức năng đại cương vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI CƯƠNG
VẬT LÝ TRỊ LIỆU &
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
GV: HÀ VĂN CHÂU
MỤC TIÊU
1. Trình bày định nghĩa, mục đích, nguyên tắc các
hình thức và các phương pháp phục hồi chức năng.
2. Kể tên các kỹ thuật – phương pháp phục hồi chức
năng.
3. Trình bày được tên, chỉ định và chống chỉ định của
các phương thưc điều trị vật lý.
SỨC KHỎE ???
Là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể
chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải
là không có bệnh tật.
I. VAI TRÒ CỦA PHỤC HỒI
CHỨC NĂNG
Là một trong ba bước của y học:
• Phòng bệnh.
• Chữa bệnh.
• Phục hồi chức năng.
II. ĐỊNH NGHĨA
Phục hồi ???
• Phục: trở lại, trở về
• Hồi: trả lại.
Phục hồi: trả lại chức năng đã bị mất do hậu
quả của bệnh, chấn thương
III. MỤC ĐÍCH CỦA PHCN
Hoàn trả lại một cách tối đa các chức năng đã bị giảm
hoạt bị mất cho người bệnh, tăng cường khả năng còn
lại của họ để giảm hậu quả của tàn tật.
III. MỤC ĐÍCH CỦA PHCN
Tác động làm thay đổi
tích cực suy nghĩ, thái độ
của xã hội, tạo nên sự
chấp nhận của xã hội đối
với người tàn tật, coi họ
như một thành viên bình
đẳng trong cộng đồng.
III. MỤC ĐÍCH CỦA PHCN
Cải thiện nhà ở, nơi làm
việc, đường xá, trường
học, để người tàn tật có
thể tham gia lao động
sản xuất, học hành và
đến được những nơi mà
họ cần đến
III. MỤC ĐÍCH CỦA PHCN
Tóm lại:
• PHCN là phương pháp sáng tạo về khoa học,
nghệ thuật, giúp người bệnh tiến triển và tận dụng
tối đa về thể chất và tinh thần, kinh tế, xã hội để
giúp mình trở thành người có ích, gia nhập trở lại
cộng đồng.
• Biến những người tàn tật trở thành người Tàn mà
không Phế
IV. NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA PHCN
• Đánh giá đúng tình trạng khuyết tật và sức
khỏe của người bệnh.
• Phục hồi sớm song song với quá trình điều
trị giúp BN nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
• Phải luôn khiến người bệnh hoạt động đem
lại sức khỏe, trái lại bất động làm cơ thể suy
yếu.
V. CÁC HÌNH THỨC CỦA PHCN
5.1. PHCN dựa vào viện, các trung tâm PHCN.
Ưu điểm:
• Kết quả phục hồi nhanh hơn và phục hồi cho
nhiều trường hợp khó
Nhược điểm:
• Bất tiện cho những bệnh nhân ở xa, chi phí cao
V. CÁC HÌNH THỨC CỦA PHCN
5.2. PHCN ngoại viện:
Ưu điểm:
• Cán bộ chuyên khoa trực tiếp tập luyện, sự tiến
bộ nhanh hơn, số người được tập nhiều hơn
Nhược điểm:
• Chi phí cao, không đủ cán bộ và số người tàn
tật được tập luyện cũng không được nhiều.
V. CÁC HÌNH THỨC CỦA PHCN
5.3. PHCN dựa vào cộng đồng.
Ưu điểm
• Tỷ lệ người tàn tật được tập luyện, phục hồi cao
nhất.
• Giải quyết được tình trạng thiếu cán bộ chuyên
khoa.
• Chi phí vừa phải, chấp nhận được
• Người tàn tật được phục hồi ngay tại cộng đồng
chấp nhận, yêu thương và người tàn tật dễ thích ứng
với mọi điều kiện sinh hoạt tại địa phương.
V. CÁC HÌNH THỨC CỦA PHCN
5.3. PHCN dựa vào cộng đồng.
Nhược điểm:
• Trình độ chuyên khoa của cán bộ còn hạn
chế nên khả năng phục hồi có hạn chế.
VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHCN
6.1. Vận động trị liệu:
• Vận động trị liệu là sử dụng các bài tập và
vận động chức năng như là các biện pháp
điều trị.
VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHCN
6.2. Hoạt động trị liệu:
6.2.1. Định nghĩa:
• HĐTL là sử dụng các hoạt động tự chăm
sóc, công việc và trò chơi trong điều trị
nhằm gia tăng sự độc lập chức năng, tăng
cường sự phát triển và ngăn ngừa tàn tật.
VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHCN
6.2. Hoạt động trị liệu:
6.2.2. Mục đích của PHCN:
• Tăng cường sức khỏe
• Cải thiện chức năng bị giảm hay bù trừ lại
các chức năng bị mất.
• Lượng giá chức năng về thể chất và tinh
thần.
VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHCN
6.2. Hoạt động trị liệu:
6.2.2. Các hoạt động trị liệu:
Hoạt động
• Tự chăm sóc
• Sáng tạo
• Giáo dục và trí tuệ
• Hướng nghiệp, vui chơi, giải trí
VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHCN
6.3. Xoa bóp trị liệu
6.4. Giáo dục đặc biệt
6.5. Cung cấp chân giả, dụng cục chỉnh
hình và dụng cụ trợ giúp:
VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHCN
6.6. Ngôn ngữ trị liệu:
• Tập nói hoặc học cách sử dụng các loại ngôn
ngữ giao tiếp khác
VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHCN
6.7. Dạy nghề và hướng nghiệp:
• Dạy NB kỹ năng thực hiện công việc cũ
• Hoặc học nghề mới thích ứng với tình trạng
thương tật, sức khỏe và khả năng của họ
VII. VẬT LÝ TRỊ LIỆU
7.1. Nhiệt trị liệu
7.1.1. Nhiệt nóng:
A. Phân loại:
• Nhiệt nông
• Nhiệt sâu
• Hoặc: nhiệt mạnh, nhiệt yếu
VII. VẬT LÝ TRỊ LIỆU
7.1. Nhiệt trị liệu
7.1.1. Nhiệt nóng:
B. Tác dụng sinh lý
• Tăng lưu thông máu
• Giảm đau
• Giảm phù nề, giảm viêm
• Tăng tính kéo giãn của các mô liên kết
• Giảm hiện tượng cứng khớp
• Tăng chuyển hóa
VII. VẬT LÝ TRỊ LIỆU
7.1. Nhiệt trị liệu
7.1.1. Nhiệt nóng:
C. Chỉ định điều trị
• Đau bán cấp và mãn tính
• Thư giãn cơ và chuẩn bị cho tập vận động
VII. VẬT LÝ TRỊ LIỆU
7.1. Nhiệt trị liệu
7.1.1. Nhiệt nóng:
D. Chống chỉ định
• Tình trạng chảy máu hay chấn thương mới
• Ung thư
• Viêm tắc tĩnh mạch cấp
• Thận trọng với trẻ nhỏ và người già, vùng da
tê bì, mất cảm giác, lơ mơ tri giác.
VII. VẬT LÝ TRỊ LIỆU
7.1. Nhiệt trị liệu
7.1.2. Nhiệt lạnh:
A. Các kỹ thuật chườm lạnh
• Gel
• Xoa bóp bằng đá, chườm khăn bọc đá
• Phun lạnh bằng Flouri-menthane
VII. VẬT LÝ TRỊ LIỆU
7.1. Nhiệt trị liệu
7.1.2. Nhiệt lạnh:
B. Tác dụng sinh lý
• Co mạch giai đoạn đầu, sau đó làm giãn mạch
• Giảm phù nề, giảm viêm
• Giảm đau
• Giảm trương lực cơ, giảm chức năng cơ, giảm
co cứng, co thắt cơ.
VII. VẬT LÝ TRỊ LIỆU
7.1. Nhiệt trị liệu
7.1.2. Nhiệt lạnh:
C. Chỉ định điều trị
• Co cứng cơ, co thắt cơ và co giật
• Giảm đau
• Các chấn thương cấp tính
• Bỏng
VII. VẬT LÝ TRỊ LIỆU
7.1. Nhiệt trị liệu
7.1.2. Nhiệt lạnh:
D. Chống chỉ định
• Hội chứng Raynauds, dị ứng với lạnh
• Một số bệnh thấp
• Thận trọng với trẻ nhỏ, người già, BN bệnh
mạch máu ngoại biên hoặc bệnh lý tuần hoàn.
VII. VẬT LÝ TRỊ LIỆU
7.2. Điện trị liệu
7.2.1. Kích thích điện:
A. Tác dụng sinh lý và ứng dụng điều trị
• Kích thích thần kinh
• Kích thích cơ
VII. VẬT LÝ TRỊ LIỆU
7.2. Điện trị liệu
7.2.2. Kích thích điện:
B. Chống chỉ định
• Các gãy xương mới để tránh các cử động
không mong muốn
• Các loại chảy máu, viêm tĩnh mạch
• Bệnh nhân đang được đặt máy tạo nhịp tim
VII. VẬT LÝ TRỊ LIỆU
7.2. Điện trị liệu
7.2.2. Điện phân dẫn thuốc:
• Điện dẫn thuốc là dùng dòng điện để đưa các
ion thuốc vào cơ thể qua da nhằm mục đích
điều trị
VII. VẬT LÝ TRỊ LIỆU
7.2. Điện trị liệu
7.2.2. Điện phân dẫn thuốc:
Nguyên lý
• Dưới tác dụng của dòng điện một chiều đều,
các ion sẽ di chuyển về phía điện cực trái dấu
VII. VẬT LÝ TRỊ LIỆU
7.3. Ánh sáng trị liệu
7.3.1. Tia hồng ngoại:
• Là phương pháp nhiệt nông để giảm đau bán
cấp, mãn tính
• Ánh sáng có bước sóng 760 – 3000 nm
VII. VẬT LÝ TRỊ LIỆU
7.3. Ánh sáng trị liệu
7.3.2. Tia tử ngoại:
• Là bức xạ năng lượng điện từ, mắt thường
không nhìn thấy được.
• Thường được dùng trong bệnh lý về da (mụn,
nấm), rối loạn Ca/P, các vết thương, vết loét
chậm lành, bệnh vảy nến, zona
• Bước sóng 10 – 400 nm.
VII. VẬT LÝ TRỊ LIỆU
7.3. Ánh sáng trị liệu
7.3.3. Tia lase
Chỉ định
• Các vết thương hở chậm lành, đau, bỏng,
bệnh khớp và thoái hóa khớp.
VIII. LƯỢNG GIÁ
Câu 1: Có bao nhiêu hình thức PHCN ?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
VIII. LƯỢNG GIÁ
Câu 1: Có bao nhiêu hình thức PHCN ?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
VIII. LƯỢNG GIÁ
Câu 2: Tác dụng sinh lý của nhiệt nóng là:
A. Tăng lưu thông máu
B. Giảm phù nề
C. Giảm chuyển hóa
D. Cả A, B đều đúng
VIII. LƯỢNG GIÁ
Câu 3: Chống chỉ định của kích thích điện là:
A. Các trường hợp cơ yếu liệt.
B. Bệnh nhân đang đặt máy tạo nhịp tim.
C. Các bệnh nhân đang có rối loạn tâm lý.
D. Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính.
VIII. LƯỢNG GIÁ
Câu 4: Hãy nên mục đích của hoạt động trị liệu ?
Câu 5: Phân biệt vận động trị liệu và hoạt động trị
liệu ?
THANK YOU
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dai_cuong_vat_ly_tri_lieu_va_phuc_hoi_chuc_nang_1_8338.pdf